Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn 9901: 2014 Xuất bản lần 1 CÔng trình thủy lợi yêu cầu thiết kế ĐÊ biểN



tải về 2.88 Mb.
trang5/16
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích2.88 Mb.
#15658
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16

11.4 Đỉnh kè

11.4.1 Khi thiết kế cho trường hợp đê không có tường đỉnh, trên đỉnh kè lát mái (cũng là đỉnh đê) phải bố trí gờ có chiều cao từ 0,2 m đến 0,5 m để đảm bảo an toàn giao thông. Kích thước mặt cắt gờ đảm bảo điều kiện thi công. Gờ trên đỉnh kè có thể bố trí đứt quãng.

11.4.2 Trường hợp đỉnh đê có tường hắt sóng (tường đỉnh), khi thiết kế đỉnh tường phải kết hợp với kết cấu đỉnh kè cho phù hợp. Bố trí tường đỉnh phía mép ngoài đỉnh đê để giảm thể tích đất đắp. Tường đỉnh có thể là tường đứng hoặc có dạng cong hắt sóng ra phía biển (xem hình 5).

11.5 Tầng đệm, tầng lọc

11.5.1 Tầng lọc bằng cốt liệu rời

11.5.1.1 Thiết kế tầng lọc bằng cốt liệu rời phải bảo đảm các điều kiện sau:

(30)

trong đó:

d15 và d50 là đường kính hạt của lớp ngoài lọt được qua mắt sàng chiếm 15 % và 50 % khối lượng hạt;

d’15, d’50 và d’85 là đường kính hạt của lớp trong liền kề lọt được qua mắt sàng chiếm lần lượt là 15 %, 50 % và 85 % khối lượng hạt.



11.5.1.2 Trường hợp mái đê gia cố bằng các tấm bêtông, lớp trên cùng của tầng lọc ngược phải đảm bảo có d50 > rD với rD là chiều rộng khe hở giữa các tấm bê tông.

11.5.1.3 Chiều dày của mỗi lớp lọc d0 xác định như sau:

a) Tính theo công thức : d0 = 50.d15 (31)

b) Lấy theo kinh nghiệm:

- Lớp trong: d02 = 10 cm đến 15 cm;

- Lớp ngoài: d01= 15 cm đến 20 cm.

11.5.2 Tầng lọc sử dụng vải địa kỹ thuật

Thiết kế và thi công tầng lọc sử dụng vải địa kỹ thuật thực hiện theo chỉ dẫn thiết kế và sử dụng vải địa kỹ thuật để lọc trong công trình thủy lợi.



12 Công trình bảo vệ bãi trước đê

12.1 Trồng rừng cây ngập mặn

12.1.1 Trồng cây chắn sóng đúng quy cách là một biện pháp kỹ thuật rất có hiệu quả để giảm chiều cao sóng, chống sạt lở đê, chống xói bờ (bờ biển, bờ sông), tăng khả năng lắng đọng phù sa và mở rộng bãi bồi, bảo vệ môi trường sinh thái biển. Hệ số suy giảm sóng qua rừng cây ngập mặn, ký hiệu là Kt được xác định theo công thức (32). Có thể tham khảo hệ số Kt trong phụ lục G:

Kt = Hđ/H0 (32)

trong đó:

Hđ là chiều cao sóng ở chân đê;

H0 là chiều cao sóng ở phía trước đai rừng ngập mặn.

12.1.2 Rừng ngập mặn phát triển tốt ở các khu vực bãi lầy bằng phẳng hoặc dốc thoải, đất phù sa chứa nhiều mùn hữu cơ và khoáng chất, vùng ven biển và cửa sông có nhiều đảo che chắn. Tuỳ theo điều kiện tự nhiên của khu vực như lượng mưa, chế độ thủy triều, độ mặn của đất và nước, đặc điểm địa hình và địa chất để chọn loại cây chịu mặn thích hợp:

- Các vùng bãi bồi chưa ổn định, có sóng to gió lớn, mặt đất luôn bị ngập trong nước biển, độ mặn thường xuyên từ 3,0 % trở lên: trồng cây mắm biển, mắm trắng hoặc bần trắng;

- Các bãi ngập triều trung bình, thế nền đã ổn định, thời gian ngập triều từ 24 ngày đến 26 ngày trong tháng: trồng cây đước hoặc cây mắm đen;

- Vùng nước lợ cửa sông có độ mặn từ 1,5 % trở xuống: trồng cây bần chua, dừa nước hoặc ô rô;

- Vùng bãi ngập triều cao, mỗi tháng ngập từ 15 ngày đến 22 ngày: trồng cây giá biển, cóc vàng, ô rô;

- Các bờ đầm ít bị ngập triều, thời gian ngập triều trong tháng từ 5 ngày đến 7 ngày: trồng cây tra biển.



12.1.3 Thiết kế rừng ngập mặn thực hiện theo quy định sau:

a) Trồng cây theo hình “hoa mai”. Với chủng loại cây thấp (cao dưới 10 m) đảm bảo mật độ 10 000 cây/ha (khoảng cách giữa các cây khi trồng là 1,0 m x 1,0 m). Với chủng loại cây cao từ 10 m trở lên đảm bảo mật độ 1 600 cây/ha (khoảng cách giữa các cây khi trồng là 2,5 m x 2,5 m);

b) Phạm vi trồng rừng tính từ chân đê trở ra (chiều rộng rừng trồng) tối thiểu phải lớn hơn 3 lần chiều dài bước sóng của gió cấp 11 (vận tốc gió từ 28,5 m/s đến 32,6 m/s, độ cao sóng trung bình 11,5 m).

12.2 Mỏ hàn và tường giảm sóng

12.2.1 Phạm vi áp dụng

12.2.1.1 Mỏ hàn áp dụng cho các vùng bãi biển có dòng chảy ven dọc bờ chiếm ưu thế, vùng bãi biển bị xâm thực, không trồng được cây chắn sóng. Mỏ hàn làm cho phương của dòng hải lưu gần bờ thích ứng với phương truyền sóng, che chắn cho bờ khi bị sóng xiên góc truyền tới và tạo ra vùng nước yên tĩnh, ngăn chặn bùn cát chuyển động dọc bờ, gây bồi lắng vào giữa hai mỏ hàn, mở rộng và nâng cao thềm bãi để củng cố đê, bờ.

12.2.1.2 Tường giảm sóng dùng để che chắn sóng cho vùng sau tường, giảm dòng ven bờ và giảm tác động của sóng vào vùng bờ bãi, chống xâm thực, làm lắng đọng bùn cát.

12.2.1.3 Để tăng hiệu quả làm giảm tác dụng của sóng biển vào vùng bờ bãi, chống xâm thực và gây bồi, nên bố trí thành hệ thống nhiều mỏ hàn hoặc nhiều tường giảm sóng hoặc kết hợp giữa mỏ hàn và tường giảm sóng. Tuỳ từng trường hợp cụ thể của khu vực xây dựng mà lựa chọn loại công trình phù hợp. Hình 15 giới thiệu một số dạng công trình mỏ hàn và tường giảm sóng được áp dụng rộng rãi ở trong nước và thế giới.



Hình 15 - Một số giải pháp bảo vệ đê biển bằng công trình ngăn cát, cản sóng

12.2.2 Mỏ hàn

12.2.2.1 Các bộ phận tạo thành mỏ hàn gồm mũi, thân và gốc, xem sơ đồ hình 16.

12.2.2.2 Lựa chọn vị trí tuyến và bố trí mặt bằng tổng thể mỏ hàn thực hiện theo quy định sau:

a) Phải hoạch định đường bờ mới cho đoạn bờ cần bảo vệ. Đường bờ mới này cần trơn thuận và nối tiếp trơn thuận với đường bờ đoạn không có mỏ hàn. Chiều dài của mỏ hàn được xác định theo khu sóng vỡ và đặc tính của bùn cát tại khu vực cần xây dựng mỏ hàn, phải ra tới dải sóng vỡ và tới vùng có dòng ven mạnh;

b) Tuyến mỏ hàn đặt vuông góc với bờ biển. Nếu hướng sóng ổn định thì bố trí phương của tim trục mỏ hàn tạo với hướng của sóng một góc  từ 100o đến 110o;

c) Hình 17 giới thiệu sơ đồ bố trí mỏ hàn hợp lý trong đó  và  là góc tạo bởi hướng gió và phương của tim trục mỏ hàn với đường bờ:

- Khi góc  từ 300 đến 35o :  = 1100;

- Khi góc  từ 600 đến 90o :  = 900.



CHÚ DẪN:


b Bề rộng của đỉnh mỏ hàn;

M Chiều dài đỉnh mũi kè: M lấy từ 2 b đến 3 b;

G Chiều dài đoạn dốc tính từ điểm A đến điểm B của gốc mỏ hàn: G lấy từ 4 b đến 6 b;

La Chiều dài của thân kè.


Hình 16 - Sơ đồ cấu tạo các bộ phận của mỏ hàn



Hình 17 - Sơ đồ bố trí mỏ hàn

12.2.2.3 Bố trí hệ thống nhiều mỏ hàn và chiều dài của các mỏ hàn phải bao trùm vùng có vận chuyển bùn cát dọc bờ. Chiều dài mỏ hàn có thể lấy bằng phạm vi bãi cần bảo vệ cộng thêm 1/5 khoảng cách giữa hai mỏ hàn, hoặc lấy theo quy định sau:

- Đối với bãi biển sỏi đá nhỏ : từ 40 m đến 60 m;

- Đối với bãi biển là đất cát : từ 100 m đến 150 m.

12.2.2.4 Cao trình trung bình của đỉnh mỏ hàn đặt ở mực nước triều trung bình, có độ dốc song song với độ dốc mặt bãi. Chiều cao mỏ hàn càng cao thì khả năng gây bồi càng lớn nhưng tác động do sóng phản xạ cũng vì thế mà mạnh hơn và khả năng gây xói chân mỏ hàn cũng nhiều hơn. Đối với bãi cát, chiều cao mỏ hàn chỉ nên cao hơn mặt bãi từ 0,5 m đến 1,0 m. Đối với bãi sỏi có thể tăng chiều cao hơn so với bãi cát từ 0,3 m đến 0,5 m.

12.2.2.5 Khoảng cách giữa các mỏ hàn lấy theo quy định sau:

- Đối với bãi biển sỏi đá nhỏ : từ 1,5 lần đến 2,0 lần chiều dài mỏ hàn;

- Đối với bãi biển đất cát : từ 1,0 lần đến 1,5 lần chiều dài mỏ hàn.

Công trình đê biển cấp I và cấp II phải tiến hành thử nghiệm, tổ chức quan trắc để điều chỉnh thiết kế cho phù hợp.



12.2.3 Tường giảm sóng

12.2.3.1 Tường giảm sóng bố trí song song với bờ và cách bờ từ 1,0 đến 1,5 lần chiều dài sóng nước sâu. Mặt cắt ngang thân tường gần như­ đồng đều trên toàn bộ chiều dài và làm việc hai phía (phía biển và phía bờ, xem hình 18).

12.2.3.2 Tường giảm sóng nên bố trí thành từng đoạn ngắt quãng trong phạm vi hết chiều dài bờ cần bảo vệ để trao đổi bùn cát ngoài và trong tường thuận lợi. Chiều dài đoạn tường lấy bằng 1,5 lần đến 3,0 lần khoảng cách giữa tường và đư­ờng bờ. Khoảng cách đoạn tường ngắt quãng lấy bằng 1/3 lần đến 1/5 chiều dài một đoạn tường và bằng hai lần chiều dài sóng.

12.2.3.3 Cao trình đỉnh tường (Zđ) phụ thuộc vào yêu cầu giảm sóng để bảo vệ bờ biển, điều kiện địa hình và độ sâu nước khu vực xây dựng tường, xác định như sau:

a) Tường nhô :

Zđ = Ztkp + 0,5HSp + HL (33)

b) Tường ngầm :

Zđ = Ztkp - 0,5HSp + HL (34)

trong đó:

Ztkp là mực nước biển thiết kế tại vị trí xây dựng tường, m;

HSp là chiều cao sóng thiết kế ở vị trí đê, m. Hs xác định theo phụ lục E;

HL là chiều sâu lún của tường trong thời gian khai thác, m.

CHÚ THÍCH: Nên thiết kế tường giảm sóng kiểu ngầm có cao trình đỉnh thấp hơn mực nước thiết kế 0,5 m.






a) Mặt bằng







c) Cắt ngang
Hình 18 - Sơ đồ cấu tạo tường giảm sóng

12.2.3.4 Chiều rộng đỉnh tường giảm sóng phụ thuộc vào điều kiện ổn định của tường và vật liệu làm tường (bê tông, đá xây hoặc đá đổ). Đối với tường đá đổ, bề rộng đỉnh tường phải lấy lớn hơn độ sâu nước tại vị trí xây dựng công trình.

12.2.4 Hệ thống công trình kết hợp ngăn cát - giảm sóng

Trong điều kiện chế độ thủy hải văn phức tạp nên bố trí công trình ngang bờ và công trình dọc bờ. Tùy từng trường hợp cụ thể của khu vực xây dựng công trình mà lựa chọn một trong các sơ đồ bố trí ở hình 19:














c) Hệ thống công trình phức hợp giữa phư­ơng ngang,

phương dọc và cao thấp khác nhau

Hình 19 - Các sơ đồ bố trí hệ thống công trình phức hợp


12.3 Công trình ngăn cát, giảm sóng dạng thành đứng

12.3.1 Chọn loại kết cấu công trình

Tuỳ theo điều kiện thực tế về địa hình, địa chất khu vực dự kiến xây dựng công trình và kết quả tính toán các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật, có thể lựa chọn một số loại kết cấu sau:

a) Công trình kết cấu trọng lực:

Theo vật liệu xây dựng, công trình được chia thành hai kiểu chính được mô tả trong sơ đồ hình 20:

- Kiểu chuồng gỗ: trong chuồng chất bao tải cát hoặc đá hộc, đỉnh chuồng phủ tấm bê tông;

- Kiểu ống bê tông cốt thép: bên trong ống đổ cát, đỉnh ống phủ tấm bê tông;

b) Công trình kết cấu cọc, cừ:

Theo vật liệu xây dựng và sơ đồ bố trí cọc, cừ, công trình được được chia thành bốn loại (xem sơ đồ hình 21):

- Loại một hàng cọc gỗ (xem sơ đồ a): các cọc gỗ đóng thẳng đứng, bố trí dích dắc (so le), có thanh giằng, rải đá hộc ở xung quanh chân cọc để chống xói. Loại kết cấu này thường được áp dụng để làm các công trình ngăn cát ven bờ hoặc các công trình giảm sóng có chiều cao tường không lớn (từ 1,5 m trở xuống);

- Loại hai hàng cọc gỗ (xem sơ đồ b): các cọc gỗ đóng thành tư­ờng vây có liên kết ngang, dọc tạo thành các chuồng gỗ (cũi gỗ). Bên trong cũi được lấp đầy bằng các bao tải cát, trên đỉnh cũi chất đầy đá hộc;

- Loại cọc bê tông cốt thép đơn (hoặc kép), có bản chắn: áp dụng trong các công trình chắn sóng không lớn, có điều kiện thi công đóng cọc bê tông cốt thép thuận tiện (xem sơ đồ c);

- Loại cừ thép đơn hoặc kép: dùng trong các vùng ven biển có sóng lớn, bãi biển tương đối sâu (xem sơ đồ d).








a) Kiểu chuồng gỗ b) Kiểu ống bê tông

Hình 20 - Sơ đồ cấu tạo công trình thành đứng dạng trọng lực

Đơn vị tính bằng cm







a) Cọc gỗ

b) Chuồng gỗ





c) Cọc bê tông cốt thép





d) Cọc cừ thép

12.3.2 Cấu tạo công trình thành đứng dạng trọng lực

12.3.2.1 Khối l­ượng cấu kiện bê tông không nhỏ hơn các trị số trong bảng 16. Có thể dùng các khối có trừ lỗ để sau khi lắp đặt sẽ đổ bê tông bổ sung tăng khối lượng.

Bảng 16 - Khối lượng tối thiểu của khối bê tông xếp

Chiều cao sóng thiết kế, m

Từ 2,6 đến 3,5

Từ 3,6 đến 4,5

Từ 4,6 đến 5,5

Từ 5,6 đến 6,0

Từ 6,1 đến 6,5

Từ 6,6 đến 7,0

Khối lượng khối xếp, tấn

30

40

50

60

80

100

12.3.2.2 Các khối xếp nên ít chủng loại về kích thước. Tỷ lệ giữa kích thước cạnh dài và chiều cao không lớn hơn ba lần, giữa kích thước cạnh ngắn và chiều cao không nhỏ hơn một lần.

12.3.2.3 Khối bê tông phủ đỉnh phải phủ hết chiều rộng mặt cắt ngang, chiều dày của khối không nhỏ hơn 1,0 m, có liên kết chặt chẽ với thân đê.

12.3.2.4 Chiều rộng khe thẳng đứng giữa các khối xếp khoảng 2 cm, bố trí lệch nhau với khoảng cách quy định trong bảng 17. Khoảng cách chênh lệch giữa các khe biến dạng từ 10 cm đến 30 cm, khe biến dạng liên thông từ đỉnh tường đến đáy t­ường rộng từ 2 cm đến 5 cm. Khe biến dạng nên bố trí ở các vị trí có sự thay đổi về kết cấu, chiều cao thân t­ường hoặc thay đổi về độ dày bệ, tính chất đất nền.

Bảng 17 - Độ lệch vị trí các khe giữa các khối xếp

Độ lệch vị trí các khe

Khối l­ượng khối xếp

tấn


40

> 40

1. Trên mặt cắt ngang, m

 0,8

 0,9

2. Trên phẫu diện dọc hoặc trên mặt bằng, m

 0,5

 0,6


tải về 2.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương