TÁC ĐỘng của khu vực mậu dịch tự do asean trung quốC”


PHẦN A: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC



tải về 4.81 Mb.
trang4/79
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích4.81 Mb.
#2039
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   79



PHẦN A: THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

I. THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TRƯỚC NĂM 1991:

Là hai nước láng giềng có biên giới chung dài 1350 km nên từ lâu cư dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã có quan hệ trao đổi hàng hoá và buôn bán. Một số tài liệu lịch sử ghi chép lại cho thấy quan hệ buôn bán và trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc được hình thành từ nửa cuối thế kỷ thứ X, sau khi Việt Nam trở thành quốc gia độc lập.


Trong thời Lý - Trần (từ năm 1010 đến năm 1400), quan hệ giao lưu, buôn bán hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc khá nhộn nhịp. Không chỉ có các thương nhân Trung Quốc sang trao đổi và mua bán ở Việt Nam mà các thương nhân Việt Nam cũng đem nhiều loại nông, lâm, hải sản sang bán ở Trung Quốc và mua về nhiều loại lụa, gấm, vải, giấy, bút… do các hàng hoá này tuy cũng đã sản xuất được ở Việt Nam nhưng hàng Trung Quốc có mẫu mã đẹp hơn.
Vào nửa đầu thế kỷ thứ XIX, được sự khuyến khích của các triều vua nhà Nguyễn, buôn bán giữa hai nước phát triển khá mạnh thông qua cả đường bộ và đường biển. Trong thời gian này, một số quy định mang tính “pháp lý” đã được ban hành như: các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam buôn bán chỉ được cư trú tối đa 3 tháng; áp dụng mức thuế khác nhau đối với các thương nhân đến từ các vùng khác nhau của Trung Quốc, như: thương nhân từ Quảng Đông, Phúc Kiến được hưởng thuế thấp hơn thương nhân từ một số vùng khác…
Dưới thời Pháp chiếm đóng và đô hộ Việt Nam, buôn bán Việt - Trung bị hạn chế một phần do hầu hết tài nguyên khai thác được phải đưa sang Pháp nhưng chủ yếu là do Pháp đã thoả thuận với chính quyền phong kiến đương thời đóng cửa biên giới Việt – Trung nhằm ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc đang lan rộng.
Tháng 1 năm 1950, Việt Nam và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ cũng như trong buôn bán giữa hai nước. Rất nhiều văn bản được ký kết giữa hai nhà nước, tạo điều kiện cho trao đổi hàng hoá giữa hai nước phát triển. Năm 1954, Trung Quốc cho Việt Nam vay 2 triệu USD để mua hàng tiêu dùng, vật liệu, máy móc cần thiết, sau đó Việt Nam thanh toán bằng các loại nông, lâm sản. Năm 1955, hai bên ký Nghị định thư buôn bán tiểu ngạch biên giới. Năm 1957 hai bên ký Nghị định thư trao đổi hàng hoá qua biên giới Việt - Trung. Từ năm 1954 đến năm 1960, buôn bán song phương Việt Nam - Trung Quốc tăng gấp 34 lần, đạt 5,9 triệu USD1.
Trong thời kỳ 1978 - 1979, quan hệ Việt - Trung xấu đi, buôn bán hai nước vì vậy bị gián đoạn.
Từ cuối những năm 1980, những căng thẳng ở khu vực biên giới Việt - Trung dịu đi, đồng thời với các chủ trương cải cách, mở cửa sâu rộng ở Trung Quốc, việc trao đổi và buôn bán ở các khu vực biên giới hai nước dần dần được khôi phục. Trước khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hoá quan hệ vào năm 1991, mậu dịch biên giới giữa hai nước đã khá phát triển. Từ năm 1982 đến năm 1988 (với chiến lược mở cửa “3 ven”: ven biển, ven sông, ven biên giới), Trung Quốc đã lần lượt mở khoảng 10 điểm thương mại tại các khu vực biên giới Việt - Trung nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của cư dân các khu vực biên giới.
Cuối năm 1988, Nhà nước Việt Nam cho phép nhân dân các vùng biên giới qua lại thăm nhau và trao đổi hàng hoá thiết yếu, tạo điều kiện phát triển sản xuất và nâng cao đời sống của nhân dân. Hoạt động buôn bán ở các vùng biên giới Việt - Trung theo đó sôi động hơn và tăng nhanh. Trong thời gian này, buôn bán ở khu vực biên giới Việt - Trung không chỉ do các tư thương thực hiện mà còn có sự tham gia của các tổ chức tập thể, thậm chí là các tập thể thuộc các tỉnh ở sâu trong nội địa.
Khối lượng buôn bán hai chiều Việt - Trung tăng từ mức 5 triệu USD năm 1988 lên đến 272 triệu USD năm 1991.

Bảng 1: Kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc giai đoạn 1988-1991
Đơn vị: Triệu USD

Năm

1988

1989

1990

1991

Kim ngạch thương mại

5

50,85

152,54

272


Nguồn: Nguyễn Minh Hằng, Quan hệ kinh tế đối ngoại Trung Quốc thời mở cửa, NXB KHXH, Hà Nội, tr. 259.

Tuy nhiên, do thiếu các quy định pháp lý cho nên trong buôn bán qua biên giới hai nước, tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng cấm ngày càng nhiều. Trong những năm đầu thực hiện Đổi mới, kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, tình trạng khan hiếm hàng hoá còn phổ biến trong khi Trung Quốc đã thực hiện cải cách mở cửa và phát triển kinh tế hàng hoá sớm hơn. Do đó, nhiều hàng hoá Trung Quốc, như xe đạp, đồng hồ, quạt điện, đồ gốm sứ, phích nước… đã xâm nhập thị trường Việt Nam gây khó khăn cho sản xuất trong nước.


Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp hương trấn đã tạo ra súc hút lớn về tài nguyên khoáng sản, các loại nguyên vật liệu từ các vùng xa về các khu công nghiệp, các thị trấn, thị tứ của Trung Quốc dẫn đến sự gia tăng xuất lậu sang Trung Quốc các kim loại màu như đồng, chì, thiếc, nhôm (cả nguyên liệu và phế liệu)… Chỉ trong năm 1990 và 6 tháng đầu năm 1991, số lượng kim loại màu xuất lậu từ Việt Nam sang Trung Quốc đã lên đến 1800 tấn, cộng với một số lượng USD, vàng, đá quý đưa sang Trung Quốc (để đem hàng Trung Quốc về Việt Nam) trị giá khoảng 65 tỷ VIệT NAMĐ. Trong điều kiện lúc đó, các hoạt động này đã gây ra những khó khăn không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

II. THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TỪ sau NĂM 1991:


Trong hơn một thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam và Trung Quốc luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới nhờ những nỗ lực cải cách thể chế nền kinh tế và mở cửa thị trường hàng hóa và đâu tư. Cùng với tăng trưởng kinh tế, quan hệ thương mại hai chiều của Việt Nam với Trung Quốc chiếm một vị trí quan trọng, kim ngạch buôn bán liên tục tăng trưởng trên 25% trong nhiều năm gần đây. Trong thực tế, trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp hai nước đã diễn ra sôi động, liên tục thông qua các phương thức buôn bán chính ngạch, tiểu ngạch, hàng đổi hàng, chuyển khẩu, vận tải quá cảnh, tạm nhập tái xuất...


Từ năm 1991, khi hai nước bình thường hoá quan hệ, khối lượng buôn bán hai chiều Việt - Trung tăng rất nhanh từ mức 37,7 triệu USD2 năm 1991 lên đến 7,191 tỷ USD năm 2004 (tăng 190 lần trong 13 năm). Tám tháng đầu năm 2005 đạt khoảng 5,56 tỷ USD, tăng 30,2% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn kế hoạch cả năm 2005 là 5 tỷ USD. Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Buôn bán với Trung Quốc chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, trong khi Việt Nam chỉ chiếm 0,78% tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc, là bạn hàng lớn thứ 27 của Trung Quốc.
Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam cũng đang tiếp tục tăng nhanh. Tính đến tháng 5 năm 2005 Trung Quốc đã đầu tư 675.6 triệu đôla vào 328 dự án ở Việt Nam, đứng thứ 15 trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hơn 20 văn bản thỏa thuận, trong đó có các hiệp định tạo hành lang pháp lý cơ bản cho quan hệ thương mại giữa hai nước như : Thương mại, Hiệp định mua bán vùng biên giới, Hiệp định về thành lập Ủy ban hợp tác về Kinh tế thương mại, Hiệp định hợp tác kinh tế, Hiệp định thanh tóan, Hiệp định khung và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật, các hiệp định về giao thông đường sắt, đường bộ, đường hàng không... các hiệp định này cùng với các cặp cửa khẩu được khai thông trên tuyến biên giới Việt – Trung đã tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi cho các ngành, các địa phương biên giới, doanh nghiệp hai nước tiến hành hợp tác kinh tế và trao đổi hàng hóa.
Chính phủ Trung Quốc cũng tỏ thái độ tích cực trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại giữa hai bên, góp phần cải thiện cán cân thương mại còn chưa cân bằng. Điều này được thể hiện rõ qua việc Chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là chính quyền các địa phương giáp với Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc và bày tỏ ý định tăng lượng nhập khẩu những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như dầu thô, than đá, hải sản...
Tháng 4 năm 2003, Trung Quốc đã xóa các khoản nợ cũ khoảng 420 triệu nhân dân tệ cho Việt Nam và Lãnh đạo hai nước cùng nhất trí phấn đấu đạt mục tiêu nâng kim ngạch trao đổi thương mại Việt - Trung lên 5 tỷ USD vào năm 2005. Tháng 5 năm 2004, Thủ tướng của hai nước đã nhất trí đề ra kế hoạch đưa kim ngạch hai chiều lên đến 10 tỷ USD vào năm 2010. Trong thực tế, ngay từ năm 2004, mục tiêu 5 tỷ USD đã được hai bên thực hiện và chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng mục tiêu 10 tỷ USD cũng sẽ sớm đạt được.
Trong khuôn khổ Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) ký kết năm 2002, để cắt giảm thuế quan nhanh đối với các mặt hàng nông sản ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất thực hiện "Chương trình thu hoạch sớm".
Thực hiện "Chương trình thu hoạch sớm", từ 1/1/2004, Trung Quốc cắt giảm dần 206 dòng thuế nhập khẩu từ Việt Nam xuống thuế suất 0% trước 1/1/2006. Ngược lại, Việt Nam sẽ cắt giảm dần 88 dòng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc xuống bằng 0% trước 1/1/2008. Trong 7 chương đưa vào danh mục thu hoạch sớm từ I - VII, ta có một số sản phẩm được quan tâm là: các sản phẩm từ động vật, rau, quả, hạt, đặc biệt là rau quả tươi. Đối với năm 2004, các nhóm mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc có thuế suất hơn 15% sẽ được giảm xuống 10%, nhóm 5-10% xuống 5% và nhóm dưới 5% được hưởng thuế suất bằng 0%.
Ngày 25 tháng 2 năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã có Nghị định số 99/2004/NĐ-CP về ban hành Danh mục hàng hóa và thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam cho các năm 2004 - 2008 để thực hiện Chương trình thu họach sớm của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế tòan diện ASEAN-Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thực tế năm 2004, mới có 4067 Giấy chứng nhận xuất xứ Form E với tổng trị giá khoảng 17,6 tr.USD đã được cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam để được hưởng ưu đãi về thuế quan theo Chương trình thu hoạch sớm khi xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc.
Từ 1 tháng 7 năm 2005, ACFTA được bắt đầu được triển khai sẽ tạo điều kiện cho thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc phát triển nhanh hơn.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc từ năm 1991 đến 2004 được ghi trong Bảng 2, trong đó : Bảng 2A là các số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc và Bảng 2B là các số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam. Các số liệu này có khác nhau do buôn bán qua biên giới chiếm tỷ trọng rất lớn trong buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc và có thể không được thể hiện đầy đủ trong số liệu thống kê.

Bảng 2: Kim ngạch thương mại Việt Nam - Trung Quốc 1991 - 2004

Đơn vị: triệu USD


Năm

Kim ngạch thương mại

Tỷ lệ tăng (%)

Việt Nam xuất khẩu

Việt Nam nhập khẩu

1991

37,7

-

19,3

18,4

1992

127,4

237,9

95,6

31,8

1993

221,3

73,7

135,8

85,5

1994

439,9

98,7

295,7

144,2

1995

691,6

57,2

361,9

329,7

1996

669,2

- 3,2

340,2

329,0

1997

878,5

31,2

474,1

404,4

1998

989,4

12,6

478,9

510,5

1999

1.269,2

28,2

858,8

683,3

2000

2.957

132,9

1.534

1.423

2001

3.047

3,04

1.418

1.629

2002

3.654

19,9

1.495

2.158

2003

4.870

33,3

1.747

3.120

2004

7.191

47,6

2.735

4.456
Bảng 2A: Nguồn: theo thống kê của Hải quan Trung Quốc
Bảng 2B: Nguồn: Theo thống kê của Hải quan Việt Nam

Năm

Kim ngạch thương mại

Tỷ lệ tăng (%)

Việt Nam xuất khẩu

Việt Nam nhập khẩu

Cán cân

1991

30,0

340

10

20




1992

180

454

70

110




1993

400

122

120

280




1994

530

34

190

340




1995

1.050

98

330

720




1996

1.150

16

310

840




1997

1.440

24

360

1.080




1998

1.248

- 13,5

217

1.028




1999

1.318

5,6

354

964




2000

2.466

87,1

929

1.537




2001

3.023

22,6

1.417

1.606

-189

2002

3.590

18,8

1.432

2.158

-726

2003

4.869

35,6

1.747

3.122

-1.375

2004

7.191

47,7

2.735

4.456

-1.721

Trong khi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hầu hết là tài nguyên khoáng sản, các loại vật liệu như dầu thô, cao su, than đá, thuỷ sản, hoa quả…và không đóng vai trò đáng kể trong nhập khẩu của Trung Quốc thì phần lớn nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc là các sản phẩm của công nghiệp chế tạo, công nghiệp chế biến (xăng dầu, máy móc thiết bị, phụ tùng, phân bón, sắt thép…) và có vị trí đáng kể trong xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Trung Quốc. Bên cạnh nhập siêu với khối lượng lớn thì cơ cấu hàng hoá trao đổi như vậy là chưa hợp lý và Việt Nam ở thế bất lợi.





tải về 4.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   79




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương