PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V


Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định



tải về 0.98 Mb.
trang5/20
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.98 Mb.
#20044
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.




TM. BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Nguyễn Văn Cường

HĐND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 13/BC-KTNS5 Huế, ngày 03 tháng 4 năm 2006


BÁO CÁO THẤM TRA


Tờ trình của UBND tỉnh về Đề án “Chính sách bảo vệ nhà vườn Huế

giai đoạn 2006-2010”
Để chuẩn bị báo cáo thẩm tra Tờ trình của UBND tỉnh về Đề án “Chính sách bảo vệ nhà vườn Huế giai đoạn 2006-2010”, Ban Kinh tế và Ngân sách đã tiến hành làm việc với các cơ quan, ban ngành liên quan để thẩm tra nội dung của đề án. Ban Kinh tế và Ngân sách xin trình bày ý kiến của Ban về nội dung của đề án để HĐND tỉnh xem xét, thảo luận:

A. Sự cần thiết phải có chính sách bảo vệ nhà vườn Huế:

Từ rất lâu, nhà vườn Huế đã được xem là một bộ phận tạo nên bản sắc, truyền thống văn hóa Huế, có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nên cốt cách, tâm hồn của con người Huế, chính vì vậy mà khi nói đến Huế thì người ta sẽ nghĩ ngay đến nhà vườn Huế cũng như nghĩ ngay đến sông Hương và núi Ngự.

Tuy nhiên, trải qua hàng trăm năm tồn tại, cùng với những biến động của lịch sử, sự tác động khách quan và chủ quan của thiên nhiên và con người đã làm cho nhà vườn Huế đang có sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng. Nhiều kiến trúc nhà rường truyền thống bị mối mọt phá hoại, một số lại bị chính chủ nhân của mình phá bỏ, thay đổi một phần hoặc toàn bộ kiến trúc để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt gia đình trong đời sống hiện đại, một số thì bị bán đi cho người khác sử dụng; đất vườn bị mua bán, xé nhỏ để xây dựng cơi nới thêm nhà ở…Tình hình này, đòi hỏi tỉnh cần sớm có những giải pháp hữu hiệu để quản lý, bảo vệ và phát huy được giá trị nhà vườn Huế, bởi lẽ bảo tồn và phát huy những giá trị của nhà vườn Huế chính là góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Huế, vừa là trách nhiệm, vừa là tình cảm trân trọng của chúng ta đối với văn hóa Huế; đồng thời, cũng chính là trách nhiệm của chúng ta đối với di sản của cha ông để lại và đối với thế hệ con cháu mai sau. Mặc khác, việc bảo vệ và phát huy được giá trị nhà vườn Huế cũng sẽ góp phần thúc đẩy du lịch, dịch vụ phát triển, tạo ra nhiều lợi ích kinh tế cho chủ nhà vườn Huế và xã hội. Vì vậy, Ban Kinh tế và Ngân sách hoàn toàn nhất trí với việc tỉnh ban hành chính sách để bảo vệ nhà vườn Huế.

B. Về nội dung Đề án chính sách bảo vệ nhà vườn Huế giai đoạn 2006-2010 của UBND tỉnh.

Trước hết, Ban Kinh tế và Ngân sách cho rằng cần phải xác định rõ nguyên tắc nhất quán trong thực hiện bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị nhà vườn Huế, bởi vì không giống như những công trình kiến trúc của quần thể di tích lịch sử Cố đô Huế, nhà vườn Huế có những đặc điểm rất riêng biệt: là tài sản riêng của một cá nhân, một gia đình hay của một dòng họ, nhưng ở ý nghĩa giá trị văn hóa thì lại có tính chất như là tài sản chung của cả cộng đồng, của dân tộc. Vì vậy, Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị, để chính sách bảo vệ nhà vườn Huế thực sự phát huy hiệu quả sau khi được ban hành, thì nội dung và cách tổ chức thực hiện chính sách phải đứng trên nguyên tắc là: đảm bảo lợi ích chính đáng cho chủ nhân của nhà vườn Huế nhưng đồng thời phải phát huy được vai trò năng quản lý, chế tài của Nhà nước đối với nhà vườn Huế.


Đi vào từng nội dung cụ thể của đề án, qua tổng hợp, phân tích ý kiến của các cơ quan, ban ngành, các nhà nghiên cứu cũng như tìm hiểu những tài liệu về nhà vườn Huế, Ban Kinh tế và Ngân sách có ý kiến sau:


I. Về đối tượng điều chỉnh:

Ban Kinh tế và Ngân sách cơ bản nhất trí với định nghĩa về nhà vườn Huế như trong đề án: Nhà vườn Huế là một tổ hợp kiến trúc - cảnh quan đặc trưng của Huế, bao gồm 2 yếu tố cơ bản là Nhà và Vườn: Nhà là công trình kiến trúc cổ theo kiểu kiến trúc nhà rường truyền thống đặc trưng; Vườn là cảnh quan bao quanh nhà, có mối quan hệ hữu cơ với nhà để tạo thành một không gian văn hóa hoàn chỉnh, là nơi có trồng các loại cây xanh gồm cây cảnh, cây hoa và cây ăn trái cùng với các công trình kiến trúc, hình thức tạo cảnh xưa như cổng, bình phong, hàng dậu cây xanh, hòn non bộ...

Để đảm bảo tiêu chuẩn một nhà vườn Huế, ngôi nhà phải có một diện tích vườn nhất định, nhưng Ban đề nghị không nên quy định cứng nhắc diện tích của vườn tối thiểu phải là 300 m² đối với vườn ở bốn phường trong kinh thành và 600 m² đối với các khu vực khác, vì diện tích vườn tuy cũng là một tiêu chí để công nhận nhà vườn Huế, nhưng trong thực tế cho thấy bản thân ngôi nhà cổ có giá trị văn hóa nổi trội hơn và thực tế vẫn có những ngôi nhà vườn có diện tích vườn nhỏ hơn 300 m² nhưng vẫn có giá trị lớn. Mặc khác, việc quy định diện tích tối thiểu của vườn sẽ dẫn đến những quan niệm không chính xác về nhà vườn Huế cũng như những ứng xử không hợp lý đối với nhà vườn Huế sau này (các chủ nhà vườn Huế sẽ dễ dàng xé lẻ đất vườn để bán, miễn là diện tích vườn còn lại không nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định). Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị HĐND tỉnh thống nhất đối tượng điều chỉnh bởi đề án là những nhà vườn cơ bản còn giữ nguyên trạng khối nhà vườn xưa, có đủ tiêu chí về nhà và vườn như định nghĩa ở trên.

II. Về Chính sách hỗ trợ gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo và khai thác nhà vườn Huế giai đoạn 2006 - 2010:

1. Về số lượng nhà vườn Huế được điều chỉnh bởi chính sách:

Ban Kinh tế và Ngân sách thống nhất, 5 năm 2006 - 2010, là giai đoạn đầu tiên của một quá trình lâu dài, tỉnh ta thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế, do đó giai đoạn này chỉ nên triển khai ở quy mô vừa phải, nhằm đánh giá rút kinh nghiệm và nhân rộng ra nhiều hơn trong những giai đoạn tiếp theo, do vậy đề án giới hạn chỉ ưu tiên áp dụng chính sách cho những nhà vườn Huế tiêu biểu, còn giữ khá nguyên trạng các kiến trúc xưa, ước tính khoảng 150 nhà là hợp lý. Các ngôi nhà vườn Huế có giá trị khác, đã được kiểm kê sẽ tiếp tục xem xét ở giai đoạn tiếp theo, trước mắt có thể vận dụng một số chính sách hỗ trợ và có biện pháp quản lý bằng quy hoạch và các quy định về bảo vệ các công trình có giá trị văn hóa.



2. Về các chính sách cụ thể:

2.1 Về chính sách hỗ trợ trùng tu, tôn tạo nhà, sữa chữa vườn:

Ban nhất trí với đề nghị của đề án hỗ trợ cho vay không lãi từ 60-70% dự toán trùng tu nhà được duyệt với thời gian vay từ 5-10 năm; riêng với những nhà vườn thật sự có giá trị tiêu biểu, mang đậm nét văn hóa nhà vườn Huế, mỗi năm ngân sách sẽ hỗ trợ trùng tu từ 3-5 nhà, mức hỗ trợ từ 50-80 % kinh phí trùng tu theo dự toán được duyệt, nhưng không quá 100 triệu đồng/nhà; hỗ trợ 100% tiền mua cây giống sữa chữa, chỉnh trang lại vườn.



2.2 Về chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở:

a. Về hỗ trợ đất ở, nhà chung cư:

Đề án đề nghị những đối tượng được giao đất ở phân lô, nếu có khả năng trả tiền sử dụng đất cho Nhà nước 1 lần được xem xét giảm tối đa 30% giá đất và đối với những hộ khó khăn về kinh tế không có khả năng nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước một lần được xét giảm tối đa 20% giá đất, và được nợ 70% tiền sử dụng đất trong thời hạn 7 năm kể từ ngày được giao đất, 30% còn lại phải nộp vào ngân sách trước khi nhận đất. Ban Kinh tế và Ngân sách nhận thấy đề nghị này không phù hợp với những quy định tại Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. Cụ thể, Điều 13, Nghị định 198 qui định giảm 50% tiền sử dụng đất đối với đất trong hạn mức đất ở được giao của hộ gia đình nghèo hoặc giảm 20% đối với các doanh nghiệp phải di chuyển ra khỏi nội thành, nội thị. Tuy nhiên, việc miễn giảm đối với một số đối tượng đặc thù như nhà vườn Huế nhằm bảo vệ tài sản có giá trị văn hóa là cần thiết. Vì vậy, Ban đề nghị UBND tỉnh có thể tham khảo kinh nghiệm của thị xã Hội An về chính sách bảo vệ nhà cổ để xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung đối tượng nhà vườn Huế vào diện xem xét miễn giảm tiền sử dụng đất. Đề nghị HĐND tỉnh nhất trí chủ trương, sau khi được sự đồng ý của cấp thẩm quyền, UBND tỉnh sẽ xem xét ban hành chính sách này và mức miễn giảm tiền sử dụng đất ở nơi mới (nếu không tăng hộ tại chỗ nhằm bảo vệ nhà vườn) có thể đến 50% như thị xã Hội An đã áp dụng.

Trong khi chưa có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị HĐND tỉnh xem xét thông qua chính sách sau:

Các hộ nhà vườn truyền thống Huế nằm trong danh sách được duyệt khi có nhu cầu cấp thiết về nhà ở (phải tách hộ), đất ở sẽ được Nhà nước xem xét hỗ trợ tiền để mua đất ở, nhà ở chung cư nhằm bảo vệ nguyên trạng khối nhà vườn của gia đình. Phương thức hỗ trợ theo nguyên tắc nhằm khuyến khích người dân ở nhà chung cư, do đó mức hỗ trợ mua đất phân lô phải thấp hơn mức hỗ trợ mua nhà chung cư (bằng 60% mức hỗ trợ mua nhà chung cư). Mức hỗ trợ mua nhà chung cư ngoài việc được xem xét giảm giá đất và giá bán nhà trong các dự án xây nhà chung cư cho người có thu nhập thấp còn được hỗ trợ tiền mua nhà chung cư bằng 40% giá bán bình quân của chung cư hiện nay, hình thức hỗ trợ bằng tiền mặt. Cụ thể:

- Hỗ trợ mua nhà chung cư: 50.000.000đ/hộ (năm mươi triệu đồng), tương đương cách tính là: nhà chung cư 60 m² x 2.200.000đ/m² x 40%.

- Hỗ trợ mua đất phân lô: 60% tiền hỗ trợ mua nhà chung cư và bằng 30.000.000đ (ba mươi triệu đồng). Trường hợp những hộ gia đình khó khăn về kinh tế không có khả năng nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước một lần, thì được xem xét cho trả dần số tiền sử dụng đất còn lại trong thời gian 5 năm kể từ ngày được giao đất.



b. Về chính sách đổi đất nhà vườn và mua lại nhà vườn:

- Về chính sách đổi đất nhà vườn: Ban đề nghị HĐND nên thảo luận và cân nhắc kỹ trước khi quyết định, cần xem xét xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến việc thực hiện các quyền sử dụng đất theo Luật đất đai của tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất.

- Về chính sách mua lại nhà vườn: Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị, đối với những nhà vườn thực sự có giá trị tiêu biểu cần phải gìn giữ, bảo tồn nguyên trạng mà chủ nhân nhà vườn không có khả năng tiếp tục bảo tồn, có nhu cầu bán toàn bộ nhà vườn để cải thiện đời sống gia đình hoặc để phân chia, thừa kế bằng tiền cho con cháu, anh em trong dòng tộc thì áp dụng chính sách mua lại nhà vườn như sau:

+ Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân có điều kiện quản lý, bảo vệ và sử dụng nhà vườn có hiệu quả mua lại trên cơ sở bàn bạc, thoả thuận giữa các bên liên quan Các doanh nghiệp và cá nhân này phải tiếp tục thực hiện các quy định về bảo vệ nhà vườn và sẽ được hưởng các chính sách bảo vệ nhà vườn được ban hành theo nghị quyết này.

+ Trường hợp giải pháp trên không thực hiện được thì chính quyền địa phương sẽ xem xét hỗ trợ cho các ngành, các đơn vị chức năng có khả năng quản lý, khai thác có hiệu quả mua lại nhà vườn theo giá thoả thuận. Các cơ quan, đơn vị này phải thực hiện quản lý, bảo tồn và khai thác nhà vườn theo quy định.

2.3 Về chính sách hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh:

Ban Kinh tế và Ngân sách hoàn toàn nhất trí với đề xuất của UBND tỉnh về các chính sách hỗ trợ để tổ chức các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở trong nhà vườn Huế, nhất là dịch vụ du lịch nhằm phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của nhà vườn Huế để tạo ra lợi ích kinh tế cho các chủ nhà vườn và cho xã hội.

Tuy nhiên, việc lập quy hoạch và kế hoạch phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ cần được tính toán kỹ lưỡng, phù hợp với yêu cầu của thị trường và phải phù hợp với đặc điểm văn hóa lịch sử của từng đối tượng nhà vườn Huế. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND thành phố Huế chủ trì họp các ngành, doanh nghiệp liên quan, các chủ nhà vườn Huế để xây dựng được phương án khả thi; đồng thời, tỉnh cần ưu tiên kinh phí đầu tư xây dựng các “tour”, tuyến tham quan, du lịch, hệ thống các cơ sở dịch vụ du lịch để đảm bảo phát huy cao nhất hiệu quả của hoạt động.

C. Về tổ chức thực hiện:

Ban Kinh tế và Ngân sách đồng tình với các giải pháp đã nêu trong đề án. Tuy nhiên, qua nghiên cứu kỹ những đặc điểm riêng biệt về giá trị văn hóa, lịch sử của nhà vườn Huế; tình hình và kết quả thực hiện các hoạt động bảo tồn, tôn tạo nhà nhà vườn Huế của UBND thành phố và các ban ngành trong những năm qua; ý kiến của các cơ quan ban ngành, các nhà nghiên cứu trong quá trình thẩm tra đề án, Ban Kinh tế và Ngân sách thấy rằng UBND tỉnh cần hình thành một bộ máy thực hiện đề án với một cơ cấu tổ chức hợp lý và cơ chế hoạt động linh hoạt và trách nhiệm thì mới có khả năng thực hiện thành công đề án này.

Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị UBND tỉnh nên thành lập Ban chỉ đạo trùng tu, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế để tổ chức thực hiện đề án, Ban chỉ đạo do một đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, UBND thành phố Huế là cơ quan thường trực, các thành viên của Ban là đại diện các Sở: Văn hóa và Thông tin, Tài chính, Du lịch, Tài nguyên và Môi trường và đại diện của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương