Nhập môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin a. Khái lưỢc về chủ nghĩa máC – LÊnin


Những phạm trù cơ bản của triết học Mác – Lênin



tải về 113.01 Kb.
trang16/38
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích113.01 Kb.
#51023
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   38
FILE 20201110 104024 Đề-cương-chi-tiết-NNLCBCCNMLN-F1-2018

Những phạm trù cơ bản của triết học Mác – Lênin

  1. Nguyên nhân và kết quả

    1. Khái niệm “Nguyên nhân”, “Kết quả”.

    2. Các tính chất của Nhân quả:

  • Tính khách quan

  • Tính phổ biến

  • Tính tất yếu

      1. Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

  • Quan hệ nhân quả là quan hệ chế ước, chế định lẫn nhau giữa 2 mặt nhân và quả, trong đó:

+ Cái nguyên nhân và cái kết quả gắn liền với nhau, ràng buộc nhau, quy định và phụ thuộc lẫn nhau.

+ Cái nguyên nhân là cái tạo tác, cái sinh thành, cái quyết định. Cái kết quả là cái được tạo tác, được sinh thành, được quyết định.

+ Cái nguyên nhân tạo tác, sinh thành quyết định cái kết quả, cái kết quả tác động trở lại, chi phối trở lại, ảnh hưởng trở lại cái nguyên nhân.


  • Quan hệ nhân quả là quan hệ biến thiên (biến đổi), liên lập (xác lập mối liên hệ) miên viễn (liên tiếp, nối tiếp) giữa hai mặt nhân và quả, trong đó:

+ Cái nguyên nhân và cái kết quả không cố định, bất biến mà luôn luôn thay đổi, chuyển hóa và tương liên với nhau.

+ Nhân quả tương tác tạo ra biên giới nhưng biên giới nhân quả là biên giới mềm, biên giới mở, biên giới tạm thời. Biên giới đó luôn luôn được xác lập nhưng luôn luôn bị vượt qua.

+ Nhân quả tương tác liên tục tạo thành chuỗi tác động không giới hạn, không có nguyên nhân đầu tiên, không có kết quả cuối cùng.


  • Quan hệ nhân quả là quan hệ phi tuyến (không tuyến tính, không thẳng tuột), phi đối (quan hệ bất đối xứng) giữa 2 mặt Nhân và Quả, trong đó:

+ Cấu trúc “Nguyên nhân” và cấu trúc “Kết quả” không phải là một cấu trúc đồng bộ trong mọi mối liên hệ, trong mọi trường hợp.

+ Các nguyên nhân bất đẳng cấp về vị trí, vai trò, ảnh hưởng của chúng trong tiến trình hình thành kết quả.

+ Không phải ứng với một nguyên nhân là một kết quả, ứng với một kết quả là một nguyên nhân mà là một nguyên nhân có thể tạo tác, sinh thành nhiều kết quả, một kết quả có thể được tạo tác, gây bởi nhiều nguyên nhân.


      1. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả.

  • Mọi sự vật hiện tượng đều có nguyên nhân hình thành, xuất hiện, tồn tại và tiêu vong nên không có vấn đề tồn tại hay không tồn tại, có hay không có nguyên nhân mà chỉ có vấn đề những nguyên nhân của chúng đã được nhận thức hay chưa được nhận thức mà thôi.

  • Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách quan, tồn tại gắn liền với thế giới, với các sự vật hiện tượng. Vì vậy muốn tìm kiếm nguyên nhân thì phải tìm ngay trong thế giới, ngay trong sự vật hiện tượng, bằng chính sự vật hiện tượng.

  • Mối liên hệ nhân quả có tính tất yếu vì vậy phải dựa vào tính tất yếu của nó để hành động. Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó phải loại bỏ nguyên nhân đã sinh ra nó, muốn làm cho một hiện tượng xuất hiện cần tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên nhân phát huy tác dụng


    1. tải về 113.01 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương