Nhập môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin a. Khái lưỢc về chủ nghĩa máC – LÊnin



tải về 113.01 Kb.
trang19/38
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích113.01 Kb.
#51023
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   38
FILE 20201110 104024 Đề-cương-chi-tiết-NNLCBCCNMLN-F1-2018

Đặc điểm của quy luật

  • Tính khách quan

  • Tính phổ biến

  • Tính phong phú, đa dạng

  1. Sự phân loại của quy luật

    1. Phân loại theo mức độ phổ biến của sự tác động

  • Quy luật riêng

  • Quy luật chung

  • Quy luật phổ biến

    1. Phân loại theo lĩnh vực tác động

  • Quy luật tự nhiên

  • Quy luật xã hội

  • Quy luật tư duy

  1. Những quy luật cơ bản của triết học Mác – Lênin

    1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

      1. Vị trí, vai trò của quy luật này trong phép biện chứng duy vật

      2. Các khái niệm cơ bản của quy luật này: “Mặt đối lập”, “Mặt mẫu thuẫn”, “Sự thống nhất”, “Sự đấu tranh”, “Sự chuyển hóa của các mặt đối lập”.

      3. Nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

  • Sự thống nhất của các mặt đối lập

+ Mỗi sự vật hiện tượng là một thể thống nhất của các mặt đối lập. Trong sự thống nhất này các mặt đối lập ràng buộc, quy định, phụ thuộc lẫn nhau,…

+ Sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kiện tồn tại của sự vật hiện tượng.

+ Sự thống nhất của các mặt đối lập tạo nên sự ổn định tương đối, sự đứng im tương đối là trạng thái sự vật hiện tượng vẫn còn là của nó.


  • Sự đấu tranh của các mặt đối lập

+ Các mặt đối lập do khuynh hướng vận động trái ngược nhau mà tác động qua lại với nhau, xâm nhập vào nhau, lấn át nhau, cản ngáng nhau.

+ Các giai đoạn cơ bản của sự đấu tranh của các mặt đối lập



  • Giai đoạn 1: Các mặt đối lập từ sự khác nhau, phân biệt nhau thực hiện hành động của mình.

  • Giai đoạn 2: Các mặt đối lập xâm nhập vào nhau, cản ngáng nhau, bài trừ nhau.

  • Giai đoạn 3: Các mặt đối lập duy trì và tăng cường hành động của mình dẫn tới xung đột nhau.

+ Sự chuyển hóa của các mặt đối lập

  • Các mặt đối lập tương tác đến đỉnh điểm và sự biến đổi để giải quyết mâu thuẫn.

  • Sự thay đổi của sự vật hiện tượng.

  • Mối liên hệ giữa thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa

+ Thống nhất là tiền đề, là điều kiện của đấu tranh. Đấu tranh không tách rời thống nhất. Chuyển hóa là kết quả của đấu tranh

+ Sự thống nhất chỉ là tạm thời, thoáng qua, tương đối. Đấu tranh là tuyệt đối

+ Biểu đồ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập

Ý nghiã phương pháp luận của việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:


  • Thế giới tồn tại xung quanh con người là một khối thống nhất của các sự vật hiện tượng, các quá trình. Bên trong thế giới, bên trong các sự vật hiện tượng, các quá trình luôn luôn tồn tại các mặt, các thuộc tính, các yếu tố, các bộ phận có khuynh hướng vận động trái ngược nhau. Vì vậy trong nhận thức phải luôn luôn nhớ: Không có vấn đề tồn tại hay không tồn tại, có hay không có các mặt đối lập, các mặt mâu thuẫn; chỉ có vấn đề các mặt đối lập, các mặt mâu thuẫn đã được nhận thức hay chưa được nhận thức mà thôi.

  • Mỗi sự vật hiện tượng không chỉ tồn tại một mặt đối lập, một mâu thuẫn mà tồn tại nhiều mặt đối lập nhiều mặt mâu thuẫn. Các mâu thuẫn có vị trí, vai trò khác nhau vì vậy phải chỉ ra được, đánh giá được vị trí, vai trò của các mặt đối lập, các mặt mâu thuẫn.

  • Mỗi sự vật hiện tượng đều tồn tại, vận động qua các giai đọaan, quá trình cụ thể của nó. Ở mỗi giai đoạn thường có đặc điểm riêng của nó. Vì vậy phải nhận thức được các mâu thuẫn để tìm ra các biện pháp hành động thích hợp, giải quyết mâu thuẫn.


    1. tải về 113.01 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương