ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên


Sự chấp nhận của khách hàng về thái độ, kỹ năng và trình độ của cán bộ y tế



tải về 3.39 Mb.
trang7/22
Chuyển đổi dữ liệu15.07.2016
Kích3.39 Mb.
#1735
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   22

2.5. Sự chấp nhận của khách hàng về thái độ, kỹ năng và trình độ của cán bộ y tế


Đa số khách hàng đánh giá rất cao về thái độ của cán bộ đón tiếp, tư vấn cũng như cán bộ xét nghiệm, tỷ lệ “hài lòng” và “rất hài lòng” rất cao, từ 96% trở lên. 84% khách hàng hài lòng về kỹ năng tư vấn, 76,5% hài lòng về trình độ chuyên môn, và 70,6% cho rằng thái độ của cán bộ tư vấn là yếu tố quyết định sự hài lòng. Mặc dù kết quả quan sát, đánh giá về kỹ năng và chuyên môn của cán bộ tư vấn cho thấy còn hạn chế, nhưng kết quả đánh giá của khách hàng lại cho thấy, khách hàng không những chấp nhận và còn rất hài lòng về kỹ năng và trình độ của cán bộ tư vấn. 100% khách hàng của cả ba xã đều đánh giá về kỹ năng và trình độ chuyên môn của cán bộ tư vấn ở mức chấp nhận được trở lên, “hài lòng” và “rất hài lòng” rất cao, từ 91,2% - 100%

Hình 1: Những yếu tố làm cho khách hàng thấy hài lòng với dịch vụ VCT lưu động



2.6. Đánh giá chung về mức độ chấp nhận dịch vụ TVXNTN lưu động


Nhìn chung trên tất cả các khía cạnh, hầu hết khách hàng đều chấp nhận và thấy hài lòng với dịch vụ VCT lưu động. Tất cả khách hàng đều đánh giá từ mức độ “chấp nhận được” trở lên. Đặc biệt tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng về tổng thể dịch vụ rất cao, khoảng 95% ở cả ba xã.

Hình 2: Mức độ chấp nhận dịch vụ VCT lưu động của khách hàng nói chung


3. Ưu/nhược điểm của dịch vụ VCT lưu động

3.1. Ưu điểm của dịch vụ VCT lưu động


Đảm bảo tính thuận tiện về mặt địa lý,

Tiếp cận được số lượng lớn khách hàng trong một thời gian ngắn,

Giảm chi phí cung cấp và sử dụng dịch vụ, không chỉ tiết kiệm được chi phí cho đơn vị cung cấp dịch vụ mà còn cho cả khách hàng sử dụng dịch vụ.

Đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận dịch vụ, tiếp cận các khách hàng tiềm năng trong cộng đồng linh hoạt hơn, đặc biệt các khách hàng ở nơi xa các điểm VCT cố định, đi lại khó khăn, và nhóm khó tiếp cận dịch vụ do những rào cản về mặt ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế.


3.2. Nhược điểm của dịch vụ VCT lưu động


Cơ sở vật chất và tài liệu truyền thông chưa đầy đủ do khó khăn trong vận chuyển,

Hạn chế về mặt năng lực của CBYT trong đội VCT lưu động do thiếu cán bộ,

Hạn chế về mặt thời gian: các khách hàng tiềm năng nếu vì một lý do nào đó không thể đến trong thời gian, họ sẽ phải di chuyển sang xã khác nếu muốn tiếp tục được cung cấp dịch vụ.

Tính bảo mật chưa được đảm bảo đầy đủ.



4.Hoạt động lồng ghép VCT lưu động với các dịch vụ chăm sóc SKSS

Bảng 2: Thống kê kết quả hoạt động lồng ghép khám STIs ở hai huyện




Nội dung

Quan Hóa

Mường Lát

2009

2010

2011

2010

2011

Số khách hàng được khám STIs

598

123

483

129

166

Số khách hàng được điều trị STIs

361

81

453

46

112

Chăm sóc liên tục tại cộng đồng theo kết quả VCT lưu động: Sau 3 năm triển khai VCT lưu động, huyện Quan Hóa phát hiện thêm 138 người nhiễm HIV, huyện Mường Lát sau 2 năm triển khai dịch vụ là 29 người. Các khách hàng có kết quả xét nghiệm dương tính đều được đội VCT lưu động tư vấn sau xét nghiệm, giới thiệu dịch vụ chuyển tuyến và khuyến khích họ đi tư vấn điều trị tại phòng điều trị ARV ở TTYT huyện.



5.Khả năng nhân rộng mô hình

Đây là mô hình chi phí-hiệu quả, với đội ngũ cán bộ sẵn có từ phòng VCT cố định của TTYT, cơ sở vật chất tận dụng của TYT xã, các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động tư vấn và xét nghiệm mà đội có thể mang theo với phương tiện là xe máy, đội lưu động có thể đi đến các xã mà xe ô tô không thể vào được. Việc tiếp cận được với đối tượng đích cũng như người thân của họ để khuyến khích họ đến tư vấn và xét nghiệm là khả thi.

Việc nhân rộng mô hình lưu động sẽ giảm bớt sự bất công bằng trong việc tiếp cận dịch vụ giữa các nhóm dân cư và giúp cho nhóm người nghèo, người dân tộc thiểu số có nguy cơ cao được tư vấn và làm xét nghiệm và từ đó được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc liên tục.

BÀN LUẬN

1. Nhận định về tính phù hợp của mô hình VCT lưu động đã triển khai thí điểm

Về địa điểm, các điểm VCT lưu động ở hai huyện Quan Hóa và Mường Lát đa phần được đặt tại các TYT xã, tận dụng cơ sở vật chất của TYT xã. Địa điểm này được đánh giá là khá phù hợp với đa phần đối tượng đích nói riêng và người dân trong cộng đồng nói chung. Sự phù hợp của địa điểm đặt dịch vụ VCT lưu động này cũng tương đồng với nghiên cứu đã thực hiện ở Kenya (2006) và Thái Lan (2007) [4], [6] với điểm mạnh có thể tiếp cận đến các nhóm dân cư ở những nơi mà xe ô tô không thể đến được.

Kết quả từ nghiên cứu đánh giá này đã cho thấy đa số các nhóm đối tượng đều hài lòng khi đến với dịch vụ VCT lưu động này và một trong những lý do là họ không phải đi một quãng đường quá xa để sử dụng dịch vụ, không mất chi phí đi lại. Phát hiện này giống với nghiên cứu đã thực hiện ở Uganda [5]. Điểm mạnh đó không chỉ ở việc phát hiện người nhiễm HIV trong các cộng đồng dân tộc thiểu số và giới thiệu họ đi điều trị, mà còn trong việc nâng cao kiến thức/nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS. Những điểm mạnh này cũng được các nghiên cứu về dịch vụ VCT lưu động ở các nước khác nêu rõ [4], [6], [7]. Cũng nhờ đó mà kiến thức trong cộng đồng dân tộc thiểu số về HIV/AIDS được nâng cao và sự kì thị đối với những người có HIV cũng giảm đi nhiều [6].

2. Sự hài lòng của khách hàng khi được tiếp cận và sử dụng dịch vụ VCT lưu động

Với những địa bàn miền núi, giao thông đi lại khó khăn và điều kiện kinh tế còn nghèo, nhưng nguy cơ lây nhiễm HIV lại cao thì việc triển khai VCT lưu động là rất cần thiết. Nhiều khách hàng không những hài lòng mà nói rằng họ sẽ quay trở lại nếu dịch vụ vẫn tiếp tục được triển khai tại xã và còn giới thiệu những người khác đến với dịch vụ này. Kết quả nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả trong nghiên cứu ở Uganda [7] và cũng tương đồng với nhận định từ nghiên cứu về VCT lưu động ở Kenya [4]. Tuy nhiên với các kết quả đánh giá về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ năng và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế, cần phải có cái nhìn thận trọng về các kết quả đánh giá của khách hàng và vẫn cần tiếp tục đầu tư để cải thiện nhằm đạt được yêu cầu trong hướng dẫn cung cấp dịch vụ VCT lưu động.

Thời gian tư vấn cho mỗi khách hàng còn ngắn như đã đề cập trong phần kết quả, nhưng các đối tượng đều hài lòng vì họ đều được xét nghiệm máu để biết về tình trạng sức khỏe của mình nói chung và tình trạng nhiễm HIV của bản thân nói riêng. Hoạt động VCT lưu động chưa thực sự thực hiện tốt yếu tố “kín đáo”, khách hàng chưa thực sự biết về quyền của mình trong hoạt động TVXNTN.

3 .Nhận định về việc tiếp tục triển khai mô hình VCT lưu động và nhân rộng ra các địa bàn khác

Việc triển khai mô hình VCT lưu động ở Thanh Hóa từ năm 2009 đến năm 2012 đã phát hiện thêm nhiều trường hợp nhiễm HIV trong cộng đồng dân tộc thiểu số khu vực miền núi và giới thiệu họ tiếp cận với dịch vụ điều trị. Nếu không có mô hình này thì những trường hợp đó có lẽ sẽ khó cơ hội được xét nghiệm hay tư vấn về HIV. Hoạt động VCT lưu động góp phần cải thiện khía cạnh công bằng trong tiếp cận dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV cho người dân có nguy cơ cao, cũng như chăm sóc liên tục cho người có HIV ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa. Kết quả nghiên cứu ở Kenya, Thái Lan và Uganda cũng tương đồng với nhận định này [4] [6] [7]. Bên cạnh đó, VCT lưu động luôn đi kèm với truyền thông nên nhận thức của người dân ở những địa bàn vùng sâu vùng xa về HIV/AIDS cũng được tăng cường hơn, giảm kì thị trong cộng đồng với những người có HIV.



4. Một số bài học kinh nghiệm

Để hoạt động này được hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra thì cần hội tụ một số yếu tố sau:

Thứ nhất là yếu tố con người. Để mô hình này có thể được thực hiện một cách hiệu quả rất cần có những cam kết của lãnh đạo và các bên liên quan, có bản kế hoạch chi tiết và khả thi của các cán bộ quả lý, huy động được nhân lực để toàn đội có thể triển khai. Vai trò của CBYT xã và của Hội Phụ nữ & Đoàn Thanh niên, nhóm đồng đẳng trong hoạt động truyền thông trước ngày tư vấn. Bên cạnh đó, việc bố trí một cán bộ giao tiếp được bằng tiếng dân tộc cũng rất quan trọng.

Thứ hai là yếu tố về nguồn lực tài chính, hỗ trợ về tài liệu truyền thông và các test nhanh phát hiện HIV và đặc biệt là phụ cấp cho các cán bộ tham gia hoạt động VCT lưu động.

Thứ ba là yếu tố đào tạo cho cán bộ của đội VCT lưu động, cần được đào tạo liên tục về kỹ năng tư vấn cũng như về chuyên môn.

Thứ tư là về truyền thông trước ngày TVXNTN. Khi triển khai dịch vụ lưu động tại các địa bàn miền núi có địa hình đi lại khó khăn, việc tiếp cận người dân tại các bản mất rất nhiều thời gian. Do đó, việc truyền thông trước ngày TNXNTN cần được triển khai từ trước đó khoảng 1-2 tuần. Tài liệu truyền thông cần được thiết kế riêng theo tiếng địa phương hoặc bổ sung thêm nhiều hình ảnh dễ hiểu.

Cuối cùng là việc áp dụng triển khai dịch VCT lưu động. Kinh nghiệm khi triển khai dịch vụ của đội lưu động huyện Mường Lát đã cho thấy rõ khi địa điểm TYT xã quá xa để khách hàng tiếp cận dịch vụ thì họ đã đưa dịch vụ đến tận thôn bản, đến gần với người dân hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quả đánh giá mô hình VCT lưu động tại hai huyện thí điểm của tỉnh Thanh Hóa, có thể rút ra được những kết luận chính sau:

Quy trình và phương thức hoạt động VCT lưu động theo Hướng dẫn là rõ ràng và cơ bản là hợp lý; tuy nhiên, trên thực tế các đội đã gặp một số khó khăn và đã có những điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với tình hình địa phương.

Việc tận dụng cơ sở vật chất ở TYT xã mặc dù có những ưu điểm nhất định tuy nhiên, việc không đảm bảo tính kín đáo và không có đủ các thiết bị và phương tiện truyền thông phần nào ảnh hưởng tới kết quả của dịch vụ.

Mặc dù khách hàng hài lòng về kỹ năng và trình độ chuyên môn của cán bộ tư vấn, trên thực tế đây vẫn là điểm hạn chế của dịch vụ.

Dịch vụ VCT lưu động đã thực sự mang lại lợi ích cho khách hàng, điều đó không chỉ thể hiện qua kết quả thu được của dịch vụ sau 3 năm triển khai mà còn được cảm nhận bởi chính khách hàng. Các kết quả đánh giá tính chấp nhận của khách hàng về dịch vụ (bao gồm sự chấp nhận về văn hóa, địa lý, cơ sở vật chất, cán bộ y tế, tính bảo mật, các thông tin truyền thông...) đã khẳng định rõ điều này.

Triển khai lồng ghép khám STIs với dịch vụ VCT lưu động là một mô hình phù hợp và mang lại hiệu quả tốt, tiết kiệm được chi phí, thời gian và bao phủ được nhiều hơn nhóm đối tượng nguy cơ.

Từ những kinh nghiệm khi triển khai thí điểm mô hình VCT tại hai huyện cho thấy có thể mở rộng mô hình này ở các xã/huyện khác, những nơi có những đặc điểm tương tự. Nếu tiếp tục nhân rộng mô hình tại những địa bàn khác cần phải chú ý tới những khía cạnh sau:



    • Hướng dẫn chung về VCT lưu động cần được xây dựng và ban hành để trong tương lai nếu đơn vị/tổ chức nào muốn triển khai mô hình này thì có cơ sở để thực hiện.

    • Khi triển khai dịch vụ lưu động đến các xã, có thể thực hiện 6 tháng một lần; tuy nhiên, thời gian ở lại mỗi xã nên kéo dài hơn 1 ngày để đảm bảo tất cả các đối tượng nguy cơ đều có thể tiếp cận được với dịch vụ và thời gian tư vấn cho mỗi khách hàng cũng dài hơn.

    • Nên lồng ghép các nội dung về giảm kỳ thị đối với HIV/AIDS vào các buổi truyền thông trước ngày TVXNTN cũng như trong các TLTT phát cho khách hàng, nhất là ở những địa phương còn tồn tại sự kỳ thị nặng nề đối với HIV/AIDS.

    • Cán bộ y tế, đặc biệt là tư vấn viên, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của dịch vụ TVXNTN, do đó cần chú trọng tới công tác tập huấn đào tạo và đào tạo lại.

    • Đối với những vùng miền có nhiều đồng bào người dân tộc thiểu số, việc tuyển chọn cán bộ tư vấn là người địa phương, biết nói tiếng dân tộc cần được chú ý.

    • Việc kết hợp lồng ghép với các hoạt động như khám và chữa các bệnh STIs cho phụ nữ, truyền thông về lây truyền HIV từ mẹ sang con nhóm phụ nữ có thai hoặc phòng, chống các bệnh dịch khác đang có tại địa phương… nên được tiến hành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2007). Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện. Quyết định số 647/QĐ-BYT.

2. Cục phòng chống HIV/AIDS (2012). Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS và hoạt động phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2012. Báo cáo số 755/BC-BYT.

3. Dự án Phòng chống HIV/AIDS do Ngân hàng thế giới tài trợ và Cục phòng chống HIV/AIDS (2006). Hướng dẫn và triển khai mô hình thí điểm tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện dựa vào cộng đồng.

4. Kristina L. Grabbe et al. (2011). Increasing access to HIV counselling and testing through mobile service in Kenya: Strategies, utilization, and cost-effectiveness. J Acquir Immune Defic Syndr. NIH Public Access.

5. Stephen F. Morin et al. (2006). Removing barriers to knowing HIV status: Same-Day mobile HIV testing in Zimbabwe. J Acquir Immune Defic Syndr. Lippincott William & Wilkins.

6. Surinda Kawichai et al. (2007). Community-based voluntary counselling and testing services in rural community of Chiang Mai province, Northen Thailand. Springer science.

7. The Uganda Program for Human and Holistic Development (UPHOLD) (2004). Feasibility study of the mobile van for voluntary counselling and testing (VCT) for HIV/AIDS. Final report.



ĐẶC ĐIỂM KHÁCH HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV

TỰ NGUYỆN TẠI HAI CƠ SỞ TƯ VẤN THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2011

Lê Hữu Sơn­­­, Trần Thị Ngọc, Nguyễn Lê Tâm ,

Phạm Hoàng Ngọc Yến, Nguyễn Hữu Huệ, Lý Văn Sơn,

Thân Mỹ Dung, Châu Văn Thức, Đoàn Chí Hiền

Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế


TÓM TẮT

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn 406 khách hàng đến hai phòng Tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT) tại thành phố Huế nhằm mô tả đặc điểm khách hàng, nhu cầu và hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện. Kết quả cho thấy khách hàng có độ tuổi chủ yếu 20 – 39 chiếm tỷ lệ 68,4%, khách hàng nữ chiếm 58.1%, khách hàng có trình độ văn hóa tiểu học và trung học cơ sở chiếm 62.8%. Tỉ lệ khách hàng tự nhận là mại dâm chiếm 36%, bạn tình của người TCMT hoặc MD chiếm tỷ lệ hơn 20%, tiếp đó là tiêm chích ma túy 19.2%, có 61% khách hàng có kiến thức và quan niệm đúng về HIV/AIDS. 57% khách hàng cho rằng dịch vụ VCT nên đặt tại bệnh viện tỉnh, 22,2% có ý kiến nên đặt ở tất cả các dịch vụ khám chữa bệnh. 98,5% khách hàng cho rằng thời gian tư vấn khách hàng như hiện tại (kéo dài từ 10-30 phút) là thích hợp nhất. 57,1% khách hàng được thảo luận về nguy cơ, 39,4% được thảo luận về kế hoạch làm giảm nguy cơ, 33% giải thích cho bệnh nhân để chuẩn bị xét nghiệm. 74,4% khách hàng được trao đổi về việc giới thiệu bạn tình, bạn chích chung đến phòng VCT.

SUMMARY

Through descriptive cross-sectional study in 406 clients who interviewed at two VCT office in Hue showed that the age of clients are mainly around 20-39 years, accounted for 68,4%. Female clients accounting for 58.1%, customers have the education level at elementary and junior school accounting for 62.8%, the reason for seeking services, including prostitution proportion is 36%, IDU partner and MD accounted for more than 20%, following is IDU which contributed to 19.2%. There are 61% customers have the right knowledge and perceptions about HIV/AIDS.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo số liệu của Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010, số nhiễm HIV lũy tích là 1003 người, trong đó 382 trường hợp chuyến sang AIDS và 262 trường hợp tử vong do AIDS.

Tại Thừa Thiên Huế bước đầu đã củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hai phòng tư vấn và đáp ứng phần nào đó nhu cầu của khách hàng. Để tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng đến phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của hai phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện đã được thẩm định tại Thành Phố Huế năm 2011” nhằm hai mục tiêu là:

1. Tìm hiểu đặc điểm khách hàng của hai phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện đã được thẩm định tại Thành Phố Huế năm 2011

2. Đánh giá khả năng đáp ứng của 2 phòng tư vấn so với nhu cầu của khách hàng

II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu: Khách hàng đến phòng VCT Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế và phòng tư vấn Thành phố Huế;Cán bộ đang làm việc tại hai phòng tư vấn

2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn tất cả các khách hàng tuổi từ 18 đến 60 đến phòng VCT.

4. Kỹ thuật thu thập số liệu:

- Sử dụng bộ câu hỏi hỏi phỏng vấn được thiết kế sẵn.



- Phỏng vấn sâu các cán bộ làm công tác tư vấn: 2 cán bộ hành chính, 2 lãnh đạo, 4 tư vấn viên và 2 cán bộ xét nghiệm.

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

1. Đặc điểm khách hàng của hai phòng tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện đã được thẩm định tại thành Phố Huế năm 2011.
Bảng 1. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu


Đặc điểm khách hàng

Số lượng

Tỷ lệ

Nhóm tuổi

< 20

36

8.9

20 – 39

278

68.4

40 – 60

92

22.7

Học vấn

Tiểu học (cấp 1)

146

36

Trung học cơ sở (cấp 2)

138

34

Cấp 3 trở lên

122

30

Nghề nghiệp


Học sinh, Cán bộ công chức

62

15.2

Công nhân, Nông dân

22

5.4

Buôn bán

114

28.1

Thất nghiệp

84

20.7

Nghề khác

124

30.6

Tình trạng hôn nhân

Độc thân

172

42.4

Đã kết hôn

136

33.5

Li dị

50

12.3

Có bạn tình sống như vợ chồng

20

4.9

Góa

24

5.9

Khác

4

1

Nhận xét: Nhóm tuổi chủ yếu 20-39 chiếm 68.4%, trình độ tiểu học chiếm 36%, điều này cho thấy nhóm đối tượng khách hàng là giới trẻ rất quan tâm đến dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện. Nghề nghiệp của khách hàng đến dịch vụ tư vấn xét nghiệm là buôn bán và các nghề không thuộc nhà nước (nghề khác) chiếm tỷ lệ là 28.1% và 30.6% tương ứng.

Bảng 2. Lý do đối tượng không đi xét nghiệm HIV




Lý do đối tượng không đi xét nghiệm HIV

Số lượng

Tỷ lệ

E ngại

228

56.2

Sợ bị phát hiện hành vi nguy cơ cao

126

31.0

Sợ cán bộ y tế hắt hủi, mọi người xa lánh

46

11.4

Sợ đau

6

1.4

Tổng

406

100

Nhận xét: Có 56.2% khách hàng cho rằng họ cảm thấy e ngại khi đi xét nghiệm tại phòng VCT, 31% sợ bị phát hiện có hành vi nguy cơ cao, 11.6% khách hàng sợ cán bộ y tế hắt hủi, mọi người xa lánh. Qua đó cho thấy khách hàng đến phòng tư vấn còn ngần ngại về sự đánh giá của những người xung quanh, đó chính là sự kì thị trong cộng đồng. “ Trên thực tế, tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử tại tỉnh Thừa Thiên Huế còn khá nặng nề, vì vậy nó ảnh hưởng khá lớn đến khách hàng trong việc quyết định đi xét nghiệm để biết tình trạng nhiễm HIV/AIDS, đa số khách hàng khi hỏi chi tiết họ cho rằng họ lo sợ mọi người biết mình bị nhiễm HIV hơn là lo sợ mình bị mắc bệnh mà” (PVS một tư vấn viên).

Bảng 3. Thời gian đối tượng quyết định đi xét nghiệm HIV




Thời gian

Số lượng

Tỷ lệ

1 tháng - 03 tháng

378

93.1

> 3 tháng - 06 tháng

28

6.9

Tổng

406

100

Nhận xét: Thời gian từ khi có nhu cầu muốn xét nghiệm của khách hàng đến khi khách hàng có quyết định đến dịch vụ VCT là một tháng đến ba tháng chiếm 93.1%.

Bảng 4. Kiến thức phòng, chống HIV/AIDS của đối tượng



Câu hỏi kiến thức

Số lượng

Tỷ lệ

Kiến thức và quan niệm đúng (trả lời đúng hoàn toàn 5 câuhỏi về kiến thức và thái độ)

Đúng

158

61.1

Sai

248

38.9

Nhận xét: Tỷ lệ khách hàng có kiến thức đúng là 79.8%, có quan niệm đúng là 71.4%, có 61% khách hàng có kiến thức và quan niệm đúng về HIV/AIDS (trả lời đúng hoàn toàn 5 câu hỏi), vì vậy cần tăng cường công tác truyền thông cung cấp kiến thức về HIV/AIDS trong cộng đồng là việc rất cần thiết nhằm tăng tỷ lệ người dân có kiến thức đúng về HIV/AIDS và phản đối những quan niệm sai lầm phổ biến về HIV/AIDS.

Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 3.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương