Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm


Biểu đồ phân bố tần suất 5.1 Khái niệm và tác dụng của biểu đồ phân bố tần suất



tải về 0.56 Mb.
trang62/64
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.56 Mb.
#52842
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   64
Giáo trinh QTCL

5. Biểu đồ phân bố tần suất

5.1 Khái niệm và tác dụng của biểu đồ phân bố tần suất


Biểu đồ phân bố tần suất là đồ thị hình cột mô tả sự phân bố các giá trị đo các đặc
tính chất lượng của mẫu kết quả các quá trình, qua đó có thể phỏng đoán mức độ ổn định
của quá trình.

Biểu đồ phân bố tần suất


Tác dụng
- Trình bày kiểu biến động.
- Thông tin trực quan về cách thức diễn biến của quá trình. Tạo hình dạng đặc
trưng ‘‘nhìn thấy được” từ những con số tưởng chừng như vô nghĩa, giúp hiểu rõ sự
biến động cố hữu của quá trình.
- Kiểm tra và đánh giá khả năng của yếu tố đầu vào.
- Kiểm soát quá trình, phát hiện sai sót.

5.2 Cách xây dựng biểu đồ phân bố mật độ


- Bước 1: Xác định chỉ tiêu chất lượng phải nghiên cứu và thu thập dữ liệu
+ Thu thập dữ liệu (n > 50)
+ Xác định giá trị: Xmax, Xmin
- Bước 2: Xác định độ rộng của toàn bộ số liệu R = Xmax - Xmin
- Bước 3: Xác định số lớp (số cột) K: Số lớp K được chọn tương ứng với số dữ liệu thu thập. Có nhiều cách lựa chọn trị số K. Cách thứ nhất có thể lấy trị số K bằng căn bậc hai của tổng số dữ liệu trong bảng. Cách thứ hai có thể xác định trị số K bằng số lớn hơn
trong hai số hàng và số cột của dữ liệu.



Số giá trị đo

Số khoảng thang đo

<50

5 - 7

50 - 100

6 - 12

100 - 250

7 - 12

> 250

10 - 20

Bảng xác định số lớp theo số giá trị đo
- Bước 4: Xác định độ rộng của lớp:

- Bước 5: Xác định đơn vị giá trị của giới hạn =
- Bước 6: Xác định biên độ dưới và biên độ trên của các cột
Cột thứ nhất:
Biên độ dưới BDD­1 = Xmin -
Biên độ trên BDT­1 = Xmax +
Cột thứ hai:
Biên độ dưới BDD­2 = BDT1
Biên độ trên BDT2 = BDD1 + h
Cột thứ k .....
- Bước 7: Lập bảng tần suất
Ghi các lớp với giới hạn trên và dưới lần lượt trong cột. Đếm số lần xuất hiện của
các giá trị trong mỗi cột (dùng vạch) và ghi tổng số lần xuất hiện trong cột tần số.
- Bước 8: Vẽ biểu đồ
+ Đánh dấu trục hoành theo thang giá trị số liệu
+ Đánh dấu trục tung theo thang tần số
+ Vẽ các cột tương ứng với các giới hạn của khoảng, chiều cao của cột tương ứng
với tần số của khoảng.
- Bước 9: Ghi các ký hiệu cần thiết trên biểu đồ.
- Bước 10: Nhận xét biểu đồ, rút ra những kết luận cần thiết.
Biểu đồ phân bố tần suất sau khi lập có các dạng phân bố sau :
- Phân bố chuẩn : Dạng này có hình quả chuông. Dạng này xuất hiện khi quá trình ổn định.


Biều đồ tần suất dạng chuẩn
- Phân bố không chuẩn : Trong phân bố không chuẩn chia thanh nhiều dạng phân bố, mỗi dạng phản ánh một tịnh trạng cụ thể về dữ liệu. Những dạng thường gặp là :
+ Dạng răng lược: Có các cặp đỉnh cao thấp xen kẽ nhau. Nó đặc trưng cho lỗi đo đếm, lỗi trong thu thập dữ liệu. Nếu thấy xuất hiện dạng này cần thu thập, phân nhóm lại các dữ liệu.

Biều đồ tần suất dạng răng lược
+ Dạng hai đỉnh, có lõm phân cách ở giữa dãy dữ liệu và đỉnh ở hai bên. Dạng này thường phản ánh có 2 quá trình giống nhau.

Biều đồ tần suất dạng hai đỉnh
+ Dạng bề mặt tương đối bằng phẳng không có đỉnh rõ ràng. Dạng này thường phản ánh trong doanh nghiệp không có quy trình xác định chung mà có rất nhiều quy trình khác nhau tùy thuộc vào các thao tác của từng người lao động.

Biều đồ tần suất không có đỉnh rõ ràng
+ Dạng phân bố lệch không đối xứng. Dạng này đỉnh lệch khỏi tâm của dãy dữ liệu và phải xem xét phần lệch khỏi tâm đó và vượt ra ngoài giới hạn kỹ thuật không. Nếu chúng vẫn nằm trong giới hạn kỹ thuật cho phép thì quá trình không phải lài xấu.

Biều đồ tần suất không đối xứng
+ Dạng vách núi phân bố nghiêng về bên phải hoặc bên trái thể hiện có sự vượt giá trị quy định quá mức của chỉ tiêu chất lượng.

Biều đồ tần suất dạng vách núi
+ Dạng hai đỉnh biệt lập, tách rời nhau trong đó một quả chuông lớn và một tách riêng. Dạng này cho thấy có hai quá trình đang song song tồn tại, trong đó một quá trình phụ có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, cần được tìm ra và loại bỏ nó kịp thời.

Biều đồ tần suất dạng hai đỉnh tách rời
Cách đọc biểu đồ phân bố tần suất
Có hai phương pháp cơ bản về cách đọc biểu đồ phân bố tần suất:
- Cách thứ nhất: Dựa vào dạng phân bố.
+ Phân bố đối xứng hay không đối xứng.
+ Có một hay nhiều đỉnh.
+ Có cột nào bị cô lập không.
+ Phân bố ngang, phân tán.
Từ đó đưa ra các điều chỉnh, cải tiến cụ thể cho quá trình đó.
- Cách thứ hai: So sánh các giá trị tiêu chuẩn với phân bố của biểu đồ, ta đưa ra các so sánh:
+ Tỷ lệ phế phẩm so với tiêu chuẩn.
+ Giá trị trung bình có trùng với đường tâm của hai giới hạn tiêu chuẩn không?
Lệch qua phải hay qua trái? Từ đó ra quyết định làm giảm sự phân tán hay xét lại tiêu chuẩn.

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   56   57   58   59   60   61   62   63   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương