Nghiên cứu một số ĐẶC ĐIỂm sinh học của cá BỐng cáT


Bảng 4.2: So sánh các chỉ tiêu hình thái nghiên cứu này với các nghiên cứu khác



tải về 1.89 Mb.
trang8/19
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích1.89 Mb.
#32830
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19

Bảng 4.2: So sánh các chỉ tiêu hình thái nghiên cứu này với các nghiên cứu khác


Tác giả

T.T.Khoa & T.T.T.Hương (n=45)

(1993)

Đặng Diễm Trinh (n=200)

(2015)

L0/Lđ

3,1 (2,9 – 3,2)

3,05 ± 0,29 (3,04 − 4,2)

L0/H

5,7 (4,8 – 6,5)

5,3 ± 0,85 (3,3 − 7,85)

Lđ/O

5,8 (4,6 – 7,0)

7,08 ± 0,8 (4,8 − 9,75)

Lđ/OO

9,7 (8,0 – 10,3)

8,7 ± 1,2 (4,8 − 12)

Lđ/Lmõm

2,8 (2,5 – 3,3)

2,78 ± 0, 21 (2,08 − 3,3)

Lcđ/Hcđ

5,9 (5,6 – 7,2)

2,7 ± 0,5 (0,94 − 4,8)

H/Hcđ

4,2 (3,4 – 6,2)

2,04 ± 0,3 (0,85 − 2,85)

Giá trị thể hiện trong bảng là số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình và độ lệch chuẩn.

Kết quả ở bảng 4.2, ta thấy tỷ lệ các chỉ số hình thái của cá bống cát trong nghiên cứu này có khác so với nghiên cứu của tác giả Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), nhưng khác biệt nhiều là ở các chỉ tiêu sau: ở nghiên cứu này lần lượt là (Lđ/O: 7,08; Lcđ/Hcđ: 2,7; H/Hcđ: 2,04), nghiên cứu của Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) (Lđ/O: 5,8; Lcđ/Hcđ: 5,9; H/Hcđ: 4,2), sự khác biệt này có thể do kích cỡ cá phân tích của nghiên cứu này lớn hơn và do yếu tố môi trường sống của cá chi phối.

4.1.2 Tương quan chiều dài – khối lượng của cá bống cát phân bố ở Vĩnh Long

Sinh trưởng là quá trình gia tăng về kích thước và khối lượng cơ thể, quá trình này đặc trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương quan chiều dài và khối lượng của cá (Nikolsky, 1963).

Mối tương quan giữa chiều dài tổng và khối lượng của cá bống cát được xác định dựa vào số liệu của 200 mẫu cá thu được. Trong đó, chiều dài tổng dao động từ 9cm đến 18.5 cm và khối lượng dao động từ 7,28 đến 57,65 g.


Hình 4.2: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và khối lượng của cá bống cát Glossogobius giuris ( Hamilton, 1822) ở Vĩnh Long.


Phương trình tương quan giữa chiều dài (L = 9 – 18.5cm) và khối lượng (W = 7,28 –57,65) từ 200 mẫu cá bống cát G. giuris là W = 0,0267 L2,5836 với hệ số tương quan R2= 0,9396. (Hình 4.2). Với giá trị R2= 0,9396 thu được cho thấy có sự tương quan hồi qui chặt chẽ giữa chiều dài và khối lượng của cá bống cát G. giuris (Hamilton, 1822). Theo Đặng Văn Giáp (1997), nếu hệ số tương quan |R| > 0,90 là rất chặt chẽ.

Hình 4.2 cho thấy giai đoạn còn nhỏ cá đạt chiều dài nhỏ hơn 13 cm (L<13) thì có sự tăng nhanh về chiều dài, nhưng khi cá đạt chiều dài từ 13 - 15 cm thì sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng gần tương đương nhau. Đến khi cá đạt chiều dài lớn hơn 15 cm (L>15) ta thấy cá có xu hướng tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn chiều dài.

Kết quả nghiên cứu này so với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Thanh (2010) nhận thấy không có sự khác biệt nhiều. Trong nghiên cứu của Lê Thị Ngọc Thanh (2010), cá bống cát được thu mẫu ở Bạc Liêu (n = 218) chiều dài nhỏ hơn 15 cm, trong khi đó ở nghiên cứu này số cá có chiều dài lớn hơn 15 cm, điều đó chứng tỏ mẫu thu của nghiên cứu này phân bố đều hơn.

Nhìn chung mặc dù có sự khác nhau về số lượng mẫu thu (n), kích thước mẫu thu nhưng phương trình hồi qui của các nghiên cứu khác so với nghiên cứu này đều tương tự nhau.


Bảng 4.3: So sánh phương trình hồi qui trong nghiên cứu này với các nghiên cứu khác





Tác giả

Phương trình hồi quy

Địa điểm

Lê Thị Ngọc Thanh (2010)







(n=241)

W = 0,0123L2,8462
R2= 0,9803

Sóc Trăng

(n=218)

W = 0,0095 L2,9452
R2 = 0,9751

Bạc Liêu

Phạm Thị Mỹ Xuân (2012)
(n=696)

W= 0,0082 L2,9835
R2= 0,9768

Cần Thơ

Đặng Diễm Trinh (2015)
(n=200)

W = 0,0267 L2,5836
R2= 0,9396

Vĩnh Long

Qua kết quả phân tích của nghiên cứu này và so sánh với các nghiên cứu khác, rất dễ nhận thấy ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì mối tương quan chiều dài – khối lượng của cá cũng có sự biến đổi, nhưng các tác giả đều có chung nhận định là sự tăng nhanh về chiều dài ở giai đoạn đầu tiền trưởng thành. Theo Lê Thị Ngọc Thanh (2010) khi cá đạt trạng thái sinh sản, tốc độ tăng trưởng về chiều dài chậm lại nhường bước cho sự tăng trưởng về khối lượng. Dựa theo nhận định trên cá bống cát G. giuris (Hamilton, 1822) trong nghiên cứu này đã ở trạng thái thành thục sinh dục.


tải về 1.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương