¤n V¡N 11-P1: Nh÷ng bµi v¨n chän läc



tải về 0.61 Mb.
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.61 Mb.
#12788
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
-> tiếng chửi, bài chửi...-> một trong vô vàn âm thanh vô nghĩa lý trong xã hội, đáp lại lời hắn “chỉ có ba con chó dữ”-> kiếp sống cô độc, lẻ loi tột độ của CP, cách biệt với thế giới loài người.
+ Đến nhà Bá Kiến và trở thành tay sai đắc lực cho Bá kiến gây tai hoạ cho nhân dân.
=> Bá Kiến và nhà tù thực dân đã huỷ diệt nhân hình lẫn nhân tính của chí, biến con người lương thiện thành kẻ lưu manh, thành con quỷ dữ
-> Chí Phèo là hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức của nông thôn trước CM.
-> Sức mạnh tố cáo, giá trị hiện thực mới mẻ, độc đáo.

c. Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở.

* Bất ngờ gặp TN...Thế rồi nửa đêm, CP đau bụng nôn mửa, TN dìu hắn vào trogn lều-> Trận ốm: góp phần thay đổi hắn về sinh lý và tâm lý:
- bâng khuâng và mơ hồ buồn.
- Nghe những âm thanh của cuộc sống xung quanh “ Tiếng chim hót...tiếng cười nói...anh thuyền chài gõ mái..”. Đó là những âm thanh hàng ngày vẫn có nhưng đây là lần đầu Chí cảm nhận được.
-> Âm thanh của tiếng gọi tha thiết từ cuộc sống.
- Nhìn lại cuộc đời trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhớ lại những ước mơ giản dị. Ý thức về hiện tại buồn vì mình đã ở nưả dốc bên kia của cuộc đời. Nghĩ về tương lai, sợ sự cô độc.
-> Lần đầu tiên trở lại làm người, suy nghĩ như người nông dân lương thiện và cũng là lúc nhận ra cái tình trạng bi đát của mình.
* Bát cháo hành của Thị Nở: Chí Phèo đi từ ngạc nhiên đến xúc động “mắt hình như ươn ướt”-> giọt nước mắt của sự cám ơn, trả ơn, kết quả của sự cô đơn, khổ đau lâu ngày, giọt nước mắt vui sướng của một kẻ chưa biết vui sướng là gì -> dấu hiệu khép lại chuỗi tội lỗi và làm sống dậy bản chất lươgn thiện vốn ẩn sâu trong tiềm thức Chí.
-> Chí thèm lương thiện, thèm làm hoà với mọi người biết bao. Chí hồi hộp, mong mỏi được nhận trở lại với xã hội loài người, tin tưởng Thị Nở sẽ mở đường.
* Con đường trở lại làm người của Chí vừa mở ra đã bị chặn đứng lại: Bà cô TN dứt khoát ngăn chặn, Chí rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn, bi kịch con người không được công nhận là người-> Quằn quại, đau khổ tuyệt vọng...”ôm mặt khóc rưng rức” và “luôn thấy thoảng mùi cháo hành”(lặp)
-> khóc cho sự uất nghẹn, khóc cho số phận, cuộc đời và vẫn khao khát tình yêu thương.
- Tao muốn làm người lương thiện. Không được, ai cho tao lương thiện..Tâm trạng cực kì phẩn uất và bế tắc trước kẻ thù của suốt cuộc đời mình, thể hiện bản chất người tốt đẹp, khao khát hướng thiện của con quỷ dữ.
- Chí Phèo giết Bá Kiến: lòng căm thù lên đến tột đỉnh khi nhận ra nguyên nhân chính của cuộc đời mình.
- Cái chết của Chí: thể hiện niềm khao khát trở về cuộc sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng, sức mạnh căm thù đã vùng lên một cách mạnh mẽ dù còn tự phát manh động-> Tố cáo xã hội thực dân pk và xung đột gay gắt giữa địa chủ và nông dân.
=> Tư tưởng nhân đạo độc đáo của NC: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị bị biến thành thú dữ.

IV. Tổng kết

- Nghệ thuật:
+ Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
+ Miêu tả và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật..
+ Kết cấu linh hoạt, mới mẻ, phóng túng
+ Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng khẩu ngữ, giọng điệu đan xen, cách trần thuật rất linh hoạt
...
- Nội dung:
+ Gia trị hiện thực: số phận bi thảm của người nông dân bị áp bức, bóc lột ở nôgn thôn VN trước CMT8; Tố cáo xã hội thực dân nửa PK tàn bạo.
+ Gía trị nhân đạo sâu sắc mới mẻ: phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi bị bị biến thành thú dữ.

CHA CON NGHĨA NẶNG


Hồ Biểu Chánh

I. Đọc và tìm hiểu chung.


1. Tác giả.
- Hồ Biểu Chánh là nhà văn Nam bộ, được xem là một trong số ít những nhà văn tiên phong đặt nền móng cho tiểu thuyết VN hiện đại.
2. Tóm tắt tác phẩm.
Câu chuyện kể về gia đình anh nông dân nghèo Nam Bộ Trần Văn Sửu . Qua đó, nhà văn đề cao đạo đức, đạo lí gia đình, tình cảm Cha Con nghĩa nặng.
II. Đọc hiểu văn bản .
1. Đọc
2. Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
a. Tình huống truyện.
- Tình huống giàu kịch tính: Cuộc trở về bí mật trong đêm của Trần Văn Sửu không được gặp con mà lại phải ra đi .
- Cuộc chạy đuổi trong đêm giữa hai cha con.
- Cuộc gặp gỡ tại cầu Mê tức.
-> Làm nổi bật chủ đề, dụng ý của nhà văn.
b. Tình cảm cha con nghĩa nặng.
* Tình cha đối với con:
- Dù trốn đi biệt xứ nhưng TVS vẫn không nguôi nhớ về con, lo cho con.
- Không quản nguy hiểm quyết về thăm con-> sợ liên luỵ đến con nên chưa gặp con đã vội trốn đi .
- Định tự tử vì sự bình yên của con.
=> Một người cha hết lòng yêu thương và lo cho con. TVS không hề nghĩ gì đến bản thân, sẵn sàng chịu cảnh khổ, xa con, trốn tránh thay tên đổi họ để con được hạnh phúc.
* Tình con đối với cha.
- Tình cảm mạnh mẽ, quyết liệt.
- Ngầm theo dõi câu chuyện của cha, càng thương cha.
- Lo lắng, thương cha, quyết bỏ nhà, hi sinh tình yêu hạnh phúc vừa kịp đến để theo cha, lo cho cha.
- Nhất quyết không cho cha đi .
=> Tí là đứa con hiếu nghĩa, mộc mạc đáng thương và đáng trọng.
3.Tổng kết.
* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện: theo trình tự thời gian như truyện kể dân gian.
- Miêu tả nhân vật: tả trực tiếp, chú ý đến lời nói và hành động.
- Ngôn ngữ giàu sắc thái Nam bộ.
* Nội dung: Ngợi ca, giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống. Đó là tinh thần sẵn sàng hi sinh vì người khác, là tình nghĩa gia đình, cha con sâu nặng, là những giá trị đạo đức truyền thống lâu đời của dân tộc VN.

__________________

Lưu biệt khi xuất dương


LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

I. TIỂU DẪN
1. Phan Bội Châu (1867- 1940)
- Là nhân vật kiệt xuất của ls đầu thêếkỉ XX, lãnh tụ các phong trào: Duy Tân, Động du, VN quang phục hội
- Là một chí sĩ có tinh thần yêu nước và khát vọng cứu nước nồng cháy
- Là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc(dù không chủ tâm). Văn thơ PBC chủ yếu được viết ra nhằm mục đích tuyên truyền, cổ động CM với bầu nhiệt huyết sôi sục, cuồn cuộn
2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ: 1905 (sgk)
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc
2 Tìm hiểu chi tiết
a. Hai câu đề
- Chí làm trai: phải làm nên chuyện lạ-> chủ động thay đổi cả trời đất -> quan niệm con người vũ trụ.
-> Cảm hứng, ý tưởng lớn lao, táo bạo, mãnh liệt: chí làm trai trong SN cứu nước.
-> Hiình ảnh nam tử khoẻ khoắn, ngang tàng, dám ngạo nghễ, thách thức với cả càn khôn.
2. Hai câu thực:
- Ý thức về vai trò lịch sử của mình thật kiêu hùng, đầy tự tôn, tự tín trong khoảng thời gian thuộc tầm cỡ vĩ mô.
- Tự hỏi mình, hỏi mọi người, hỏi thời đại nhưng cũng là lời giục giã cứu nước.
- NT đối-> khẳng định nhân cách cứng cỏi, đẹp, cao cả bởi ý thức trách nhiệm cao trước thời cuộc
=> Tư thế con người ý thức về cái tôi một cách mãnh liệt giữa mênh mông thời gian và lồng lộng không gian.
3. Hai câu luận: Khẳng định nỗi nhục mất nước đồng thời đề cao “việc lạ” cần làm là từ bỏ sách vở Thánh hiền -> một tư tưởng mới mẻ, táo bạo, tiên phong nhờ có tinh thần dân tộc cao cả và nhiệt huyết cứu nước.
4. Hai câu kết:
- Việc lạ: cứu dân cứu nước
- Tư thế và khát vọng buổi lên đường thật lãng mạn, hào hùng. Đây là một hình tượng đẹp, giàu chất sử thi.
3. Tổng kết (sgk)
Tình yêu và thù hận


TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN


(Trích Rô- mê- ô và Giu- li- ét)



I. TIỂU DẪN
1. Tác giả Sếch-xpia (1564-1616)
- Nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng.
- Có 37 tác phẩm gồm hài kịch, bi kịch, chính kịch bằng thơ xen văn xuôi, mà phần lớn là kiệt tác của nhân loại. Tp của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người.
2. Văn bản kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét
* Tóm tắt(sgk)
* Mâu thuẫn cơ bản của vở kịch: khát vọng yêu thương và hoàn cảnh thù địch vây hãm
- Chủ đề: tình yêu và lòng chung thuỷ chiến thắng oán thù.
3. Vị trí của đoạn trích: thuộc cảnh 2 hồi 2. Trong đêm hội hoá trang, Rô-mê-ô gặp Giu-li-ét và hai người đã yêu nhau say đắm…
II. ĐỌC- HIỂU ĐOẠN TRÍCH
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chi tiết
a. Hình thức các lời thoại.
* 6 lời thoại đầu, về hình thức là những lời thoại của từng người. Họ nói về nhau chứ không nói với nhau-> lời độc thoại nội tâm bày tỏ nỗi lòng suy nghĩ của nhân vật.
- Lời độc thoại nội tâm: bày tỏ thành thật, không cần giấu diếm, chứa đựng cảm xúc chân thành, đằm thắm.
- Độc thoại có hàm chứa đối thoại: làm cho lời độc thoại thêm sinh động, nhiều màu sắc.
* 10 lời thoại sau là lời đối thoại thông thường.
II. ĐỌC- HIỂU ĐOẠN TRÍCH
2. Tìm hiểu chi tiết
b. Tình yêu trên nền thù hận.
- Sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh cả hai người trong suốt cuộc gặp gỡ
+ Rô-mê-ô: Tôi thù ghét cái tên tôi... Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu... Tù nay tôi sẽ không bao giờ còn là Rô- mê- ô nữa...
+ Giu-li-ét: Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi, Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi . Nơi tử địa..họ mà bắt gặp anh..
- Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở Giu-li-ét nhiều hơn. Nàng lo lắng day dứt không chỉ cho mình mà còn cả người yêu.
- Thái độ Rô-mê-ô quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ mình để đến với tình yêu. Cái chàng sợ là không có được, không chiếm được tình yêu của Giu- li- ét, sợ nàng nhìn mình bằng ánh mắt của sự thù hận ...
=> Cả hai đều nhắc đến thù hận song không phải để khơi dậy hay khoét sâu hận thù mà chỉ để vượt lên thù hận, bất chấp thù hận -> Quyết tâm xây đắp tình yêu.
c. Tâm trạng của Rô-mê-ô.
- Đêm khuya, trăng sáng. Màn đêm thanh vắng với vầng trăng trên trời cao tạo chiều sâu cho sự bộc lộ tình cảm của đôi tình nhân-> Thiên nhiên được nhìn qua các điểm nhìn của chàng trai đang yêu do đó thiên nhiên là thiên nhiên hoà đồng, chở che, trân trọng.
- Trăng trở thành đối tượng để Rô-mê-ô so sánh với vẻ đẹp không sánh được của Giu- li-ét.:
+ “Vừng dương” lúc bình minh
+ Sự xuất hiện của “vừng dương” khiến “ả Hằng Nga” trở nên “héo hon”, nhợt nhạt...
+ “Nàng Giu-li-ét là mặt trời”
- Mạch suy nghĩ của Rô-mê-ô hướng vào đôi mắt: “Đôi mắt nàng lên tiếng”. Đôi môi lấp lánh của Giu-li-ét cảm nhận như sự mấp máy của làn môi khi nói-> liên tưởng.
- “Hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời”-> so sánh được đẩy lên cấp độ cao hơn bằng sự tự vấn “Nếu mắt nàng...thế nào nhỉ?”
-> khẳng định vẻ đẹp của đôi mắt, của các nét đẹp trên khuôn mặt...-> khát vọng yêu đương hết sức mãnh liệt “Kìa! Nàng tì má...gò má ấy!”
- Cảm xúc của Rô-mê-ô là cảm xúc của một con người đang yêu và đang được tình yêu đáp lại, đây cũng là sự cộng hưởng kì lạ của những tâm hồn đang yêu...
d. Tâm trạng của Giu-li-ét
- Qua lời độc thoại nội tâm:
+ Vừa gặp Rô-mê-ô, trở về phòng đứng bên cửa sổ thổ lộ nỗi lòng của mình “ Chàng hãy khước từ…hãy thề yêu em đi” “chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi”-> Tình yêu mãnh liệt không chút che dấu, không chút ngượng ngùng, suy nghĩ chín chắn, cảm nhận được mối tình có thể sẻ trở ngại bởi sự thù hận của hai dòng họ.
- Qua lời đối thoại với Rô-mê-ô.
+ Anh tới đây bằng cách nào và tới đây làm gì? Câu hỏi để giải toả băn khoăn vì chưa thật tin vào tình yêu mới bất ngờ của chàng.
+ Anh làm cách nào tới được chốn này..người nhà em bắt gặp nơi đây. Câu hỏi hướng tới Rô-mê-ô cũng là để thể hiện nỗi lo lắng giằng xé tâm can Giu-li-ét. Liệu tình yêu của Rô-mê-ô có đủ sức mạnh để vượt qua bức tường rào hữu hình ở gia đình Ca-pu-lét hay không? Tình yêu của chàng có đủ sức mạnh vượt qua bức tường thù hận ở hai gia đình hay không?
+ Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô-mê-ô, trái tim nàng đã hoàn toàn hướng về Rô-mê-ô.
=> Qua ngôn ngữ sống động và đầy chất thơ nhà văn đã thể hiện được diễn biến nội tâm đầy phức tạp nhưng phù hợp với tâm trạng của người đang yêu. Thể hiện một tình yêu mãnh liệt trong trắng vượt lên trên sự hận thù truyền kiếp của hai dòng họ.
5. Tình yêu bất chấp thù hận.
- Thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà thù hận chỉ hiện qua dòng suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối hành động của nhân vật.
- Tình yêu trong sáng diễn ra trên cái nền của thù hận. thù hận bị đẫy lùi chỉ còn lại tình đời tình người bao la, phù hợp với lí tưởng nhân văn.
III. Tổng kết.
- Đoạn trích đã khẳng định tình người tình đời theo lí tưởng nhân văn.

__________________

TINH THẦN THỂ DỤC
Nguyễn Công Hoan
1. Tác giả, tác phẩm.
- Nguyễn Công Hoan là nhà văn đặt nền móng cho văn xuôi VN hiện đại.Có sở trường về truyện ngắn trào phúng.Tác phẩm của ông được xem như bách khoa toàn thư về sống động về xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.
- Tinh thần thể dục vạch rõ bản chất bịp bợm của phong trào thể dục thể thao mà thực dân Pháp cổ động rầm rộ để đánh lạc hướng nhân dân.
2. Đọc hiểu văn bản.
a. Nghệ thuật dựng truyện.
- Năm cảnh tưởng rời rạc mà lại liên kết chặt chẽ với nhau đẻ thể hiện chủ đề, châm biếm cái tinh thần thể dục của một thời trước CM.
- Cảnh 1: Tờ trát về làng với giọng hách dịch, cứng nhắc là nguyên nhân cho cảnh sau.
- Cảnh 2,3,4 là cảnh đối phó của nhân dân trước cảnh sắt đá của quan huyện.
- Cảnh cuối: cảnh tróc nã dữ dội, cảnh đưa người đi xem đá bóng mà như giải tù binh.
b. Mâu thuẩn trào phúng.
Mâu thuẩn giữa bản chất với hiện tượng, giữa nội dung và hình thức của phong trào thể thao.
- Mệnh lệnh yêu cầu gắt gao bắt buộc dân làng Ngũ Vọng phải xem đá bóng và sự sợ hải, lẫn trốn của dân làng.
+ Cảnh anh Mịch xin xỏ ông lí được miễn đi xem đá bóng để đi làm trừ nợ nhưng không được chấp nhận.
+ Cảnh bác Phô gái xin đi thay chồng nhưng không được chấp nhận.
+ Cảnh bà cụ Phó bính xin hối lộ ông Lí để thuê thằng Sang đi thay.
+ Cảnh tróc nã người đi xem đá bóng.
c. Ý nghĩa trào phúng:
Vạch trần bản chất giả dối, bịp bợm của phong trào thể dục thể thao thời Pháp thuộc. Trong hoàn cảnh người dân cơm không đủ no áo không đủ mặc nên phải chạy trốn hoặc thực hiện một cách cưỡng ép.

__________________

Tư liệu về nhà thơ Tản Đà


TẢN ÐÀ


I.- CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA TẢN ĐÀ

1. Cuộc đời

Tản Ðà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu. Ông sinh ngày 08 tháng 5 năm 1888, ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây.

Ông xuất thân từ một gia đình thuộc dòng dõi phong kiến quí tộc. Cha là Nguyễn Danh Kế, từng làm quan đến Án sát, Ngự sử, Anh cả là Nguyễn Tái Tích đỗ phó bảng, làm Ðốc học, sau tham gia ban Tu thư, làm Hiệu trưởng trường Qui Thức, là những tổ chức do Pháp lập ra để đối phó vào phong trào Ðông Kinh nghĩa thục. Mẹ ông là một cô đào hát có tài có sắc, lấy lẽ Nguyễn Danh Kế lúc ông làm Tri phủ Lý Nhân. Từ lúc nhỏ Nguyễn Khắc Hiếu đã theo cha và anh sống ở những nơi họ làm việc, ở Nam Ðịnh, Sơn Tây, Vĩnh Yên.

Tản Ðà từng theo học chữ nho. Ông cũng là một trong những học trò đầu tiên của trường Qui Thức. Ông đi thi mãi nhưng không đỗ đạt gì cả.

Ông là một nhà nho rờii nông thôn ra thành thị. Cuộc sống thành thị lúc bấy giờ đã ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm và thái độ trước cuộc sống hiện tại của ông.

Ông là người đầu tiên đã mạnh dạn bước vào một nghề mới: Nghề viết văn, xem việc sáng tác như một cách kiếm sống "Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng". Ông từng tham gia vào hoạt động báo chí: làm chủ bút cho tờ Hữu Thanh, thành lập tờ An Nam tạp chí. Tản Ðà mất ngày 07 tháng 6 năm 1939 ở Ngã Tư Sở trong cảnh nghèo nàn, túng thiếu.

2. Sự nghiệp sáng tác

Tản Ðà bắt đầu sáng tác từ năm 1913. Ðến năm 1915 ông mới bắt đầu công bố tác phẩm của mình trên tờ Ðông Dương tạp chí"

Tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại :

- Tác phẩm phiên dịch : Ðại học, Ðàn bà Tàu, Kinh thi, Liêu trai chí dị.

- Tác phẩm luận thuyết : Khối tình bản chính, Khối tình bản phụ, Ðài gương.

- Thơ : Lên sáu, lên tám, Khối tình con I, II

- Tiểu thuyết và truyện ngắn : Giấc mộng con, Giấc mộng lớn, Thề non nước, Trần ai tri kỷ, Kiếp phong trần.

- Kịch : Thần tiền.

Lúc sinh thời Tản Ðà rất tự hào về văn xuôi của mình, ông từng nói : "Văn đã nhiều thay lại lắm lối. Thế nhưng độc giả, những người nghiên cứu lại đánh giá cao những tác phẩm thơ của ông.

II.- NỘI DUNG VĂN THƠ CỦA TẢN ĐÀ:

1. Tinh thần dân tộc trong thơ văn Tản Ðà :

Tản Ðà là một nhà nho đứng ngoài cuộc đấu tranh cứu nước của dân tộc lúc bấy giờ. Tuy nhiên, ở ông vẫn tiềm tàng một tình yêu quê hương đất nước thiết tha. Tản Ðà không nâng lòng yêu nước của mình tới mức độ có thể xông vào chiến trận, cùng đồng bào cả nước đánh đuổi kẻ thù xâm lược nhưng Tản Ðà luôn có ý thức lo đời và mong muốn được giúp đời. Tản Ðà thường thắc mắc và cảm thấy lo âu trước tình trạng lạc hậu đáng sơû về kinh tế, xã hội của đất nước.

"Tính năm sinh đã 4000 nghìn dư


Bước tiến hóa lừ đừ sau mọi kẻ".
(Bài hát chúc báo sống)

Ông rất đau xót khi nhận ra sự suy tàn của Hán học, lo lắng cho đạo đức thánh hiền sẽ có ngày đi đến chỗ bị tiêu vong (Hủ nho lo việc đời). Trước thực trạng của đất nước, Tản Ðà cất lời than não nuột :

"Giời chưa mở mắt biết mai sau thế nào
Bây giờ đất thấp mà giời cao !"
(Sẩm chợ)

Ông luôn tiếc nuối quá khứ vàng son của dân tộc. Bài "Con quốc và con chẫu chuộc" đã thể hiện điều này :

"Bờ ao trên bụi có con quốc
Ở dưới lại có con chẫu chuộc
Hai con cùng ở cùng hay kêu
Một con kêu thảm một con kêu nhuốc
Chuộc kêu đắc ý gặp tuần mưa
Quốc kêu đau lòng thương xuân qua
Cùng một bờ ao, một bụi rậm
Phong cảnh không khác tình khác xa".

Ông nhớ về những chiến công hiển hách của tổ tiên

"Ôi ! Lý Trần Lê đâu mất cả
Mà thấy hươu nai đứng đỉnh chơi".
(Chơi trại hàng hoa)

Có những lúc ông còn công nhiên ca ngợi những người anh hùng dân tộc đương thời (viếng Ðình Công Tráng). Ông đã tỏ rõ thái độ căm thù đối với những kẻ bán nước, làm tay sai cho giặc. Ông từng làm thơ mỉa mai Hoàng Cao Khải.

"Hoạ mi, ai vẽ nên mi ?
Trông mi mi đẹp, hót thì mi hay
Ai đưa mi đến chốn này ?
Nước trong gạo trắng mi ngày ăn chơi
Lồng son cửa đỏ thảnh thơi
Mi bay mi nhảy sướng đời nhà mi
Nghĩ cho mi cũng gặp thì
Rừng xanh mi có tiếc gì nữa không".
(Chim hoạ mi trong lồng)

Ông châm biếm những kẻ theo giặc :

"Anh tiếc cho em phận gái má đào
Tham đồng bạc trắng mà gán mình cho chú Tây đen"
(Cô Tây đen)

Với ý thức lo đời và mong muốn đóng góp cho đời Tản Ðà luôn đi tìm giải pháp cứu nước. Ðể thực hiện được việc lớn Tản Ðà đã đi tìm người đồng chí cùng với mình gánh vác trọng trách đối với non sông nhưng tìm mãi mà không thấy.

"Chung quanh những đá cùng cây
Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm"
(Vô đề)

Trước hoàn cảnh hiện tại của đất nước, Tản Ðà nhận thấy cần phải có sức mạnh của đoàn kết mới có thể xoay trở được tình thế, cho nên ông đã cất lời kêu gọi.

"Lúc thủy tai, này ai ơi !
Quý tiếc thương yêu lấy giống nòi
Con cháu rồng tiên khi đã bỉ
Ðừng nên rẻ rúng bỏ nhau hoài !"

Tản Ðà đã đưa ra chủ trương cứu nước bằng con đường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ông rất tin vào giải pháp này. Trong bài viết "Một cuộc đấu tranh của người An Nam sẽ khởi đầu từ năm Ðinh Mão" đã thể hiện rõ nhiệt tình và sự tin tưởng của ông: "Hỡi quốc dân An Nam, nước An Nam từ năm Ðinh Mão này trở về trước, cái hay cái dở có chép ở sử sách, chúng ta đều đã biết, nước An Nam từ năm Ðinh Mão trở về sau, chúng ta chưa biết ra sao vậy. Cái vận mạng của nước ta sau này hay dở hoặc nhiên có tiền định, thế nào chúng ta cũng phải hết sức tiến thủ, tức như trong nhà có bố mẹ ốm không thể tính số vận, mà kiếm thuốc là cần". Phương thuốc mà Tản Ðà nói ở chính là phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến, là phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Bên cạnh đó, Tản Ðà còn đưa ra thuyết thiên lương với mục đích cứu đời: Ông cho rằng xã hội loạn lạc, nền đạo đức phong kiến bị suy thoái là bởi thiên lương của con người đã bị đánh mất. Ông tự nhận là người được trời sai xuống trần gian, mang thiên lương đến nhân loại nhằm cứu nguy cho xã hội.

"Trời rằng không phải là trời đày


Trời định sai con một việc này
Là việc thiên lương của nhân loại
Cho con xuống thuật cùng đời hay"

Tản Ðà không nâng lòng yêu nước của mình tới mức độ có thể xông vào cuộc đấu tranh cho đất nước nhưng Tản Ðà cũng tỏ ra có một nỗi lo lắng muốn giúp ích cho đời, mặc dù nỗi lo lắng đó không đi đến đâu, thậm chí còn đầy mâu thuẫn. Nỗi lo lắng của Tản Ðà thể hiện ở ý thức muốn muốn đem tài văn chương của mình ra giúp đời, muốn làm cho văn chương của mình "Có bóng mây hơi nước đến dân xã" (Giấc mộng con I). Tờ An Nam tạp chí ra đời cũng để thực hiện chí hướng ấy. Vốn là đồ đệ của Khổng, Mạnh, Tản Ðà muốn dùng đạo đức phong kiến cứu vãn xã hội đang trụy lạc trước mắt. Vì thế ông đã viết Ðài gương, dịch Ðài gương truyện, viết lên sáu, lên tám, nhằm củng cố trật tự gia đình để đi đến củng cố trật tự xã hội.

Tản Ðà là một người có chí hướng, hoài bão lớn, nhưng hoàn toàn bất lực. Tất cả những giải pháp của ông đều không đưa đến kết quả tốt đẹp. Cuối cùng ông chỉ còn có thể tưởng tượng về một xã hội lý tưởng. "Cõi đời mới" của Tản Ðà trong "Giấc mộng con II" không có chợ búa, không có tiền bạc, cảnh sống rất vui, "Không có sự thiên tai, không có sự địa biến, không có sự trộm cướp, không có sự án tù, không có sự kiện cáo, không có sự buôn danh bán lợi không có câu thế thái nhân tình. Ngoài sự lo ăn lo dùng, chỉ chuyên ý suy cầu nhẽ tiến hóa". Ðây là một bằng chứng Tản Ðà là một người luôn ôm ấp trong lòng giấc mơ tốt đẹp về cuộc đời, cũng có thể xem đó là một nét lãng mạn tích cực.

Nhìn chung, Tản Ðà có một tinh thần dân tộc cao, được thể hiện ở lòng yêu nước, nỗi lo đời của ông. Có điều những tình cảm ấy còn mang tính chung chung, mơ hồ. Hơn nữa, Tản Ðà cũng không dám nói thẳng mà Tản Ðà thường phải ngụy trang bằng nhiều hình thức khác nhau, khi nói về tấm lòng của mình đối với quê hương đất nước. Tản Ðà cũng là một người có nhiều mâu thuẫn trong tư tưởng, lòng yêu nước của ông thể hiện chưa thật rõ ràng và nhất quán.

2. Tư tưởng lãng mạn thoát ly trong thơ văn Tản Ðà

2.1- Một số biểu hiện của tư tưởng lãng mạn thoát ly :

Lãng mạn thoát ly là khuynh hướng chủ yếu trong thơ văn Tản Ðà. Ông xuất thân từ tầng lớp phong kiến đang thời suy thoái. Bản thân sống ở thành thị, gần gũi với tầng lớp tiểu tư sản bất lực lưng chừng, ông lại đứng ngoài các cuộc đấu tranh của dân tộc. Cuộc đời ông phải trải qua nhiều thất bại, éo le nên tư tưởng trở nên tiêu cực thoát ly, điều này được thể hiện qua nhiều khía cạnh.

Thơ văn Tản Ðà nói nhiều đến chữ sầu: Tản Ðà đã xướng lên một nỗi buồn đặc biệt, lãng mạn. Cái buồn của Tản Ðà là nỗi buồn thầm kín, như nằm tận đáy sâu của lòng người có thể bật dậy bất cứ lúc nào. Nó không sầu não, tang tóc nhưng da diết, khó nguôi. Tản Ðà buồn bởi các nguyên nhân :

+ Buồn về thân phận tài tình của mình, của những người cùng cảnh ngộ :

"Ngắn dài sáu lớp mươi câu hát


Vui khóc năm canh một cuộc đời
Cũng muốn thôi đi thôi chửa dứt
Tài tình lụy lắm bạn tình ơi !"
(Ðề tuồng Tây Thi)

+ Buồn vì thời thế thay đổi, ông lại bất lực trước hoàn cảnh, mộng giúp đời không thành.

- Thơ văn Tản Ðà nói nhiều đến chữ tình. Tản Ðà thường viết về nỗi lòng của một kẻ cô đơn, bơ vơ, khao khát yêu thương. Thơ văn ông thường đề cập đến tình yêu đôi lứa, kiểu tình yêu thật sự lãng mạn. Ðó không phải là tình vợ chồng, tình yêu trong tác phẩm của ông không đi đến hôn nhân. Ông thường nói đến tình yêu ban đầu dang dở. Ông kể lại những kỉ niệm về tình yêu, những đau khổ trong tình yêu... Nói chung, tình yêu trong sáng tác Tản Ðà là tình buồn, tình sầu, tình hoài nhớ. Ðó cũng chính là những nội dung phổ biến của văn học lãng mạn tư sản. Ðây là lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, một nhà nho đã cất bút viết về những mối tình của mình, những diễn biến, những cảm nghĩ về tình yêu... Viết để lưu lại hình bóng cũ, mãi mãi không thể phai mờ được, để ghi nhớ những gương mặt thân thương...



tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương