KẾ hoạch dạy học bài giảng điện tử e-learning Môn Lịch sử khối lớp 4 Bài 7: “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”



tải về 58.55 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích58.55 Kb.
#6092


KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Bài giảng điện tử E-Learning - Môn Lịch sử khối lớp 4

Bài 7: “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Sau bài học, học sinh hiểu được:

+ Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực gây ra chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước (năm 968).



2. Kĩ năng

- Rèn tính tích cực, chủ động của người học.

- Khả năng tư duy độc lập.

3. Giáo dục

- Lòng tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của ông cha ta.

- Lòng yêu thích môn Lịch sử

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. TRANG GIỚI THIỆU

II. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- GV nêu mục tiêu bài học trên slide.

III. ÔN LẠI BÀI CŨ (Câu hỏi tương tác)

1. Câu hỏi 1: Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên gọi là gì?

A) Nước Văn Lang

B) Nước Âu Lạc

C) Cả A và B đều đúng

2. Câu hỏi 2:

Đố ai nêu lá Quốc kỳ
Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời
Yếm, khăn đội đá vá trời
Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân?
(Là ai?)

A) Hai Bà Trưng

B) Ngô quyền

C) Tô Định

D) Thi Sách

3. Câu hỏi 3:

Đố ai trên Bạch Đằng Giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập, giữa trời vung lên?
(Là ai?)

A) Thi Sách

B) Kiều Công Tiễn

C) Ngô Quyền

D) Hoằng Tháo

4. Câu hỏi 4: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

A) Chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn 1000 năm nhân dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.

B) Mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

C) Tất cả các ý trên đều đúng

IV. GIỚI THIỆU BÀI MỚI

- Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hơn một nghìn năm nước ta bị phong kiến phương Bắc Đô Hộ. Thế nhưng sau khi Ngô Quyền mất, đất nước lại rơi vào cảnh loạn lạc chiến tranh liên miên, nhân dân vô cùng cực khổ. Trong hoàn cảnh đó, cần phải thống nhất đất nước. Vậy ai là người đã làm được điều này? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

- Bài 7: “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”

V. PHÁT TRIỂN BÀI

1) Hoạt động 1: Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất

- Giáo viên cho hoc sinh xem video kết hợp hướng dẫn học sinh tìm hiểu tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất:

+ Triều đình lục đục, tranh giành ngai vàng.

+ Đất nước chia cắt 12 vùng, dân chúng đổ máu vô ích.

+ Ruộng đồng bị tàn phá.

+ Quân thù lăm le ngoài bờ cõi.

- Giáo viên cho học sinh quan sát vị trí chiếm đóng của 12 sứ quân trên bản đồ.

2) Hoạt động 2: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân

- Năm 924 tại Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình ngày nay) có một nhân vật xuất chúng hiếm có là ân nhân của dân tộc Việt Nam ra đời. Đó chính là Đinh Bộ Lĩnh. Khi cha Đinh Bộ Lĩnh mất, Đinh Bộ Lĩnh theo mẹ về quê sinh sống.

- Đinh Bộ Lĩnh thông minh, lanh lợi, hoạt bát đã thích nghi ngay với môi trường sống:

+ Thường chơi với trẻ chăn trâu.

+ Bắt bọn trẻ khoanh tay làm kiệu để ngồi cho chúng rước

+ Lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau.

+ Trẻ con xứ ấy đều nể sợ, tôn làm anh.

- Khi lớn lên Đinh Bộ Lĩnh:

+ Là một người có khí phách phi thường

+ Có tài thao lược

+ Nung nấu ước mong lập nên nghiệp lớn

- Đứng trước tình hình không còn chính quyền trung ương nên nhiệm vụ đặt ra cần phải thực hiện đó chính là thống nhất đất nước và Đinh Bộ Lĩnh là người thực hiện sứ mệnh cao cả ấy.

- Đinh Bộ Lĩnh đã khôn khéo:

+ Xây dựng lực lượng ở vùng Hoa Lư.

+ Liên kết với một số sứ quân rồi đem quân đi đánh các sứ quân khác.

+ Được nhân dân ủng hộ nên ông đánh đâu thắng đó.

- Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn. Lên ngôi Hoàng Đế (Đinh Tiên Hoàng), đóng đô ở Hoa Lư (huyện Hoa Lư, Ninh Bình), đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn), niên hiệu là Thái Bình.

- Đất nước thái bình đúng như mong muốn của nhân dân. Dân lưu tán trở về quê cũ. Đồng ruộng trở lại xanh tươi, người người xuôi ngược buôn bán.

- Để khắc sâu kiến thức giáo viên cho học sinh làm một bài tập nhỏ:

+ Câu hỏi: Tình hình đất nước trước và sau khi thống nhất :



CỘT 1

CỘT 2

Bị chia cắt thành 12 vùng (1)

A. TRƯỚC KHI THỐNG NHẤT

Làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá, dân nghèo khổ, đổ máu vô ích (2)

Đất nước quy về một mối (3)

B. SAU KHI THỐNG NHẤT

Lục đục (4)

Ruộng đồng trở lại xanh tươi, nhân dân ấm no, hạnh phúc. (5)

- Nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn của ông, để tỏ lòng biết ơn nhân dân đã xây đền thờ ông ở Hoa lư, Ninh Bình trong khu di tích cố đô Hoa Lư xưa.

- Ngoài ra tên của ông được đặt tên cho nhiều con đường, trường học.

- Đặt biệt hằng năm nhân dân ta tổ chức các lễ hội để tôn vinh và tưởng nhớ đến ông.

- Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ và giúp học sinh tìm được tỉnh Ninh Bình.

- Để giúp các em hiểu thêm về truyền thống lịch sử, văn hóa, hiểu thêm về quê hương Đinh Bộ Lĩnh cô sẽ hướng dẫn các em tham gia một hành trình -> Hành trình xuyên Việt

VI. CỦNG CỐ - DẶN DÒ

1. Củng cố

- Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: “Thử tài bạn”, nhằm khắc sâu lại kiến thức cho học sinh.

+ Câu hỏi 1: Quê hương Đinh Bộ Lĩnh ở đâu?

A) Ở Đường Lâm, Hà Tây.

B) Ở Hoa Lư, Ninh Bình.

C) Ở Mê Linh, Vĩnh Phúc.

+ Câu hỏi 2: Đinh Bộ Lĩnh có công gì?

A) Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán.

B) Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

C) Cả 2 ý trên đều đúng.

+ Câu hỏi 3: Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh làm gì?

A) Xã Dục Tú Trở vê Hoa Lư làm thường dân.

B) Lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.

C) Đưa hậu duệ của Ngô Quyền lên ngôi vua.

+ Câu hỏi 4: Đời sống nhân dân dưới thời Đinh Bộ Lĩnh có gì thay đổi so với thời "loạn 12 sứ quân"?

A) Đời sống nhân dân tiếp tục đói khổ vì mất mùa.

B) Nhân dân không còn phiêu tán, họ trở về với quê hương làm ruộng, đời sống nhân dân ấm no.

C) Nhân dân chịu sưu cao thuế nặng của chính quyền phong kiến mới.



2. Dặn dò

- Các em cần ghi nhớ:

+ Ngô Quyền mất. Đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực phong kiến gây nên trong hơn hai mươi năm.

+ Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước (năm 968),

- Cho học sinh xem phim (cổ tích Việt Nam) “Vua cờ lau” (Một lần nữa khắc sâu lại kiến thức và tạo cảm giác thích thú cho học sinh) .

- Xem lại bài: “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”

- Chuẩn bị trước bài 8: “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 981)”

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO

VIII. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN


- Xem thông tin

- Xem mục tiêu

- Đáp án: A

- Đáp án: A

- Đáp án: C

- Đáp án: C

- Lắng nghe

- Xem video và lắng nghe giáo viên hướng dẫn

- Quan sát

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Suy nghĩ làm bài tập

-> A: 1, 2, 4

-> B: 3,5

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Xem video

- Tham gia trò chơi

- Đáp án: B

- Đáp án: B

- Đáp án: B

- Đáp án: B

- Lắng nghe và ghi nhớ

- Xem phim

- Lắng nghe

- Xem







NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Hạ Lý



tải về 58.55 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương