Microsoft Word 12-ts-le tran tieu truc(82-91)012


Hình 2: Cách xử lý nước thải ao nuôi của 30 hộ phỏng vấn tại mỗi tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau



tải về 452.53 Kb.
Chế độ xem pdf
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu11.06.2022
Kích452.53 Kb.
#52321
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13
12-TS-LE TRAN TIEU TRUC(82-91)012

Hình 2: Cách xử lý nước thải ao nuôi của 30 hộ phỏng vấn tại mỗi tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau
(tỷ lệ % hộ được phỏng vấn) 
3.3.2 Quản lý và xử lý bùn thải ao nuôi 
Kết quả khảo sát tại Sóc Trăng và Bạc Liêu có 
2 loại hình được sử dụng là ủi bùn và sên/vét bùn. 
Trong đó, loại hình cải tạo ao nuôi được lựa chọn 
nhiều nhất là ủi bùn (lần lượt chiếm 90% và 
93,3%), các hộ còn lại thực hiện sên/vét bùn. Vì 
hình thức ủi bùn có chi phí thấp hơn so với sên/vét 
bùn nên được nhiều người nuôi lựa chọn. Tại Cà 
Mau thực hiện cải tạo ao nuôi bằng cả 3 hình thức: 
sên/vét, ủi bùn và hút/sịt bùn. Trong đó, phương 
pháp được sử dụng nhiều nhất là sên/vét bùn, bởi 
theo người dân loại hình sên/vét bùn làm sạch được 
bùn đáy ao nhiều hơn 2 loại kia. Lượng bùn sên/vét 
sẽ được thải trực tiếp lên khu chứa bùn hoặc có thể 
ủi lên bờ để đắp cho bờ cao hơn (vào mùa nắng).
Trung bình có 6/30 hộ ở Sóc Trăng, 1/30 hộ ở 
Bạc Liêu và 23/30 hộ ở Cà Mau có khu chứa bùn 
do đó đa số người dân ủi bùn lên bờ phơi bỏ. Tại 
tỉnh Sóc Trăng theo người dân cho biết chính 
quyền địa phương quản lý rất chặt chẽ lượng bùn 
ao nuôi nên 100% hộ nuôi đều không xả thải bùn 
xuống sông mà thực hiện sên vét ao 1 lần/năm 


Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Tập 54, Số 1B (2018): 82-91 
88 
(10% hộ), và ủi bùn (90% hộ) để cải tạo ao nuôi. 
Lượng bùn sau khi ủi sẽ được thải trực tiếp lên khu 
chứa bùn hoặc có thể ủi lên bờ để đắp cho bờ cao 
hơn (vào mùa nắng). Tại tỉnh Bạc Liêu, chỉ có 
6,7% hộ sử dụng biện pháp sên/vét bùn còn đa số 
hộ dân đều ủi bùn lên bờ (93,3%) (Hình 3) do 
không có khu chứa bùn thải. Riêng tỉnh Cà Mau, 
trên thực tế diện tích khu chứa bùn của người nuôi 
nhỏ không đủ để chứa hết lượng bùn sên/vét lên, 
nên người nuôi có một cách là khi sên/vét bùn vào 
khu chứa bùn thì tạo một đường rãnh nhỏ cho 
lượng bùn chảy trực tiếp ra sông. Điều này làm ảnh 
hưởng đến chất lượng nguồn nước trên sông và làm 
tăng quá trình lây lan mầm bệnh cho tôm nuôi do 
vật chất hữu cơ, đạm (N), lân (P) tích lũy trong 
nước thải và bùn thải từ ao nuôi. Đánh giá của 
Briggs and Funge-Smith (1994) ghi nhận khả năng 
sử dụng N, P của tôm thấp, tương ứng chỉ khoảng 
21% N và 6% P từ thức ăn cung cấp, còn lại tích 
lũy trong bùn (31% N và 84% P), phần còn lại 
trong nước. Trong đó, 22% N và 7% P được xả thải 
qua quá trình thay đổi nước trong vụ nuôi và 13% 
N và 3% P qua quá trình thải nước cuối vụ nuôi. 
Qua đó cho thấy bùn đáy ao nuôi là bể tích lũy chủ 
yếu lượng N, P từ thức ăn thừa và chất thải của 
tôm. Ngoài ra, bùn còn chứa lượng lớn chất hữu cơ 
(63%) và chất rắn (93%). Nguyễn Văn Mạnh và 
Bùi Thị Nga (2014) đã ghi nhận được một vụ tôm 
thâm canh tại Cà Mau, lượng bùn thải là 111-137 
m
3
bùn/ha/vụ, trong đó lượng hữu cơ trung bình 
1,35-2,2 tấn/ha/vụ; tổng đạm Kjeldahl trong 
khoảng 33-79,8 kg/ha/vụ và lân tổng là 24,7-50,2 
kg/ha/vụ. Nếu bùn đáy ao tôm không được quản lý 
và xử lý triệt để thì lượng chất hữu cơ, đạm, lân 
này sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường lân cận. 
Ngoài ra, dư lượng một số chất kháng sinh như 
Trimethoprim, Sulfamethoxazole, Norfloxacin và 
Oxolinic acid đều được tìm thấy trong nước và bùn 
đáy ở các ao nuôi tôm. Những hóa chất này đi vào 
hệ sinh thái rừng ngập mặn ảnh hưởng nghiêm 
trọng đến hệ động thực vật tại đây đồng thời gây 
mất cân bằng sinh thái và suy thoái khu sinh thái 
vùng ven biển. Hơn nữa, việc sử dụng nhiều hóa 
chất sẽ tạo ra những dòng vi khuẩn kháng thuốc, 
hình thành dịch bệnh khó trị. Như vậy, có thể thấy 
việc sử dụng nhiều các loại thuốc, hóa chất, đặc 
biệt là các loại thuốc kháng sinh trong nuôi tôm có 
thể dẫn đến những tác động tiêu cực không nhỏ cho 
môi trường vùng nuôi (Le and Munekage, 2004). 
Giữa 3 địa phương khảo sát, người nuôi tôm ở 
Bạc Liêu ít quan tâm đến việc xử lý và quản lý 
nước thải (Hình 2) và bùn thải (Hình 3) so với 2 
tỉnh còn lại. Đây có thể là nguyên nhân làm cho 
sản lượng thu được ở các hộ nuôi tỉnh Bạc Liêu 
thấp hơn 2 tỉnh còn lại và làm giảm tỉ suất lợi 
nhuận của các hộ nuôi ở Bạc Liêu (Bảng 5). 

tải về 452.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương