MỤc lục phần II: thực trạng ngành hàng không việt nam 11


PHẦN III: XU HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA GTVT HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030



tải về 0.91 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.91 Mb.
#2156
1   2   3   4   5   6   7   8   9

PHẦN III: XU HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA GTVT HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030


  1. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
  1. Cơ sở dự báo


  • Chính sách tăng cường tự do hóa vận tải hàng không mà Việt Nam đã công bố, triển khai thỏa thuận với các đối tác trên cơ sở song phương, đa phương;

  • Thị trường hàng không thống nhất ASEAN (ASAM) với các thỏa thuận tự do hóa thương quyền 3, 4 và 5 trong ASEAN đã chính thức được thực thi trong khuôn khổ các quốc gia thành viên ASEAN;

  • Dự báo GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020 của các tổ chức tài chính thế giới như WB, IMF là xấp xỉ 7%/năm, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016 của Quốc hội là 6,7%. Theo đánh giá của ICAO, Boeing và Airbus, tỷ lệ co giãn giữa tăng trưởng vận tải hàng không và GDP trung bình là 1.6 lần.

  • Kế hoạch đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đã được Bộ Chính trị, Quốc hội thông qua chủ trương cho phép tiến hành để đưa vào khai thác từng giai đoạn sau năm 2020;

  • Tỷ lệ tăng trưởng vận chuyển hành khách, hàng hóa giai đoạn 10 năm (2005-2015) và 5 năm (2010-2015) luôn duy trì mức tăng trưởng 13-15%/năm.
  1. Phương pháp dự báo


Công tác dự báo vận tải hàng không được thực hiện thông qua 3 nhóm phương pháp chính:

+ Nhóm phương pháp hồi quy tuyến tính: trên cơ sở số liệu lịch sử của tổng thị trường, thị trường quốc tế/nội địa, dự báo theo đường bay, thị trường, từng Cảng hàng không..., các hình thái tương tự để thực hiện dự báo (phương pháp từ dưới lên- Bottom Up) và dự báo trên cơ sở vĩ mô, sử dụng tỷ lệ co giãn GDP... (phương pháp từ trên xuống- Top Down);

+ Nhóm phương pháp chuyên gia: đánh giá, dự báo trên cơ sở thực tế cơ sở hạ tầng, các chính sách vận tải hàng không theo từng giai đoạn, các xu thế hội nhập, các kế hoạch trọng điểm về đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng hàng không...;

+ Kết hợp cả hai phương pháp nói trên.



Trong bản điều chỉnh quy hoạch, số liệu, tỷ lệ tăng trưởng dự báo của thị trường vận chuyển hàng không được thực hiện theo hướng kết hợp 2 phương án, trong đó, phương pháp chuyên gia đóng vai trò chủ yếu. Phương án được chọn là tổng hợp xu hướng chung nhất giữa tốc độ tăng trưởng vận tải hàng không theo đánh giá và xu hướng tăng trưởng vận tải hàng không theo các số liệu lịch sử.
  1. Các số liệu dự báo


  • Dự báo tổng thị trường

  • Về vận tải hành khách:

    Giai đoạn:

    2015-2020

    2020-2030

    Tốc độ tăng trưởng bình quân:

    13,9%

    13,5%










    Năm:

    2020

    2030

    Tổng thị trường hành khách:

    76,5

    triệu khách

    204,3

    triệu khách

  • Về vận tải hàng hóa:

Giai đoạn:

2015-2020

2020-2030

Tốc độ tăng trưởng bình quân:

13,2%

15,8%










Năm:

2020

2030

Tổng thị trường hàng hóa:

1,5

triệu tấn

6,3

triệu tấn




  • Dự báo sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam

  • Về sản lượng vận tải hành khách:

    Giai đoạn:

    2015-2020

    2020-2030

    Tốc độ tăng trưởng bình quân:

    14%

    9,8%










    Năm:

    2020

    2030

    Sản lượng vận tải hành khách:

    59,9

    triệu khách

    152

    triệu khách

  • Về sản lượng vận tải hàng hóa:

Giai đoạn:

2015-2020

2020-2030

Tốc độ tăng trưởng bình quân:

10,7%

13,4%










Năm:

2020

2030

Sản lượng vận tải hàng hóa:

0,5

triệu tấn

1,4

triệu tấn




  • Dự báo sản lượng thông qua các cảng hàng không

  • Về sản lượng hành khách thông qua:

    Giai đoạn:

    2015-2020

    2020-2030

    Tốc độ tăng trưởng bình quân:

    14,2%

    10,2%










    Năm:

    2020

    2030

    Sản lượng hành khách thông qua:

    122,2

    triệu khách

    321,9

    triệu khách

  • Về sản lượng hàng hóa thông qua:

Giai đoạn:

2015-2020

2020-2030

Tốc độ tăng trưởng bình quân:

12,8%

15,3%










Năm:

2020

2030

Sản lượng hàng hóa thông qua:

1,76

triệu tấn

7,28

triệu tấn

  • Năng lực điều hành bay của toàn hệ thống:

  • Năm 2020: 1,5 triệu lần chuyến.

  • Năm 2030: 2,5 triệu lần chuyến

  • Dự báo sản lượng điều hành bay

Giai đoạn:

2015-2020

2020-2030

Tốc độ tăng trưởng bình quân:

6,47%

6%










Năm:

2020

2030

Sản lượng điều hành bay:

0,8-1,0 triệu lần chuyến

1,2 triệu

lần chuyến










  1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN VÀ CHÍNH SÁCH

  1. Quan điểm phát triển

  • Xây dựng Ngành Hàng không dân dụng trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước; tham gia nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền, cảnh giới vùng trời quốc gia; một trong những ngành đi đầu trong việc góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng, địa phương, đặc biệt là miền núi, hải đảo.

  • Phát triển nhanh song song với bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối hoạt động HK trên tất cả các lĩnh vực: vận chuyển HK, đảm bảo hoạt động bay, khai thác cảng HK, sân bay.

  • Phát triển đội tàu bay, kết cấu hạ cảng hàng không, hạ tầng quản lý, bảo đảm hoạt động bay theo hướng đi thẳng vào công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ; đảm bảo cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động có chất lượng, công nghệ và năng lực ngang tầm khu vực và thế giới.

  • Nhà nước ưu tiên, tập trung mọi nguồn lực và tạo mọi điều kiện thuận lợi để duy trì và phát triển các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay theo các tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các hoạt động bay hàng không dân dụng trong các vùng thông báo bay Hà Nội, Hồ Chí Minh đúng với tất cả các cam kết của Việt Nam đối với ICAO và cộng đồng hàng không quốc tế.

  • Đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng không của thị trường đồng thời với việc đảm bảo chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.

  • Phát triển các doanh nghiệp hàng không có đủ năng lực cạnh tranh cả về quy mô và chất lượng dịch vụ. Phát triển đội tàu bay hiện đại và nâng cao tỷ trọng đội tàu bay sở hữu

  • Phát triển nguồn nhân lực, cơ sở đào tạo ngành hàng không đảm bảo tính cân đối, toàn diện và đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, đặc biệt là nhân viên hàng không trình độ cao như phi công, thợ kỹ thuật, kiểm soát viên không lưu.

  • Từng bước phát triển công nghiệp hàng không Việt Nam, đảm bảo năng lực cung ứng đồng bộ, hiện đại các dịch vụ kỹ thuật hàng không; tiến tới tham gia vào dây chuyền quốc tế thiết kế, chế tạo thiết bị tàu bay và các trang thiết bị chuyên ngành.

  1. Mục tiêu phát triển

a) Bổ sung thêm các yêu cầu về hội nhập quốc tế, tham gia nhiệm vụ quốc phòng an ninh bảo vệ chủ quyền, cảnh giới vùng trời quốc gia.

Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- Việt Nam đang trong quá trình chủ động và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc ký kết các hiệp định thương mại tự do, đối tác kinh tế chiến lược; đặt ra những cơ hội và thách thức lớn đối với sự phát triển thị trường hàng không Việt Nam cũng năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp hàng không Việt Nam.

- Khẳng định vai trò quan trọng của ngành hàng không dân dụng là lực lượng dự bị quốc phòng; tham gia trực tiếp vào hệ thống quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền, cảnh giới vùng trời quốc gia, đặc biệt trong giai đoạn tình hình căng thẳng tại Biển Đông.

b) Nhấn mạnh yêu cầu về bảo đảm an toàn, an ninh hàng không, không để xảy ra tai nạn hàng không. Phát triển hàng không dân dụng đồng thời với tăng cường bảo vệ môi trường.



Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- Đảm bảo an toàn, an ninh hàng không luôn là vấn đề sống còn, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành; cần bổ sung mục tiêu tối cao là không để xảy ra tai nạn hàng không.

- Bổ sung mục tiêu phát triển hàng không dân dụng gắn liền với bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững theo yêu cầu của chiến lược phát triển bền vững và yêu cầu của Liên Hợp quốc, ICAO.

c) Bổ sung yêu cầu phát triển nhanh thị trường hàng không Việt Nam đứng thứ 4 trong ASEAN trước năm 2030 và thứ 3 trong ASEAN trước năm 2050; phát triển vận tải đa phương thức và các trung tâm dịch vụ logistic tại các cảng hàng không quốc tế cửa ngõ chính.



Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- Hiện tại thị trường hàng không Việt Nam mới chỉ đứng thứ 6 trong ASEAN. Thị trường hàng không Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, lợi thế cạnh tranh và điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển với tốc độ cao, bao gồm sự ổn định chính trị, kinh tế phát triển bền vững, dân số lớn, mức sống được nâng cao, tiềm năng du lịch lớn; sự gia tăng của đầu tư, thương mại, du lịch của quá trình hội nhập quốc tế đã và đang thúc đẩy sự phát triển nhanh của thị trường vận tải hàng không của Việt Nam bao gồm cả nội địa và quốc tế. Do vậy cần đặt mục tiêu phấn đấu vượt qua Philipines và Singapore.

- Bổ sung định hướng phát triển vận tải đa phương thức và các trung tâm dịch vụ logistic nhằm đảm bảo tuân thủ Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

d) Điều chỉnh một số nội dung định hướng về phát triển hệ thống quản lý bay



Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- Cập nhật những điều chỉnh của Kế hoạch không vận khu vực, chuyển đổi sang hệ thống CNS/ATM mới và Chương trình nâng cấp các khối hệ thống hàng không (ASBU) của ICAO; đảm bảo hệ thống dịch vụ bảo đảm hoạt động bay của Việt Nam có chất lượng, công nghệ và năng lực ngang tầm khu vực và thế giới.

đ) Bổ sung yêu cầu về hoàn thiện công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế.



Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về Nhà chức trách hàng không được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và các yêu cầu của ICAO.

e) Từng bước phát triển công nghiệp hàng không Việt Nam, đảm bảo năng lực cung ứng đồng bộ, hiện đại các dịch vụ kỹ thuật hàng không; tiến tới tham gia vào dây chuyền quốc tế thiết kế, chế tạo thiết bị tàu bay và các trang thiết bị chuyên ngành.



Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- Cụ thể hóa mục tiêu phát triển CNHK, trong đó nhấn mạnh bước đi, lộ trình phát triển đồng bộ, hiện đại phù hợp với thực tiễn, các nguồn lực dành cho CNHK.

- Đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế khi Việt Nam tham gia vào các Hiệp ước, Hiệp định quốc tế.

g) Bổ sung yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, cơ sở đào tạo ngành Hàng không đảm bảo tính cân đối, toàn diện và đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành, đặc biệt là nhân viên hàng không trình độ cao như phi công, thợ kỹ thuật, kiểm soát viên không lưu.



Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng cho phát triển ngành hàng không. Cần đào tạo, phát triển, bổ sung kịp thời nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, đảm bảo an ninh, an toàn của ngành hàng không dân dụng Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế.

h) Bổ sung yêu cầu về hoàn thiện công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế.



Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về Nhà chức trách hàng không được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam và các yêu cầu của ICAO.

  1. Các chỉ tiêu phát triển

3.1 Cập nhật bổ sung các chỉ tiêu như sau:

    1. Tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng thị trường hàng không Việt Nam:

  • Tổng thị trường hành khách: 13,5%/năm giai đoạn 2015-2020 và 10,3%/năm giai đoạn 2020-2030.

  • Tổng thị trường hàng hóa: 13,2%/năm giai đoạn 2015-2020 và 15,8%/năm giai đoạn 2020-2030.

    1. Công suất thiết kế và sản lượng thông qua các CHK:

  • Năm 2020:

+ Công suất thiết kế: 113 triệu hành khách và 2,8 triệu tấn hàng hóa.

+ Sản lượng thông qua: 122 triệu hành khách và 1,8 triệu tấn hàng hóa; tăng tương ứng 14,2%/năm về hành khách và 12,8%/năm về hàng hóa giai đoạn 2015-2020.



  • Năm 2030:

+ Công suất thiết kế: 282 triệu hành khách và 10,9 triệu tấn hàng hóa;

+ Sản lượng thông qua: 322 triệu hành khách và 7,3 triệu tấn hàng hóa; tăng tương ứng 10,2%/năm về hành khách và 15,3%/năm về hàng hóa giai đoạn 2020-2030.



    1. Sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam:

  • Năm 2020: 60 triệu hành khách và 70,1 tỷ Hk.Km; 408 nghìn tấn hàng hóa và 6 tỷ T.Km.

  • Năm 2030: 152 triệu hành khách và 144,2 tỷ Hk.Km; 1,4 triệu tấn hàng hóa và 18 tỷ T.Km.

    1. Năng lực điều hành bay của toàn hệ thống:

  • Năm 2020: 1,5 triệu lần chuyến.

  • Năm 2030: 2,5 triệu lần chuyến.

    1. Sản lượng điều hành bay:

  • Năm 2020: 0,8-1 triệu lần chuyến và 1 tỷ km điều hành; tăng 6,47%/năm giai đoạn 2015-2020.

  • Năm 2030: 1,2-1,5 triệu lần chuyến và 1,28-1,6 tỷ km điều hành; tăng 6%/năm giai đoạn 2020-2030.

Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- Phương pháp dự báo:



+ Áp dụng mô hình TREND (mô hình xu hướng tuyến tính) kết hợp phương pháp chuyên gia.

+ Cập nhật, bổ sung số liệu lịch sử của thị trường vận tải hàng không Việt Nam giai đoạn 2005-2015, xác định số liệu gốc tính toán là năm 2015;

+ Dự báo chi tiết từng năm đối với từng CHK, SB trong giai đoạn 2016-2020 và năm 2030, kết hợp tỷ lệ co giãn giữa tăng trưởng hàng không và tăng trưởng GDP (gấp 2-2,5 lần) để đưa ra số liệu tổng thị trường.

- Sản lượng giai đoạn này được dự báo trên cơ sở kế hoạch xây mới đưa vào khai thác các CHKQT Long Thành, Quảng Ninh và nâng cấp, mở rộng các CHKQT khác đặc biệt là CHKQT Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh... Bên cạnh đó, sự tăng trưởng của thị trường phù hợp với xu hướng dự báo của các tổ chức hàng không quốc tế như IATA, ACI, Boeing, Airbus....

- Hiệu quả tích cực của hội nhập Kinh tế quốc tế sâu rộng (TPP, các Hiệp định thương mại tự do (FTA), thị trường hàng không thống nhất ASEAN), chính sách tự do hóa vận tải hàng không trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước.

- Sự phát triển của các hãng hàng không Việt Nam, sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường hàng không nội địa.

- Sự phát triển nhanh của thị trường hàng không trong nhiều năm qua đặt ra yêu cầu phải kịp thời quy hoạch tăng năng lực thông qua của hệ thống CHK.

- Cập nhật lại số liệu điều hành bay theo dự báo phát triển thị trường hàng không của Việt Nam và khu vực.

- Cần quy hoạch tăng khả năng dự phòng cho hệ thống quản lý bảo đảm hoạt động bay nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khai khác, nâng cao năng lực quản lý 2 vùng thông báo bay (FIR) của Việt Nam, tham gia nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền, cảnh giới vùng trời quốc gia.

  1. Bổ sung chính sách phát triển vận tải hàng không theo hướng tự do hóa:

4.1 Quy điểm phát triển:

  • Xây dựng chính sách vận tải hàng không thống nhất, xuyên suốt theo hướng tự do theo các cam kết, thỏa thuận đã đưa ra trong khuôn khổ hợp tác song phương, đa phương.

  • Tiếp tục hội nhập sâu rộng vào thị trường vận tải hàng không thế giới nhằm tạo điều kiện, khuyến khích các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài khai thác các đường bay quốc tế đi/đến Việt Nam.

4.2 Mục tiêu

Tiếp tục đẩy mạnh lộ trình mở cửa bầu trời.



4.3 Nội dung bổ sung

a) Đến 2020:

- Tự do hóa hoàn toàn thương quyền 3 và 4. Mở rộng trao đổi thương quyền 5 trên cơ sở đảm bảo lợi ích của phía Việt Nam. Cho phép khai thác thông qua các hình thức hợp tác liên danh, vận tải đa phương thức; khai thác kết hợp nhiều điểm, bay tam giác.

- Duy trì chính sách và các cơ chế khuyến khích hoạt động bay quốc tế đến Việt Nam. Mở rộng phạm vi áp dụng chính sách đơn phương miễn thị thực nhập cảnh cho công dân các nước có quan hệ du lịch, thương mại, đầu tư khối lượng lớn với Việt Nam.

- Tự do hóa hoàn toàn thị trường vận chuyển hàng không nội địa đối với các hãng hàng không Việt Nam. Xây dựng cơ chế hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến khích các hãng hàng không phát triển các đường bay đến các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu thiết yếu về vận chuyển hàng không công cộng.

- Nhà nước bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng; quản lý chặt chẽ giá dịch vụ chuyên ngành hàng không nhằm đảm bảo phát triển cân đối, đồng bộ hoạt động hàng không dân dụng.

b) Đến 2030:

- Tự do hóa thương quyền 5 trên cơ sở có đi có lại, trừ một số thị trường đặc biệt quan trọng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích của các hãng hàng không Việt Nam.



Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- Chính sách vận tải hàng không cần được hoạch định phù hợp với định hướng phát triển thị trường hàng không Việt Nam, đáp ứng yêu cầu về hội nhập quốc tế và phát triển bền vững của vận tải hàng không; là kim chỉ nam trong công tác đàm phán các hiệp định song phương, đa phương về vận tải hàng không, đảm bảo Việt Nam chủ động thực hiện lộ trình mở của bầu trời của khu vực và thế giới, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho phía Việt Nam.

PHẦN IV: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG ĐẾN NĂM 2030

  1. QUY HOẠCH MẠNG ĐƯỜNG BAY

  1. Quan điểm quy hoạch

  • Xây dựng mạng đường bay phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quy hoạch phát triển kinh tế, du lịch các vùng, miền; quy hoạch phát triển toàn bộ hệ thống GTVT; quy hoạch phát triển hệ thống Cảng hàng không, sân bay toàn quốc; quy hoạch tổng thể của từng Cảng hàng không, năng lực và hiệu quả khai thác của doanh nghiệp vận chuyển hàng không. Phát huy tối đa lợi thế của Việt Nam về tiềm năng du lịch, vị trí địa lý, dân số, mạng cảng hàng không đối với sự phát triển thị trường hàng không.

  • Phát triển thị trường vận tải hàng không Việt Nam theo hướng mở, gắn liền với thị trường vận tải hàng không khu vực và thế giới; khuyến khích các hãng hàng không nước ngoài khai thác đến Việt Nam, tạo sự năng động và thúc đẩy tính cạnh tranh của lực lượng vận tải hàng không Việt Nam. Đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình tự do hóa vận tải hàng không trên cơ sở song phương, đa phương; chủ động hội nhập, tham gia tích cực vào Thị trường hàng không thống nhất ASEAN (ASAM).

  • Chú trọng, khuyến khích phát triển hoạt động vận tải hàng không quốc tế. Mở cửa hoàn toàn thị trường hàng không quốc tế đến các Cảng hàng không quốc tế ngoài Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất/Long Thành (Tp. Hồ Chí Minh).

  • Tiếp tục phát triển mạng đường bay trục nội địa, nội vùng, liên vùng với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại 03 trung tâm là Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Tăng cường các đường bay liên vùng khác từ các điểm ngoài 3 trung tâm trên. Tự do hóa thị trường hàng không nội địa cho mọi hãng hàng không Việt Nam chủ động tham gia khai thác. Xoá bỏ trần giá cước nội địa, trừ các đường bay phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.

  • Khuyến khích thực hiện các hình thức hợp tác thương mại, liên danh, liên doanh... để mở rộng mạng đường bay và kết nối mạng đường bay với các hãng hàng không nước ngoài nhằm mở rộng phạm vi hoạt động.

Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- Điều chỉnh nhằm triển khai lộ trình tự do hóa, mở cửa bầu trời như định hướng, chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời phù hợp với các thỏa thuận song phương, đa phương về tự do hóa đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là việc tham gia Thị trường hàng không thống nhất ASEAN (ASAM).

- Điều chỉnh liên quan đến tự do hóa vận tải hàng không quốc tế tới các Cảng hàng không thứ cấp, tự do hóa thị trường hàng không nội địa.

  1. Mục tiêu

  • Phát triển nhanh thị trường hàng không Việt Nam đứng thứ 4 trong ASEAN trước năm 2030 và thứ 3 trong ASEAN trước năm 2050. Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành trở thành một trong những trung tâm hàng không quốc tế lớn của khu vực. Phát triển mạng đường bay theo mô hình vận tải đa phương thức, đảm bảo việc phát triển cân đối, sự liên kết giữa các loại hình vận tải khác nhau

  • Tiếp tục phát triển mạng đường bay nội địa bao phủ khắp các vùng, miền trọng điểm, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- Hiện tại thị trường hàng không Việt Nam đứng thứ 5 trong ASEAN. Thị trường hàng không Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp tục phát triển với tốc độ cao, bao gồm: ổn định chính trị, kinh tế phát triển bền vững, dân số lớn, mức sống được nâng cao, du lịch ngày càng phát triển là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam; chính sách tự do hóa vận tải hàng không và sự gia tăng của đầu tư, thương mại, du lịch của quá trình hội nhập quốc tế đã và đang thúc đẩy sự phát triển nhanh của thị trường vận tải hàng không của Việt Nam bao gồm cả nội địa và quốc tế. Việt Nam vượt sẽ qua Philipine, Singapore về thị trường.

- CHKQT Long Thành đáp ứng được yêu cầu cấp bách về giảm tải cho CHKQT Tân Sơn Nhất; tăng cường năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành hàng không dân dung Việt Nam trong khu vực theo chủ trương của Quốc hội tại Nghị quyết 94/2015/NQ-QH13.

- Đảm bảo thực hiện, kết nối với Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, đáp ứng yêu cầu về phát triển logistic và vận tải đa phương thức trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

  1. Nội dung điều quy hoạch đến năm 2020

a) Duy trì mô hình “trục-nan”, kết hợp với mô hình “điểm- điểm”.

Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- Phù hợp với nhu cầu phát triển vận tải hàng không của các địa phương có CHK.

b) Bổ sung 01 cửa ngõ quốc tế là Cam Ranh nâng tổng số cửa ngõ quốc tế lên thành 04 Trung tâm (Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh và Tân Sơn Nhất).



Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- CHKQT Cam Ranh có tốc độ phát triển cao, đang là điểm đến thu hút các hãng hàng không quốc tế; trở thành một trong những điểm „trục“ trong mô hình khai thác „trục-nan“, đồng thời trở thành sân bay căn cứ thứ 4 của các hãng hàng không Việt Nam.

c) Chuyển giai đoạn phát triển CHK Chu Lai thành trung tâm chuyển phát nhanh và trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực sang giai đoạn sau 2020; đảm bảo làm sân bay dự bị cho tàu bay cấp 4F.



Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- Quy hoạch phát triển CHK Chu Lai thành trung tâm trung chuyển hàng hóa trước năm 2020 chưa thực hiện được; căn cứ nhu cầu vốn và thực tế phát triển thị trường vận tải hàng hóa, chuyển mục tiêu phát triển CHKQT Chu Lai sang giai đoạn sau 2020.

- Để Nội Bài có thể được nâng cấp, đáp ứng khai thác tàu bay cấp 4F, cần có sân bay dự bị trong phạm vi 30-45 phút bay.

d) Tập trung phát triển mạng đường bay theo mô hình vận tải đa phương thức, đảm bảo việc phát triển cân đối, sự gắn kết chặt chẽ giữa các loại hình vận tải khác nhau.



Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

- Đảm bảo tuân thủ Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Đáp ứng yêu cầu về phát triển logistic và vận tải đa phương thức trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

e) Một số định hướng bổ sung, cập nhật, điều chỉnh như sau:

- Phát triển các đường bay từ CHKQT Long Thành để phát triển CHKQT Long Thành trở thành Trung tâm trung chuyển hành khách của khu vực.

- Phát triển các đường bay quốc tế đến các CHKQT Huế, Cần Thơ, Phú Quốc, Cát Bi, Liên Khương...

- Tiếp tục tăng cường mạng đường bay nội địa; mở mới các đường bay liên vùng, kể cả các đường bay không nối với các trung tâm Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Cam Ranh.

- Mở đường bay chở hàng đi Hoa Kỳ.



Căn cứ, Căn cứ, lý do điều chỉnh điều chỉnh:

  • Phù hợp định hướng Phát triển Cảng HKQT Long thành theo Nghị quyết số 94/2015/QH13.

- Dự báo tăng trưởng sản lượng hàng hóa quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia tham gia TPP trên cơ sở các thỏa thuận tự do hóa thương mại và tăng cường nhu cầu phát triển vận tải đa phương thức, Logistics.

- Phát triển mạng đường bay chở hàng đến Hoa Kỳ để tăng cường kết nếu giữa Việt Nam và Bắc Mỹ.

- Quy hoạch cụ thể việc khai thác đến các Cảng hàng không quốc tế mới để phù hợp với chính sách khuyến khích các hãng hàng không nước ngoài khai thác đến các Cảng hàng không này.

- Điều chỉnh thời điểm để hãng hàng không Việt Nam chính thức mở đường bay chuyên chở hàng hóa đến Hoa Kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế.

  1. Каталог: Resources -> Docs -> QUAN-LY-VAN-TAI
    Docs -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam
    Docs -> Mẫu số 02: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Ban hành nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    Docs -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 52/2009/NĐ-cp ngàY 03 tháng 06 NĂM 2009 quy đỊnh chi tiết và HƯỚng dẫn thi hành một số ĐIỀu của luật quản lý, SỬ DỤng tài sản nhà NƯỚc chính phủ
    Docs -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­
    Docs -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    Docs -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
    Docs -> Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001
    Docs -> QuyếT ĐỊnh số 30/2007/QĐ-ttg ngay 5/3/2007 CỦa thủ TƯỚng chính phủ ban hành danh mục cáC ĐƠn vị HÀnh chính thuộc vùng khó khăn thủ TƯỚng chính phủ

    tải về 0.91 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương