MỤc lục mở ĐẦU 1 phần I. ĐIỀu kiện tự nhiêN, kinh tế, XÃ HỘI 5


I. SỰ CẦN THIẾT RÀ SOÁT VÀ BỔ SUNG QUY HOẠCH THUỶ LỢI TP HÀ NỘI



tải về 3.53 Mb.
trang2/33
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.53 Mb.
#2044
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33

I. SỰ CẦN THIẾT RÀ SOÁT VÀ BỔ SUNG QUY HOẠCH THUỶ LỢI TP HÀ NỘI


Thành phố Hà Nội mở rộng có tổng diện tích tự nhiên là 332.889 ha, với dân số xấp xỉ 6,62 triệu người bao gồm địa giới hành chính của 29 quận, huyện, thị xã.

Từ ngày hoà bình lập lại đến nay, từ những công trình thuỷ lợi sơ khai của hệ thống thuỷ nông Phù Sa, Sông Nhuệ do Pháp xây dựng, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và nhà nước, cùng với sự đóng góp công sức to lớn của nhân dân. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã hình thành một mạng lưới các công trình thuỷ lợi rộng khắp. Hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có đã cơ bản đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, phòng chống lũ lụt và đời sống dân sinh trong điều kiện thời tiết bình thường (không có mưa úng, hạn hán lớn) góp phần cải tạo cả một vùng nông thôn khu vực ngoại thành của thành phố, tạo điều kiện phát triển một nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng của đời sống nhân dân.

Các công trình thuỷ lợi hiện có cũng đã góp phần để cải tạo môi trường, cảnh quan du lịch và phục vụ các ngành kinh tế khác trong giai đoạn hội nhập và phát triển nhất là từ khi thành phố Hà Nội được mở rộng.

Quy hoạch thuỷ lợi trên địa bàn Thành phố và các khu vực có liên quan đã được xây dựng và rà soát bổ sung qua nhiều thời kỳ phù hợp với diễn biến thời tiết, tốc độ phát triển và khả năng đầu tư của từng giai đoạn. Việc thực hiện quy hoạch thuỷ lợi về cơ bản đã đi đúng hướng và đáp ứng các yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân…

Tuy vây, do nhiều nguyên nhân trong quá trình phát triển của đất nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố đã và đang bộc lộ những tồn tại :

+ Do sự biến đổi của khí hậu toàn cầu, diễn biến thời tiết ngày càng bất lợi; hạn hán liên tiếp xảy ra từ năm 2001 đến nay, vụ đông xuân thường hạn hán thiếu nguồn nước tưới. Vụ mùa mưa úng diễn biến bất thường, không theo quy luật chung gây úng ngập trên diện rộng (cụ thể như đợt mưa úng cuối tháng 10 đầu tháng 11 năm 2008).

+ Sự phát triển của cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, khu đô thị nội thành và ngoại thành, khu công nghiệp, dịch vụ…đã và đang làm thay đổi nhiệm vụ và năng lực tưới tiêu, cấp nước của hệ thống công trình hiện có.

+ Sự phát triển đa dạng của nền nông nghiệp hàng hoá trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản đòi hỏi có sự thay đổi về yêu cầu chất lượng cấp nước và thời gian tiêu nước.

+ Hệ thống công trình thuỷ lợi hiện có qua nhiều năm khai thác, do tác động của thiên nhiên và con người cùng với sự hạn chế của nguồn vốn đầu tư hiện đã và đang ở trong tình trạng xuống cấp: Có trên 75% các trạm bơm xây dựng từ trước năm 1990 của thế kỷ 20, máy móc thiết bị cũ nát, công nghệ lạc hậu; hệ thống sông trục tưới tiêu và kênh mương nội đồng bị sụt sạt, bồi lắng, thu hẹp dòng chảy, tình trạng vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình ngày càng nghiêm trọng.

+ Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, trước sức ép của sự gia tăng dân số. Yêu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí, yêu cầu giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước, sự phát triển ngày càng tăng của các khu đô thị , dân cư… Hệ thống công trình thuỷ lợi không đơn thuần chỉ phục sản suất nông nghiệp mà còn phải phục vụ đa mục tiêu tạo điều kiện phát triển cho các ngành kinh tế khác.

Từ những lý do trên, việc rà soát và bổ sung quy hoạch phát triển thuỷ lợi của thành phố Hà Nội với khung quy hoạch từ nay đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là hết sức cần thiết. Quy hoạch thuỷ lợi lần này cần được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các định hướng quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội và các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch giao thông, xây dựng, quy hoạch thoát nước của thành phố đáp ứng các yêu cầu phát triển của thủ đô Hà Nôi từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo.

II. CÁC CĂN CỨ ĐỂ RÀ SOÁT VÀ BỔ SUNG QUY HOẠCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI


1. Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan;

2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2011;

3. Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 20502030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011;

4. Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

5. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) thành phố Hà Nội - dự thảo lần thứ 7;

5. Quyết định 92/2007/QĐ-TTg ngày 21/6/2007 về Quy hoạch Phòng chống lũ hệ thống sông Hồng – sông Thái Bình.

6. Quyết định số 937-QĐ-TTg ngày 1/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tiêu hệ thống sông Nhuệ;

7. Nghị định số 04/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện việc bãi bỏ việc sử dụng các khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống sông Hồng;

8. Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Định hướng chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam;

9. Quy hoạch Phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được HĐND Thành phố thông qua;

10. Rà soát Quy hoạch Phòng chống lũ và đê điều sông Đáy do Bộ Nông nghiệp và PTNT (bản trình Chính phủ 3/2012);

11. Dự án tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích từ Lương Phú – Thành phố Hà Nội, do UBND Thành phố Hà Nội lập năm 2009;

12. Chương trình số 02-CTR/TU ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Thành uỷ Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015;.

13. Quyết định số 3319/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020”;

14. Quyết định số 474/QĐ-UBND về việc duyệt định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới sản xuất rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020.

15. Quy hoạch thoát nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (dự thảo 2/2012).

16. Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng đồng bằng sông Hồng trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng (dự thảo 12/2011).

17. Quyết định số 3458/QĐ-UBND ngày 13/7/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt nhiệm vụ lập dự án Quy hoạch hệ thống Thủy lợi Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

18. Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


Каталог: uploads -> files
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> Btl bộ ĐỘi biên phòng phòng tài chíNH
files -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
files -> BỘ NÔng nghiệP
files -> PHỤ LỤC 13 MẪU ĐƠN ĐỀ nghị HỌC, SÁt hạch đỂ CẤp giấy phép lái xe (Ban hành kèm theo Thông tư số 46/2012/tt-bgtvt ngày 07 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ gtvt) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> TRƯỜng cao đẲng kinh tế KỸ thuật phú LÂm cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CHƯƠng trình hoạT ĐỘng lễ HỘi trưỜng yên năM 2016 Từ ngày 14 17/04/2016
files -> Nghị định số 79/2006/NĐ-cp, ngày 09/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược
files -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa được ai bảo vệ ở bất kỳ học vị nào
files -> BẢng tóm tắt quyền lợI, phạm VI, CÁC ĐIỂm loại trừ VÀ HƯỚng dẫn thanh toán bảo hiểm của hợP ĐỒng nguyên tắc tập thể ngưỜi thân cbcnv vsp

tải về 3.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương