MỤc lục error: Reference source not found danh mục các bảng biểU 3 danh mục các hình 4



tải về 1.02 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.02 Mb.
#30786
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11


Nguồn: - UBND xã Dương Liễu và kết quả phỏng vấn

- Cách tính tải lượng nước thải và rác thải dựa theo Đặng Thị Kim Chi, “Làng nghề Việt Nam và môi trường”, 2005, tr 267, 268 (Xem phụ lục 2)
2.3.2. Ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội.

a. Địa hình:

Dương Liễu là xã thuộc vị trí bồi đắp của sông Đáy với hơn 400 ha diện tích đều là dạng địa hình đồng bằng. Hiện nay, có thể chia địa hình của xã một cách tương đối thành 2 miền: Miền đồng và miền bãi. Địa hình có dạng thoải dần từ đê sông Đáy về hai phía đông và tây, điều này cũng là một trong những nguyên nhân góp phần vào sự khác nhau về mức độ ô nhiễm giữa các miền trên do độ dốc khác nhau.

Đặc điểm trên đã gây một khó khăn cho làng nghề trong việc chọn vị trí xây dựng mặt bằng cho quy hoạch tập trung sản xuất. Có phần miền đồng và miền bãi là hai khu vực khả thi nhất nhưng hai vùng này lại nằm trong vùng thoát lũ ven sông Đáy. Hiện nay, hai dự án vẫn đang trong quá trình xét duyệt và nếu vẫn quyết định xây dựng thì sẽ phải tính đến các phương án dự phòng tai biến có thể xảy ra.

Mặt khác, khu vực miền đồng có diện tích rộng hơn 100 ha, chủ yếu trồng lúa, thông thoáng, thu hút các hộ làm nghề tận dụng khu vực này để phơi sản phẩm (chủ yếu là phơi miến) trên các giàn phơi được thiết kế khá đơn giản (đóng, buộc giàn bằng các cây tre dài, mỗi giàn phơi rộng khoảng 50 -100 m2, san sát nhau). Mặc dù bên dưới các giàn phơi là dạng địa hình nào, có khi phơi ngay trên ruộng lúa, có khi phơi ngay vệ đường, có khi gác ngay trên các bãi phơi bã sắn, phơi ngay cạnh kênh mương hôi thối… Đây là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào các sản phẩm, không đảm bảo vệ sinh.

Thổ nhưỡng của xã chủ yếu là đất phù sa, thuận lợi cho trồng lúa và cây rau màu. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình và nặng. Điều này giúp cho nước thải có thể thấm sâu xuống lòng đất dễ dàng hơn, gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước ngầm.

b. Khí hậu.

Nhìn chung với khí hậu nhiệt đới gió mùa ,nhiệt độ trung bình năm đạt 24oC, số giờ nắng hàng năm trên 2200h là cơ sở cho một nền nhiệt cao, thuận lợi cho sản xuất và phơi sấy sản phẩm của làng nghề Dương Liễu. Song, nắng lắm, mưa nhiều cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy cho sự phát tán ô nhiễm nhanh hơn, rộng hơn.

Trong những ngày nắng ở Dương Liễu, mùi hôi nồng nặc bốc lên ngay từ đầu làng. Trên đường vào làng, cạnh con mương dẫn nước thải ra kênh T2 nồng độ NH3 và H2S khá cao (1.3 mg/l và 0.3 mg/l). Hơn nữa, các đống bã sắn phơi dọc các vệ đường cũng bốc mùi rất khó chịu.

Khi mùa mưa kéo dài, các tuyến giao thông của xã dù đã đổ bê tông gần hết, tuy nhiên nước mưa đã làm tràn ngập các kênh mương, tràn các bã sắn thối… làm ô nhiễm môi trường, phát sinh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là vi khuẩn tả.



c. Ảnh hưởng của một số yếu tố kinh tế xã hội.

Nhìn chung, trong điều kiện của một quốc gia đang phát triển, đang đẩy nhanh CNH – HĐH, khối lượng của cải vật chất tạo ra hàng năm tăng lên nhanh chóng về tất cả các mặt hàng (từ công nghiệp nặng đến công nghiệp nhẹ, từ nông nghiệp đến dịch vụ) nó làm cho khối lượng chất thải cũng không ngừng tăng lên, đến mức quá sức chịu tải của môi trường, gây ô nhiễm. suy thoái môi trường ở nhiều nơi, Dương Liễu cũng nằm trong guồng quay đó.

Sản xuất trong giai đoạn này, nhất là tại các làng nghề mang một đặc thù là: sản xuất ồ ạt nhưng lại mang tính chất tự phát, phân tán nhỏ lẻ, thiếu vốn và công nghệ, thiếu sự quản lý chặt chẽ. Vì vậy mà yếu tố môi trường lại càng gặp nhiều khó khăn.

Đối với Dương Liễu hiện nay, một trong những khó khăn đó là thiếu mặt bằng cho sản xuất. Sản xuất nghề chủ yếu theo quy mô hộ gia đình. Nhà vừa để ở, vừa là cơ sở sản xuất chính, một số công đoạn khác (như phơi sấy, tập kết nguyên liệu) lại tận dụng các mặt bằng công cộng như cánh đồng, đường đi, ven chợ… Đồng thời là thiếu vốn đầu tư xây dựng các hệ thống tập trung xử lý chất thải; cho đầu tư cải tiến máy móc nhằm nâng cao năng suất và giảm thiểu chất thải.

Hơn nữa, do sản xuất theo quy mô hộ gia đình nên khó tập trung được lượng thải, nhất là nước thải. Hệ thống kênh mương dẫn nước thải của làng nghề là các cống nước chạy dọc theo các xã lộ, ngay cạnh nhà ở, sau đó đổ vào các con kênh tiêu chính của xã rồi hòa vào sông Nhuệ và sông Đáy. Rác thải rắn của làng nghề, ngoài phần các bã sắn, vỏ đỗ xanh được tận dụng bán cho các cơ sở sản xuất phân vi sinh, thức ăn gia súc (khoảng 70 – 80%) còn lại được đưa ra bãi rác nổi tại miền đồng và miền bãi, thậm chí còn tụ đống, vương vãi đầy ven đường đi, khu dân cư.

Cùng với đó, công nghệ sản xuất tại làng nghề hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm. Theo báo cáo tổng kết về hoạt động của làng nghề năm 2008 cho thấy, “trong những năm gần đây tốc độ đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm diễn ra khá nhanh ở hầu hết các lĩnh vực và ngành sản xuất, tuy nhiên quá trình đầu tư đổi mới khoa học còn mang tính chắp vá, thiếu sự đồng bộ. Công nghệ sản xuất chủ yếu tập trung đổi mới ở một số quy trình nhằm giảm bớt sức lao động, tạo ra năng suất cao (như máy khuấy trộn, máy bóc tách vỏ nông sản, máy cắt, tráng miến…) nhưng chưa chú trọng đến yếu tố nhằm giảm tác động đối với môi trường. Mặt khác do hạn chế về mặt bằng cho sản xuất nên công nghệ đầu tư áp dụng còn nhỏ lẻ, mang tính công đoạn. Nhìn chung công nghệ còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay”.

Với cơ sở hạ tầng như vậy, không đủ điều kiện đảm bảo cho việc bảo vệ môi trường của làng nghề, làm cho mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn, nhất là khi quy mô sản xuất tại Dương Liễu đang ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt khoảng 7% năm.

Mặt khác, một trong những nguyên nhân gián tiếp gây khó khăn cho việc giảm thiểu ô nhiễm là đặc thù của thị trường Việt Nam nói riêng cũng như các nước đang phát triển nói chung, chúng ta chưa có yêu cầu “nghiêm khắc” đối với những sản phẩm ô nhiễm hoặc gây ô nhiễm môi trường. Trong điều kiện kinh tế có nhiều bước tiến mới như nước ta hiện nay cũng nên chú trọng đến vấn đề này.



2.3.3. Thực trạng quản lý môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng làng nghề.

a. Chính sách quản lý môi trường của làng nghề.

Để quản lý tốt các vấn đề môi trường đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên trách, có kiến thức hiểu biết về đặc điểm của môi trường khu vực, nắm được các quy luật của tự nhiên và kinh tế xã hội, từ đó có thể thấy các mối liên hệ tác động lẫn nhau giữa chúng thì mới có thể giải quyết tốt các vấn đề xung đột môi trường trong quá trình phát triển.

Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ cán bộ môi trường của Dương Liễu nhìn chung còn rất mỏng. Trách nhiệm quản lý trực tiếp về vấn đề môi trường được giao cho bên xã đội với vai trò kiêm nhiệm. Như vậy tinh thần trách nhiệm trong công việc không cao, hơn nữa lại thiếu các kỹ năng chuyên môn, gây nhiều khó khăn cho việc bảo vệ và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho làng nghề.

Trong những năm qua, nhận thức về vấn đề môi trường của xã trong các ban ngành, các bộ phận dân cư đã được nâng lên một bước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Đảng Ủy và HĐND, UBND đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường:

+ Nghị quyết số 20/2001/NQ- HĐND về việc ban hành quy chế bảo vệ môi trường và quản lý hệ thống giao thông, cống rãnh trong xã.

+ Nghị quyết số 38/2003/NQ – HĐND về việc thông qua phương án mở rộng phát triển làng nghề.

+ Nghị quyết số 35/2003/NQ – HĐND về việc thông qua phương án thu quỹ VSMT và phí BVMT, quản lý giao thông.

+ Nghị quyết số 05/2004/NQ – HĐND về việc thông qua quy chế bảo vệ môi trường sửa đổi.

+ Nghị quyết số 21/2006/NQ – HĐND về việc phê chuẩn phương án thực hiện công tác VSMT năm 2006.


  • Xây dựng và ban hành quy chế VSMT tháng 3/2000: với mức thu phí 3000 đồng/khẩu hoặc 20.000 đồng/hộ/năm.

  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của các cán bộ và nhân dân. Hàng năm, UBND đã phối hợp cùng với các ngành chức năng, kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngành nghề thực hiện các quy chế về BVMT.

  • Quy hoạch các điểm đổ chẩt thải, bã thải ở khu lò gạch cũ với diện tích 10.000 m2.

  • Năm 2008, đã sửa đổi và bổ xung quy chế VSMT, triển khai thu phí VSMT – quỹ BVMT với mức thu như sau:

+ Quỹ VSMT: 8000 đồng/01 khẩu /năm.

+ Phí bảo vệ môi trường đối với các ngành nghề sản xuất theo hướng dẫn của UBND tỉnh với mức thu từ 50.000 đồng đến 1.000.000 đồng/hộ tùy theo ngành nghề sản xuất hoặc theo tháng sản xuất.

Tuy nhiên, đối với quy mô sản xuất và khối lượng chất thải ngày càng tăng như hiện nay thì những giải pháp như trên không thể giải quyết được tình trạng ô nhiễm. Việc thu phí cũng còn nhiều hạn chế và mới chỉ đạt từ 20 đến 50 % theo kế hoạch do nhận thức của nhân dân chưa đầy đủ.

Thực tế các chính sách môi trường được đặt ra và thực hiện trong những năm qua ở Dương Liễu còn mang tính chất tạm thời. Từ năm 2000, xã đã xây dựng và ban hành Quy chế VSMT. Đồng thời xã đã thành lập một đội vệ sinh môi trường khoảng 15 người, làm nhiệm vụ khơi thông cống rãnh, xử lý cục bộ các điểm ùn tắc, thu gom rác thải trong nhân dân. Song hầu hết chỉ khơi thông những lúc ùn tắc chứ không phải là định kỳ. Mỗi dịp cuối năm, toàn xã có huy động các hộ tự dọn dẹp khu vực mương máng quanh nhà. Song do lượng rác thải quá lớn (mỗi ngày toàn xã thải ra môi trường hơn 400 tấn  rác và bã thải), nguồn kinh phí đầu tư có hạn, các điểm tập kết chất thải chỉ mang tính tạm bợ đến nay hầu hết đã quá tải... nên việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực gặp rất nhiều khó khăn.

Mặt khác cũng phải kể đến là việc thực hiện các chính sách và dự án cho cải thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề trong những năm qua chưa thực sự hiệu quả. Năm 1996, xã Dương Liễu đã dành 5.000m2 đất để xây công trình xử lý nước thải, bã thải, nhưng sau đó không hoạt động được bao lâu thì phải ngưng trệ. Từ năm 2002, Cty TNHH Mặt trời Xanh đã tiếp quản khuôn viên trạm để tiến hành sản xuất phân bón vi sinh từ bã thải, song chỉ tận dụng được một lượng không đáng kể. Cho đến nay, công ty này vẫn chưa phát huy được vai trò của mình như trong kế hoạch. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy thực chất công ty không mua bã sắn, họ chỉ thiết kế hệ thống vớt bã dong từ nước thải ở phía sau công ty để sản xuất phân vi sinh nhưng không hiệu quả. Thậm chí kênh tiêu nước ngay trước cửa công ty cũng là một trong những điểm ô nhiễm nhất của làng nghề.

Còn công trình “Hồ điều hòa” hay còn gọi là bụng chứa nước thải được xây dựng với mục tiêu thu gom, xử lý nước thải trước khi đổ ra kênh tiêu nước, do chưa lường hết được lượng thải nên hiện đã bị quá tải.

Hiện nay, làng nghề đã có một số phương án quy hoạch trình duyệt lên cấp trên nhằm quy hoạch tập trung quá trình sản xuất. Đó là 2 dự án quy hoạch khu vực sản xuất tập trung miền đồng (12,4 ha) và miền bãi (40 ha) đang được xem xét.

b. Ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng

Một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với vấn đề ô nhiễm môi trường của làng nghề hiện nay là ý thức bảo vệ môi trường của toàn thể cộng đồng. Đây cũng là một khó khăn chung của nhiều nơi chứ không riêng gì Dương Liễu.

Trước hết phải kể đến là khó khăn về trình độ của người lao động. Đây là những người trực tiếp tham gia sản xuất và trực tiếp tạo ra lượng thải đối với môi trường. Nếu họ nhận thức được sức chứa của môi trường là có hạn và nhận thấy được hậu quả của việc môi trường bị ô nhiễm thì họ sẽ có ý thức hơn trong việc kiểm soát lượng thải của mình. Song, hiện nay các lao động trực tiếp tham gia sản xuất tại làng nghề đa số mới có trình độ phổ thông, thậm chí hết trung học, họ cũng ít được tham gia các chương trình tuyên truyền về vấn đề sản xuất với môi trường, bởi vậy việc xả thải bừa bãi cũng là điều không tránh khỏi.

Sau đó là ý thức của cộng đồng nói chung, họ là tác nhân mà cũng là nạn nhân của vấn đề ô nhiễm môi trường. Song, dường như việc ô nhiễm môi trường vẫn còn đang ở rất xa cuộc sống của chính họ.

Qua kết quả phỏng vấn bằng các phiếu điều tra cá nhân tại Dương Liễu vừa qua của học viên cho thấy rằng:

- Cộng đồng hoàn toàn nhận thức được vấn đề ô nhiễm hiện tại của làng nghề.

- Về phía những người không sản xuất có hai ý kiến: Bức xúc về việc xả thải và cũng có ý kiến thông cảm với người sản xuất.

- Về phía những người có sản xuất thì không muốn nói đến khía cạnh ô nhiễm hoặc cho rằng đó là tình trạng chung của cả làng, không có cách nào khác là xả thải như hiện tại.

- Về phía một số cán bộ địa phương thì phản ứng cũng khá bức xúc với vấn đề ô nhiễm song cho rằng nếu không sản xuất thì không có thu nhập, và cũng không có vốn để đầu tư cho các giải pháp cải thiện môi trường, đồng thời cho rằng có rất nhiều đoàn về nghiên cứu, khảo sát song đến nay vẫn chưa có giải pháp nào là khả thi và xu hướng vẫn thụ động vào sự giải quyết từ cấp trên.

- Về tác hại của ô nhiễm: Hầu hết mọi người đều nhận thấy môi trường ô nhiễm, song về tác hại của nó thì dường như cộng đồng chưa đánh giá ở mức độ rất nguy hiểm nên xảy sinh tâm lý “sản xuất và sống chung với ô nhiễm”.

- Được hỏi về giải pháp cải thiện môi trường làng nghề, cũng có nhiều ý kiến khác nhau: Đa phần các ý kiến đều theo chiều hướng trông chờ vào sự giải quyết của nhà nước, của cấp trên. Nhìn chung các giải pháp mà họ cho rằng khả thi nhất là đầu tư công nghệ và quy hoạch tập trung các hộ sản xuất lớn. Tuy nhiên vấn đề lo ngại nhất của người sản xuất là nguồn vốn và không được nằm trong đối tượng quy hoạch.

Nhìn chung, qua các ý kiến cho thấy cộng đồng có nhận thức được thực trạng ô nhiễm, song chưa thấy hết được mức độ nguy hại của tình trạng này. Đa phần vẫn đặt lợi ích kinh tế lên trên hết, và biện hộ cho sự xả thải bừa bãi bằng khó khăn về kinh tế, về nguồn vốn, về thực trạng chung của toàn xã và sự giải quyết của các cấp trên. Tư tưởng của họ như là chấp nhận “sản xuất và sống chung với ô nhiễm” cho tới khi nào nhà nước có cách giải quyết tốt hơn. Nhưng xét về nhiều góc độ cũng cần lưu ý rằng, người sản xuất đa số còn hạn chế về trình độ, họ chủ yếu là các lao động phổ thông và sản xuất theo kinh nghiệm thực tế là chính, vì thế họ thiếu một cái nhìn tổng thể đối với các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường. Trong khi nhu cầu cuộc sống lại tăng lên không ngừng, vì vậy rất khó có thể thuyết phục họ sản xuất gắn với bảo vệ môi trường trong giai đoạn này mà chưa có những giải pháp cân đối giữa kinh tế, xã hội và môi trường.



2.3.4. Một số yếu tố pháp lý.

Đây không chỉ là khó khăn chung đối với làng nghề Dương Liễu nói riêng mà còn đối với vấn đề môi trường cả nước hiện nay nói chung. Mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng sau hơn 10 năm áp dụng luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và cũng gần 5 năm kể từ khi thực hiện nội dung Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005, song vẫn còn rất nhiều hạn chế và bất cập đối với các hoạt động bảo vệ môi trường.

So với Luật BVMT năm 1993, Luật BVMT sửa đổi và bổ sung năm 2005 đã có những chế định sát sao hơn, rõ ràng hơn, rộng hơn đối với các hoạt động của con người trong việc quản lý và bảo vệ môi trường và vẫn đang từng bước được hoàn thiện. Song điều mà nhiều ý kiến hiện nay quan tâm là các chế tài của LBVMT chưa thực sự chặt chẽ, và có ý kiến còn cho rằng vẫn chưa đủ răn đe các hành vi vi phạm Luật BVMT. Bởi lẽ cho đến nay, các mức xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường dường như còn quá nhẹ. Mức truy cứu hình sự tối đa là tù 7 năm, trong khi những con sông bị ô nhiễm có thể mất hàng chục năm, hàng trăm năm cũng không thể nào trong xanh trở lại; các “làng ung thư” còn có nguy cơ hàng trăm người sẽ bị tử vong, và hàng chục thế hệ sau vẫn bị ảnh hưởng bởi nguồn nước, đất đã bị ô nhiễm… Vấn đề là cho đến nay, dường như ở nước ta chưa có đối tượng vi phạm nghiêm trọng nào nào bị xử lý đến khung hình phạt này. Hơn nữa, mức xử phạt hành chính tối đa chỉ có 30 triệu đồng, trong khi mức chi phí cho các kỹ thuật xử lý môi trường ở các cơ sở sản xuất có thể mất hạng chục, hàng trăm triệu đồng nên họ chấp nhận bị xử phạt hơn là đầu tư công nghê; trong khi đó số tiền đầu tư để có thể cải thiện môi trường đã bị ô nhiễm có thể lên đến hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng mà môi trường cũng không thể trở lại như xưa…

Đối với làng nghề Dương Liễu hiện nay, người sản xuất vẫn xả thải bừa bãi, môi trường đã và đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng chưa từng bị thanh tra, xử lý với bất cứ trường hợp nào dù lớn hay nhỏ. Cả làng nghề sản xuất nhưng chưa ai biết được là mình gây tác động ở mức độ nào. Tổng số tiền họ phải đóng cho công tác bảo vệ môi trường hàng năm chỉ có 8.000 đồng/khẩu/năm và bình quân như nhau. Trong khi đó, sản xuất lại có sự phân hóa rõ rệt theo quy mô và sản phẩm. Mà hoạt động được coi là gây ô nhiễm lớn nhất đối với Dương Liễu hiện nay là hoạt động sản xuất tinh bột sắn, dong và miến, chiếm tới 96% tổng lượng nước thải và chiếm hơn 88% lượng rác thải của làng nghề.

Việc áp dụng các chế tài đối với các đối tượng gây ô nhiễm (ví dụ như thuế, phí môi trường, hay nguyên tắc PPP…) sẽ có hiệu quả rất lớn, nhưng để áp dụng được lại thiếu những quy định cụ thể, rõ ràng, nhất là đối với sản xuất của các làng nghề hiện nay.

Chương 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

LÀNG NGHỀ DƯƠNG LIỄU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU

3.1. Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề.

Như đã nêu trên, Dương Liễu là làng nghề chế biến nông sản, đa dạng các sản phẩm, với quy mô lớn, thị trường rộng lớn khắp cả nước, thậm chí còn xuất khẩu. Do đó, lượng thải vào môi trường cũng lớn và đang không ngừng tăng lên, mà chủ yếu là lượng nước thải và bã thải. Hơn nữa, làng nghề gần như không có các biện pháp xử lý chất thải nên môi trường ở đây đã và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do đặc thù của làng nghề chế biến nông sản nên tình trạng ô nhiễm điển hình và đáng lo ngại nhất là ô nhiễm nguồn nước và rác thải rắn.



3.1.1. Hiện trạng môi trường nước

a. Hiện trạng cấp nước

Nhu cầu sử dụng nước hiện nay tại làng nghề là rất lớn. Trung bình mỗi năm toàn bộ nhu cầu sử dụng nước của toàn xã lên tới gần 3 triệu m3, trong đó khoảng 70% cung cấp cho các hoạt động sản xuất CBNSTP. Trong khi đó, dù đã sát nhập với Hà Nội song Dương Liễu vẫn chưa có nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Nhu cầu sử dụng nước hàng ngày cho toàn bộ các hoạt động chủ yếu từ các nguồn: Nước mưa, nước giếng khoan, nước từ các hồ chứa của xã, nước giếng khơi. Theo các nghiên cứu và khảo sát gần đây cho thấy nguồn nước tại Dương Liễu đã và đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng kể cả nước mặt lẫn nước ngầm. Có nhiều giếng khơi lâu năm trong làng giờ đây đã không thể sử dụng được nữa, thậm chí còn bốc mùi khó chịu.

Việc xử lý nguồn nước tại Dương Liễu chủ yếu là qua các bể lọc thô, chỉ có khoảng 30 đến 40 % nhu cầu nước sinh hoạt là qua các máy lọc nước, 100% nước cho sản xuất được lấy từ các giếng khoan qua bể lọc và nước lọc từ các hồ chứa của xã.

b. Hiện trạng thoát nước

Nhu cầu sử dụng nước lớn và kèm theo đó là một lượng nước thải cũng không nhỏ của làng nghề đã gây nhiều khó khăn cho việc tiêu thoát nguồn nước thải hàng năm của Dương Liễu. Trung bình mỗi năm, tổng lượng nước thải lên đến hơn 3,5 triệu m3.



Bảng 3.1. Lượng nước thải của làng nghề Dương Liễu năm 2008

Hoạt động

Sản lượng, số lượng

(tấn, hộ)

Nướcthải

(Nghìn m3)

Tỷ trọng

(%)

Sản xuất

131.000 - 133.000

1822 - 1861

87,3 – 94,1

Tinh bột sắn

70.000

910

42,2

Tinh bột dong

20.000

820

41,1

Miến, bún khô

10.500

47,25

1,3

Mạch nha

10.000

1,3

0,1

Đỗ xanh sơ chế

5.000

-

-

Chăn nuôi

500 hộ

54.7

1,5

Sinhhoạt

2798 hộ

310

13,9

Tổng




2143

100


tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương