Mục Lục Bức phù điêu khắc cạn 2



tải về 1.7 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.7 Mb.
#35877
1   2   3   4   5   6   7

726256-B526

Năm mười một tuổi, trong một đêm theo người lớn bắt ếch ngoài đồng, lớ ngớ sao tôi theo nhầm một đám người ra sông vượt biển. Khi lên ghe, có người hỏi, muốn vượt biên họ cho theo, còn không cầm đuốc mà về. Tôi ngoảnh lại, sau lưng, ruộng đất tối thui. Đường về phải băng ngang một gò mả lớn. Mới nghĩ tới, bắt rùng mình. Tôi cầm đuốc liệng xuống sông, rồi nhảy phóc xuống ghe, kiếm một chỗ ngồi im chong ngóc.

 

Mùa biển lặng, ghe xuôi gió tới Mã Lai. Hai tháng sau, văn phòng Cao Ủy Tỵ nạn sắp xếp tôi sang Mỹ theo diện trẻ mồ côi. Một gia đình ở Georgia nhận tôi làm con. Và tôi, đương nhiên coi Judy, con gái họ như em ruột. Lúc đó, tôi không ngờ, con nhỏ này chính là người thay đổi cuộc đời tôi, chứ không phải là thằng cha cho tôi cây đuốc.



 

Gia đình mới của tôi ở một thị trấn nhỏ, miền Nam Georgia. Cha nuôi, một người đàn ông cao lớn, suốt ngày quần quật trong nông trại. Mẹ nuôi, người ngoan đạo. Cuộc sống êm đềm, nhưng quen dần cũng đâm chán. Chiều tan trường, tôi thích băng ngõ tắt qua cánh đồng khô sau nhà. ở đó, tôi ngồi đợi nắng thoi thóp rồi tắt dần. Mặt trời lặn bên này để mọc bên kia. Tôi hình dung ra chốn quê xưa. Ruộng đất trơ mình, đìu hiu gốc rạ. Những mái lá đơn sơ. Con đường quê quanh quất. Tôi nhớ mẹ, nhớ em, tơi bời đứt ruột. Mãi khi sập tối mới trở về. Cả nhà Judy nhìn tôi như người bước ra từ cơn mộng dữ. Cha mẹ nuôi không nói, nhưng đôi mắt Judy nhìn tôi như hỏi không ngừng.

 

Có lần, tôi đang khóc bị Judy bắt gặp. Nó ngó mây trời rồi hỏi, tôi thấy gì trong đó. Đang lúng túng chưa biết trả lời sao thì tôi phát giác. Ráng chiều hất lên mặt nó một màu rực rỡ. Tóc nâu óng, môi ngả màu mận chín. Trời ơi, còn đôi mắt. Một chùm mây nhỏ lửng lơ đang trôi vào trong đó. Thấy tôi ngó sững, Judy hỏi. Tôi nói, mắt mày sâu không thấy đáy. Nó cười chúm chím, cứ nhìn đi rồi sẽ thấy.



 

Chúng tôi thân thiết như hai anh em ruột. Tôi dốt tiếng Anh, vào lớp sợ bạn cười nên càng nói lặp. Về nhà, Judy dạy tôi từng chữ. Nó nắm tay tôi, bắt nói từng câu, hai chữ rồi tăng dần ba, bốn chữ,... Nó dẫn tôi ra đồng, ngồi cách nhau một sào rạ để nói chuyện. Cốt ý tập tôi nói lớn, nói cho quen, để hết cà lặp. Vốn liếng tiếng Anh của tôi hầu hết là Judy dạy. Chỉ có ba chữ "I love you" là tôi dạy nó. Đó là năm tôi mười bảy, cũng ngay trên cánh đồng này.

 

Mấy năm sau, cha nuôi bớt việc, ở nhà thường. Mẹ nuôi ngày càng ngoan đạo. Cuối tuần, cả nhà đi lễ. Bọn con trai trong họ đạo thích Judy. Tôi chê, mấy thằng vai u thịt bắp nhưng đầu óc trống trơn. Judy nói, còn anh ốm tong, trông yếu xìu. Không phải đùa, nhiều lúc tôi thấy Judy nể họ ra mặt.



 

Năm mười tám, tốt nghiệp trung học xong. Đám bạn như nghé tan bầy. Tôi lên thành phố kiếm trường định vừa làm vừa học. Hôm về, thấy một đám bạn tới nhà từ giã. Họ vào quân đội, sẽ học ở trung tâm huấn luyện Fort Benning gần đây. Tôi nhăn mặt, đi lính cực lắm. Tụi nó nói, chịu đựng mười bốn tuần, hết thời tập huấn là khỏe. Sau hai năm, vào đại học nhà nước đài thọ, nếu đi làm cũng được ưu tiên. Thấy mặt tôi vẫn nhăn nhó, thằng John châm, tướng mày đi lính, vác súng sẽ lùn đi. Cả đám cười ầm. Tôi nổi sùng bỏ đi một nước.

 

Buổi tối, Judy nói, vừa học vừa làm cực khác chi lính. Chịu khó một thời gian coi như đi làm, sau này giải ngũ, học không tốn tiền, lúc đó nó cũng lên thành học chung. Judy nói nhiều, nhưng tôi chỉ hiểu một. Nó không muốn xa tôi. Chính điều này làm tôi cảm động. Sáng hôm sau, tôi đến phòng tuyển mộ, điền đơn.



 

 

Trước ngày nhập ngũ, tôi nhận tin nhà. Trong thư mẹ khóc, thằng con dại, người ta tốn tiền lo trốn lính, sao mày lại đâm đầu vô chỗ chết. Còn cha mới ra tù lại ủng hộ. Nước Mỹ mạnh, đi lính không gì sợ. Chính phủ họ thương quân đội, lính chết mấy chục năm vẫn còn tìm.



 

Sáng hôm sau, mưa sụt sùi. Không gian dường nhuốm màu tang. Cả nhà thức sớm để tiễn chân. Mặt Judy buồn hiu làm như tôi sẽ không về.

 

Trung tâm Fort Benning cách thị trấn không xa. Trước cổng có chiếc xe tăng chĩa súng lên trời. Cái trại này tôi qua lại nhiều lần, duy có lần này tôi vào trại.



 

Chia tay mọi người trong phòng đợi, tôi mang hành lý theo người điểm danh lên xe bus đến phòng tân binh. Xe qua trạm gác, mọi người nhìn ra. Trại rộng hơn tôi tưởng, đường nhựa thẳng tắp, hai bên có bóng cây, sân cỏ. Nhà cửa sơn trắng, cất kiểu chung cư, giống nhau như một. Người lạ vào, rất dễ lạc.

 

Phòng tân binh là một hội trường, trước cửa có hàng chữ "Welcome to the US Army". Giữa khán đài có quốc huy hình con ó lớn, một chân quặp bó tên, chân kia quắp nhành Olive. Hai bên treo cờ và la liệt đầy bằng khen, huy hiệu.



 

Khi mọi người ngồi yên, một người sĩ quan đội nón bánh ú, cổ đeo tu-huýt nhanh nhẹn bước lên khán đài. Ông tự giới thiệu là huấn luyện viên, tên Bill Hawk, đại diện trại chào mừng các tân binh, đề cao những người tình nguyện, xung phong phục vụ đất nước. Ca ngợi xong, ông trở giọng đe, quân trường không phải là chiếc giường để những kẻ lười biếng, thất nghiệp đặt lưng. Mười bốn tuần, thời gian biến người dân thành người lính. Ai còn do dự cứ tự tiện về. Ông nhấn mạnh, "Quân trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu."

 

Vừa dứt lời, một người quân nhân cầm xấp giấy phát ra. Ông giải thích, đó là thời biểu khóa học. Mười bốn tuần chia làm ba giai đoạn. Giai đoạn một, hoàn tất thủ tục nhập ngũ, học tập nội quy, kỷ luật, nhiệm vụ trong quân đội và thao diễn cơ bản. Giai đoạn hai, tập bắn, sử dụng vũ khí. Giai đoạn ba, thực tập tác chiến và thi mãn khóa. Không đủ điểm sẽ bị loại.



 

Tôi nhìn quanh, ai nấy chúi đầu vào thời khóa biểu. Lịch trình dầy đặc, mỗi ngày mười hai tiếng, một tuần sáu ngày. Chủ nhật nghỉ. Người có đạo, được lễ tại trường. Trong thời tập huấn, không phép ra ngoài. Mọi hình thức thăm viếng bị cấm ngặt.

 

Tôi lấy bút dò từng hàng, cố tìm giờ rảnh sẽ gọi điện thoại cho Judy. Thấy tôi mò mẫm, thằng ngồi kế vò tờ giấy tròn vo, rồi vươn vai ngáp dài, "Lúc nào là lúc để thở, hả trời?"



 

Bên trên, ông huấn luyện viên giơ cao thời khóa biểu, đọc rào rào, "Bốn giờ ba mươi:tập họp, thể dục tại chỗ, nhận lệnh trong ngày. Năm giờ: điểm tâm. Năm giờ mười lăm:tập họp, diễn hành. Sáu giờ: chạy. Bảy giờ: vượt chướng ngại, tám giờ,... đến hai mươi mốt giờ: đèn tắt. Ngủ." Thời khắc nghiêm nhặt. Rồi ông dặn, trong quân đội khi nghe lệnh, lập tức thi hành. Chính xác. Mau lẹ. Lệnh không lập lại. Nói xong, ông la lớn, "Tất cả rõ chưa?" Chúng tôi nói, "Rõ." Ông lắc đầu, chưa nghe. Mọi người đồng thanh, "Rõ." Thật lớn, ông vẫn chưa chịu. Đợi chúng tôi gào bỏng cổ, ông mới thôi.

 

Khóa tập huấn chia bốn nhóm. Mỗi nhóm là một trung đội. Mỗi đội bốn mươi người, trực thuộc một huấn luyện viên chịu trách nhiệm chính. Sĩ quan của trung đội tôi chính là Bill Hawk. Hawk là diều hâu. Cái nhìn ông soi mói, giống cú hơn giống diều.



 

Hình như Bill Hawk không biết đi, chỉ biết chạy. Ông dẫn đầu, cả đội lúp xúp theo sau. Chúng tôi di chuyển tới lui nhiều chỗ, làm hồ sơ, khám sức khỏe, nhận đồng phục, sắp xếp chỗ ăn ở đúng quy cũ. Doanh trại rộng, sợ lạc, sợ trễ, làm gì chúng tôi cũng bảo nhau, nhanh chóng, lẹ làng. Chỉ hai ngày tôi đã hiểu, mình chìm lỉm. Quân đội triệt tiêu đời sống cá nhân. Tập hợp, nhận lệnh, di chuyển, tới lui, ăn ngủ, tan hàng,... đều răm rắp. Phải, kể cả tan hàng. Trong quân đội, tan hàng thật ra chỉ là một hình thức sẵn sàng đợi lệnh. Nó là thứ tập hợp lỏng. Mỗi người như một cơ phận, một con ốc, một chiếc đinh vít trong guồng máy khổng lồ. Điều quan trọng, khi máy quay, người ta phải chạy vận tốc mới điều hòa.

 

Bài đầu tiên trong quân trường tôi học là lúc chích ngừa. Con mẹ y tá cầm súng chích bắn vào cánh tay mỗi thằng một phát. Thấy ai giật nẩy thì con mẻ lại cười duyên, "Chỉ như kiến cắn, phải hôn nà?" Nhìn mấy thằng trước chích xong đi lẩy bẩy, tôi chùn bước. Mẻ nhìn tôi nghiêm giọng, cứ trân mình chịu mới bớt đau. Tôi ngạc nhiên đến nỗi bị chích hồi nào cũng không biết.



 

Đêm đầu tiên, tôi mất ngủ. Nhắm mắt lại, nhưng tâm trí cứ lòng vòng ngoài sân trại. Chỗ này phát quần áo, chỗ kia là cantin. Khiếp nhất là phòng hớt tóc. Cả đội xếp hàng chờ. Tới phiên, tôi dặn, hớt ngắn hai bên tai và ót, nhưng phía trước làm ơn để dài một chút. Thằng cha thợ gật lia lịa, ừ, ừ. Khi ngồi xuống, hắn gọt một đường tông đơ từ sau ra trước. Đầu tôi có sọc như cái vỏ dừa. Nhớ lại, tôi vẫn ngờ, thằng cha thợ... điếc. Sau này, tôi nhủ, sẽ hớt tóc ở ngoài.

 

Gần sáng, tôi kéo mền lên đầu, đánh một giấc. Chỉ chút sau mền bung, tôi phát giác, mình khó ngủ vì lạnh cái đầu. Tôi trùm mền kín mít, định dỗ giấc thì nghe tiếng hoét hoét ngay đầu giường. Theo lịch trình, chương trình huấn tập bắt đầu vào tuần thứ hai. Nhưng mới tờ mờ, Bill Hawk đã đem còi tới thổi. Trời còn tối đen, chúng tôi nhào ra sân. Gió đêm đẫm mùi sương mơn lên da thịt. Cả trung đội, kẻ trước người sau co giò, nhảy. Một hai, một hai, một hai,... có người nhắm mắt, đếm. Bill Hawk không để ý chuyện này. Thể dục tại chỗ xong, ông đọc huấn lệnh. Đến năm giờ, giải tán. Chúng tôi vào phòng điểm tâm. Bill Hawk không ăn. Ông cầm dùi cui đi lòng vòng kiếm những kẻ ngừng nhai, la mắng, "Ắn, ăn, ăn." Ắn cho no, mới đủ sức tập. Sau này, tôi mới biết, đối với ông, khi ăn phải nhai, khi bắn phải trúng, đó là cái đích để tới. Chuyện mắt nhắm hay mở, không cần thiết. Nói một cách khác, nó ví như những vòng tròn đứng ngoài tâm điểm.



 

Ăn xong, chúng tôi về phòng thay quân phục. Ngắm thử trong kính, tôi trố mắt, một thằng lính dữ tợn cũng đang ngơ ngáo nhìn ra. Trời, tôi đó ư? Đang định thần nhìn kỹ, thằng Jones nắm lưng lôi tôi ra ngoài. Nó vừa chạy vừa la, "Tập họp, tập họp."

Chúng tôi, bốn mươi thằng sắp làm tám hàng, mỗi hàng năm đứa. Bill Hawk ngậm còi, nhưng không thổi. Ông rảo quanh, hàng dọc, rồi hàng ngang. Tới chỗ tôi, ông dừng lại, ngắm. Tia nhìn sắc lẻm. Tôi ngây người, nín thở, bụng dạ rối bời. Cảm giác như ai lấy mũi dao rạch chơi trên mặt, mày, mi, mắt. Xong, ông lướt qua, rồi dừng lại chỗ một vài người khác. Sau cùng, rút danh sách, gọi tên. Tới ai, nấy la, "Có." Tôi để ý, trong đội ngoài thằng Lee gốc á, có một Mễ, một Cuba, số còn lại toàn dân bản xứ.

Điểm danh xong, Bill Hawk nghiêm giọng nói, khi thực tập mọi người phải cố gắng bằng chính sức mình. Mỗi người phải sống, chiến đấu như một con sói cô độc. Không giúp đỡ, không bao che, không hợm mình. Tất cả đều bình đẳng, mọi hình thức kỳ thị, bị cấm ngặt. Trong quân đội, mọi thứ phải đơn giản, rõ ràng, như thắng và thua, như không và có. Phải loại trừ những thứ lưng chừng. Ngôn ngữ quân đội cũng khác, ông không muốn nghe những chữ có lẽ, hình như, thì là, tại, bị...

 

Buổi đầu, chúng tôi tập những động tác thao diễn. Nghiêm. Nghỉ. Chào. Quay trước, quay sau. Sắp hàng, rồi tan hàng. Khi nắng lên cao, chúng tôi bắt đầu diễn hành. Một. Hai. Ba. Bốn. Bill Hawk đếm trước, chúng tôi đếm theo. Một. Hai. Ba. Bốn. Đếm mỏi, Bill Hawk lấy còi thổi. Một hồi sau, không có tiếng còi, chỉ còn tiếng chân. Đội hình di chuyển nhịp nhàng. Chúng tôi băng đồng cỏ, vượt qua ngọn đồi cao. Khi vòng về, đếm chán, Bill Hawk dạy chúng tôi ca.


I'm just soldier,

Sergant march for you.

I'll not quit until P.T. is through.

That's turn me on.

Must be army.

That's make me strong.

One. Two. Three. Four.

One. Two. Three. Four.


Chín giờ sáng, chúng tôi từ đồi cao thẳng một đường vào lớp học. Giảng viên là một sĩ quan, đội nón kết, đứng dang chân, tay chống nạnh, nghe báo cáo. Tôi nói lớn, "Tiểu đội Một, báo cáo, Ron Nguyen, 9341, sir." Ông thầy lừ mắt nhìn. Tôi mặc, đi tới ghế, đàng sau quay, đặt đít xuống.

 

Khi tất cả ngồi yên, lớp học bắt đầu. Ông thầy, tên Tom Selek, ngồi trên bàn chăm chú nhìn mọi người một lúc rồi hỏi, tại sao chúng tôi vào quân đội? Câu hỏi tưởng dễ, mà hóa khó. Mọi người bối rối. Không ai xung phong trả lời. Ông chỉ Jones. Nó ấp úng nói, nó vào quân đội làm người lính để bảo vệ quê hương. Chúng tôi chịu Jones nhanh trí, trong chớp nhoáng nó nghĩ ra câu trả lời đúng bài bản. Nhưng ông thầy chỉ nhếch môi, cười chế diễu. Ông chỉ tiếp, Ted, người Cuba. Nó kể dài dòng, đại khái nhà nó nghèo, lớn lên trong khu xã hội đen, đi lính để diệt kẻ xấu. Ông Tom cười ngất, bảo nó lạc đường, nên vào cảnh sát mới đúng. Rồi ông chỉ Lee. Thằng này thành thật nói, ba nó biểu nó đi lính. Ông Tom gật gù, mày đi lính để cha cầm súng, phải không? Cả lớp cười ầm.



 

May, tới tôi thì ông Tom ngưng rồi phát tài liệu. Tiếng lật giấy rào rào. Tôi đọc lướt qua từng đề mục. Ngoài những mục về nhiệm vụ, nội quy, kỷ luật, còn có những môn phụ như toán, Anh ngữ. Ông bắt đầu đọc từng phần. Kinh nghiệm chỗ nào nhiều người hỏi, ông ngưng lại giảng huyên thiên. Trong khi nghe, tôi xoay thế, ngồi duỗi chân. Một cảm giác tê rần lan truyền từ trên xuống dưới. Phải lợi dụng lúc học để nghỉ mới có sức chịu đựng tới chiều. Mãi tới lúc ông Tom đứng nghiêm, đọc mẫu lời tuyên thệ, tôi nghe ở cuối lớp có tiếng ngáy xen vào.

 

Ngay chiều đó, khi trở ra bãi tập, Bill Hawk nói, tập diễn hành là tập làm dáng, một kiểu làm đỏm của quân đội. Biết chạy, mới là hành động thiết thực. Nói xong, ông giơ ba ngón tay tức ba miles, rồi rút còi ra thổi. Thằng Jim phản đối, mới ăn trưa xong, chạy nhiều vậy sẽ xóc ruột. Bill Hawk hứ mũi, lập tức giơ năm ngón, năm miles. "Quân đội chỉ có tuân lệnh, đó là kỹ luật. Phản đối ư? Tao còn nhiều ngón tay lắm." Ông đắc chí nói. Vài thằng tức, định đập thằng Jim thì nghe còi thổi. Chúng tôi lập tức tung mình chạy. Nhiều thằng giữ hơi, chạy tà tà. Bill Hawk đuổi theo sau, lấy còi thổi vô tai nghe điếc rái. Điểm đến là cánh rừng thưa. Vừa tới đích, nhiều thằng nhào lăn ra đất, thở. Khi Bill Hawk tới, ông chê, chúng tôi chạy dở. Phải chạy sao cho nhanh và bền. Trông chúng tôi bây giờ, sức đâu đủ trói gà.



 

Hai giờ chiều, chúng tôi gặp lại Tom Selek. Ông đọc nội quy và kỹ luật quân đội. Trong đó có nhiều mục. Ông nhấn mạnh tới Mười Một Điều Lệnh Tổng Quát. Người lính trong mọi tình huống lúc nào cũng phải đề cao cảnh giác để bảo vệ an ninh và tài sản quốc gia. Chỉ điều này đã làm tôi nghĩ, một ngày làm lính, cả đời là lính.

 

Ông Tom nói, nhiều người nghĩ, kỷ luật quân đội là thứ kỷ luật sắt, người lính mù quáng tuân hành. Điều đó sai. Khi thấy cấp trên sai trái, người lính có quyền phản đối. Ngày nay, quân luật được đặc biệt tôn trọng, không như trước. Ông dặn chúng tôi, đừng tin vào những phim truyện chiến tranh. Toàn là điều giả tưởng, mà Thượng đế chính là thằng cha đạo diễn.



Ba giờ, chúng tôi trở ra sân, tập hít đất, ngồi bật, đu xà. Bill Hawk nói, đó là cách rèn luyện thân thể dẻo dai, cường tráng. Phải tập thường xuyên, chúng tôi mới có thể đạt, hít đất, hai mươi lăm; ngồi bật, bốn mươi lăm, đu xà, hai mươi cái. Đó là tiêu chuẩn kỳ thi cuối khóa.

 

Bill Hawk thổi năm còi. Chúng tôi nằm sấp, hai tay chống đất, dồn sức vào tay đưa mình lên. Được ba cái, nhiều thằng sụm, nằm bẹp dí. Bill Hawk gọi, đó là những con gián. Ông bắt gián ra, buộc phải làm lại, năm cái. Lần thứ hai, tôi làm bốn cái. Bill Hawk lắc đầu. Lần thứ ba, tôi hít năm giữa tiếng reo hò cổ vũ của cả đội.



 

Khi tan hàng, Bill Hawk nhìn tôi thương hại, phải cố lên. Cái nhìn làm tôi ghét. Về sau, tôi vẫn nhớ ánh mắt thằng cha này.

Buổi tối, tắm rửa xong, chúng tôi có lớp tối dạy cách mua sắm trong các BX. Đó là siêu thị trong quân đội. Giá rẻ, trả bằng tem phiếu, ghi trong cuốn sổ nhỏ gọi là chit book. Giảng viên bảo, quân trường cung cấp đủ vật dụng, chúng tôi sẽ lãnh đủ một lần vào cuối khóa. Quân lương chia theo ngạch, từ E 1 tới E 10. Chúng tôi thuộc E 1, lương thấp nhất. Giảng viên an ủi, chẳng ai đi lính mà khá. Tuy nhiên, quân đội là con đường mở rộng học vấn. Ai tham gia các nhiều khóa huấn luyện, thăng ngạch cũng tăng lương.

 

Tám giờ, dọn phòng. Phòng ngủ gọi là barracks, gồm hai mươi giường đôi. Chúng tôi vừa làm vừa cãi lộn. Thằng Jim giường dưới, mở màn cự, tôi hay để mền thòng, nửa đêm dậy nó giật mình tưởng ma. Cả bọn hoác miệng cười. Jones phân bua, đỡ hơn thằng Lee, tối ngủ còn tập kungfu làm cái giường lắc như con tàu. Thằng Lee nổi cáu hét, láo, láo. Jones hỏi, láo chỗ nào? Lee nói, không cần hỏi cũng biết, ở trong lớp mày dóc, không biết ngượng. Cái gì gọi là người lính đi bảo vệ quê hương? Jones cười hà hà, người Mỹ bảo vệ Mỹ, còn mày Tàu cớ chi lại vô đây? Câu hỏi đụng chạm nhiều người. Lee chưa kịp trả lời, Jones đã bị chúng tôi mắng cho một mách. Kỳ thị là vi phạm quân luật.



 

Chúng tôi im. Nhưng vấn đề cứ lảng vãng trong đầu. Một hồi sau, đội kiểm soát tới xét phòng. Chín giờ, còi hú. Đèn tắt. Chúng tôi ngủ. Bóng tối ngập phòng. Tôi mở mắt thao láo nhìn lên trần. Bên dưới, thằng Jim cứ trở mình. Một hồi, nó gõ nhẹ thành giường. Tôi lú đầu thù thì, gì? Jim nói, mày đi lính Mỹ, nếu có chiến tranh giữa hai nước, mày bênh bên nào? Tôi trùm mền suy nghĩ rồi giả bộ ngủ quên. Câu hỏi là cái bẫy, mà trả lời sao cũng dính.

 

Qua tuần sau, Bill Hawk nói, trước khi tập bắn, chúng tôi cần học cứu thương. Bill Hawk đi khỏi, thằng Jones đùa, trước khi giết người, phải biết cứu người.



 

Ở lớp quân y ra, Bill Hawk lại nói, biết cứu thương chưa đủ, sau này, chúng tôi cần phải biết cách mưu sinh thoát hiểm.

Chúng tôi mang súng, vác ba lô, đội nón sắt, chạy. Ban đầu chạy trên đồng cỏ. Về sau, tập chạy trong rừng, nhảy qua chướng ngại. Hết chạy, tới bò. Bò lên đồi cao, chui qua rào kẽm, dưới tầm hỏa lực. Những đêm có mưa, Bill Hawk làm dấu tạ ơn, rồi bắt chúng tôi bò. Đạn của ban huấn luyện, không biết thật giả, xẹt qua đầu, đỏ ké. Chúng tôi khiếp, bò sát đất. Thằng Jim nghi, không lẽ họ bắn mình bằng đạn thật? Thằng Ted giơ súng làm bộ nhắm, ôm súng không đạn như ôm nhầm người không tim. Bò ra tới ngoài, Bill Hawk trông thấy chúng tôi cười. Ông chửi một mách, rồi phạt cả đội, làm lại từ đầu.

 

Tuần thứ ba, chúng tôi mang súng thật. Cầm, ôm, mang, vác, nạp đạn,... lau chùi phải đúng quy cách. Ai lỡ tay, ông phạt ngay, phòng những người bất cẩn. Tôi phát giác, mắt Bill Hawk sắc như diều. Nhiều người nói, thằng cha này tinh lắm, ruồi bay qua cũng muốn bắt lại dòm.



 

Sáng chiều đều có giờ bắn. Đây là môn chính, tính nhiều điểm nhất. Tôi giơ khẩu M 16 nhắm, từ lỗ chiếu môn đến đỉnh đầu ruồi sao thành một đường trùng với tâm điểm. Tôi bắn mười, trúng một. Bill Hawk nói, cứ mười phát mà trật một, họa may sống. Kiểu như tôi, ra trận, không có cơ bắn tới phát thứ mười. Tôi làm thinh, lầm lì ghìm chặt súng. Bắn. Sức giật khiến nòng súng chếch, viên đạn trệch một đường bay vút ra ngoài.

 

Tối ngủ, tôi nằm mơ. Những hình nhân biết di động, biết cười nói xôn xao. Còn tôi ôm súng thật đứng trơ như bia gỗ. Sáng dậy, đôi mắt cay sè. Tôi theo đám diễn hành như kẻ mộng du.



 

One. Two. Three. Four.

One. Two. Three. Four.

Má ơi, đừng khóc nữa,

Con má, chưa chết đâu.

Con đi, vì sông núi.

Cháy túi, con trở về.

 

Tôi giật mình. Bài ca nhảm. Tôi liếc qua Bill Hawk, lại thấy ông ta cười.



 

Sáng hôm đó, nụ cười của Bill Hawk đã làm tôi tỉnh ngủ.

 

Khi tới sân BRM, tôi ngắm những bia người đứng bất động. Ngẫm nghĩ sao, tôi lo lắng nói, "Ra trận, tao sợ tao không dám bắn người thật?" Thằng Lee nhìn tôi, ngạc nhiên, "Còn tao, chỉ sợ người ta bắn mình." Rồi nó nhún vai, "Chết cho đất nước này, thật vô lý." Thằng Ted Cuba, nhăn mặt, "Chết cho bất cứ nước nào cũng vô lý cả."



 

Mấy ngày sau, chúng tôi học về tác hại của những thứ vũ khí mới. Bom hạt nhân, bom sinh học, và hóa học. Những loại tối độc và giết người hằng loạt với số lượng nhỏ, khó khám xét. Để nhận diện, chúng tôi học thêm toán và Anh ngữ. Toán, học cách cộng, trừ, nhân, chia, chấm tọa độ,... không máy tính. Các nguyên tắc đọc bí số, ký hiệu trên các loại chất nổ, vũ khí,... để biết công dụng. Lớp Anh ngữ, dạy chúng tôi hiểu ý nghĩa từ ngữ một cách chính xác, cách đọc bản đồ, và những ngôn ngữ riêng của quân đội. Ví dụ, colors (màu sắc) nghĩa là cờ; cover (che đậy) là nón, sickbay là bệnh viện. Thời giờ quân đội cũng khác, một ngày có hai mươi bốn giờ, bảy giờ mười lăm tối phải nói mười chín mười lăm. Tôi nghĩ, mình biến đổi như con ve đang lột xác. Tới giữa khóa là thời gian khổ luyện. Chúng tôi học cận chiến. Địch là đám người cây, đứng yên không nhúc nhích. Chúng tôi bò sát đất, khi tới gần thì bật dậy, ào ào thét, "Xung phong." Cả đội xông tới đâm túi bụi vào đám người cây. Bill Hawk đứng đàng sau, nhào ra chửi, chúng tôi điên.

 

Khó nhất là học leo dây, đi trên lưới, trèo tường, đu người từ trên cao. Bãi tập gọi là Đài Chiến Thắng. Đài đóng bằng gỗ, trên có cầu treo, dây đu, và nhiều xà ngang, xà dọc. Muốn lên, phải bám dây, dùng sức kéo cả thân mình. Dây là loại thừng to, nắm đau tay. Nhiều đứa leo chưa tới đâu đã bị tuột. Bill Hawk lấy roi đứng bên dưới quất vô giò. Chúng tôi sợ, phải gồng mình mới lên được. Đài cao, từ trên nhìn dễ chóng mặt. Lên đã khó, xuống cũng không dễ. Chúng tôi nắm dây, bung mình, thả từng chặn. Khi chạm đất, hai bàn tay rát bỏng, tê rần. Chưa leo thành thục, Bill Hawk đã dạy cách đi dây.



 

Buổi tối, khi về phòng, ai nấy đừ. Mình mẩy tôi rã rời. Không còn sức cãi nhau. Vừa đặt lưng, chúng tôi đã ngủ say như chết.

Chúa nhật nghỉ. Sáng, tôi tốc mền dậy sớm. Phải chạy nhanh ra phòng điện thoại để gọi Judy. Tôi không muốn đang nói chuyện, có người sắp hàng chờ điện thoại. Khi băng ngang đài Chiến Thắng, nhác thấy bóng người. Quái, ai đang tập giờ này? Tôi chạy tới gần, lom lom nhìn. "Hi. Ron." Thằng Lee đứng trên cao vẫy tay chào rối rít. Chưa kịp hỏi, nó đã nói, phải tập nhiều cho quen. Ngưng một ngày, khi trở lại sẽ thấy khó như mới bắt đầu. Nó rủ tôi tập chung. Thấy nó chịu khó, tôi không nỡ bỏ đi. Tập một mình thật dễ chịu. Một lúc sau tôi nhận ra, không ai hối, tôi có thời giờ tìm thế nắm thích hợp, dễ leo.

 

Trên đường về, tôi rủ nó ôn các tiếng lóng trong quân đội. Nó nói, "Tiếng Anh rắc rối, đọc một đàng hiểu một nẻo. Sau này, cả thế giới sẽ nói tiếng Tàu." Thấy tôi kinh ngạc, Lee giải thích, "Người Tàu ở khắp nơi, sau này con cháu chiếm đa số thì thế giới sẽ nói tiếng Tàu." Tôi dè dặt nói, "Nhưng hiện nay nước nào cũng học Anh ngữ là sinh ngữ phụ." Lee cả quyết, "Đó chỉ là tạm thời, điều tao nói là qua thời gian đó nữa." Tôi chống chỏi, hỏi một câu ngớ ngẩn, "Nhưng, trong lúc cả thế giới nói tiếng Anh thì người Tàu nói tiếng gì?"



 

Chúng tôi gặp lại Tom Selek trước khi bước qua giai đoạn ba, tập hợp đồng tác chiến. Ông dạy cách truyền tin, đánh mật mã, và nhận diện các đơn vị bạn. Như Thủy Quân Lục Chiến, huy hiệu con ó đậu trên quả địa cầu, đàng sau có chiếc mỏ neo gác tréo; Đội Đặc Nhiệm, mũ xéo xanh, huy hiệu là cây gươm vàng và ba lằn chớp; Người Nhái, có con ó đậu trên mỏ neo,... Ngoài ra, chúng tôi còn học những huy hiệu quân đội nước ngoài. Như Anh, tất cả huy hiệu đều có hình vương miện; Nga, hình búa liềm; Trung Quốc, ngôi sao đỏ, chữ Tàu bạc,...

 

Chúng tôi xem quá nhiều huy hiệu phát hoa mắt, một hồi không phân biệt nổi. Tom chỉ, điểm khác nhau giữa quân đội của các nước không phải trên huy hiệu mà ở trong nhà tù. Lính tư bản bắt mười tù nhân phát cho mười một điếu thuốc, trong khi phe cộng sản chỉ phát chín. Cùng là cách dùng vật chất mua linh hồn. Chỉ khác nhau, người mua rẻ, kẻ mua mắc, vậy thôi.



 

Chúng tôi nghĩ, Tom Selek là một người hóm, luôn đặt ra những vấn đề cắc cớ để giải khuây. Còn Bill Hawk như một bóng quạ, lúc nào cũng giơ vuốt giữa bầy gà. Gần cuối khóa, ông càng khắc tợn. Buổi sáng, hai dặm trong mười lăm phút. Ai chạy chậm, phải chạy lại từ đầu. Ông đưa ra tiêu chuẩn, bắt chúng tôi mỗi ngày phải thi thử. Mỗi lần nghe phàn nàn, Bill Hawk mắng, tiền thuế dân đâu dư dả để trả cho mấy người ngồi bẻ lóng tay. Tụi tôi nói, thằng cha này không phải diều mà là cọp.

 

Cuối cùng, chúng tôi học pháo, cách phối hợp xe tăng, trực thăng, và những đơn vị khác. Khóa học bốn trung đội, chia hai phe. Mục tiêu là cái chòi gác trên đồi cao. Buổi trưa, trên đường tiến lên đồi, tôi gặp lại thằng John cùng lớp đang nấp trong một lùm cây. Mới gặp nó hối hận, chửi thề, vào đây như xuống địa ngục. Tôi lập lại lời nó hồi trước, chịu đựng mười bốn tuần, hết thời tập huấn là khỏe. Sau hai năm cởi áo, làm dân. Nó thở dài, áo này như áo da, mặc vào rồi khó cởi. Nói đến đây, nhác thấy Bill Hawk đang thị sát đàng xa, tôi định chạy. Nó nói, ông Bill hiền, chứ không như thằng cha Tiger bên tao, nó dữ còn hơn cọp.



Ngày mãn khóa, chúng tôi diễn hành quanh khán đài. Ban chỉ huy trường mời các vị sĩ quan cao cấp về dự lễ. Tôi liếc qua hàng ghế dành cho quan khách, Judy và cha mẹ nuôi cũng đang hướng về tôi.

 

Ban chỉ huy trường tuyên dương và xướng tên tân binh mãn khóa. Chúng tôi được gắn ngạch và cấp bằng. Từ giờ phút này, tôi đã là người lính, quân số 726256- B526 là tên. Tiếp theo, chúng tôi làm lễ tuyên thệ, rồi tung nón bế mạc. Sau ngày tốt nghiệp, tôi được một tuần phép trước khi trở lại nhận lệnh mới.



 

Tôi về nhà thay thường phục rồi dẫn Judy ra cánh đồng xưa. Chúng tôi kể nhau nghe nhiều chuyện và đuổi bắt như hồi còn thơ. Tới chiều, nắng đổ ngập cánh đồng. Mặt trời gay gắt chói. Judy nép vào sau lưng tôi trốn nắng. Thấy áo đẫm mồ hôi, nó đưa môi ngậm từng giọt như người Hồi nhấm nháp rượu quỳ.

 

Tuần phép trôi qua nhanh. Trước ngày trở lại trường về đơn vị mới, Judy nói trông tôi thay đổi nhiều. Tôi cười, nhìn vào kính, ừ. Trông tôi ốm, da đen đi, nhưng rắn chắc. Còn Judy, tôi nhìn kỹ, trông hơi khác.



 

Chín giờ mười, ngày mười một tháng chín, chúng tôi có lệnh tập hợp khẩn. Ban chỉ huy báo cáo tình hình. Một tổ chức khủng bố tấn công hai tòa nhà chọc trời của New York và một góc lầu của Bộ Quốc Phòng. Lệnh báo động toàn quốc. Quân nhân các cấp toàn ngành ở trong tình trạng sẵn sàng. Không phận, hải cảng, đường biên giới đóng cửa. Cả đơn vị chờ đợi nhận lệnh. Không khí đượm mùi chiến tranh.

 

Buổi chiều, đơn vị tôi được lệnh điều động tới New York. Xưa nay, tôi vốn không ưa thành phố lớn. New York, nơi mệnh danh "A thousand dreams for one parking place." Máy bay quân sự bay một vòng. Khói mù mịt. Bên dưới, một đống gạch đổ cao như một núi hoang tàn. Trái tim tôi như thắt lại từng hồi.



 

Trung đội tôi chia nhau đóng một ngã phố. Chúng tôi căng dây, giăng chướng ngại vật ngăn từng khu. Những người dân cầm cờ đứng hai bên lề hoan hô người lính. Tôi cảm động, hơi xấu hổ. Chúng tôi là lính mới, chưa làm gì để được hoan hô. Tôi nhìn những đoàn người thiện nguyện, làm việc ngày đêm, nhặt những mảnh thi hài mà cảm phục.

Buổi tối, con phố không ngủ. Nhiều người mang khung ảnh thân nhân, xuôi ngược trên vỉa hè. Gặp ai, họ cũng hỏi. Những câu hỏi vang lên như điệp khúc.

 

Tôi đứng canh giữ hiện trường. Và tưởng tượng hàng trăm chuyện tình trong tòa nhà đổ nát. Mà chuyện nào kết thúc cũng giả sử nạn nhân là tôi hoặc Judy. Để sáng mai tôi gặp lại những người không may, vừa mừng vừa thương hại. Tôi hạnh phúc vì tôi có tình yêu. Như người đang đứng ngoài ánh sáng, mà Judy chính là người cầm đuốc mang cho.



Đến sáng, thay phiên gác, tôi quyết định gọi về nhà. Mẹ nuôi bốc điện thoại, mừng rỡ, "Con khỏe không? Em nó đi chơi biển với bọn thằng Tim. Chưa nói với con à?"

 

Tôi không tin ở lỗ tai mình. Hôm qua, Judy mới nói đi cắm trại ở trường. Lẽ nào?



 

Tôi đứng lại bên đường. Nắng ban mai đã vàng bên kia phố.



Đường ra khỏi basra

Khi tôi đặt bàn chân đầu tiên chạm xuống đất Mỹ, tôi đã để ý rất kỹ, cái cảm giác đầu tiên bao giờ cũng vậy, nó gây một ấn tượng sâu sắc lâu dài trong ký ức. Vậy mà trong giây phút đó tôi chỉ ngẩn ngơ một chút, một chút thôi rồi bị đẩy theo dòng người… Cái cảm giác bàng hoàng, sâu sắc nhất phải kể là lúc máy bay cất cánh rời Việt Nam. Khi chiếc máy bay United Airline nhấc mình rời phi đạo, tôi ý thức được mình không còn đặt chân trên mảnh đất quê hương nữa. Tôi lơ lửng, bay cao và bay cao mãi. Đột nhiên tôi có cảm giác xác thân không còn tồn tại, tôi giống như một thứ linh hồn đang lơ lửng rời bỏ trần gian. 

Mẹ tôi nói, đặt chân lên đất Mỹ tức là đặt chân lên tới thiên đàng. Cha nói, hãy bám trụ, đừng trở về cái địa ngục này. Tôi hiểu, cha mẹ đang cắt ruột đấy, và tôi cũng đang quặn lòng phải rời bỏ gia đình để đi du học. 
“Phải bám trụ.” Ba cái chữ này ám ảnh và mọc rễ trong tâm trí tôi. Nhưng mà làm thế nào để bám trụ? Để được ở lại nước Mỹ, vào quốc tịch, và sau này kéo hết gia đình sang, đó là mục tiêu tối thượng, và cũng là niềm mơ ước của cả gia đình, điều đó thật không dễ. Con đường tắt là kết hôn với người có quốc tịch. Ở ký túc xá, trong lớp, đi shopping, đi làm thêm, hay bất cứ lảo rảo nơi đâu tôi cũng dán mắt vào những đứa con gái. Tôi đoán và xác định mục tiêu, con nhỏ này còn Việt Nam quá, chắc chỉ có thẻ xanh, con nhỏ kia có vẻ Mỹ hóa chắc chắn là có quốc tịch rồi hay nó đẻ ở đây. Tôi bất kể tuổi tác, nhan sắc, trong đầu vẽ ra một cuộc tình chớp nhoáng, mà cái nào cũng kết thúc bằng một buổi lễ tuyên thệ tại sở Di Trú. Nhưng mà thực tế, chưa có lần nào tôi mở miệng làm quen, tôi vẫn đứng đó với một tâm trạng xuôi xị, hèn hèn. Tệ hơn nữa, trước mặt họ, tôi có cảm giác mình là người làm bằng thủy tinh trong suốt, họ nhìn thấy tâm địa bất chánh, những ý đồ đen tối rõ mồn một như một vết mực đen vấy bẩn khắp người. Những thằng du học sinh khác bảo, hãy coi chừng, léng phéng với họ có ngày ăn dao, ăn đạn đấy. Chúng nó bày, muốn ở lại, chỉ có nước kết hôn giả. Kết hôn giả ngốn rất nhiều tiền. Cha mẹ tôi đã phải cầm cố nhà cửa, tài sản duy nhất để lo chuyện du học rồi, đánh chết tôi cũng không dám nghĩ tới tạo một gánh nặng nữa cho gia đình. Một thằng bạn khác bảo, đăng lính đi, phục vụ trong quân ngũ một thời gian vừa được quy chế vào quốc tịch, vừa được học bổng học đại học, nhất cử lưỡng tiện. Chiến tranh Iraq mới bắt đầu, nhu cầu cần lính đang cao. Và tôi, quyết định ngay, mở một con đường máu, vào quân đội để thoát hiểm. 

Quyết định vào lính làm mọi người kinh ngạc. Bạn tôi nói, “Đi lính bây giờ là nhảy vô địa ngục.” Tôi cười cười, vò vò cái đầu gần như trọc lóc. Không, tôi chỉ muốn làm một cú “vượt vũ môn” thôi. Tương truyền ngày xưa có một loài cá chép, cứ ba năm thì được vượt vũ môn để hóa thành rồng. Từ dân Việt để trở thành công dân Mỹ cũng giống như đi đầu thai kiếp khác, tôi cần phải “vượt vũ môn” như một con cá chép thật. 

Tôi không kể cho ai nghe về thời huấn nhục ở quân trường. Làm thế nào để từ một người dân trở thành một người lính? Nó đã tóm gọn trong hai chữ huấn nhục. Người ta huấn luyện người lính đứng vững trong mọi tình thế, kể cả khi địch bắt, bị tra khảo và chịu nhục hình. 
Tôi gửi cho gia đình một tấm hình lễ mãn khóa. Tôi trong bộ quân phục bộ binh, vác súng, qua nhiều tư thế. Mẹ tôi khóc. Mẹ đã vất vả nuôi ba tôi trong tù nhiều năm. Còn cha, tuy là lính trơn nhưng lúc xe tăng T.54 tiến vào Dinh Độc Lập, cha cùng đồng đội còn đang lập chốt làm tuyến phòng thủ ở phía Tây Sài Gòn. Cha bị bắt ngay mặt trận vào giờ thứ 25 nên tù lâu là chuyện thường. Trong thư cha viết, “Cha tôn trọng quyết định của con. Phải nhớ rằng, một ngày làm lính, cả đời là lính. Người lính không sử dụng quân đội như một phương tiện… Khi con có mục tiêu thì phải chiếm cho bằng được.” Kể từ đó, cha không viết về những chuyện đã rồi, thư cha toàn là những trang liệt kê về những ưu điểm của đủ thứ vũ khí các loại, và cách đối phó những tình thế nguy hiểm. Không nói ra, nhưng tôi hiểu cha muốn truyền hết nội lực, tâm huyết cho tôi, không giữ lại một chút gì.Tôi nghĩ, những vũ khí xưa ở chiến trường Việt Nam hiện nằm trong viện bảo tàng. Chiến trường Iraq ở sa mạc, trong lòng núi, ngoài thành phố, chợ búa, và bên vệ đường. Nguy hiểm nhất là những “road bomb”. Nó chỉ là những chất nổ tự tạo, rất đơn sơ, nằm lẫn trong gạch đá, rác rến phế thải ở ven đường. Ở một nơi mà kẻ thù không những chỉ là con người, mà còn là gạch đá, rác rến, cỏ cây thì đó là nơi tối nguy hiểm. Nhưng tôi không nói với cha điều này. 

Ra trường một năm đơn vị tôi mới tới phiên qua Iraq. Trước đó, chúng tôi đã được thao tập nhuần nhuyễn về chiến trường mới, thực tập trên các địa hình sa mạc Black Rock (Nevada), leo lên những mỏm núi chót vót ở những vùng thạch sơn kỳ vĩ của Arizona. Mùa Đông chúng tôi len lỏi hành quân trên những rặng núi trắng xóa trên Canada. Hè, chúng tôi xuống Texas, lang thang lạc lối trên sa mạc miền viễn tây, chịu đựng cái nóng và khát cả tuần để tự mưu sinh thoát hiểm. Bộ chỉ huy đơn vị nói, phải biết sinh tồn trong “tủ lạnh” và trên “lò nướng” để khi qua Iraq làm tụi Al- Qaeda “lé” mắt. 

Chiến tranh Iraq bắt đầu vào ngày 20 tháng 3 năm 2003 và ngày 1 tháng 5 khi viếng thăm chiến hạm USS-Abraham Lincoln ông Bush tuyên bố chiến tranh chấm dứt. Chính quyền độc tài bị lật đổ, chuẩn bị cho một nền dân chủ đang được tiến hành, mọi đảng phái đều được tham chính thông qua bầu cử. Ngày 13 tháng 12 cùng năm đó, Saddam Hussein bị bắt, hy vọng phục quốc tiêu tan.
Nhưng mà ở Iraq súng vẫn nổ khắp nơi. Từ thành phố đến thôn quê, rừng núi, sa mạc, nhà thờ, trường học, chợ búa, đâu đâu cũng có những ổ kháng cự. Nhỏ thì dăm ba người, lớn lên đến vài trăm. Thoạt trông họ là thường dân, cầm súng lên họ là giặc. Không phải dân Iraq chỉ chống Mỹ, mà xem ra họ chống nhau còn tàn tệ hơn. Quân kháng chiến có thể xả súng bắn vào chợ búa, nhà thờ, trường học, thậm chí đám cưới hay tang lễ. 

Khi tôi đặt chân đến Mosul, pháo đài kiên cố nhất của đảng Baath do giáo phái Sunni phe Saddam thì giao tranh vẫn còn ác liệt. 

“Sức mấy mới hết chiến tranh.” Thằng Michael Tea, tiểu đội trưởng mới của tôi nói. “Mỹ có rút hết quân thì chiến tranh vẫn còn.” 
“Tại sao còn?” Tôi ngạc nhiên. 
“Mày tưởng tụi Iraq chỉ có chống Mỹ hả? Tụi nó chống nhau còn dữ hơn chống Mỹ.” Thấy mắt tôi vẫn tròn xoe, nó nói. “Cùng là dân Iraq, gốc Ả Rập, cùng Hồi giáo, nhưng phe Sunni chống phe Shi’a, hai phe này lại cùng chống người Kurd ở miền Bắc, người Kurd lại chống chánh quyền Iraq bất kể phe nào cầm quyền, người Turkman cũng chống chánh quyền Iraq, chống Sunni, chống phe Shi’a, chống người Kurd, người Assyrian Christian chống hết tất cả các phe khác họ.” 
“Trời ơi, nhức đầu quá.” 
“Tao điên mất.” Mấy thằng trong đơn vị tôi ôm đầu la. 
Tôi bình tĩnh hỏi, “Trong các nhóm, nhóm nào đông nhất?” 
“Giáo phái Shi’a đông nhất, chiếm gần 60% dân số. Phái Sunni 20% đứng nhì. Thứ ba là người Kurd miền Bắc cũng khoảng 20%. Mấy nhóm còn lại chừng 3%.” 
“Dễ ợt. Chỉ cần ổn định các phe phái lớn trước thì các phe nhỏ phải chịu phép thôi. Iraq sẽ thái bình” 
Michael Tea cười lớn, “Chuyện đó con nít cũng biết. Nhưng mà làm sao để họ ngồi lại với nhau họa chăng chỉ có Trời mới biết.” 
“Nhưng tại sao họ chống nhau?” Thằng Ted hỏi. 
“Nguyên nhân bắt nguồn từ Giáo chủ Muhammad. Sinh năm 571, nhưng mãi đến năm 610, bốn mươi mốt tuổi, ngài mới bắt đầu rao giảng kinh Qur’an và thành lập Hồi giáo. Đến năm 632, ngài bị bệnh và nghĩ tới việc truyền ngôi. Bấy giờ, trong hàng tín đồ bắt đầu chia ra hai phe. Một phe theo kiểu cha truyền con nối, Giáo chủ không có con trai nên ủng hộ người con rể tên Ali Abu Talid nối ngôi. Nhưng phe khác cho rằng, Giáo chủ là người thừa sai của Chúa, vậy người đại đệ tử Abu Bakr mới đủ đạo hạnh tiếp tục ngôi vị đó. Cuộc tranh chấp dẫn tới việc Giáo chủ phải ra phán quyết cuối, nhưng cả hai phe đều không chờ được nên xảy ra bạo loạn và khi ấy đã có kẻ ra tay giết Giáo chủ. Từ đó đến nay không thấy ai thắc mắc, điều tra hung thủ đã sát hại Giáo chủ. Người ta bận lo tới việc tranh ngôi. Cho tới bây giờ kể như bất phân thắng bại.” 
“Hơn cả ngàn năm trôi qua, Ali và Abu cũng không còn, ai lãnh đạo thì cũng đọc kinh Qur’an thôi, có chi mà tranh chấp.” Tôi nói.
“Đạo Hồi có một tỷ ba dân số khắp thế giới, giáo quy gắt gao, người lãnh đạo quyền hạn hơn Tổng Thống, vua chúa một nước. Chính Ali và Abu chắc cũng không ngờ, nếu biết trước họ đã tận diệt nhau chứ không chịu chia thành hai phe, di họa tới bây giờ.” Michael Tea nói, “Mày không tranh chấp, dễ thua thiệt lắm.” 
Tôi vào quân đội, rồi được nhập tịch, tương lai đem cả gia đình sang, nghĩ tới cảnh đoàn tụ, tôi “lời” quá cỡ, thua thiệt chỗ nào. Tôi tiếp tục thắc mắc. 
“Vậy giáo phái Sunni của Saddam thuộc dòng nào?” 
“Họ là truyền nhân của đại đệ tử Abu Bakr, là thiểu số. Còn phái Ali con rể Muhammad là phái Shi’a thân Iran chiếm đa số.” 
“Trời đất!” Tôi kêu lên, “Làm thế nào mà Saddam lấy thiểu số thắng đa số ?” 
“Lấy bàn tay sắt.” Michael Tea trả lời tỉnh bơ. “Chính nghĩa, công lý hay gì gì nữa cũng bị đè bẹp thôi. Trong 25 năm, Saddam xử tử cả trăm ngàn người.” 
“Ối trời ơi.” Cả tiểu đội kêu lên, thật kinh khủng. 

Đêm đó, tôi trằn trọc nghĩ về Saddam. Iraq là một vùng đất cổ, có hai con sông Euphrates và Tigris vắt qua. Nơi đây được mệnh danh là cái nôi của nhân loại, bởi người ta tìm thấy dấu vết con người xưa nhất trái đất ở đây. Vì sống giữa vùng đất được bồi đắp phù sa của hai con sông nên người ta gọi nền văn minh này là nền văn minh Lưỡng Hà. Thời đồ đá, đồ đồng, đồ sắt được dùng làm vũ khí. Các công trình nghệ thuật kiến trúc như thành Babylon, vườn treo sau này trở thành kỳ quan thế giới cũng phát xuất từ đây. Văn hóa phát triển rực rỡ như thế nhưng dân cổ đại Iraq yếu xìu, đánh giặc dở không thể tả. Liên tiếp trải mấy ngàn năm Iraq luôn bị các chủng tộc khác xâm chiếm và cai trị. Iraq chưa bao giờ giành được độc lập, tự vẽ biên giới cho mình. Sau thế chiến thứ nhất, đế chế Ottoman thống trị Trung Đông bị Anh, Pháp, Mỹ đánh bại. Chính người Anh đã vẽ lại bản đồ cho Iraq. Nhưng Saddam và đảng Baath mới giành độc lập cho Iraq từ Anh. Như vậy kể ra Saddam là một anh hùng, chưa chắc là tội nhân. Nghĩ tới đó, không chịu nổi, tôi hỏi Michael. Nó bật cười lớn. 

“Ya, ya. Saddam là anh hùng, nhưng là anh hùng của 20% dân số thôi.” Nó nạt tôi, “Ngủ đi. Sống ở đây, khóa miệng lại. Tuyên bố bậy bạ, sáng mai 60% dân số còn lại sẽ giết mày đó.” 

Nhưng mà tôi vẫn không tài nào ngủ được. Nếu Saddam là người Shi’a có thể tình thế sẽ khác. Nếu Saddam không độc tài, tình thế sẽ khác. Nếu Saddam không xâm chiếm Kuwait, không mơ làm Thành Cát Tư Hãn thống nhất Ả Rập, tình thế sẽ khác. Và nếu tôi không mất ngủ, tình thế cũng sẽ khác. 

Mới mờ sáng, đơn vị tôi nhận lệnh tới Haji Ibrahim. Đây là vùng núi cao nhất Iraq, trên 11 ngàn feet, nằm sát biên giới Iran. Bộ chỉ huy đơn vị nói, những tổ chức người Sunni đang rút về đây, họ sẽ truy quét người Kurd ra khỏi vùng núi để chiếm lấy địa bàn. Nếu để họ chiếm được khu vực này sau rất khó kiểm soát. Đây cũng có thể là con đường vận chuyển vũ khí lậu từ Iran chuyển cho khủng bố. Nhiệm vụ chúng tôi là bảo vệ người Kurd, chận đứng con đường tiếp tế vũ khí từ Iran. 

Mặt trời chưa lên, ba phi đội UH-60 Black Hawk bay hàng một luân phiên thả chúng tôi xuống chân núi. Chân vừa chạm đất, chúng tôi vừa lăn vừa chạy. Phải biết biến mình thành một mục tiêu luôn luôn di động. Có thể những tay bắn tỉa của địch đang phục kích đâu đây. Cuộc hành quân bắt đầu từ giữa hai khe núi thấp nhất và tỏa ra những vùng phụ cận. Núi Iraq rừng lơ thơ, cỏ không cao quá gối, nhiều nơi chỉ có toàn đá trọc. Tiểu đoàn trưởng ra lệnh, tất cả tản ra, kiểm soát những hang động trước khi tiến lên núi, chú ý hầm hố và những bãi mìn. 

Tiểu đội dàn ngang, ghìm súng chầm chậm tiến lên. Kiểu đội hình này, cha tôi viết, là thế tiến nguy hiểm, vì địch nấp ở đâu đó quạt một tràng là tiểu đội tiêu. Tôi đâm sợ, thằng Michael Tea không có kinh nghiệm, đáng lẽ nên dàn hàng một tiến lên mới đúng. Tôi kêu Michael trong earphone. Nó la, “Nhìn vô ống nhắm, quan sát những điểm đen kìa.” Những điểm đen thường là những cửa hang, lấp bằng vải bạt hay ván tạp. Tôi rùn mình xuống, lò dò tiến. Mắt dán vào ống nhắm và điều chỉnh. Cái ống nhắm này tôi nài nỉ mãi mới được loại 50MM có thể phóng mục tiêu lớn ra từ 3 đến 9 lần, rất rõ. Tôi gắn ống nhắm trên khẩu M4A4 có 2 cò, vì bên dưới còn thêm bộ phận phóng lựu M203, sức công phá mạnh và xa hơn M.79 ở chiến trường Việt Nam. Tiểu đoàn trưởng nói, hành quân 2 ngày, quân trang gọn, nhẹ để dễ leo núi, không quân yểm trợ nếu có tình thế bất ngờ. Nhưng cha tôi viết, nếu đụng trận diễn tiến không lường được, cuộc hành quân có thể kéo dài. Vì vậy, hành trang của tôi nặng trĩu như một cuộc chuyển quân xa hay sắp đụng một trận lớn. Ngoài ra, cái áo khoác tactical vest nhiều túi của tôi nhét đủ thứ, 4 băng đạn dự trữ 1,800 viên, 10 quả M203, dao găm Ka-Bar bén ngót, kính hồng ngoại tuyến ban đêm, một canteen nước, hai phần MRE thức ăn liền, mặt nạ chống hơi gas vì người Kurd đã từng bị Saddam tấn công bằng hơi độc Sarin chết hàng loạt. 

Lúc ngồi trên trực thăng, thấy tôi vũ trang đến tận răng, cả đội nhìn tôi như quái vật. 
“Ê, mày định một mình tiêu diệt hết một tiểu đoàn hả?” Thằng Ted xỏ ngón tay tìm coi có cái túi nào còn trống trên cái áo vest phồng cứng của tôi. 
“Oh! My heroes” Thằng Robert láu lỉnh, giả vờ chắp tay ngưỡng mộ. “Có mày, chắc tụi tao ở không quá.” 
Tôi nổi sùng, hất tay tụi nó, nạt. “Kệ tao.” Nhưng mà nhìn lại, tôi thấy mình giống như “Cái Bang Tám Túi” thật. Đem nhiều thứ quá cũng không giống ai. Lần sau tôi sẽ rút kinh nghiệm. 
Có một bàn to lớn mò mẫm bóp cái ba-lô sau lưng tôi. 
“Trời ơi, nó đem theo mền nữa đây này.” Thằng Ed cười hô hố, “Mày tính định cư trên núi luôn à?” 
“Câm miệng.” Tôi quát lên một tiếng, bực tức, thằng này lớ quớ khi xuống đất tôi sẽ đá cho nó một cái để đời. Nhưng mà nhìn lại, nó bự hơn, bàn tay của nó to gấp ba lần tay tôi. 
Michael Tea, tiểu đội trưởng, nạt, “Shut up.” Đôi mắt nó rà một lượt, tia nhìn phát ra lửa, chúng tôi nóng ran cả người. 
Có tiếng súng M4 “tạch, tạch, tạch… ” ròn rã. “Đụng rồi.” Có tiếng la sau lưng tôi. Cả bọn nằm rạp xuống. Chừng ba mươi giây, Michael ở đằng trước quay đầu ra hiệu, chúng tôi tẻ hai bên, nhường cho hai thằng mang M249 đi giữa, một thằng lui ra sau dự bị. Chúng tôi bò lên, ép sát hai bên, tiến gần cửa động. Chắc chắn có người, tôi thấy tấm bạt rung rinh, nhất định không phải dân, có lẽ tụi Baath đã đi trước một bước. 
“Marhaba” Tiểu đội trưởng cầm micro gọi lớn ba, bốn lần, không ai trả lời. 

Qua kính nhắm, tôi thấy tấm vải bạt nhúc nhích như có người đứng ngay sau đó. Tôi đặt tay vô cò sẵn sàng, thằng nào lú ra, tôi nả liền. “Tiên hạ thủ vi cường.” Tôi nghĩ, “Thà bắn lầm còn hơn bị bắn chết.” Tôi không muốn chết, nhất là chết ở đây. Mặc kệ ông Bush muốn xây dựng dân chủ hay phát huy tự do gì gì đó, tôi không “ke”. Tụi Iraq có chết khô trên giếng dầu, tôi cũng không “ke”. Tôi chỉ muốn sống để trở về. Để mơ, một ngày nào, cha mẹ em út tôi được đặt chân lên miền đất hứa. 
“Hello. Hello. Anybody’s there?” Thằng Michael kêu muốn tắt hơi. 
Cửa hang vén khẽ, một nhánh cây ló ra, đầu có cột một miếng vải trắng. Đầu hàng rồi, chúng tôi thở phào, không cần phải nổ súng. Nhưng vì đề cao cảnh giác, biết đâu địch trí trá khó lường, Michael vẫn kêu họ bằng tiếng Ả Rập. 

Họ bắt đầu đi ra, dè dặt từng người một. A! tôi nhận ra, đây là dân quân Kurd, họ trang phục khác người Iraq, đàn ông mặc quần phùng (kiểu Thổ), áo sơ mi, đầu quấn khăn xếp, râu tóc ngắn gọn. Tất cả hai mươi bảy người, kể cả bốn đứa trẻ chỉ độ 12,13 tuổi. Trong bộ tộc Kurd, người nào vác nổi súng, người đó là lính, bất kể nam phụ lão ấu. 
May quá, người Kurd ở đây, có nghĩa vùng này an toàn. Trong khi tiểu đội liên lạc cấp trên, tôi đi một vòng khảo sát. 

Chỉ suy diễn từ cái hang này tôi cũng thấy vấn đề kiểm soát an ninh, hay ngăn chận sự chuyển vận vũ khí qua lại biên giới là một chuyện nan giải. Cửa hang nhỏ, nhưng càng vào trong càng rộng, khuôn viên chính giữa có thể chứa vài ngàn người. Ở giữa động có một hồ nhỏ, nước trong vắt. Họ nói, mùa Xuân tuyết trên núi tan, nước theo khe chảy xuống tích tụ nên hồ, đủ dùng quanh năm. Đàng sau còn có một cửa khác ăn thông, có thể thoát ra bằng vách khác. Cái cửa hậu này không phải do thiên nhiên mà do họ đào phá từ năm này qua năm khác mà thành. Tôi đi vòng lòng xem qua nơi ăn, chốn ở của họ. Có lẽ đây là trạm trú quân của quân du kích nên đồ đạc, bếp núc không có dấu vết đàn bà. Nồi niêu xoong chảo, ấm chén của họ có lẽ toàn là đồ từ thời Adam, Eva, cũ kỹ thấy phát sợ. 

Người Kurd có mặt ở Iraq có lẽ từ thời khai thiên lập địa. Họ không phải giống dân Ả rập, không theo đạo Hồi. Sự khác biệt văn hóa, phong tục, ngôn ngữ, trang phục, biến họ thành cái gai trong mắt dân Ả Rập. Trải qua hàng ngàn năm, họ đã bị các chủng tộc, các thời đế chế, vua chúa khắp nơi truy sát. Nhưng mà, với sức chiến đấu dẻo dai, khả năng sinh tồn mạnh mẽ, họ đã trốn chạy liên tiếp từ đời này qua đời khác. Khi bị truy sát ở Iraq, họ bồng bế nhau qua Thổ, khi Thổ đánh đuổi, họ chạy qua Syria, khi bị Syria càn, họ trốn qua Iran, bị Iran đánh, họ lại chạy về Iraq. Họ sống du mục và chạy loanh hoanh khắp biên giới bốn nước. Lịch sử của người Kurd là lịch sử chạy. Cho tới bây giờ họ chưa có điểm dừng chân. 

Tôi nghe nói, sau thế chiến thứ I, người Anh ký hiệp ước giúp họ thành lập quốc gia Kurd, thủ đô đáng lẽ là Mosul. Đổi lại, người Kurd ký kết cho Anh khai thác mỏ dầu lớn ở miền Bắc, lãnh địa Kurd. Hiệp định đã ký kết, năm 1927, Anh đã khai thác dầu. Nhưng quốc gia Kurd đến nay vẫn còn nằm trên giấy. Không phải người Anh bội ước mà người Kurd đã bỏ mất cơ hội lập quốc có một không hai. Vì đây là thời gian, Anh cũng đang thành lập Iraq. Do trốn chạy khắp nơi, người Kurd đã bị phân hóa từ đời nào cũng không biết. Khi tiến hành việc thành lập quốc gia, người Kurd ở Thổ thích chính sách của Thổ, người Kurd ở Iran thích theo khuôn mẫu Iran, người Kurd ở Syria thích theo chế độ như Syria, người Kurd ở Iraq lại không thích ý kiến các nhóm khác. Không ai nhường ai. Mấy năm sau, Iraq tuyên bố độc lập, biên giới bao trùm luôn phần đất Kurd. Và người Kurd từ đó lại tiếp tục: Chạy. 

Nghe tới đoạn này, tôi cảm thấy buồn. Mong rằng người Việt tỵ nạn khắp nơi Mỹ, Anh, Úc, Pháp, sau này trở về sẽ tránh vết xe đổ như người Kurd. 

Tiểu đội ra lệnh tập hợp, chúng tôi trở vào trong hang. Một vòng tròn, nửa là Kurd, nửa Mỹ. Tiểu đoàn mới thả dù một quân nhân thông dịch tới. Người Mỹ sẽ bảo vệ người Kurd, tạm thời vẽ một khu tự trị cho họ. Từ thành phố Tikrit trở lên là khu Cấm Bay, ngoại trừ máy bay Anh Mỹ và Liên Hiệp Quốc. Phía Mỹ sẽ cung cấp khí giới và huấn luyện dân quân Kurd. Đổi lại, Kurd kiểm soát và phát hiện những con đường vận chuyển vũ khí lậu qua biên giới. Vũ khí và toán huấn luyện sẽ tới sau. Nhiệm vụ chúng tôi rời khỏi nơi đây và tiếp tục hành quân sau lưng núi. 
Thằng Ted chửi, Robert chửi, Ed cũng chửi, còn tôi chửi… thầm. 
“Tại sao họ không để tụi mình ở lại huấn luyện?” Thằng Bob cự nự. 
“Đây là lệnh. Chấm hết.” Tiểu đội trưởng kết thúc. 
Chúng tôi đi vòng sau lưng núi. Núi này tiếp ngọn núi kia. Màu đá tim tím, phẳng lì, dốc cao thoai thoải. Ba-lô trên vai tôi chĩu xuống, oằn vai. Mới 17:00 tức năm giờ chiều, trời đã nhá nhem. Gió thổi buốt mặt. Chúng tôi dừng lại bên một khe trũng, mấy lùm cây thưa cao quá đầu người, che khuất một cái hang. Tôi mệt đứ đừ. Tựa vào gốc cây, tôi đứng thở dốc. Mấy thằng kia quân trang nhẹ hửng, cũng mướt mồ hôi. Khi thằng Michael chạy tới, nó xua tụi tôi như xua tà. 
“Đi, đi vào trong kia kiểm soát trước.” Nó chửi te tát, “Chưa kiểm soát mà đứng đây chơi, tụi bây muốn chôn thây ở đây chắc?”
Cái thằng này có thể lên tới tướng đây. Nó không hề biết thương anh em đồng đội. Mồ hôi người ta mà nó tưởng như nước lã. 
Chúng tôi chạy vào trong hang, kiểm soát. Tôi mệt muốn xỉu, từ sáng tới giờ chỉ đi và chạy, chưa có hột cơm nào. Đã vậy, đôi mắt chập chập cứ muốn ríu lại. Nếu gặp địch, tôi cũng phải ngã ra ngủ một giấc cái đã, chuyện đánh đấm tính sau. 
May quá, cái hang cạn, không có người. Michael nói, khi nào chắc chắn an toàn mới được nghỉ ngơi, ăn uống. Thằng Ted giỡn, “Sao nó không nói, khi nào bắt được Bin Laden, ăn cơm cũng chưa muộn.” 
“Clear.” Thằng Bob từ bên sườn chạy vòng qua nói. 
“Clear.” Thằng Tom ở vách sau hay đâu đó cũng la lên trong máy.
“Clear, clear.” Hai ba tiếng nữa của ai đó vọng ra. Tiểu đội trưởng liên lạc với trung tâm hành quân rồi phân công. Chúng tôi đóng chốt ở đây. Một, hai, ba, thằng Michael chỉ tôi, Ed và Ted, ba đứa bây: chốt Một. Rồi nó khoác tay, kéo một đám theo sau, đi đóng chốt Hai. Nhưng mới vài ba bước nó quay lại, chỉ xuống chân núi. 
“Đêm nay, tụi bây chia nhau canh giữ hẻm núi phía dưới. Có phát hiện gì báo ngay, không được tự ý hành động.” Nó quay qua tôi, “Còn mày, tối nay, không được làm thơ, không được ngủ.” 
Chưa kịp phản đối, nó khóa miệng tôi. “Đây là lệnh.” 
“Yes, sir.” Tôi gào lên, tức muốn ói máu. 
Ted và Ed bảo, “Ăn cái đã, từ sáng tới giờ tao đói muốn rã ruột.” Tụi nó ăn, tôi kê đầu trên ba-lô ngủ. Có nhiều khi ngủ ngon hơn ăn gấp cả ngàn lần. 

Ngủ được ba tiếng, thằng Ted lôi tôi dậy. Đổi phiên. Trời bây giờ tối đen như mực. Tôi có cảm giác bị người ta quẳng vào cái lỗ đen trong vũ trụ. Vừa nằm xuống, thằng Ed, thằng Ted đã ngủ say như chết. Tôi dụi mắt, mắt cay xè. Tôi uống một hớp nước, cũng chưa tỉnh nổi. Bây giờ thiên đường không phải là thành Babylon, không phải là vườn treo Hanging Garden, không phải ở Địa Đàng, hay trên Thiên Đàng, mà là ở trong cái mền bông mềm như nhung, mướt rượt, mượt mà. Tôi đang ước được chui đầu vào đó, đánh một giấc trăm năm. 

Tiếng Michael léo nhéo trong máy. Tôi trả lời rồi lôi trong ba-lô một tấm ponchos, một lọ thuốc Alert. Thuốc này uống vào bảo đảm tỉnh như sáo suốt 48 tiếng đồng hồ. Tấm ponchos, tôi trải ra tủ đều cho hai đứa bạn. Đêm trên núi cao, sương xuống lạnh lắm. 

Tôi ngồi thu lu trong bóng tối. Một chút sau mắt quen với màn đêm, tôi thấy đêm không đen như tôi tưởng. Trời trong và cao vút, đêm có ngàn sao lấp lánh, một mặt trăng lưỡi liềm chênh chếch hướng Đông. Trăng lưỡi liềm cong vút, bóng nguyệt treo ơ hờ, sắc trăng mờ nhạt lung linh làm đêm trở nên huyền ảo. Không hiểu sao trong tất cả truyện cổ Ả rập người ta chỉ thấy bầu trời và ánh trăng lưỡi liềm. Bây giờ, tôi ngó trăng. Trăng cũng ngó tôi. Mà không, trăng ngó vạn vật. Tôi cũng ngó vạn vật. Đêm thật yên tĩnh. Tôi lắng nghe tiếng gió mơn man vuốt ve lưng núi, tiếng cỏ lao xao, rì rào chen lẫn trong tiếng đập đều đặn của trái tim tôi. 

Ba tiếng đồng hồ trôi qua. Tôi ngồi im trong một tư thế gần như bất động. Nhìn xuống khe núi bên dưới, bốn bề vắng tanh. Có ai biết nỗi khổ của một con sói rình mồi? Phải kiên nhẫn lắm. Tôi nhìn vào khe núi như nhìn vào một khoảng không vô định. 

Hai giờ sáng. Giờ này là của thằng Ed đây. Nhưng tôi tỉnh táo lắm, cho hai đứa nó ngủ thêm một chút. Bây giờ, trăng chếch về Tây. Đêm Iraq thật huyền diệu, nhưng mà tôi vẫn nhớ một vầng trăng vằng vặc xa tít ở quê nhà. 

“Trời xanh, trăng có tự bao giờ?  
Ngưng chén, đêm nay hỏi một câu  
Người với lên trăng, vin chẳng được  
Khi đi, trăng lại mãi theo nhau.”*1 

Có phải ánh trăng này từ Việt Nam đã theo tôi tới đây chăng? Còn sao nữa? Sao Hôm, sao Mai đâu? Tôi nhìn trời rồi nhìn điểm “nóng” dưới khe núi. Một vì sao đang rơi trong lùm cỏ. Sao nhấp nháy, nhấp nháy. Thật vô lý. Tôi dụi mắt mình mấy lượt. Quả thật, có một ngôi sao đang rơi trong lùm cỏ. Cái gì đó hả? Tôi chộp khẩu súng, mở kính nhắm, điều chỉnh tầm nhìn. Không phải ánh sao. Điểm sáng là ánh đèn pin đang vẫy qua, vẫy lại. Tôi lấy googles*2 nhìn, đèn tắt. Nghe tiếng lách cách, thằng Ted, thằng Ed đồng nhỏm dậy. Chúng bò lại bên tôi, thì thầm. 
“What’s up?” Nó hỏi, “Cái gì vậy?” 
Không đợi tôi trả lời, nhanh như cắt, nó chộp súng, quan sát qua ống kính, “Oh, men.” 

Tôi gọi máy, báo cáo tình hình. Michael lệnh, theo dõi mục tiêu, khoan nổ súng. Nó báo cáo về Trung Tâm hành quân. Ba thằng tôi xác định tọa độ, theo dõi địch. Có thể đây là tụi vận chuyển vũ khí tiếp tế cho khủng bố. Có một đường hầm hay hang động bí mật nào đó đi ngang qua eo núi này. Có lối vào ắt phải có lối ra. Không biết phía trước núi có ai phát hiện gì không? Không biết số lượng vũ khí là bao nhiêu và số người tham dự đường dây này? Của tổ chức nào? 

Mười phút sau, tiểu đội tôi tề tựu. Vì hang động ăn sâu trong núi, không thể tiêu diệt hết nếu chỉ tấn công bên ngoài. Các đơn vị khác cũng đang bao quanh trước và sau núi. Trung Tâm sẽ chi viện một phi đội trực thăng AH-64 Apache để tấn công cả hai cửa hang. Nếu sức kháng cự lớn, trung tâm sẽ gọi các loại F mang bomb bunker*3 yểm trợ sau. 

Trong khi chờ đợi chúng tôi di chuyển vào vị trí phối hợp. Mắt tôi không rời mục tiêu. Bên dưới một toán người sắp hàng một, lặng lẽ trước và sau đẩy những thùng sắt to và dài bắt đầu xuất hiện. Chúng tôi nóng ruột. Có thể là những air-missile SA-7B hay SA-14, dễ di chuyển. Cả đoàn khoảng hai mươi người đã bắt đầu đi vào cửa hang. Trời ơi! Không khéo họ sẽ mất hút trong ấy hay cố thủ sẽ khó đây. Cần phải tấn công ngay. Nhiều họng súng chĩa ngay về phía họ. 

Trong phút chốc, tiếng máy bay vần vũ ngay trên đầu. Cả chục chiếc đèn cực mạnh sáng rực như ban ngày. Có tiếng loa kêu gọi đầu hàng. Phía địch bỏ chạy tán loạn. Có kẻ chạy thẳng vào hang, có kẻ trở đầu súng chĩa lên bắn máy bay. Những chiếc Apache đảo vòng vòng. Chúng tôi nổ súng bắn địch. Họ buông súng, thân xác ngã vật ra. Tai tôi không nghe thấy gì. Tiếng nổ chát chúa, liên tục. Trên không, máy bay nả những chiếc rocket AGM-114 Hellfire bay liệng vô hang. Ầm. Ầm. Những tiếng nổ lớn, mặt đất rung rinh, lửa vụt sáng chóe và những luồng khói đen bốc lên cuồn cuộn. Tôi xoay nòng súng bắn như điên vào những lùm bụi gần cửa hang. Không thể để chúng bắn tỉa máy bay vì họ đang bay rất thấp. 

Khi trận công phá kết thúc, tôi đi xuống dưới coi. Xác địch ngổn ngang, không biết tên nào do tôi bắn chết. Những kẻ này mặt mũi bình thường, nhưng giờ đã là những cái xác vô tri. Nếu sống, có thể có một ngày nào đó dám tôi mời hắn uống café trên đường phố Baghdad. Xem chán, tôi vào hang động, nhưng bị chận lại. Người ta đang đưa những chuyên viên vũ khí tới đây. Cũng có thể có mìn hay chất nổ tự hủy đã được gài sẵn. 

Đơn vị tôi được lệnh trở về, tuy cuộc hành quân vẫn còn tiếp diễn. Về sau quân đội phải khóa kín biên giới Iran, Syria ngăn chận vũ khí đổ vào Iraq. 

Từ mùa Xuân năm 2004, tổ chức Al-Qaeda với Musab-al-Zarqawi, dân quân vũ trang Mahdi của phái Shi’a, phe giáo sĩ Al- Sadr, tổ chức tấn công dữ dội khắp nơi. Trong đó Musab al-Zarqawi là tên khủng bố kinh hoàng nhất. Hắn dùng kiểu hành hình thời thượng cổ, lấy lưỡi gươm Sinbab chặt đầu tất cả các con tin ngoại quốc để áp lực Mỹ rút quân vô điều kiện. Các nạn nhân trước khi chết đều sợ hãi. Nhưng những người chưa bị bắt, chưa bị chặt đầu, chưa sợ. Thế giới Hồi giáo khắp nơi cũng phản đối. Al-Zarqawi bôi nhọ Hồi giáo. Hồi giáo không man rợ như Zarqawi. Phải chống Mỹ kiểu khác. Lực lượng vũ trang Sunni tổ chức phản công mạnh mẽ ở Fallujah bắt đầu tháng 3 năm 2004, giết bốn nhân viên an ninh cung cấp lương thực của tổ chức Blackwater. Họ cột bốn cái xác vào một chiếc xe, diễu lê khắp phố phường Iraq. Chủ ý răn đe buộc Mỹ rút quân. Nhưng cách đó thất bại. Người ta nhìn thấy tổ chức Sunni dã man, cần phải tiêu diệt. Trận đánh đẫm máu với Sunni là trận 46 ngày đêm ở Fallujah. Người Mỹ so sánh với trận Mậu Thân Huế năm 1968. Mỹ mất 95 binh sĩ, và địch bỏ lại 1,350 xác chết đủ mọi sắc tộc như Chechnyan, Iran, Syrian,… Ả Rập,…… Sau tháng 11 năm 2004 trở đi, tình hình có vẻ lắng xuống. 

Người Iraq xoay qua chống Mỹ theo kiểu khác: Kiểu Việt Nam. Trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ “thua” không phải trên mặt trận quân sự, mà “thua” trên mặt trận tâm lý. Chiến tranh tâm lý mở rộng. Phong trào phản chiến, những vụ Mỹ Lai được khai thác triệt để. Các tổ chức chống Mỹ, tổ chức nhân quyền đua nhau tố cáo những vụ vi phạm nhân quyền. Nổi tiếng nhất là cô Lynndie England và anh lính Charles Graner của trại tù Abu-Ghraib. Bức hình nổi tiếng tình tứ nhất của họ là bức hình lột truồng sáu người tù và bắt họ chồng chéo nhau xếp thành hình Kim Tự Tháp. Thế giới phẫn nộ, người Mỹ phẫn nộ, lính Mỹ phẫn nộ, chính quyền Mỹ rất phẫn nộ, nhưng tôi không… phẫn nộ. Tôi nghi, cặp tình nhân này điên ư? Họ không biết hành động vậy là vi phạm nhân quyền, vi phạm quân kỷ à? Tù như chơi. Họ biết, nhưng vẫn làm. Và ai là người đang đứng chụp hình cho họ đấy? Một nhân vật thứ ba. Rõ ràng đây là một vụ vi phạm nhân quyền có dự mưu. Cặp Lynndie và Charles đã lãnh bao nhiêu tiền? Khác với vụ Mỹ Lai, tòa án quân sự Mỹ làm rùm beng chuyện này. Họ xử nặng và tuyên bố sẽ lôi hết các vụ vi phạm nhân quyền ra công lý. 

Cuối năm 2005, chúng tôi được lệnh điều về miền Nam. Mười lăm ngàn quân nhân canh giữ an ninh cho các thùng phiếu. Tất cả các tổ chức, giáo phái, phe phía chủng tộc, ghét Mỹ hay thân Mỹ đều được mời tham chính. Tất cả do người dân quyết định bằng lá phiếu. Ông Bush tin, với cách này, mọi người đều có mặt trong chính quyền, người dân sẽ quyết định chính thể của họ. Chúng tôi nghĩ, ông Bush lầm. Mọi phe nhóm đều không có ý định hợp tác tham chính, mỗi một phe đều muốn giành lấy độc quyền cai trị và tiêu diệt đối lập. Họ muốn dùng bàn tay sắt như Saddam. Họ chống Mỹ vì Mỹ không để điều đó xảy ra. 

Sau bầu cử, người Iraq mở những mặt trận mới. Họ tiêu diệt nhau tận tình. Người Sunni xả súng bắn vào chợ búa người Shi’a, 65 người chết. Người Shi’a ném bom vào đám cưới Sunni, 124 người chết. Người Sectarian (không biết từ đâu tới) đánh bom vào thánh đường Al-Askari của người Shi’a ở Samarra, 165 người chết. Người Sunni lái xe bom lao thẳng vào lãnh địa Sadr giết chết 215 người. Con số người chết tăng đều như người ta nhân các giải độc đắc lotto hàng tuần. Đây chỉ là khúc dạo đầu cho một cuộc nội chiến tương lai. 

Đầu năm 2007, ông Bush tuyên bố tăng quân, tăng chi cho cuộc chiến Iraq. Mặc, trong khi người ta phản chiến khắp nơi. Tình hình Iraq không thể ổn định, nhưng cũng không thể rút quân. Tiến thoái lưỡng nan. Mỹ rút, một cuộc nội chiến chắc chắn sẽ xảy ra. Tàn khốc còn hơn thời Saddam và chiến tranh hiện tại. Người Iraq giết người Iraq. Và mọi tội lỗi sẽ đổ lên đầu người Mỹ. 
Giấc mơ ổn định Iraq giống như chuyện nằm mơ ban ngày. Mọi hận thù sắc tộc, tôn giáo gì đó là những mối thù truyền kiếp có thể sẽ kéo dài cho tới ngày tận thế. Đồng minh các nước lục tục rút quân về. Người Anh cũng bắt đầu giảm quân ở căn cứ Basra. 
Tiểu đoàn tôi được lệnh di chuyển từ Samarra tới Basra. Khi ngang qua Baghdad chúng tôi được viếng thủ đô, thăm thắng cảnh trong 48 giờ. Nhiều người không đi, họ ở lại trong đơn vị, chỉ ra ngoài khi có nhiệm vụ. Baghdad là tụ điểm của khủng bố, phá hoại, bắt cóc, của “road bomb” và “tự sát”. Bởi đây là nơi gây nhiều tiếng vang, lấy thành tích dễ nhất. Nhưng cơ hội ngàn năm một thuở, tiểu đội tôi quyết định ra ngoài. Viếng thăm xứ Ngàn Lẻ Một Đêm là điều tối ư cần thiết. 

Chúng tôi mặc thường phục, lận súng ngắn, máy định vị, rồi ra đường. Baghdad lớn lắm, người đông, có con sông Tigris bắc ngang chia thành hai khu vực. Thủ đô đầy nhà cửa dinh thự, kiến trúc cổ công phu rất đẹp, khu dân cư tầm thường đơn giản, và đường sá xây dựng rất cẩu thả. Những người trẻ mặc âu phục, đa số trung niên người già ăn vận theo truyền thống. Đàn ông mặc thawbs (áo dài chấm chân), đội mũ kufiyah (mũ úp) hoặc gutra (khăn trùm) có egals (vòng vải quấn quanh đầu). Đàn bà mặc abaya (áo đen trùm kín thân người), đầu quấn khăn choàng lớn. 
Bỗng dưng, thằng Ted hỏi đố, “Thằng nào thấy đứa con gái Iraq đi giày cao gót đầu tiên, tao tặng $100 dollars.” 
Cả bọn xôn xao, cười như Tết. Giải thưởng hấp dẫn đây. Nhưng làm sao kiếm ra. Bọn tôi chúi mắt vào chân tụi con gái. Thật đáng kinh ngạc. Lòng vòng nãy giờ, thấy hơn trăm đứa, chẳng có mạng nào mang giày cao gót cả. Mà đàn bà đẹp là nhờ giày cao gót. Giày cao gót làm dáng đi yểu điệu, mảnh mai. Bây giờ tôi chợt hiểu ra, trông con gái Iraq không có nét dịu dàng, mềm mại là bởi tướng đi chắc nịch, hơi giống tướng đàn ông. Đã vậy, khăn áo kín mít, trông như những con quạ di động, chẳng có gì hấp dẫn. Vòng qua nhiều đường phố, cả thành phố chỉ có một loại cây duy nhất là cây Chà là. Chúng tôi lẩn quẩn khắp nơi, đường phố Iraq rất dễ lạc, nhà cửa cây cối các nơi đều giống nhau. Chiến tranh, khủng bố, bom nổ làm khắp nơi tiêu điều. Iraq ít có nhà hàng, quán xá, café… như các thành phố khác. Tiếp xúc người dân ở đây cũng đáng ngại. Họ sợ bị nghi ngờ, bị trả thù. Chúng tôi cũng sợ hỏi trúng những người ôm bom tự sát. 
Chúng tôi quyết định trở về khu trung tâm, viếng dinh Saddam. Nghe nói, Saddam cũng chán đàn bà trùm chăn, trong dinh treo toàn hình Marilyn Monroe vén váy. Nhưng mà Saddam có tới 23 cái dinh, luân phiên ngủ mỗi ngày, vậy cái nào mới có hình các kiều nữ Hollywood khỏa thân, ở truồng. 
“Mày tưởng Saddam có dành một cái dinh để tu chắc?” 
Cả bọn cười sằng sặc. 

Chúng tôi quay lại con sông Tigris, băng qua cầu. Tại đầu cầu này, năm đó, khi tiến vào Baghdad, sư đoàn 3 đã dừng lại mấy ngày chờ lệnh. Người ta đợi một sự thỏa thuận buông súng của lực lượng Vệ binh Fedayeen trung thành với Saddam, để tránh những tổn thất nhân mạng không đáng có. Lúc đó Baghdad có tin đồn, Mỹ hết đạn. Một số tay súng lập lô cốt phòng thủ ngay trên đường phố, dùng AK-47 chống xe tăng M1Abrams. Trong chiến tranh đôi lúc cũng khiến người ta chết vì những tin đồn nhảm nhí như thế. 
Bốn mươi tám giờ ở Baghdad qua mau, đơn vị gấp rút chuyển quân xuống Basra. Cách 55 dặm về phía Nam Baghdad là thành Babylon. Đoàn quân xa chầm chậm qua khu vực này. Thành Babylon cổ xưa, rộng tới mười cây số vuông, nơi cách đây gần ba ngàn năm người ta đã xây dựng đền đài cung điện cao ngất để lên trời. Năm 1258, Hốt Tất Liệt đã dẫn đại quân Mông Cổ đánh chiếm một nửa Châu Âu, rồi tràn qua Iraq. Lịch sử ghi, người Mông Cổ đi tới đâu, cái gì không cướp được là phá hủy. Kinh sách không đọc được đều bị đốt, kể cả những thứ về kiến trúc, y học, thiên văn. Ngọn lửa đốt cháy thành Babylon và tất cả sách vở hơn ba tháng mới tắt. Dân trong thành cũng chết sạch. Người Mông Cổ đã tiêu hủy cả một nền văn minh cổ xưa, phát triển rực rỡ nhất của loài người. Bây giờ, gạch đá ngổn ngang, phế tích tang thương, khiến chúng tôi không khỏi ngậm ngùi. 


“Ôi, bên bờ sông Euphrates  
Thành Babylon đổ nát  
Mà ta còn ngồi đây  
Đàn đã lỡ lên dây  
Kẻ thù còn bắt hát,  
Ngợi ca về Zion  
Làm sao ta hát được  
Bài ca trên đất lạ…”  
(Psalm 137) 

Nhưng mà, đáng lẽ người Iraq phải thù Mông Cổ mới đúng. Đằng này, họ đi thù Mỹ. Tôi nghĩ, có thể bắt đầu do một sự hiểu lầm nào đó. Năm 1927, khi người Anh phát hiện mỏ dầu ở Kirkuk, lần đầu tiên khoan giếng, một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra. Dầu bắn mạnh và phun cao như một thứ nham thạch vọt ra từ trong miệng núi lửa. Ngọn cao tới 15 mét, dầu tràn như lũ lụt. Chỉ cần một que diêm cả thành phố sẽ ra tro. Sau chín ngày, người Anh mới dập tắt được ngọn lửa. Mặc dù đó là một tai nạn, nhưng người Iraq vẫn ngờ, đó là một đòn dằn mặt. Chớ có tự ý khai thác dầu. Kỹ thuật khoan dầu, xưa nay vẫn được giữ kín như một thứ bí mật quốc phòng. 
Đoàn quân xa theo quốc lộ chạy thẳng xuống Basra. Chúng tôi vượt qua nhiều khúc sông, hồ và đầm lầy. Nơi đây là bình nguyên trù phú nhất của Iraq, nhưng đất đai không màu mỡ. Cỏ lún phún thưa, gần đầm có lau sậy, có nơi có những hàng Chà là rợp bóng như hàng dừa của Bến Tre. Vùng cằn cỗi vậy mà là cái nôi của con người ư? Thủy tổ của loài người, dấu tích ông Abraham đã từng sinh sống nơi đây. Vùng đất nghèo dân khó, nông dân ở đây đi xuồng thô, ở lều vải, chẳng có ai cất nổi một căn nhà. 
Bây giờ là tháng Sáu, trời vào Hè. Nhiệt độ 120F, Iraq trở thành một cái lò nướng khổng lồ. Nóng rát mặt, rộp da. Chúng tôi băng qua một khu sa mạc. Gió bắt đầu nổi lên. Bộ chỉ huy báo động, khoảng một tiếng nữa sẽ có bão. Bão sa mạc đến bất ngờ và qua cũng trong chớp mắt. Chúng tôi dừng lại và chờ đợi. Những tấm bạt, lều, ponchos được trưng dụng tối đa. Chúng tôi phủ lên những vũ khí, đạn dược và bịt chặt các nòng súng. Cá nhân đeo mặt nạ, và chui vào xe trú ẩn. Hơn một tiếng sau, bão rú. Tiếng gió rít như xé lụa tận trên cao, rồi bão ầm ầm xô tới. Một con sóng màu vàng cuồn cuộn cuốn tung đất cát ngùn ngụt lăn qua sa mạc. Chúng tôi khum đầu xuống, đất cát đổ xuống mình lộp độp nghe như tiếng mưa rào. Khi trời im bão, chúng tôi đứng lên, rũ cát, nhìn ra xa. Mặt đất như mới thay da, một màu cát mới tinh khôi trải dài ngút tận chân trời. 
Cách Basra hơn 46 dặm, chúng tôi dừng lại nghỉ. Lính đua nhau nhẩy ào ào xuống, chạy vào làng. Đây là Al-Qurnah, Vườn Địa Đàng của Adam và Eva, thủy tổ của loài người. Tất cả kinh thánh viết, trong vườn Địa Đàng đầy cây trái và bát ngát hương hoa, duy chỉ có mỗi một thứ Trái Cấm của cây Tree of Life là không ăn được. Ai ăn Trái Cấm sẽ bị đuổi ra vườn Địa Đàng, tự trồng trọt để nuôi thân, rồi sẽ già và chết. Nhưng Eva hàng ngày nhìn quả Cấm trên cây và thắc mắc. Satan dụ dỗ, Chúa cấm ăn vì ăn Trái Cấm con người sẽ thông minh như Chúa, sẽ làm được những điều Chúa muốn làm. Eva cắn ngay một miếng và nàng dành một trái cho Adam. Ăn xong, khi đến trước Chúa, lần đầu tiên Adam bỗng mắc cỡ vì thấy mình lõa lồ. Chúa biết hai người đã phạm điều cấm nên đày họ ra khỏi vườn Địa Đàng… 

Bây giờ, tôi cũng muốn chạy tới xem cây Tree of Life, bằng cách này hay cách khác, tôi sẽ trộm cắn một Trái Cấm. Xin Chúa hãy đày tôi ra khỏi Vườn Địa Đàng hay nói đúng hơn đày tôi ra khỏi Iraq, tránh xa cuộc chiến này. Tôi chưa muốn chết, nhất là chết ở một đất nước không có dây mơ rễ má nào với tôi. Nhưng khi vào làng, tôi thấy một đám đông chùm nhum chờ đợi để chụp hình dưới cây Tree of Life. Một gốc cây sù sì không có lá, đang giơ những cành khô hiểm hóc nổi bật dưới trời xanh. 
Tháng 7 năm 2007, 441 lính Anh thuộc nhóm Danish rời Basra. Đây có lẽ là nhóm thứ chín rời trại. Những chiếc trực thăng bốc họ rời căn cứ. Tôi ngó lên bầu trời nhìn cho tới lúc dấu trực thăng mất dạng. Tôi thèm có một ngày tôi cũng bay bổng để ra khỏi vùng đất Basra. 

Chúng tôi đóng quân gần căn cứ Anh. Nơi này là ngoại ô bảo vệ Basra, bảo vệ các giếng dầu và hệ thống dẫn xuất, hệ thống khí đốt quan trọng của Iraq. Ngoại trừ thủ đô, đây là thành phố lớn nhất Iraq, dân số một triệu rưỡi. Basra còn nhiều ngành hóa học, công nghiệp khác. Chỉ nói về dầu, Iraq đã cung cấp 20% năng lượng cho thế giới. Trong cuộc chiến với Iran năm 1980, do lượng định sai, Iraq đã bất ngờ tấn công và bao vây nhiều làng mạc Iran, tiêu diệt hàng trăm binh sĩ. Nhưng sau đó Iran tập trung lực lượng phản công, đánh thẳng vào Basra, giết chết hàng ngàn lính Iraq, phá hủy hệ thống dẫn dầu của Basra. Tuy vậy, Saddam vẫn tuyên bố chiến thắng. Để bù đắp chiến phí và thiệt hại chiến tranh, Saddam quyết định cần phải nâng cao giá dầu gấp bốn, năm lần. Thế giới phải trả giá cho những sai lầm của Iraq. Nhưng Kuwait, một quốc gia kề cận Basra vẫn bán dầu với giá rẻ. Saddam lên án Kuwait phá giá dầu. Hơn nữa mỏ dầu Kuwait có một phần nằm dưới lòng đất Iraq. Năm 1990, Iraq xua quân xâm chiếm Kuwait. Cả thế giới nổi giận. Mỹ và đồng minh đánh vào Iraq. Trước khi rút quân, Saddam ra lệnh đổ hàng triệu thùng dầu xuống vịnh Persian và đốt 700 giếng dầu của Kuwait. Đầu năm 2003, để tử thủ Basra, Saddam cũng ra lệnh quấn mìn dầy đặc chung quanh 400 giếng dầu của Basra. Nhưng người Mỹ mua dầu bằng dollars, họ không bao giờ đi đốt tiền, dù là tiền của người khác. Mỹ bao vây giếng dầu, lính Iraq cũng không thể uống dầu để chiến đấu. Họ lục tục theo nhau kéo cờ trắng. 
Chiến tranh kéo dài đến mệt mỏi. Để áp lực nước Mỹ rút quân, khối Ả Rập dùng đủ mọi cách tăng giá dầu. Thế giới bắt đầu bước vào thời kỳ khủng hoảng năng lượng. Giá dầu nhích dần. Chính phủ mới của Iraq đã thỏa thuận ký hiệp khai thác dầu với Mỹ, Anh, Trung Quốc. 
Ước mơ kết thúc cuộc chiến là ước mơ chung của tất cả mọi người. Hơn thế nữa, nó là nỗi hy vọng lớn nhất của những người lính, nhiều khi còn vui hơn niềm vui chiến thắng. 
Ngày 10 tháng 9 Tư lệnh chiến trường Iraq General David Petraeus tuyên bố, Hè năm tới sẽ rút 30,000 quân số. Ông Bush cũng hứa, cho phép 5,700 quân nhân từ các đơn vị được về đón Giáng Sinh. Chao ơi! Chúng tôi nhẩy cỡn vì sung sướng. Niềm vui như được ngồi trên một tấm thảm thần của xứ sở Aladin bay lượn ra khỏi nơi đây. 
“Kỳ này về, tao sẽ đi học trở lại.” Thằng Ted nói, nó vào lính để được hưởng học bổng toàn phần. 
“Tao sẽ ứng cử nghị viên thành phố.” Michael Tea, đúng là con nhà nòi, ba nó là Thượng nghị sĩ. 
“Tao sẽ lấy vợ và đẻ một chục con.” Edward tuyên bố thẳng thừng. 
Tụi tôi hè nhau thụi nó. “Ê, mày muốn quân đội phá sản vì đám con của mày à?” Ed cười hô hố. 
“Còn mày?” Tụi nó quay qua tôi. 
“Ước mơ lớn nhất của tao là được nhập quốc tịch, rồi bảo trợ gia đình sang.” Tôi cười ngượng nghịu. 
Cả bọn vỗ vai tôi, “Ô! Chuyện nhỏ.” Chúng nó cười khuyến khích, “ Mày sẽ được như ý.” 
Hôm sau, đúng vào ngày thứ Sáu, tiểu đội nhận lệnh trực. Tiểu đội trưởng huấn thị, theo báo cáo Bộ chỉ huy tuy cường độ khủng bố giảm nhẹ, nhưng số thương vong do các vụ tấn công vào mục tiêu dân sự vẫn còn nhiều. Ở Baghdad 265 người, Kirkuk 450 người,… Dự báo, khắp nơi sắp có nội chiến. 
Tôi mặc kệ nội chiến. Cứ giết nhau đi. Saddam này chết, sẽ có một Saddam khác lên thay. Còn tôi sẽ rời khỏi nơi đây, bằng cách này hay cách khác. 
Chúng tôi bốn thằng, hai thằng trên lô cốt, hai thằng ở ngay cổng. Vai đeo súng, mắt nhắm ra xa, chúng tôi rảo bước trước doanh trại. Đi lính, tôi ghét nhất là đi tuần và canh gác. Nhiệm vụ chán chết người. Mà trong phim mấy thằng lính gác đều là mấy thằng chết trước. 
Hai tiếng đồng hồ trôi qua. Trời ơi, khát. Uống bao nhiêu đi nữa, nước cũng bốc thành hơi trong bụng.Tôi nhìn qua thằng Ted, mặt mày nó khô khốc, đôi môi rộp, da đỏ bừng. Tôi tưởng tượng, chỉ cần bật tí lửa nó sẽ bốc cháy như cây đuốc sống. Nhìn nó, tôi thông cảm được tâm trạng người lính Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam. Tại sao tôi lại đổ mồ hôi và máu tại chiến trường này? Vì lý tưởng tự do dân chủ ư? Hai phần ba thế giới không có dân chủ, đâu phải chỉ mỗi mình Iraq? Vì Saddam độc tài, sở hữu vũ khí giết người hàng loạt à? Mỗi một nước thuộc thế giới thứ ba đều có một thằng lãnh đạo độc tài như thế. Hay vì dầu hỏa? Phong trào phản chiến ở tại nước Mỹ lên án, chính phủ đem sinh mạng người lính đi bảo vệ túi tiền cho các hãng dầu. Nhưng muốn ký kết hiệp ước khai thác dầu, hay hạ giá dầu có nhiều cách, không nhất thiết phải mở một cuộc chiến. Tổn phí cuộc chiến Vùng Vịnh lần I, sáu tuần lễ, ngốn hết 61 tỷ dollars, buôn bán dầu hỏa đâu giàu mau thế; chiến tranh Vùng Vịnh lần II trong 5 năm tiêu hết 577 tỷ. Thế giới nói, người Mỹ đánh giặc theo kiểu con nhà giàu. Nhưng trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ keo kiệt đến mức độ kinh tởm. Mỹ chi 111 tỷ cho cuộc chiến 20 năm. Lấy 111 tỷ chia cho 20, mỗi năm 5 tỷ rưỡi. Và trong thời kỳ cuối, quốc hội Mỹ đã từ chối 300 triệu dollars viện trợ để cứu lấy đồng minh. 
Trưa đúng Ngọ, mặt trời đang đứng ở đỉnh đầu. Tôi đứng tỳ tay vào thành cổng, ôm chặt khẩu M4A4, đây là loại tối tân nhất, chỉ thiếu bộ phận hồng ngoại tuyến IRIS như đội đặc nhiệm. Còn cha tôi, và những người lính miền Nam chỉ được dùng loại M1 Garant hay Carbine, bắn từng phát để chống với AK-47 tối tân, hiện đại nhất Liên Xô. Dùng xe tăng M41, thiết vận xa M113 để dàn trận đánh nhau với T.54 của địch. Ví như người ta dúi cho lính miền Nam một con dao cùn trong trận tử chiến. Mãi đến sau Tết Mậu Thân, miền Nam mới được tiếp viện giới hạn M.16 và chiến xa M.48. Nhưng, đã quá muộn. 

Người ta ví, chiến tranh Việt Nam là nơi tiêu thụ vũ khí thừa từ thế chiến thứ II, cứu các xưởng vũ khí Mỹ bị thua lỗ. Chiến tranh Iraq là nơi thử nghiệm những thứ vũ khí mới. Và những người lính miền Nam chết trong tay đồng minh nhiều hơn trong tay địch. 

Ôi! Việt Nam. Ôi cha ơi! Những người tù sau chiến tranh bị đày đi chém tre, đẵn gỗ trên ngàn và bỏ xác trên núi rừng xa lạ. 
Nước mắt tôi rơi, trái tim tôi vỡ. 
“Khát quá.” Tiếng thằng Ted khàn đục. “Nước đâu?” 
Nó chụp chai nước suối của thằng Ed quăng xuống, chuyền cho tôi một chai. 

Không. Tôi không khát. Nước ở đây này. Nước mắt tôi rơi như mưa, và tôi đang nhấm từng giọt mằn mặn trên môi như người ta nhấm rượu. 
Từ xa, một chiếc xe vận tải xuất hiện. Thằng Ted chộp ống nhìn, quan sát. Nó nói, xe giao sữa. Nó lui vào trong, ra sau cổng, lấy máy rà mìn. Tôi cũng ngó qua ống nhìn. Xe chạy băng băng. Tôi nhận ra, thằng lái xe là Abu gì đó, tôi quên mất. Nó vẫn thường giao sữa mỗi thứ Hai, thứ Năm. Nhưng hôm nay là thứ Sáu mà. Ngày thứ Sáu người Hồi giáo đồng loạt nghỉ, không có ai làm việc vào ngày này. Tôi dán mắt vào ống nhìn. “Trời ơi!” Tôi kêu lên, gần đến cổng, mà nó xả hết tốc lực. 

“Xe bomb.” Tôi thất thanh kêu. Không còn kịp nữa, tôi lao ra về phía trước, đưa khẩu súng nhắm. Trong trại, đơn vị đang ăn trưa, hơn 400 lính đang ngồi đầy trong đó. Nếu bắn, thật nguy hiểm. Có thể tôi bị thương hoặc sẽ chết. Bắn thằng Abu, xe vẫn lao tới. Không suy nghĩ nữa, tôi quyết định trong nháy mắt. 


Tôi bóp cò phóng lựu bên dưới khẩu M4, một quả M203 bắn vọt ra như hỏa tiễn, đâm ngay thùng xe. Tôi nhìn thấy một đường khói còn chưa tan hẳn. Một tiếng nổ kinh hồn rung chuyển mặt đất. Lô cốt rung rinh. Cát và đá mịt mù. Mà lạ quá, bỗng nhiên tôi thấy mình nhẹ hửng, bay lên, bay lên cao. Tôi nhìn xuống. Ôi, thân xác tôi kia. Tôi nằm bất động. Những mảnh kim loại cắm đầy người. Chiếc xe bomb nát như tương. Thằng Abu mất xác. 

Khi cả đơn vị chạy ra, tiếng xe cứu thương kêu inh ỏi. Họ khiêng xác tôi lên. Cả tiểu đội khóc cuống cuồng. 
“Còn nước còn tát.” Michael đập đập tay vô xe cứu thương. 
“Hãy cứu nó đi.” Tụi nó gào lên, chạy theo xe. 
“Cứu cái gì?” Tôi la lên, nhưng chúng không nghe. “Tao ở đây nè.” 
Bây giờ, thế giới hai nơi. Tôi bắt đầu mơ màng chìm trong giấc ngủ. Đâu đây văng vẳng bài hát tôi yêu. 


“… Trả súng đạn này. Ôi, sạch nợ sông núi rồi  
Tôi trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất, năm nao… ”  


Cuối cùng thì tôi cũng tìm được con đường ra khỏi Basra. 


Nov. 10/2008  

Đi về phía mặt trời

Đêm cuối cùng của tháng Mười là ngày Saving Light*. Đúng nửa khuya, đồng hồ cả nước đồng loạt lui xuống một giờ. Qua hôm sau, mặt trời lặn sớm, bắt đầu mùa lạnh đêm dài ngày ngắn. Mỗi tuần hai ngày, năm giờ chiều, tôi rước con bé út từ lớp nhạc về.

Xa lộ 75 là con đường xuyên suốt Bắc Nam của tiểu bang, bên trái là phía Tây, ráng chiều ửng hồng bên đó. Trước năm giờ mặt trời còn chói lọi, thế mà chỉ trong vòng mười lăm phút trời lặn rất nhanh. Trước khi lặn, trời tắt nắng, vầng thái dương to và đỏ như màu than cháy, từ từ chìm vào lòng đất. Những lúc đó, con bé dí sát mặt vào cửa kính gấp rút kêu, “Mẹ, xem kìa. Kìa.” Tôi hấp tấp kiếm chỗ tấp vào lề. Hai mẹ con kéo cửa kính và dõi mắt ngắm mặt trời lặn. Không hiểu sao tôi có cảm giác mặt trời Mỹ có cái gì  khang khác. Nó vô tình và nhạt nhẽo, lạ lẫm và xa xôi. Cái mặt trời này nó làm tôi nhớ cái mặt trời hồi xưa của tôi quá đỗi.


Sau lần cháy nhà ở Khánh Hội vào đầu thập niên 60, gia đình tôi dọn về khu Phú Thọ Hòa II. Khu Phú Thọ Hòa I nằm gần khu vực Bà Quẹo. Hai khu này tuy là vùng ngoại ô cận thành Sài gòn nhưng đồng hoang cỏ cháy, bao quanh là những vườn lài, vườn ngâu bạt ngàn, phe Cộng thường ém quân vào đấy trước khi mở cuộc tấn công vào Sài Gòn. Nghe đồn chính quyền miền Nam muốn dời dân ra đó, họ muốn biến khu vực này thành vùng trái độn để bảo vệ thủ đô. Mẹ tôi nói, “Ở đây chính là ở giữa hai lằn đạn, chết lúc nào cũng không biết.” Nhưng đám dân nhà cháy không có sự lựa chọn nào khác. Người lớn thở dài đứng trước tương lai mù mịt. Nhưng đám con nít trong xóm vui lắm. Giữa hai lằn đạn ư? Hai lằn đạn giống như hai đường thẳng, sợ gì chứ? Sau giờ học, đám con nít mười mấy đứa ào ào như một đám giặc, bắn bi, tạt lon, thả diều, chia phe bên ta bên địch “bắn giết” nhau tơi bời. Thắng bại xảy ra chớp nhoáng trước khi mặt trời lặn. Khi bóng tối tràn ngập, kẻ “sống”, người “chết” kéo nhau về quây quần bên ánh đèn, ê a học.

Xóm nhà mới chưa có điện. Ánh đèn dầu leo lét không đủ để soi đường. Đợi anh chị học bài xong, chúng tôi thường ra cổng ngồi ngắm sao trời, và nhẩm đếm những vì tinh tú. Mẹ tôi nói, mỗi con người sống trên đời đều có một số mạng tương ứng với một vì sao, hễ sao tắt thì mệnh hết. Tất cả truyện Tàu đều viết thế nên mẹ tin thế. Tôi tin mẹ nên suy ra tôi cũng tin truyện Tàu. Nhưng trời xanh thăm thẳm, những ngôi sao còn nhỏ hơn những dấu chấm, làm sao tôi tìm được ngôi sao của mình.

Đếm sao trời mau mỏi cổ, tôi quay ra ngắm xóm nhà mình. Buổi tối, dưới ánh đèn thấp thoáng, trông nó như những mái tranh đơn sơ trong câu truyện cổ. Nó là điểm sống, là nguồn hy vọng của những kẻ lạc bước trong rừng. Nhưng lũ trẻ con trong xóm không nghĩ như vậy, trong bóng đêm chúng thường ngó về phương Đông, một khoảnh trời rựng hồng sau cánh đồng tăm tối. Ở phía đó là thành phố, Sài Gòn đã lên đèn. Ánh điện đủ màu hắt lên trời tạo thành một hào quang rực rỡ. Chúng tôi ngồi chùm nhum trong bóng tối, giơ bàn tay không thấy hết năm ngón, nhưng trong tâm trí vẻ ra cảnh thành phố rõ mồn một. Tiếng hát Chế Linh trong chiếc radio vang ra từ cái xóm nhỏ, văng vẳng
Khi vũ trụ lên đèn thành phố ngả nghiêng, men rượu say mềm,

Tuổi thơ đi hoang, nghìn đêm trốn ngủ

Phần ba tuổi đời, hoang phế sau lưng,



Từng đêm quê hương đạn bay súng nổ



hỏa châu sáng tỏ, những gương mặt người yêu phố thị

Ngày nào đó tôi còn thèm ánh sáng kinh đô

thèm ly bia qua tiếng nhạc mơ hồ,

thèm ngàn nụ cười, ánh mắt giai nhân…

Nay trả lại cho người thành phố sau lưng,

môi ngọt, rượu nồng

Giày sault tôi đi hằn trên lá cỏ… ”**
Trời đã quá khuya, tiếng muỗi vo ve đầy đồng, chúng tôi trở về. Những gót chân non cũng dẫm nát một vùng cỏ dại. Vào những đêm đó, mỗi giấc mơ đều thấp thoáng ánh đèn màu, những tà áo xanh áo đỏ, lẫn trong điệu nhạc mơ hồ, tiếng ly tách vỡ. Ước mơ được đi Sài Gòn, được tắm mình trong cái ánh sáng huyền hoặc, mê ảo, đầy ma lực ấy, lúc đó là một mơ ước lớn. Mãi về sau tôi mới biết khu Phú Thọ Hòa cách Sài Gòn chỉ vài cây số. Ôi! Tuổi thơ. Và những giấc mơ vạn dặm.
Đối với xóm nhà lá, bất kể mùa mưa hay nắng, đêm ở đây dài và ngày ngắn. Tất cả sinh hoạt sống động đều diễn ra vào ban ngày. Sáu giờ chiều, mặt trời lặn. Những ngọn đèn dầu được thắp lên. Người lớn đọc báo, nghe radio, con nít học bài, rồi đi ngủ. Đó là thời gian nghỉ ngơi. Ngày nào cũng như ngày nấy, sinh hoạt đơn điệu, nghèo nàn. Cuộc sống thật sự chỉ bắt đầu vào lúc mặt trời mọc. Bình minh dậy từ cánh đồng cỏ sau nhà. Mặt trời từ từ đi lên và nhuốm hồng những bông cỏ may màu tim tím. Những giọt sương đọng trên thềm cũng tan ra rồi ráo hoảnh. Buổi trưa mặt trời leo qua mái nhà rồi ngả về Tây.

Chiều nào cũng vậy, khi mặt trời treo trên nóc nhà thờ, tôi bắt đầu thơ thẩn dạo chơi trên vệ cỏ bên kia đường. Con đường đá đỏ nối từ khu giáo xứ với ngôi thánh đường khang trang dẫn đến trường tiểu học Phú Lộc, đó là ngôi trường duy nhất của xã. Lúc đó tôi còn bé lắm, chưa được đi học, nhưng rất thèm được cắp sách đến trường. Trong lúc chờ học trò tan trường túa ra, tôi bứt những cọng cỏ gà, cứ năm cọng cột thành một, thắt gút ở cuống để thành một đầu gà tưởng tượng. Khi thấy bóng anh thấp thoáng đàng xa là tôi chạy u về phía ấy. Tặng anh mấy bó cỏ gà để được cắp sách thay rồi đi về như đứa học trò thật sự.

Cất cặp sách xong, tôi trở ra. Ngày nào cũng như ngày ấy, tôi ngồi bệt trong đám cỏ dại cao ngang đầu mình, mắt đăm đăm nhìn về phía Tây. Năm giờ chiều. Đây là khoảnh khắc sống còn của một ngày, và của trời đất. Nắng đã tắt. Một vạt mây hồng tím loang thắm một mảng trời. Vầng thái dương lừng lững, cháy đỏ như than đang từ từ rơi xuống. Đúng lúc đó, tiếng chuông nhà thờ gióng giã đổ. Thời khắc đột nhiên chậm lại. Tôi bàng hoàng, cảm giác như đây là hồi chuông tiễn biệt mặt trời. Để rồi ngày mai mặt trời sẽ thức dậy. Tôi tin như thế. Mỗi ngày rồi mỗi ngày. Nhưng, nếu có một ngày, mặt trời không thức dậy thì sao. Không có cái gì bảo đảm như thế cả. Như mấy ông bà già trong xóm, ngủ mà không thức được. Mặt trời sẽ già, và một ngày nào đó nó sẽ không thức nữa. Trái đất tối om. Thế giới không có ánh sáng. Rồi tất cả sẽ lụi tàn. Loài người trở về thời hồng hoang. Đó là lúc những câu truyện cổ tích khởi đầu từ trang thứ nhất. Dằn vặt với nỗi lo, tôi nghĩ, sẽ có một ngày tôi đi cứu mặt trời. Tôi sẽ đi, đi mãi, trực chỉ hướng Tây, tới sát đường chân trời. Tôi hình dung giống như tới sát mé biển, mặt trời đang bị chìm ở đó, tôi sẽ vớt mặt trời, rồi tìm cách gắn hay treo nó lên vị trí sắp lặn mãi mãi. Thế gian sẽ đẹp biết bao.
Không biết phải chờ bao nhiêu lâu để thời gian nung chín một ý nghĩ biến thành hành động. Đó là do quyết tâm. Tôi đã dự định và dò hỏi, dĩ nhiên là không cho ai biết, phải hết sức bí mật. Không phải sợ bị ngăn cản, mà sợ bị người ta cười. Tôi mơ hồ biết, ai nấy sẽ mắng tôi điên.

“Đường đến chân trời à? Tao không biết, nhưng chắc là xa lắm” Chị tôi nói và che mắt nhìn về phía Tây. “Xa kinh khủng.”

“Xa kinh khủng là xa bao nhiêu?” Tôi thắc mắc, “Nếu đi, thế nào cũng tới chứ.”

“Ừ, ví dụ bây giờ mày đi, chừng già mới tới.” Chị tôi cười phá lên.

“Thiệt hả?” Trong lòng tôi le lói một chút hy vọng.

“Con đường này sẽ dẫn đi đâu?” Tôi hỏi, mắt ngó về ngôi nhà thờ ở phía Tây.

“Qua nhà thờ, tới chợ, qua chợ, tới ruộng bắp.” Chị tôi nói.

“Qua ruộng bắp rồi tới đâu?”

“Qua ruộng bắp tới vườn lài.”

“Qua vườn lài thì tới đâu?”

“Qua vườn lài chắc là tới… vườn ngâu.” Chị trả lời đại.

“Qua vườn ngâu rồi tới đâu?”

“Qua vườn ngâu tới ơ… mày hỏi nữa, tao đập mày chết bây giờ.” Chị nổi cáu, giơ tay lên dứ vào đầu tôi, dọa.

Tôi nghĩ, điều may mắn là bấy giờ tôi còn bé. Nếu bây giờ lên đường, có thể năm ba mươi, hay tệ nhất là sáu mươi tuổi tôi sẽ tới. Ôi, sáu mươi tuổi, da nhăn nheo và tóc bạc trắng, nhưng mà tôi tới đích. Đó là niềm vui lớn nhất trong đời. Phải đi ngay, may ra còn kịp.

Trưa hôm sau, bắt đầu cho một chuyến viễn hành, tôi hăm hở chuẩn bị mọi thứ. Cần nhất là túi hành trang, tôi ngó quanh quất và ăn cắp cái túi đệm của mẹ. Cái túi này của ngoại cho và mẹ quý lắm chưa dùng đựng thứ gì. Tôi hốt hết mớ quần áo trong tủ chỉ chừa bộ đồ đang phơi trên dây kẽm, sau nhà. Chuyến này đi tới mấy mươi năm, tôi nghĩ, phải đem hết mọi thứ, may ra mới đủ dùng. Tôi bê cái thang lên mái bếp, gỡ những nắm cơm nguội vo tròn mà mẹ đang phơi. Những nắm cơm tròn, khô khốc không biết làm sao nuốt cho trôi, nhưng đây đúng là loại lương khô mà những sĩ tử, đạo nhân, như Tế Điên hòa thượng hay những tay kiếm khách trong khi phiêu bạt giang hồ vẫn thường đem theo. Vấn đề làm sao ăn được, sẽ tính sau. Tôi dồn lương khô vào bị. Hình như không còn nhiều thời giờ nữa. Bắt chước những chàng hiệp sĩ trong những cuốn truyện bằng tranh, tôi kiếm một cành tre, xỏ chiếc túi đệm của mẹ, thử quảy gánh. Ồ, tôi quên, một điều quan trọng nữa. Một cái vợt. Phải có một chiếc vợt để vớt mặt trời chứ. Tôi cuỗm ngay chiếc vợt hớt lăng quăng của anh lớn (Xin lỗi anh, xin lỗi một ngàn lần). Tôi nghĩ, mặt trời chỉ lớn hơn quả bóng một tí, cái vợt này vừa đây, tôi cột chặt vào cành tre. Thế là đủ. Tôi ngó quanh quất một lần cuối để kiểm soát. Hết rồi, không quên một thứ gì. Đi thôi. A! nhưng còn mẹ. Ai lại quên mất mẹ. Cuộc hành trình dài mấy mươi năm, có thể tôi không có dịp trở về. Bây giờ tôi phải gặp mẹ ngay. Xúc động quá, tôi giấu “hành trang” ngoài hè, chạy ào vô nhà và sa ngay vào lòng. Mẹ tôi đang may vá, dừng lại, ngạc nhiên hỏi, có chuyện gì. Tôi không trả lời, chỉ ôm và siết chặt mẹ một cái, rồi cắn nhẹ vào vai. Tôi muốn sau này khi mẹ nhớ tôi ắt phải nhớ “miếng cắn” này. Mẹ đẩy nhẹ tôi ra, mắng, “Ôi cha, đau. Cái con này,… ”
Tôi bỏ nhà đi vào lúc ba giờ chiều, trước giờ tan trường để tránh gặp anh chị và mấy đứa nhỏ cùng xóm. Tình cảm nhỏ sẽ làm hư “việc lớn”.

Theo hướng Tây, con đường nhỏ trải đá đỏ sâu hun hút. Hai bên đường là cỏ dại, nhà cửa, dân cư. Đi ngang qua nhà anh Giỏi, anh này vẫn thường qua nhà tôi chơi, anh kêu, “An ơi, đi đâu vậy cưng?” Đột nhiên, tôi sợ bị bắt lại, tôi nói láo một cách trơn tru, “Dạ, em đi chợ.” Nhìn anh Giỏi, tôi thấy buồn, lòng nhủ thầm “Vĩnh biệt nha, anh Giỏi. Anh sẽ mãi mãi không nhìn thấy em nữa.” Tôi đi qua khỏi chợ, tới ruộng bắp. Những cây bắp vượt khỏi đầu nhưng không có lấy một trái. Gió mùa phơn phớt thổi, hai thằng bù nhìn đứng giữa ruộng bị lật nón, đưa bộ mặt tròn quay và nụ cười toe toét. Tôi đứng lại ngắm thằng bù nhìn, cười như vầy thì chim cũng chả sợ, đừng nói chi ai.

Qua khỏi ruộng bắp là một cánh đồng khô, kế bên có cái giếng nhỏ. Tôi tới bên giếng, soi mặt mình. Trời đất ơi, cái giếng khô, cạn xìu, không có lấy một giọt nước. Môi miệng bắt đầu khô, tôi chợt nhớ, quên đem nước.

Khi khát, mặt trời lấp lóa trước mặt, tôi cảm thấy sức nóng của buổi chiều hôm đó bức lắm. Vai quảy cành tre nhỏ xíu nhưng đã bắt đầu thấy đau. Tôi chuyền qua bên nầy rồi đến bên kia. Khi đến vườn lài, bóng mặt trời đã nhạt và chìm sau dải rừng cây. Trời nhá nhem tối. Khu vườn lài âm u. Hai bên đường không một bóng nhà. Bỗng nhiên, tôi đâm sợ, chân tay bắt đầu run. Mẹ vẫn nói, Cộng Sản vẫn thường về núp trong vườn lài này, thoắt ẩn thoắt hiện, lính hành quân nhiều lần mà vẫn không bắt được. Hồi đó, tôi sợ họ như sợ ma, tôi cần qua khỏi khu vực này càng nhanh càng tốt. Tôi đi, đi nhanh như chạy, cũng chưa hết khu vực vườn lài. Dải rừng đen cứ chạy dài trước mặt. Đúng ra, nó là rừng lài. Mấy chị lớn trong xóm thường vào đây hái thuê. Những búp lài trắng muốt kết lại, tôi vẫn được mấy chị đem về cho cất vào trong túi. Hương lài thoang thoảng, ngát trong gió Hè. Tôi chợt nhớ những chén trà buổi sớm, mẹ tôi pha trà lài, rồi rót “thí” cho một chén, mắng yêu, “Con nít mà bày đặt uống trà.” Tôi không chỉ thích uống trà mà còn thích vo vo cái chén trong tay, hơi ấm từ trà lan qua chén và truyền qua đôi bàn tay nhỏ xíu. Tôi thích nhìn vào chén lúc mẹ vừa rót, nước xoay như cơn xoáy, những búp lài khô quay vòng vòng như cuộn mình trong cơn lốc. Mẹ tôi hay đùa, “cơn bão trong tách trà”. Khi “bão” tạnh, tôi chăm chú nhìn những búp lài khô từ từ bung cánh. Những cánh hoa trắng muốt vừa nở đã chìm dưới đáy nước vàng trong.

Bây giờ tôi đi mãi, đi mãi. Vừa đi, đầu óc tôi gộp nhiều thứ hình ảnh lộn xộn chung lại với nhau. Một lúc sau tôi phát hiện, trời đất ơi, bóng tôi đâu? Hồi nãy lúc bắt đầu đi tới vườn lài, tôi còn thấy một cái bóng ốm nhom đổ dài trước mặt. Vậy mà bây giờ bóng không còn. Tôi dừng lại, xoay trước xoay sau và nhảy lò cò. Thì ra tôi đang đạp trên chiếc bóng của mình. Chiếc bóng đổ ngược sau lưng, hèn chi.

Tôi ngước nhìn trời. Bấy giờ, trăng đã lên tới đỉnh đầu. Đã nửa khuya rồi sao? Đêm đó trời trong xanh, không một vẩn mây. Một vài ngôi sao mù xa nhấp nháy. Vằng vặc giữa trời một vầng trăng sáng tỏ. Ánh trăng vàng tỏa xuống chiếu khắp mọi nơi. Một thứ ánh sáng huyền diệu sáng như một dòng sữa miên man tưới tràn vạn vật. Trăng chảy trên cành lá, nhỏ từng giọt sáng xuống đầu cành. Trăng tưới sáng con lộ, tưới trên tôi. Thân thể tôi ngập tràn màu trăng. Tôi đưa tay lên, lật bàn tay qua lại, và ngạc nhiên quá đỗi. Trăng tưới trên tay chân làm da thịt bỗng nõn nà. Một màu da mềm mại và sáng như sữa mẹ. Tôi đặt túi đồ xuống đất, rồi vén quần lên, hai ống chân cũng trắng muốt, những dấu xướt khi chạy trên đồng cỏ đã không còn. Tôi ngước đầu lên, và bỗng bàng hoàng. Giữa đêm hoang vu, vạn vật đã ngủ say, trời đất bao la chỉ còn tôi và trăng. Tôi nhỏ xíu và trăng cao vút. Thế mà, khi tôi ngước đầu nhìn trăng thì trăng cũng nhìn tôi. “Chúng tôi cùng thức”, tôi mơ hồ cảm thấy thấy trăng cũng nghiêng đầu ngắm nghía tôi rồi cười. Trăng cười với tôi? Cái cảm giác đêm đó rõ ràng như thật. Một sự rung động kỳ diệu bất chợt chen lẫn với nhịp tim càng lúc càng rối. Trăng trong ngần. Ánh vàng miên man như một dòng sữa liên tục tưới tràn vạn vật. Tôi giơ tay lên, một giòng trăng lọt qua kẽ tay rớt xuống tan ngay dưới đất. Mặt đất cũng sáng ngời. Đây không phải là lần đầu tiên tôi ngắm trăng, nhưng quả thật chưa có lần nào tôi thấy trăng đẹp và gần gũi như đêm nay. Vũ trụ dầy đặc những vì sao, mà từ nơi xa tít trên kia trăng đã nhận ra tôi. Mắt tôi ươn ướt và tay chân run rẫy.Thôi, tôi biết rồi, mặt trời lặn là để trăng lên. Đêm cần có trăng như ban ngày cần có mặt trời. Bỗng chốc, tôi quên mất tiêu mục đích của mình.Tôi mừng rỡ vì phát hiện lớn này. Tôi phải la lên cho mọi người biết. Trước hết phải nói với chị cái đã. Tôi chưa kịp nhón chân quay về thì nghe có tiếng la.

“Ê, em bé,… ”

Hai người lính cầm súng, nhô đầu ra khỏi vườn lài, chạy tới.

Người tôi điếng ngắt. Lưỡi líu lại, chân tay lóng cóng.

“Em bé, em đi đâu vậy?” Một người lính lom khom hỏi.

“Em,.. dạ, em… ” Giọng tôi lấp bấp, nói không ra lời. “Em muốn… về nhà.” Giọng tôi lạc hẳn. Tim đập thình thịch. Nước mắt ứ đầy trong khóe chỉ chực trào ra.

“Em đi lạc rồi.” Anh lính chỉ trỏ, “Sau vườn ngâu không có nhà ai hết.”

Đã tới vườn ngâu rồi ư? Vậy mà tôi tưởng mình còn ở khu vườn lài.

Hai anh lính, qua ánh trăng tôi thấy chỉ cỡ bằng anh Giỏi. “Để tụi anh đưa em về.”

Họ dắt tôi đi ngược lại. Mới đi khoảng hơn trăm thước, có ánh đèn pin chập choạng. Chị tôi chạy xe đạp hớt hãi kêu lớn.

“Mày đi đâu vậy? Con quỷ… “

Hai người lính giao tôi rồi đi ngược trở về. Tôi ngồi sau xe chị và ngó về phía họ. Lòng tôi bỗng dưng chùng xuống. Nước mắt tuôn ra, nhạt nhòe trên má.

Khi tôi về tới nhà, mọi người còn lao xao ngoài cổng. Hết cả nhà tôi, anh Giỏi và những người hàng xóm đang túa ra tìm tôi vẫn chưa về.

Mẹ tôi nói, “Mau rửa mặt, rồi còn ăn cơm.” Phần cơm dành cho tôi vẫn để trên bàn.

Chị tôi lục tung chiếc giỏ và khám phá chuyện bỏ nhà ra đi. Mẹ nói, “Thôi tối rồi, mai sẽ trị tội.”

Ngày mai, một ngày mới lại bắt đầu. Khi tôi dậy, mặt trời đã lên cao, ánh nắng tràn qua khung cửa sổ. May quá, mẹ tôi bận bịu với cơm gạo áo tiền và những lo toan ngập cổ nên quên phứt.

Và tôi, bắt đầu từ chiều hôm đó, lóng ngóng chờ những buổi trăng lên.


Đêm đó tôi trở về nhà, nhưng cuộc hành trình đi tìm mặt trời vẫn không dừng lại.

Ba muơi năm sau, tôi đứng đây, trong một buổi chiều tím như buổi chiều xưa, mắt vẫn hướng về mặt trời ngày cũ. Điểm tôi đứng cách vườn lài nửa vòng trái đất. Cứ tưởng tượng, nếu ngày xưa cô bé tôi không trở về thì bây giờ mình sẽ đứng đâu trên trái đất này?


cô bé”tôi” ơi

rồi một ngày

tôi  đứng giữa rừng hoa quỳ đỏ

tôi tưởng niệm tôi

xin đừng ai khóc

ngày đã tàn. ngày sắp rơi

cô bé đi vớt mặt trời

không về nữa… ***

 
Những cây cọ dại




Каталог: groups
groups -> Báo cáo tài chính, luồng tiền và các khoản thuế (Mức độ: Dễ, Dễ/Trung bình, Trung bình/Khó, và Khó) Phần I
groups -> Viettudan an ban/ Edition: unicode fonts Dau tranh cho Tu-do Ca-nhan & Nguyen-tac Dan-chu Xa-hoi tai Viet-Nam
groups -> Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do
groups -> PHẦn chuyển tiếp kính thưa quý vị và các bạn trẻ, giữa những ngưới Việt chúng ta, tôi nói
groups -> Ý Nga sưu tầm và cập nhật hóa ngày 21-4-2013, với nhạc của nhạc sĩ: TừYên, Hà Thúc Sinh vừa thêm vào
groups -> BÁo cáo môn: RÈn luyện nghiệp vụ SƯ phạM 3
groups -> Phản Bội hay Tự Do cho Việt Nam ?
groups -> Tin khoa hoc december 31, 2010 Những vụ phóng vệ tinh thất bại trong 2010 Trong năm 2010, một số quốc gia đã vấp phải các sự cố trong việc phóng vệ tinh vào không gian
groups -> Một Thời Bạn Học Revised 8/4/10 việt nam

tải về 1.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương