KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011



tải về 4.17 Mb.
trang10/60
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích4.17 Mb.
#23311
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   60

Chuẩn bị kỳ họp thứ 15 của HĐND tỉnh khóa V, Ban Kinh tế và Ngân sách đã tổ chức nhiều hoạt động, trong đó đã làm việc với các sở, ngành, các địa phương để thẩm tra các báo cáo về lĩnh vực kinh tế và ngân sách do UBND tỉnh trình HĐND tại kỳ họp này. Ban Kinh tế và Ngân sách báo cáo kết quả thẩm tra để HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2010

Năm 2010, là năm tỉnh tập trung vào nhiều hoạt động có ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc, là năm tiến hành Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, năm có nhiều ngày lễ lớn của Đảng và dân tộc. Mặc dầu tình hình trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, thiên tai khắc nghiệt, song tất cả 16 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 12,5%/12%; doanh thu du lịch tăng 20,5/15%; sản lượng lương thực có hạt đạt 291,1/265 ngàn tấn; giá trị xuất khẩu đạt 248,1/200 triệu USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 9.200/9.000 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước đạt 3.010/2.750 tỷ đồng... Đây là kết quả rất đáng phấn khởi, là thành quả từ sự nỗ lực và quyết tâm cao của toàn thể cán bộ và nhân dân tỉnh nhà đã tranh thủ tối đa thời cơ để vượt qua mọi khó khăn thách thức do khủng hoảng kinh tế. Một số kết quả nổi bật là:

- Tăng trưởng công nghiệp đạt 17,8%. Đạt được kết quả này là do ngoài chính sách kích cầu của nhà nước và nên kinh tế đang trên đà phục hồi, các doanh nghiệp đã tập trung đầu tư phát triển và mở rộng qui mô sản xuất, các sản phẩm chủ lực tăng cao về khối lượng và giá trị như bia, xi măng, vật liệu xây dựng, may mặc, điện, nước,… Thủy điện - năng lực sản xuất mới tăng trong năm cũng đã phát huy hiệu quả; thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng mở rộng. Ngành xây dựng thực hiện đạt 11,22%, nhiều công trình quan trọng, giá trị lớn được hoàn thành và đi vào hoạt động.

- Hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ sôi động. Các lễ hội truyền thống và Festival Huế 2010 tổ chức thành công đã thúc đẩy ngành du lịch, dịch vụ phát triển và góp phần nâng cao vai trò, vị thế của tỉnh cả ở trong và ngoài nước; hệ thống bán lẻ với các siêu thị khá hiện đại, các chương trình khuyến mãi, giảm giá ...thu hút người tiêu dùng, đã đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2010 tăng 32,7%, đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

- Thu ngân sách tăng 19,4% so cùng kỳ năm trước, trong đó có các khoản thu đạt cao như thu cấp quyền sử dụng đất 800 tỷ đồng, bằng 103,4% dự toán và tăng 71,7% so cùng kỳ năm trước; thu thuế thu nhập cá nhân 80 tỷ đồng bằng 145,5 dự toán và tăng 76,8% so với cùng kỳ; thu phí giao thông qua xăng dầu 125 tỷ đồng, bằng 145,3 % dự toán và tăng 40,4 % so cùng kỳ... Đây là những chỉ số khả quan, nói lên sự nỗ lực, cố gắng của nhiều ngành, địa phương, doanh nghiệp trong thời điểm mà nền kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn do hậu quả của khủng hoảng kinh tế.

- Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tăng 27% so cùng kỳ năm trước, chiếm 46,8%GDP. Nguồn vốn đầu tư tăng cao là do tỉnh đã tập trung thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch, đầu tư phát triển; đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông, du lịch, chỉnh trang đô thị phục vụ lễ hội festival Huế 2010, các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn và khu đô thị mới. Các ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế đã thực hiện tốt hoạt động thu hút đầu tư - thương mại. Các doanh nghiệp đã chủ động nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; hoạt động của doanh nghiệp trong các khu kinh tế, khu công nghiệp ngày càng đạt kết quả tốt.

- Về sản xuất nông nghiệp: Tuy gặp nhiều bất lợi trong sản xuất: vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu xuất hiện loại bệnh mới - bệnh lùn sọc đen; nắng nóng, khô hạn kéo dài nhưng sản lượng lương thực có hạt cũng tăng 1% so với năm 2009. Thành quả này là nhờ thực hiện tốt công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và công tác thủy lợi. Nhất là đã phát huy hiệu quả vai trò ngăn mặn, giữ ngọt của đập Thảo Long và điều tiết nước của hồ Truồi nên đã đảm bảo đủ nước tưới cho các vùng trong toàn tỉnh.

Tuy đạt kết quả rất đáng mừng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, nhưng đi sâu phân tích một số lĩnh vực chúng ta thấy còn chứa đựng những tiềm ẩn bất lợi, những hạn chế, tồn tại đối với việc phát triển kinh tế xã hội, cần sớm được khắc phục, đó là:

- Tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp (Khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 52,1% GTSX ngành công nghiệp); khu vực dịch vụ còn hạn chế, tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung (12,12% so với 12,54%).

- Thuỷ sản được xác định là thế mạnh của tỉnh, nhưng nuôi tôm sú vẫn là lĩnh vực yếu và chứa đựng nhiều rủi ro nhất, đã có đến 937 ha/1.384 ha nuôi chuyên tôm sú bị dịch bệnh, chiếm đến 67,7%; ước tính sản lượng tôm bị thiệt hai khoảng 1.000 tấn, giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng. Mặc dầu, nguyên nhân dịch bệnh đã được nhận diện rõ từ nhiều năm qua (do chất lượng con giống, thời tiết, vệ sinh môi trường nuôi...), nhưng ngành nông nghiệp, các địa phương và người nuôi vẫn không thể khống chế. Điều này cho thấy, đang có những bất cập, hạn chế lớn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Xuất khẩu hàng hoá đã có sự chuyển biến vượt bật trong năm 2010, song các mặt hàng gia công đem lại giá trị gia tăng thấp còn chiếm tỷ trọng lớn (dệt may chiếm 55,6%; dăm gỗ chiếm 14,4%), các mặt hàng chế biến sâu, có thế mạnh của địa phương, đem lại giá trị cao như thủy sản, đồ thủ công mỹ nghệ, xi măng, hàng nông sản còn chiếm tỷ trọng thấp.

- Ngành du lịch vẫn còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của mình. Trong phát triển du lịch chủ yếu vẫn tập trung vào việc khai thác quần thể di tích Cố đô Huế và lưu trú của du khách tại các khách sạn, chưa thật chú trọng đến các dịch vụ làm tăng mức chi tiêu của khách du lịch. Nhiều dự án du lịch ở biển Lăng Cô đã được cấp giấy phép đầu tư từ nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa hoặc chậm tiesn độ triển khai thực hiện.

- Hệ thống hạ tầng ở các khu, cụm công nghiệp làng nghề vẫn còn hạn chế và thiếu đồng bộ, đã ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu hút đầu tư, nhất là ở các cụm công nghiệp. Nguồn vốn đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp chủ yếu là vốn ngân sách và một phần vốn huy động của các doanh nghiệp, nhưng do vốn ngân sách bố trí hàng năm hạn hẹp, nên không đáp ứng được nhu cầu thực tế hạ tầng để thu hút đầu tư. Tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, sản phẩm cạnh tranh thấp do mẫu mã và chất lượng thiếu đa dạng; công tác tiếp thị và phát triển thị trường chưa hiệu quả; sản xuất còn manh mún.

- Công tác quản lý nhà nước về khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản còn nhiều hạn chế, chưa coi trọng công tác hậu kiểm sau cấp phép khai thác. Một số đơn vị khai thác khoáng sản không thực hiện hoàn thổ, phục hồi môi trường; bán khoáng sản thô không qua chế biến như cam kết (cao lanh A Lưới, cát thủy tinh Phong Điền); nhiều đơn vị khai thác khoáng sản đến nay vẫn chưa ký quỹ phục hồi môi trường theo quy định. Hoạt động khai thác cát, sỏi và đất làm vật liệu san lấp trái phép diễn ra công khai nhưng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả.

- Việc quản lý kinh tế - xã hội ở khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô vẫn còn lúng túng, bất cập. Nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do chậm hoàn thành quy hoạch chi tiết, do chưa có quy chế phối hợp quản lý giữa Ban quản lý khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và UBND huyện Phú Lộc nên đã làm hạn chế đến việc xúc tiến thương mại và đầu tư, hoạt động của các doanh nghiệp, đến việc thu hút lực lượng lao động, nhất là hạn chế trong việc phát huy nội lực của dân cư trong vùng.

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng vẫn là vấn đề nổi cộm ở các địa phương, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện của nhiều công trình dự án. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế chính sách của tỉnh trong đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư có những điểm chưa phù hợp (một số đơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi theo Quyết định số 928/2008/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của UBND tỉnh còn thấp, chưa thỏa đáng). Mặt khác, nguồn nhân lực để thực hiện công tác này của ngành Tài nguyên môi trường và của các địa phương chưa được đáp ứng, trong lúc khối lượng và tính chất phức tạp của công việc ngày càng tăng.

Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị HĐND tỉnh dành nhiều thời gian thảo luận, chất vấn các ngành, các địa phương để tìm ra nguyên nhân của các tồn tại, bất cập ở trên nhằm chỉ ra các giải pháp khả thi để khắc phục, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011.
PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG HUỚNG, NHIỆM VỤ

KẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2010
Ban Kinh tế và Ngân sách cơ bản đồng tình với mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 mà báo cáo của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh đã nêu. Để khắc phục những hạn chế, bất cập, phát huy thành quả đã đạt được nhằm thực hiện đạt và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tạo tiền đề để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội những năm về sau, phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong năm 2014. Ban đề nghị HĐND tỉnh quan tâm thêm một số vấn đề sau:

1. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Ban quản lý khu công nghiệp, đô thị, khu kinh tế và các ngành hữu quan tiến hành rà soát lại toàn bộ các dự án đầu tư đã được cấp phép để kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ. Có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các nhà đầu tư không có khả năng về năng lực tài chính, không thực hiện dự án theo quy định của Luật đất đai; yêu cầu các chủ đầu tư phải có cam kết về tiến độ thực hiện dự án, đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ và không gây xáo trộn đời sống của cư dân trên địa bàn tỉnh.

2. Ưu tiên nguồn lực để thực hiện đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng Tam Giang-Cầu Hai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chỉ đạo lồng ghép hợp lý các nguồn vốn để thực hiện hiệu quả chương trình tam nông: nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trước mắt ưu tiên nguồn lực đề hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong năm 2011.

3. Tập trung thực hiện những giải pháp về chính sách tài chính, tiền tệ của Chính phủ. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, không để tư thương lợi dụng cơ hội tăng giá hàng hoá tiêu dùng trong dịp tết nguyên đán, giá vật tư, nguyên liệu dùng cho sản xuất.

4. Có giải pháp quyết liệt để chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, hạn chế trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Quyết tâm không để xảy ra dịch bệnh trên diện rộng về nuôi tôm sú trong năm 2011 và những năm tiếp theo.

5. Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đang sản xuất những sản phẩm chủ lực của tỉnh mở rộng quy mô, đẩy mạnh sản xuất; giúp các chủ đầu tư đang triển khai thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhằm bổ sung năng lực sản xuất kinh doanh của địa phương; hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi, để mở rộng sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu lại sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát triển và tạo nguồn thu ngân sách nhà nước vững chắc trên địa bàn.

Đối với dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2011 do UBND tỉnh xây dựng, Ban Kinh tế và Ngân sách đã phối hợp với các Ban HĐND tỉnh tham gia một số nội dung và đã được Văn bản dự thảo nghị quyết mới của HĐND tỉnh đã được Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh gửi đến các vị đại biểu HĐND tỉnh để nghiên cứu.

Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định./.







TM. BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Nguyễn Văn Bòn


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 4.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương