KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012



tải về 3.67 Mb.
trang8/51
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.67 Mb.
#1806
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   51

Chuẩn bị kỳ họp thứ 5 của HĐND tỉnh khóa VI, Ban Kinh tế và Ngân sách đã làm việc với các sở, ngành, các địa phương để thẩm tra các báo cáo về lĩnh vực kinh tế và ngân sách do UBND tỉnh trình HĐND tại kỳ họp này. Ban Kinh tế và Ngân sách báo cáo kết quả thẩm tra để HĐND tỉnh xem xét, quyết định.



PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2012

Năm 2012, nền kinh tế tỉnh nhà đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của suy thoái kinh tế; thị trường tài chính, tiền tệ diễn biến phức tạp, lãi suất vay vốn ngân hàng vẫn còn cao, nhiều doanh nghiệp khó khăn về vốn, thị trường tiêu thụ một số sản phẩm bị thu hẹp, lượng hàng tồn kho lớn.... Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát đúng với tình hình thực tế của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội được duy trì ổn định, an ninh chính trị được giữ vững, an sinh xã hội được đảm bảo. Trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận là:

Đã tổ chức thành công Festival Huế 2012 và thực hiện hiệu quả năm Du lịch Quốc gia duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012. Có 10/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 9,74%, trong đó khu vực nông nghiệp tăng 2,29%; công nghiệp và xây dựng tăng 8,53%; dịch vụ tăng 12,81%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách của tỉnh như bia Huda tăng 22,69% (trong đó bia Huda lon đạt 45,7 triệu lít, tăng 66,52%; sản xuất, phân phối điện tăng 23,25%, sản xuất quặng kim loại tăng 24,01%...

Thu ngân sách ước đạt 5.960,5 tỷ đồng, tăng 17,7% so với chỉ tiêu kế hoạch năm; hoạt động xuất nhập khẩu đạt nhiều kết quả tích cực, giá trị xuất khẩu đạt 460,5 triệu USD, tăng 15,1% so chỉ tiêu kế hoạch và tăng 21,1% so với năm 2011. Huy động vốn đầu tư đạt 12.500 tỷ đồng, tăng 56,4% so với năm 2011; Dự án khu du lịch Laguna Huế thực hiện đúng tiến độ, số vốn giải ngân trong năm lớn, khoảng 2.000 tỷ đồng, dự kiến khai trương đầu năm 2013, sẽ là khu du lịch, dịch vụ cao cấp, động lực thúc đẩy cho du lịch Huế phát triển....

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn thách thức thì những kết quả ở trên rất đáng ghi nhận, là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và của nhân dân.

Tuy nhiên, xem xét tình hình, kết quả thực hiện từng mục tiêu chỉ tiêu, nhiệm vụ so với Nghị quyết của Tỉnh ủy và của HĐND tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách nhận thấy một số chỉ tiêu thực hiện chưa đạt; kinh tế - xã hội của tỉnh đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức cần được quan tâm. Đó là:



1. Về công nghiệp - xây dựng:

Sản xuất công nghiệp - xây dựng trong nhiều năm đạt tốc độ cao, là động lực tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, thì nay đã tăng trưởng thấp hơn tốc độ chung (8,53% so với 9,74%), phục hồi chậm.

Sản xuất công nghiệp nói chung gặp rất nhiều khó khăn, giá trị sản xuất ước đạt 8.276,2 tỷ đồng, tăng 7,82% so cùng kỳ năm trước, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu do giá nguyên liệu đầu vào tăng, mức sản xuất và tiêu thụ hàng hóa của nhiều doanh nghiệp giảm sút, thị trường bó hẹp, sức mua xã hội giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, nhất là các sản phẩm vật liệu xây dựng: đá hộc giảm 17,26%, xi măng giảm 13,63%, gạch ngói giảm 9,35%, ....

Quy mô và trình độ sản xuất khối công nghiệp ngoài quốc doanh của tỉnh còn nhiều hạn chế, đa số các doanh nghiệp có vốn kinh doanh vừa và nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp, nhiều doanh nghiệp thiếu vốn nên chỉ sản xuất cầm chừng, thậm chí một số phải ngừng sản xuất, kinh doanh.

Toàn tỉnh hiện có 93 doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất kinh doanh, 346 doanh nghiệp chờ giải thể; có 69 doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trong năm 2011 nhưng chưa đi vào hoạt động; số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới trong năm 2012 giảm 18%; vốn đăng ký giảm 30%.

Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị HĐND tỉnh, UBND tỉnh cần tập trung nguồn lực để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 13/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường; khai thác tốt năng lực sản xuất mới tăng trong ngành điện, ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp đang vượt qua khó khăn và phục hồi tăng trưởng; thường xuyên tiếp xúc với doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, để nghe những đề xuất, kiến nghị thiết thực và bàn biện pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh.



2. Về du lịch, dịch vụ:

Phát triển du lịch chủ yếu vẫn tập trung vào việc khai thác quần thể di tích Cố đô Huế và lưu trú của du khách tại các khách sạn, chưa có dịch vụ chất lượng cao để làm tăng mức chi tiêu của khách du lịch; thời gian lưu trú của khách thấp, tiếp tục vẫn là một chỉ tiêu thách thức của ngành du lịch.

Phố đêm Huế, một sản phẩm dịch vụ mới, nhưng chất lượng dịch vụ nghèo nàn. Các hàng quán chủ yếu bán hàng rẻ tiền, ăn uống lộn xộn, mất vệ sinh, không trở thành địa điểm hấp dẫn để thu hút khách du lịch như mong dợi.

3. Về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:

Sản lượng lúa giữ ổn định đạt gần 300 ngàn tấn, nhưng chất lượng sản phẩm chưa cao, phần lớn diện tích lúa nước của tỉnh được gieo cấy giống lúa Khang dân, chất lượng gạo thấp, khả năng cạnh tranh kém, khó tiêu thụ. Tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao trong tỉnh còn thấp, chỉ chiếm hơn 5% tổng diện tích gieo cấy.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm gạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, đem lại thu nhập cao hơn cho người nông dân, đề nghị ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm có giải pháp để nâng cấp nhanh bộ giống lúa của tỉnh. Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị HĐND, UBND tỉnh cần bố trí ngân sách cho công tác thử nghiệm và sản xuất đại trà giống lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống thông qua việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nông nghiệp cùng tham gia sản xuất giống; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia cung ứng giống lúa chất lượng cao cho nông dân.

Trong năm không có dịch bệnh xảy ra, nhưng tổng đàn gia súc các loại đều giảm. Tổng đàn trâu hiện có 23.526 con, giảm 8,2% so với thời điểm 01/10/2011, đàn bò 21.356 con giảm 5,4%; đàn lợn 230.096 con, giảm 1,2%, trong đó lợn thịt giảm 1,5%. Hoạt động của trại sản xuất giống lợn của tỉnh chưa hiệu quả, lợn giống sản xuất không bán được, do giá thành quá cao (1,6 đến 2 triệu đồng/con giống). Vấn đề cần lưu tâm là tỉnh ta có gần 70% dân số sống ở nông thôn, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nhưng lại phải nhập thịt, trứng từ các tỉnh khác. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2012 đạt 1.549,1 tỷ đồng, bằng 20,69% tổng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản, bằng 30,08% của riêng ngành nông nghiệp, thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu phấn đấu đạt 40% giá trị tổng sản phẩm trong nông nghiệp.

Lâm nghiệp được xem là ngành kinh tế quan trọng, nhưng tỷ trọng giá trị sản xuất rất thấp, chỉ chiếm 6,1% (456,5/7.485,9 tỷ đồng) giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Điều này là do các hoạt động dịch vụ và chế biến lâm sản trong tỉnh chưa phát triển, chủ yếu xuất lâm sản thô, giá trị gia tăng thấp. Trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp thì khai thác lâm sản chiếm đa số 347,638 tỷ đồng, đóng góp 4,64%; dịch vụ lâm nghiệp 60,2 tỷ, đóng góp 0,8%; thấp nhất là trồng và nuôi dưỡng rừng 48,68 tỷ đồng, chỉ đóng góp được 0,65% vào tỷ trọng của ngành lâm nghiệp.

Việc quản lý, chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng trồng từ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và dự án JBIC đang gặp nhiều khó khăn do các dự án này đã kết thúc, nhưng nguồn ngân sách cấp của nhà nước hiện nay không đảm bảo đủ chi cho các yêu cầu trên.

Đề nghị ngành Nông nghiệp và PTNT cần phối hợp các địa phương, các ngành liên quan tổ chức rà soát, đánh giá toàn bộ diện tích rừng trồng thuộc hai dự án trên để đề xuất giải pháp đầu tư, quản lý, bảo vệ, chăm sóc hợp lý, đảm bảo những diện tích rừng đã trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

Hoạt động của các Ban quản lý rừng phòng hộ còn nhiều tồn tại, hạn chế cả trong quản lý sử dụng đất rừng nhà nước giao cũng như trong việc trồng, khai thác, tiêu thụ sản phẩm rừng trồng từ nguồn vốn đầu tư của ngân sách nhà nước. Kết luận của Thanh tra tỉnh và phản ánh của báo chí thời gian gần đây về những sai phạm trong khai thác, mua bán gỗ rừng trồng tại các Ban quản lý rừng phòng hộ đã thu hút sự quan tâm của dư luận cán bộ và nhân dân. Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị UBND tỉnh sớm chỉ đạo xử lý dứt điểm vụ việc; chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát, chấn chỉnh hoạt động; sắp xếp, tổ chức lại các Ban quản lý rừng phòng hộ đảm bảo hoạt động hiệu quả.



4. Về quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường:

- Công tác quản lý nhà nước về khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản còn nhiều hạn chế. Tình trạng vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản diễn ra nhiều nơi, gây bức xúc trong dư luận.

Khai thác đất làm vật liệu san lấp là hoạt động khai thác khoáng sản phổ biến nhất, được thực hiện ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Đất, cát khai thác đã kịp thời đáp ứng nhu cầu san lấp mặt bằng cho các công trình xây dựng cơ bản, chỉnh trang đô thị, xây dựng các khu dân cư...làm thay đổi bộ mặt nông thôn, phát triển đô thị, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này vẫn còn khá nhiều tồn tại, hạn chế, cần sớm được khắc phục như:

+ Việc hoàn thổ trả lại mặt bằng ở hầu hết các địa điểm khai thác chưa được thực hiện. Tình trạng chung ở các khu vực mỏ sau khai thác là đất đá ngổn ngang, nhiều hố sâu tạo thành những hồ nước, đất không được cải tạo nên rất khó hoàn trả mặt bằng để trồng cây, làm trang trại hay khu dân cư.

+ Hoạt động khai thác trái phép vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương, chưa được xử lý triệt để, bền vững, gây mất trật tự an ninh xã hội và bức xúc trong nhân dân, điển hình như dải cát ven biển từ Lộc Vĩnh vào thị trấn Lăng Cô đang bị các nhà đầu tư khai thác trái phép để làm vật liệu san lấp, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường nhưng vẫn không được xử lý và ngăn chặn triệt để.

+ Một số cấp chính quyền địa phương nhận thức việc quản lý khai thác khoáng sản ở các mỏ là của cơ quan cấp giấy phép, của Sở Tài nguyên và Môi trường… nên thiếu sự kiểm tra, phối hợp trong quản lý mặc dù các văn bản pháp luật đã qui định rõ trách nhiệm của địa phương trong công tác quản lý nhà nước đối với việc khai thác đất làm vật liệu san lấp.

Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo chính quyền các địa phương từ cấp huyện đến cơ sở cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản; tiếp tục công khai qui hoạch đã được phê duyệt; đôn đốc, kiểm tra trách nhiệm quản lý của chính quyền cơ sở tại các điểm mỏ đang khai thác về vị trí, qui mô, bảo vệ môi trường, an toàn lao động và an ninh trật tự.

- Ý thức của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường chưa cao. Việc đánh giá tác động môi trường (ĐTM), thủ tục xin cấp phép và xả thải, đầu tư đổi mới công nghệ thân thiện môi trường; việc thực hiện quan trắc môi trường theo báo cáo ĐTM chưa được các doanh nghiệp coi trọng.

Ngay cả dự án có tác động lớn đến môi trường, sinh thái như Thủy điện Bình Điền cũng không tuân thủ các quy định về quan trắc môi trường: Công ty Cổ phần thủy điện Bình Điền chỉ thực hiện quan trắc 12 thông số chất lượng nước, định kỳ 6 tháng/lần, mặc dầu kiến nghị của báo cáo ĐTM và quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008/BTNMT) phải quan trắc 26 thông số với định kỳ 3 tháng/lần (Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Thủy điện Bình Điền sau 3 năm đi vào hoạt động của Trung tâm nghiên cứu phát triển xã hội thuộc Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh).

- Việc xử lý các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chưa dứt điểm; thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại các xã đông dân cư vẫn là một thách thức lớn cho chính quyền các địa phương, đòi hỏi cần phải có giải pháp đồng bộ để giải quyết triệt để.

Hoạt động nuôi tôm chân trắng trong vùng quy hoạch ở huyện Phong Điền; kinh doanh nhà hàng ăn uống, nuôi hàu trên đập Lập An thị trấn Lăng Cô không tuân thủ đầy đủ quy định về xây dựng, về xử lý ô nhiễm đã ảnh hưởng đến cảnh quan chung và làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

5. Về lĩnh vực xây dựng và đầu tư phát triển:

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn ước cả năm đạt 12.500 tỷ đồng, bằng 92,6% kế hoạch. Bên cạnh các nguyên nhân khách quan như do kinh tế suy thoái, chi phí vốn còn cao, do nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương giảm, nhất là nguồn vốn trái phiếu, vốn hỗ trợ có mục tiêu... thì các hạn chế chủ quan trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản như tiến độ lập thiết kế, dự toán và thẩm tra của các đơn vị tư vấn chưa đáp ứng được yêu cầu, một số chủ đầu tư chưa tích cực kiểm tra, đôn đốc đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công. Công tác đền bù giải tỏa mặt bằng vẫn là vấn đề nổi cộm ở các địa phương, ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện của nhiều dự án.

Năm 2012 được xác định là “Năm đô thị” nên ngay từ đầu năm, toàn tỉnh đã huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho 44 dự án trọng điểm với tổng số vốn 1.442,62 tỷ đồng để chỉnh trang, phát triển đô thị Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, tiến độ triển khai nhiều dự án trọng điểm phát triển đô thị chậm so với yêu cầu, đến nay chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đường Đống Đa, đường Điện Biên Phủ, Quốc lộ 49A (đoạn chợ Mai - Tân Mỹ), chỉnh trang vỉa hè thị trấn Lăng Cô, dự án xử lý môi trường nước thành phố Huế…

Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị HĐND tỉnh dành thời gian thảo luận, chất vấn về nội dung này nhằm tìm ra các giải pháp để khắc phục những việc hạn chế, bất cập nêu trên.

Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, các chủ đầu tư, các nhà thầu tập trung nhân lực để đẩy nhanh tiến độ các công trình nâng cấp, phát triển đô thị đã được bố trí vốn để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng. Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm nhiều hơn nữa đến công tác đền bù giải toả mặt bằng; kiện toàn và nâng cao năng lực của Hội đồng bồi thường GPMB; chỉ đạo hội đồng này phối hợp thường xuyên, đồng bộ với các chủ đầu tư, tập trung nhân lực đẩy nhanh tiến độ kiểm kê, áp giá đền bù, sớm hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng của các công trình, dự án. Chính quyền các cấp phải tăng cường công tác vận động nhân dân, thực hiện quy trình theo quy chế dân chủ ở cơ sở trong quá trình xúc tiến các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Nhu cầu vốn đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, khu tái định cư, hệ thống điện, nước sinh hoạt cho Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô rất lớn, nhưng hiện nay mỗi năm ngân sách chỉ bố trí chưa đến 200 tỷ đồng, chủ yếu là nguồn vốn hỗ trợ đầu tư của Trung ương. Với nguồn vốn đầu tư hạn chế như vậy, sẽ phải mất nhiều năm nữa chúng ta mới có thể hoàn thành cơ bản hạ tầng của Khu kinh tế.



PHẦN THỨ HAI

PHƯƠNG HUỚNG, NHIỆM VỤ

KẾ HOẠCH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2013
Ban Kinh tế và Ngân sách cơ bản đồng tình với mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 trong báo cáo của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh. Để khắc phục những hạn chế, bất cập, phát huy thành quả đã đạt được nhằm thực hiện đạt và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tạo tiền đề để đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo, phấn đấu sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, ngoài các kiến nghị đã nêu ở phần trước, Ban đề nghị HĐND tỉnh quan tâm thêm một số vấn đề sau:

1. Đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện đúng tiến độ các dự án. Với các dự án trọng điểm, đề nghị lãnh đạo tỉnh theo dõi, giám sát chặt chẽ việc thực hiện tiến độ theo kế hoạch để kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh.

2. Đề nghị UBND tỉnh tổ chức sơ kết tình hình, kết quả thực hiện Quyết định 18/2011/QĐ-UBND ngày 01/6/2011 của UBND tỉnh quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh, để sửa dổi, bổ sung các nội dung chưa phù hợp.

3. Trên cơ sở danh mục các công trình xây dựng cơ bản và các dự án chỉnh trang, nâng cấp đô thị năm 2013 và giai đoạn 2011-2015, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh và UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế xây dựng phương án tái định cư tổng thể của tỉnh và của từng địa phương để chủ động trong quá trình đền bù, giải tỏa nhằm chủ động phương án tái định cư, đảm bảo tiến độ các công trình xây dựng.

Để chủ động công tác chuẩn bị đầu tư, căn cứ vào danh mục các công trình chỉnh trang, nâng cấp đô thị giai đoạn 2011-2015 đã được phê duyệt, UBND tỉnh cần có kế hoạch giao cho các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành công tác chuẩn bị đầu tư, tránh tình trạng khi được bố trí vốn mới thực hiện công tác này như ở một số dự án trong thời gian qua.



4. Cùng với công tác nâng cấp, xây dựng phát triển hạ tầng đô thị, UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chú ý công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị; quản lý trật tự và kiến trúc đô thị nhằm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố văn hóa, lịch sử, cảnh quan và thân thiện với môi trường.

5. Cùng với việc triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất của Chính phủ; đề nghị Thường trực HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn để phục hồi và phát triển sản xuất.

6. Có biện pháp ngăn chặn và kiên quyết xử lý các hiện tượng khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép, khai thác không đúng qui hoạch các loại vật liệu xây dựng trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, giám sát và sớm di dời các các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu dân cư và đô thị.

Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 à nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định./.






TM. BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Phạm Quốc Dũng

Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 3.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   51




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương