ĐIỂm báo thông tin về quảng bình qua báo chí trong ngàY


Gần 500 tác phẩm dự Liên hoan Truyền hình toàn quốc



tải về 190.32 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích190.32 Kb.
#15697
1   2   3   4   5   6   7

Gần 500 tác phẩm dự Liên hoan Truyền hình toàn quốc


(Báo Chính Phủ Điện Tử 15/12, tác giả Thanh Xuân; Lao Động Online 14/12, tác giả Lê Phi Long; Công An Nhân Dân Online 14/12, tác giả Sông Lam; VietnamPlus.vn 14/12, tác giả Hi Trang; VTVNews 14/12, tác giả Chi Nguyên; Giáo Dục & Thời Đại Online 14/12, tác giả Vĩnh Quý; Dân Trí 14/12, tác giả Đặng Tài; Công An Nhân Dân 15/12, tr6; Thanh Niên 15/12, tr2; Quân Đội Nhân Dân 15/12, tr8; Lao Động 15/12, tr6; TTXVN 14/12, tác giả Hi Trang)



Ảnh: VTV
Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 35 năm 2015 tổ chức tại TP. Đồng Hới, Quảng Bình thu hút gần 500 tác phẩm tham dự.
Tại cuộc họp báo ngày 14/12 giới thiệu sự kiện văn hóa-truyền hình nói trên, Ban Tổ chức cho hay Liên hoan năm nay có khoảng 100 đơn vị với gần 1.000 nhà báo khắp cả nước đăng ký tham gia.
Diễn ra từ ngày 16-19/12 năm nay, Liên hoan Truyền hình toàn quốc thu hút gần 500 tác phẩm dự thi ở 9 hạng mục, gồm: Chương trình dành cho thiếu nhi; phim tài liệu; phóng sự; chương trình chuyên đề - khoa giáo; giao lưu-đối thoại-tọa đàm; chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số; ca múa nhạc; sân khấu; phim truyện truyền hình.
Các hoạt động bên lề cũng gắn liền với những vấn đề thời sự, mối quan tâm của những người làm truyền hình Việt Nam cũng như xu hướng phát triển của truyền hình thế giới. Các hoạt động như hội thảo, triển lãm, giao lưu năm nay tiếp tục được tổ chức với mục đích truyền cảm hứng, gợi ý tưởng mới và tăng cường hợp tác, đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của truyền hình.
Đặc biệt, tại không gian triển lãm năm nay, mô hình lòng hang Sơn Đoòng của vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng sẽ được tạo dựng, giúp các đại biểu và khách tham quan có được hình dung và trải nghiệm với hang động kỳ vĩ này.Về đầu trang

http://baochinhphu.vn/van-hoa-the-thao/gan-500-tac-pham-du-lien-hoan-truyen-hinh-toan-quoc/243721.vgp

Nhật ký một đợt cứu trợ


(Thanh Niên 15/12, tr8, tác giả Nguyễn Thế Thịnh)



Tác giả (bìa phải) trong một lần đến với bà con vùng lũ Lệ Thủy (Quảng Bình) - Ảnh: Trương Quang Nam
Chỉ hai năm nay, thiên tai có vẻ như “tha” cho dải đất miền Trung, còn thì những năm trước đó, hầu như năm nào vùng “đòn gánh” của hai đầu đất nước cũng oằn vai vì bão lũ. Những lần như thế, Báo Thanh Niên bao giờ cũng có mặt đầu tiên và ra về cuối cùng.
Tôi giở nhật ký và đọc lại 40 ngày đằng đẵng cùng Đoàn công tác xã hội Báo Thanh Niên và anh chị em Tỉnh đoàn, Hội LHTN các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An vật lộn để cùng bà con vượt qua nỗi mất mát tang thương của cơn đại hồng thủy đầu tháng 10.2010. Đó là đợt cứu trợ với cả trăm chuyến đi khiến anh em chúng tôi không thể nào quên.
6.10: Có mặt ngay trong cơn lũ dữ
Ngay khi hay tin Quảng Bình bị lũ nặng, Ban Biên tập đã thành lập đoàn công tác xã hội, cho ứng tiền ra gấp.
Chiều nay khi tổ chức cho hai đoàn cứu trợ lên xã miền núi Trường Xuân (Quảng Ninh) và Hưng Trạch (Bố Trạch), đoàn đến nhà hai cha con anh Hoàng Văn Luyệt (46 tuổi) và đứa con trai Hoàng Văn Dũng (20 tuổi) bị chết đuối ở thôn Diêm Nam (Đức Ninh Đông) hôm qua. Nơi đang tổ chức tang lễ là nhà mẹ ruột của anh Luyệt, bởi ngôi nhà nhỏ ọp ẹp của anh giờ nước lũ còn ngập ngang ngực. Vợ và mẹ của 2 nạn nhân, chị Trần Thị Huyền cùng hai đứa con còn lại cứ ôm lấy nhau, gào lên vật vã dưới nền nhà, bàn tay cào rách manh chiếu, nỗi đau xé lòng. Anh Hoàng Hải Quân (anh ruột anh Luyệt) bối rối trước sự xuất hiện của chúng tôi, hai bàn tay cứ xoa vào nhau, mắt đỏ hoe: “Lúc đó mưa tầm tã, nước tiếp tục lên, cha con em tôi xót của bởi nhà nghèo, nếu trôi mất mấy con cá thì không biết lấy gì ăn và tiền đâu cho mấy đứa đi học nên mang áo mưa lội ra chắn lại ao cá. Khi quay vào nước lên to hơn, nên phải ngược lên phía trên đường chính chưa bị ngập và bị lật đò. Cha con anh Bùi Văn Xuyên có ao cá gần bên thấy nhưng nước hỗn quá mà sức ông lại yếu nên không cứu được. Sáng nay (6.10) thì gia đình cùng làng xóm mới tìm được thi thể”.
Cầm số tiền Báo Thanh Niên giúp đỡ trên tay, anh Quân cứ lặp đi lặp lại câu cám ơn mà mắt ngấn nước. Còn chúng tôi nhìn gia cảnh mà tan nát cõi lòng.
Tối anh em về, ai nấy đều phờ phạc nhưng lòng có chút an ủi vì mình đã đến và chia sẻ nhưng cũng đầy tâm trạng vì thấy xóm làng tan nát, người dân lao đao lận đận.
Ngày mai, ngày kia… sẽ còn vất vả, vừa bài vở, vừa cứu trợ, nhưng không sao. Tòa soạn mới có doanh nghiệp điện thoại ủng hộ 800 triệu (400 suất quà), mừng hết lớn. Bà con cứ cho nhiều vào, anh em chúng tôi đi làm cứu trợ bao lâu cũng được.
10.10: Xát thóc thành gạo
Sáng chạy ra Hà Tĩnh kiểm tra chuyện xát thóc ra 8,6 tấn gạo và đóng mỗi bao 20 kg thì về, không thể chờ được đoàn cứu trợ đang đi Hương Khê để gặp mặt anh em một chút, vì việc ở Quảng Bình, Quảng Trị đang ngập đầu. Mấy anh chị em ở Tỉnh đoàn, Hội LHTN Hà Tĩnh rất cẩn thận, cứ sợ gạo người ta bán bị ẩm, chất lượng không bảo đảm mà mình không thể kiểm tra từng bao một nên đặt xát lúa ra gạo rồi đứng kiểm tra xong mới cho đóng bao cho chắc. Anh em nhất trí, tuy có vất vả nhưng được việc vẫn hơn.
15.10: Lũ chồng lên lũ
Hôm nay Đoàn công tác xã hội Báo Thanh Niên cứu trợ hai huyện Hương Khê và Vũ Quang (Hà Tĩnh). Cùng lúc tập kết hai xe hàng (98.000 cuốn tập và 24.500 cây bút) ra Quảng Bình. Ngày mai tất cả các trường tiểu học ở các xã vùng Nam Quảng Trạch sẽ được “phủ sóng” bút, vở. Cùng lúc, tại Quảng Trị, một nhóm khác sẽ đi Hải Lăng và Đăkrông. Báo tôi cũng vừa chuyển thêm 500 triệu đồng từ nguồn các tổ chức, cá nhân ủng hộ. Anh em tính làm thêm vài ngày nữa là cơ bản xong thì có tin có thêm 600 triệu đồng tiền hàng nữa. Chưa kết thúc thì càng mừng cho bà con.
Thế nhưng hôm nay trời mưa gió tơi bời, nước sông dâng cao, thêm một đợt lũ mới chồng lên. Trời có mắt không?
16.10: Một ngày dầm lũ
Hôm qua, chúng tôi thực hiện cứu trợ khẩn cấp với quy mô lớn. Lớn không phải vì trị giá mà lớn với quy mô. Số hàng hóa được đóng thành 3.000 suất cho Hà Tĩnh và 1.000 cho Nghệ An. Mỗi suất chỉ hơn 100.000 đồng bao gồm các loại nhu yếu phẩm có thể giúp dân dùng ngay để cầm cự qua ngày. Một lực lượng lớn thanh niên tình nguyện và các chiến sĩ lực lượng vũ trang, cảnh sát giao thông đường thủy chia thành nhiều tốp đi về các hướng, nhắm những ngôi nhà nổi lên trong biển nước mênh mông mà đến.
Chị Trần Thị Nhiệm (35 tuổi), xóm 10, xã Vượng Lộc (Can Lộc) vừa mới sinh con được 2 tháng, thấy anh em đã không chờ được, lội vội ra giữa dòng nước để nhận quà. Chị vừa khóc vừa nói: “Gần tuần nay tui không ăn, con đói không có sữa cho bú, thế là hôm nay mẹ có cái ăn, con có sữa bú rồi…”.
19.10: Cứu người trên… ngọn tre
Tôi thay mặt đoàn công tác xã hội mang tiền chạy ra Hà Tĩnh chuẩn bị hàng hóa. Lúc đi điện hỏi nói đi được nhưng lúc ra mưa lớn nước to không đi được phải quay vô, bèn điện thoại nhờ anh em Tỉnh đoàn và Hội LHTN Hà Tĩnh đi mua chịu. Sáng mai chạy ra trả tiền. Là vì nước ngập cả TP và mất điện nên các ngân hàng ở Hà Tĩnh không thể giao dịch.
Chiều nay, Ban Biên tập cử thêm 4 PV từ TP.HCM và Hà Nội tăng cường cho khu vực miền Trung làm công tác cứu trợ. Vì hiện tại Hà Tĩnh đang có hàng nghìn người dân sống trên nóc nhà, trên ngọn tre, trong lều tạm bên bờ đê, đường lộ... màn trời chiếu đất, đói ăn, khát uống nên công việc nhiều làm không xuể. Tổng biên tập Nguyễn Quang Thông ra Hà Tĩnh để chỉ huy chiến dịch này.
28.10: Đến vùng lũ quét
7 giờ sáng nay, đoàn sẽ chia làm hai, một lên xã Trường Sơn, một vào Trường Xuân. Đây là hai xã miền núi bị lũ quét của huyện Quảng Ninh (Quảng Bình). Tại Trường Xuân sẽ phát 901 suất quà, mỗi suất 50 kg gạo, như vậy toàn xã hộ nào cũng có gạo. Tại Trường Xuân sẽ phát 99 suất như trên (vì xã này đoàn đã lên một lần rồi).
Đoàn chở 50 tấn gạo do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai thông qua Thanh Niên cứu trợ bà con cùng lũ quét, phải đi 6 xe tải lớn đến 7 điểm dọc đường Trường Sơn, bà con từ các bản ra nhận hàng rồi cắt rừng gùi về. Chỉ có cách đó vì bà con ở nhiều bản khác nhau mình không cách nào đến được.
Nhưng mà từ 4 giờ sáng trời mưa quá to, sốt ruột không sao ngủ được. Nhưng rồi trời vẫn mưa và người vẫn đi!
Đêm, bố trí một đoàn xe ra Hà Tĩnh chở 20 tấn gạo, phải đi đường Hồ Chí Minh cả đêm ra cho kịp, vì ở Hà Tĩnh, Tổng biên tập Nguyễn Quang Thông và các PV đã hẹn bà con vào lúc 9 giờ ngày 29.10 và dù tình huống nào cũng không được trễ hẹn.Về đầu trang

Về Vũng Chùa - Đảo Yến thăm nơi an nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp


(Dulichvn.org.vn 15/12, tác giả Phương Mai)


Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tọa lạc tại khu vực biển Vũng Chùa – Đảo Yến, thuộc thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, cách Quốc lộ 1 hơn 2km về phía đông.
Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013) là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, tổng tư lệnh chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Năm 1984, Tân Bách khoa toàn thư Anh quốc (The new Encyclopedia Britannica), một trong những bách khoa toàn thư đồ sộ nhất thế giới đã bình chọn Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong 10 vị tướng kiệt xuất của thế giới.
Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi đất mẹ Quảng Bình đã được Đại tướng chọn làm nơi an nghỉ cuối cùng của mình. Vũng Chùa là khu vực có khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ, lưng tựa núi Thọ Sơn, mặt hướng ra biển Đông hùng vĩ với nhiều đảo nhỏ như hòn La, hòn Gió, hòn Nồm (đảo Yến). Phần mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm tại Mũi Rồng – mũi đất vươn ra biển, đối diện với đảo Yến.
Khu mộ Đại tướng được Tiểu đội 1 thuộc Đội cảnh vệ đồn biên phòng 184 (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình) thay phiên nhau canh gác 24/24h. Lực lượng cảnh vệ được chia làm 3 điểm chốt: một điểm tiếp nhận, ghi chép đón khách; một điểm theo dõi, hướng dẫn khách vào viếng và một điểm hướng dẫn thắp hương tại mộ Đại tướng.
Nhằm tôn tạo cảnh quan khu mộ Đại tướng, 13.000 cây thông và dừa Thanh Hóa được trồng phủ xanh núi Thọ Sơn và dọc theo con đường nhựa ven biển dẫn vào khu mộ. Dọc con đường vào viếng mộ Đại tướng có 103 bậc thang bằng gỗ, 103 cây hoa mai và 103 cây hoa ban Điện Biên tượng trưng cho 103 tuổi của Đại tướng. Gần mộ đại tướng có tháp chuông với quả chuông đồng in bốn chữ lớn “Vũng Chùa Hồng Chung”.
Trung bình mỗi ngày có hàng nghìn lượt khách đến thắp hương, viếng mộ Đại tướng, đặc biệt vào những dịp lễ tết hay cuối tuần.Về đầu trang

http://www.dulichvn.org.vn/index.php?category=2500&itemid=31315

IV. An ninh – Quốc phòng

Hành trình tự giải thoát của thiếu nữ bị lừa bán sang Trung Quốc


(Nguoiduatin.vn 15/12, tác giả Ngô Huyền)
Sau khi bị người bạn cùng lớp lừa bán sang Trung Quốc, D. bị nhốt trong một ngôi nhà rộng lớn, tuy nhiên lợi dụng lúc sơ hở, D. đã nhảy từ tầng 2 xuống rồi chạy hơn 4km đường rừng trốn thoát.
Liên quan đến sự việc nữ sinh H.T.T.D. (SN 1994), trú phường Đồng Phú, TP.Đồng Hới (Quảng Bình) bị bạn học cùng lớp lừa bán sang Trung Quốc, chiều ngày 14/12, ông Hà Xuân Hiền, Chủ tịch UBND phường Đồng Phú cho biết, hiện nữ sinh D. đã an toàn và có thể liên lạc được với gia đình.
Theo tin tức, trước khi bị lừa bán sang Trung Quốc, nữ sinh D. đang theo học tiếng tại Hà Nội để đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan.
Vào giữa tháng 10/2015, D. gọi điện thoại về thông báo cho gia đình nói rằng mình đi chơi cùng bạn ở vùng biên giới giáp Trung Quốc. Nhưng sau đó, gia đình đã không liên lạc được với D.
Đang trong lúc hoang mang và lo lắng tột độ thì hơn một tuần sau, gia đình D. nhận được điện thoại con gái từ một số máy lạ với nội dung D. bị một người bạn học tiếng Đài Loan lừa bán sang Trung Quốc.
Theo thông tin từ gia đình ông H.V. N. (bố của D.) cho biết, bạn học cùng lớp tiếng Đài Loan với D. có tên thường gọi là Tùng Doza, người Yên Bái đã lừa bán D. qua Trung Quốc.
Khi bị bán sang Trung Quốc, D. bị nhốt trong một ngôi nhà rộng lớn, nhưng không biết chính xác mình ở tỉnh nào. Qua nhiều ngày theo dõi và lợi dụng lúc sơ hở, D. đã nhảy từ tầng 2 xuống đất rồi chạy hơn 4km đường rừng tìm cách trốn thoát.
Sau đó, D. được người dân địa phương cứu giúp rồi đưa đến Công an tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và Công an tỉnh này đã cho D., gọi điện về nhà báo tin đang bị tạm giữ tại cơ quan công an để gia đình yên tâm.
Được biết, hiện tại D. đang ở tại một Trung tâm bảo trợ xã hội (Trung Quốc), công an hai nước Việt Nam và Trung Quốc cũng đang tích cực phối hợp làm các thủ tục cần thiết để sớm đưa D. về nước an toàn.
Trước đó tại Quảng Bình cũng xảy ra sự việc nữ sinh H.T.Q.Tr (SN 1993), trú thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh đang học tại một trường Đại học ở Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) nhưng đến tháng 12/2014 thì gia đình mất tin tức của Tr.
Sau đó gần một năm, gia đình bỗng nhận được tin nhắn của Tr. với nội dung mình bị bạn lừa bán sang Trung Quốc.
Theo nguồn tin cho biết, hiện tại Tr. đang ở với mẹ và được chăm sóc đặc biệt tại một Trung tâm bảo trợ xã hội (Hà Nội) để giúp các cơ quan chức năng nhận dạng đối tượng chuyên lừa đảo, buôn bán phụ nữ qua Trung Quốc.Về đầu trang

http://www.nguoiduatin.vn/hanh-trinh-tu-giai-thoat-cua-thieu-nu-bi-lua-ban-sang-trung-quoc-a219537.html

Quảng Bình: Tăng cường kiểm soát, xử lý phương tiện vận tải quá khổ, quá tải


(TTXVN 13/12, tác giả Hi Trang)
Từ đầu năm đến nay, các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình đã tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các phương tiện vận tải quá khổ, quá tải nhằm đảm bảo kết cấu hạ tầng đường bộ và trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình đã phối hợp với Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh, Thanh tra Cục quản lý đường bộ II, Cục đăng kiểm Việt Nam thành lập các đội kiểm tra liên ngành, lập các trạm kiểm soát tải trọng xe lưu động nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm soát, kiểm tra trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường huyết mạch quan trọng tại địa phương như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 12A... Qua tuần tra, kiểm soát, các lực lượng chức năng đã kiểm tra hơn 10.682 lượt phương tiện, phát hiện và lập biên bản xử lý vi phạm 1.408 trường hợp, tước giấy phép lái xe có kỳ hạn 281 trường hợp và đã xử phạt, sung công quỹ Nhà nước gần 8 tỷ đồng.
Nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ của các lực lượng chức năng, công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải ở tỉnh Quảng Bình đã dần đi vào nền nếp, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn. Đến nay, hành vi vi phạm trong sử dụng xe quá khổ, quá tải ở tỉnh Quảng Bình đã giảm nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phạm Quang Hải thì vẫn còn có nhiều trường hợp phương tiện chở quá tải trọng đã né trạm kiểm soát lưu động chạy vào các tuyến đường địa phương làm ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông, gây mất trật tự, an toàn giao thông, khiến người dân rất bức xúc.
Thời gian tới, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông và các lực lượng chức năng khác đẩy mạnh hoạt động tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông; duy trì các trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động theo chế độ 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần; kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải trên toàn bộ mạng lưới đường giao thông trên địa bàn tỉnh bằng thiết bị cân xách tay nhằm xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sử dụng xe quá khổ, quá tải.Về đầu trang

V. Điểm tin đã đưa

Giữa trung tâm TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, một dãy phố mại dâm ngang nhiên hoạt động như không thể công khai hơn. Đoạn đường này được gọi với tên rất đặc trưng: “khu Ma Cao”. (Doanhnghiepvn.vn 14/12)Về đầu trang


Thực hiện chỉ đạo của Cục PCTP ma túy BĐBP Việt Nam, Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Bình phối hợp với BĐBP Hà Tĩnh phá thành công chuyên án 468L và bắt giữ đối tượng vận chuyển ma túy qua Cửa khẩu quốc tế Cha Lo (CKQT), Quảng Bình. (Pháp Luật Việt Nam 15/12, tr19 ; An Ninh Thủ Đô 15/12, tr2)Về đầu trang
Năm 2016, tỉnh Quảng Bình sẽ thu hồi và chuyển đổi mục đích khoảng 959ha đất phục vụ xây dựng các công trình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh trên địa bàn. (Tài Nguyên & Môi Trường 15/12, tr16)Về đầu trang./.
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG




tải về 190.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương