Hi-đồng Giáo-hoàng "Công -ý và Hoà-bình"


II- Nhân quyền dựa trên nhân phẩm



tải về 0.61 Mb.
trang13/15
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích0.61 Mb.
#51028
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15
f 1522850011
SINH 11, DannhapvaoGHXHCG, BLANK, Danh mục tài liệu mới tháng 6 năm 2022
II- Nhân quyền dựa trên nhân phẩm

Ngay từ bước đầu muốn đặt nền tảng cho nhân quyền, nhà thần học gặp ngay một trở ngại rõ ràng. Thật thế, về mặt lịch sử, các thành ngữ tân thời về nhân quyền là những hiện tượng của khủng hoảng. Các hiện tượng khủng hoảng như thế phát sinh trong lịch sử từ khi trật tự thời Trung cổ sụp đổ. Cuộc khủng hoảng ấy đưa đến hậu quả giây chuyền: khủng hoảng chính trị (chấm dứt một nền chính trị phổ quát của Đế-quốc-thánh (Sacrum Inperium) và sự sụp đổ của trật tự ổn cố của Trung cổ); khủng hoảng khoa học (sụp đổ của quan niệm Thượng và Trung cổ về thế giới trước sự xuất hiện của ngành khoa học tân thời); và cuộc khủng hoảng tinh thần (hầu như đa số chấp nhận lối phê bình về các ý niệm và giá trị theo lối duy danh, và ý thức ngày càng mạnh về sự tương đối có tính cách lịch sử của mọi ý niệm và nhận thức về "giá trị"). Cuộc khủng hoảng bao trùm mọi lãnh vực, đưa đến việc giải phóng con người khỏi khuôn khổ được xem là bảo đảm được trật tự về mặt xã hội cũng như tôn giáo - triết học. Và đồng thời nó đẩy con người đến tình trạng hồ đồ và bạo động. Từ nay không còn có thẩm quyền tối cao nào có sức cưỡng chế một cách phổ quát, để nương tựa. Nên không lạ gì khi thấy rằng chủ trương chuyên chế và hơn thế nữa, chủ nghĩa độc tài là những hiện tượng chỉ xuất hiện vào thời đại tân kỳ5.

Những quyền tân thời của con người không những diễn tả việc giải phóng khỏi các trật tự cũ, mà còn là một sự chống đối lại các hoàn cảnh mới có cơ tạo thương tổn cho tự do và nhân phẩm. Có thể xem đây như là sự biểu lộ của một lối đổi thay sâu xa nơi uy lực của luật pháp: từ một chế độ dựa vào các chuẩn mực tiền định chuyển qua một chế độ trong đó các chuẩn mực đều bị vứt bỏ6.

Khi nhắc đến chế độ dựa trên các chuẩn mực tiền định, tôi muốn nói đến việc thừa nhận các mẫu mực bảo đảm một phẩm giá tuyệt đối, (các mẫu mực) được xem là có giá trị phổ quát và không đổi thay. Ta có thể nói tuyệt đối ở đây được diễn tả trong trật tự có cơ cấu. Hạnh phúc, eudeimonia hoặc beatitudo, mà ngày nay có thể dùng lối nói khác là có được trọn vẹn ý nghĩa cho cuộc sống cá nhân cũng như xã hội, phải được triển khai trong khuôn khổ trật tự nầy. Ngược lại, một chế độ trong đó các chuẩn mực bị vất bỏ, không có nghĩa là một phương cách sinh hoạt hồ đồ hoặc "ưa làm gì thì cứ làm". Chế độ sau nầy nhìn nhận rằng sự hiện hữu của các chuẩn mực là yếu tố tạo nên yếu tính con người, nhưng uy thế con người tuyệt đối đến độ các chuẩn mực nằm ngay trong con người và phát sinh từ chính con người. Khi mọi trật tự đã sụp đổ, thì chỉ còn tìm thấy một nền tảng như thế nơi sự tự chủ.

Sự tự chủ nầy nằm ngay nơi trung tâm của tất cả các quyền con người của thời đại mới; nó là "nguồn đạo đức = ethos" riêng của chúng. Đây không phải là giải phóng con người khỏi ràng buộc của đạo đức, nhưng là giải thoát cho nền đạo đức. Một khi mọi trật tự tiền định không còn, thì sự tự chủ làm nền tảng cho một trật tự đạo đức phải lẽ lại đặt cơ sở trên chính bản thân con người. Nói rõ hơn, sự tự chủ xây dựng nền tảng cho đạo đức dựa trên phẩm giá riêng của con người, nghĩa là dựa trên sự kiện con người không tùy thuộc vào những mục đích nào cao hơn chính nó; nhưng con người là cứu cánh của chính mình, và do đó tự thân có quyền quyết định đời sống và số phận của mình.

Quan điểm nầy đã được diễn tả rõ nét nhất trong triết học của Kant. Kant loại bỏ mọi hình thức chi phối bởi tác động từ bên ngoài (= dị tự) và đặt nền tảng đạo lý hoàn toàn dựa trên bổn phận, là sự tôn trọng lề luật7. Đối với ông, sự độc lập của sinh hoạt đạo đức nầy đặt nền tảng trên sự kiện con người, không bao giờ trở thành phương tiện, nhưng luôn luôn là cứu cánh nơi tự bản tính của mình8. Chính bản tính nầy là phẩm giá không thể ví được của con người so với bất cứ giá trị nào khác. Từ đó, ý niệm về nhân phẩm là sự biểu lộ của một cái gì ở ngay nơi con người, của "sự độc lập bên trong của nó"; "Phẩm giá kết liền với sự tự chủ của hữu thể con người; nó là sự biểu lộ của sự tự chủ nầy9. Người ta nhận ra nơi nhân phẩm một cái gì vô điều kiện và tuyệt đối. Vì thế có thể nói: "Con người có quyền về điều chúng ta gọi là "nhân phẩm" bởi lý do duy nhất là với tư cách một hữu thể đạo đức, con người là một lối biểu lộ của tuyệt đối"10. Không thể chối cãi được rằng nơi quan niệm nầy có một cái gì thật cao cả. Tuy nhiên, nó cũng gìải thích tại sao Giáo hội Công giáo (cũng như Giáo hội Cải cách) trong một thời gian lâu đã có một thái độ dè dặt, nếu không nói là chỉ trích và ngay cả chống đối lại ý niệm tân thời về nhân quyền11. Những lập trường chỉ trích, từ Đức Piô XI, Grêgôriô, Piô IX cho đến Lêô XIII, mặc dù lúc nầy có cởi mở, đã từng được biết đến và không cần phải nhắc lại ở đây12. Điểm bị chỉ trích là sự tự chủ và tính cách bài xích giáo sĩ và chủ trương thuần trần tục mà người ta thường có thói quen sử dụng để trình bày quan điểm nầy. Các vị giáo hoàng trong các thế kỷ 18 và 19 xem đây là mối mâu thuẫn với quan điểm lề luật và trật tự các giá trị đến từ Thiên Chúa. Bấy giờ người ta không đủ sức để phân biệt được một bên là nguyên nhân tuỳ thuộc hoàn cảnh lịch sử đã làm khởi phát và biểu lộ các quyền của con người, và bên kia là các mục tiêu nền tảng của nhân quyền. Sự dè dặt, đôi khi còn đi đến thù nghịch đối với các quyền của con người trong thời đại mới, phát xuất từ tình trạng bất lực đó, đã dẫn Giáo hội đến một lập trường ngờ vực, cố thủ, và đi vào một trạng thái cô lập nguy hiểm.

Ý tưởng các quyền con người dựa trên nhân phẩm (một ý tưởng đã được chuẩn bị từ Đức Lêô XIII và nhất là Đức Piô XII) được Giáo hội chấp nhận tương đối trễ qua Thông điệp "Pacem in Terris", 196313, của Đức Gioan XXIII. Công đồng Vatican II còn đi đến việc nhìn nhậntình trạng tiến triển của các quyền con người là một tiến bộ của nhân loại. Bản Tuyên ngôn về tự do tôn giáo bắt đầu bằng câu: "trong thời đại chúng ta nhân phẩm ngày càng được ý thức một cách sâu sắc hơn"14 và tiếp đó bản văn long trọng tuyên bố rằng "quyền tự do tôn giáo có nền tảng nơi chính nhân phẩm"15. Hiến chế mục vụ "Vui mừng và hy vọng" (Gaudium et Spes) cũng xác quyết rằng tất cả các quyền khác của con người đều được xây dựng trên nhân phẩm, một phẩm giá mà chính Thiên Chúa đã ban cho con người16.

Người ta nhìn sự thay đổi đó như một sự đứt đoạn với truyền thống; và còn nói là Giáo hội đã tiêm nhiễm các ý tưởng của Cách mạng Pháp. Một lối nhận xét như thế không ý thức được bản chất thực sự của truyền thống, vốn là một thực thể sống động17. Truyền thống không phải tiêu biểu cho việc lặp đi lặp lại một lối nói, nhưng áp dụng một kho tàng đức tin (depositum fidei) duy nhất một cách linh động và thích hợp với những vấn đề luôn mới mẽ mà mỗi thời đại đặt ra. Giáo hội không ngừng rút tỉa nơi kho tàng vô tận của mình "điều mới trong... sự tương hợp với cái cũ"18. Trong ý nghĩa nầy, từ lâu trước Công đồng vừa qua, Giáo hội đã từng nhìn nhận một sự tiến hoá chính đáng của các Giáo điều19, và cũng trong ý nghĩa đó, Tuyên ngôn "Dignitatis Humanae" có thể là tiến hoá quan trọng nhất về lịch sử của Giáo điều đã xảy ra trong Công đồng Vaticanô II.

S ự phát triển ấy có cơ sở trong Thánh kinh và Truyền thống. Thật vậy, mặc dù lối diễn tả minh nhiên về các quyền bẩm sinh, và vì thế không thể tước bỏ được, của con người là một hiện tượng đặc trưng của thời hiện đại, và dù cho lối hiểu cụ thể tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của thời đại nầy, thì tự căn vấn đề ấy lại cổ xưa như Kitô giáo chính cả Giáo hội. Tự nền tảng, nó được xây dựng trên xác quyết về sự kiện con người giống với Thiên Chúa (Sáng thế 1, 26 tiếp theo). Đây là một xác quyết có tính cách thật sự cách mạng, vì trong ý hệ nền quân chủ của Đông phương cổ, chỉ có vua là hình ảnh của Trời. Tính cách bất khả vi phạm của nhân phẩm được "dân chủ hoá" nghĩa là phổ cập cho mọi người nơi sách Sáng thế; và lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, tính cách đó áp dụng cho bất cứ người nào với tư cách là người, không lệ thuộc chủng tộc, dân tộc, phái tính hoặc văn hoá20. Truyền thống Thánh kinh nầy đã sớm kết hợp với học thuyết cổ truyền về quyền tự nhiên. Tôma Aquinô đã nói đến nhân phẩm; theo vị nầy, nó được quan niệm trong sự kiện con người có tự do, và hiện hữu vì lợi ích riêng của chính mình21. Như thế Tôma Aquinô đã dẫn lối về việc diễn tả nhân phẩm theo lối tân thời. Từ buổi đầu của thời đại tân kỳ nầy, thần học về quyền tự nhiên đã được phổ biến nhiều và bắt đầu rút ra được những hệ luận áp dụng trong chính tri. Bartolomé de Las Casas, Francisco de Vitoria và nhiều tác giả khác đều nêu học thuyết về quyền tự nhiên của con người để chống lại lối chính trị thực dân của Tây-ban-nha22. Nhiều vị giáo hoàng trong thời đại tân kỳ cũng đã xác quyết một cách minh nhiên các quyền: sống, tự do, tư hữu của người bản xứ dưới chế độ thực dân 23.

Độc lập với truyền thống tân thời về nhân quyền, thực sự đã từng có một truyền thống Kitô giáo về các quyền của ngôi vị con người. Các giáo hoàng vào tiền bán thế kỷ XX, đặc biệt là Đức Giáo hoàng Piô XI và Piô XII24 đã phục hoạt truyền thống đó. Vấn đề được nêu lên không còn phải là chủ thuyết duy lý hay chủ nghĩa tự do, nhưng là chủ nghĩa độc tài: Giáo hội đã dứt khoát đứng về phía tự do và bảo vệ phẩm giá của nhân vị con người để đối đầu với mối đe dọa của các chế độ độc tài của cộng sản, quốc xã và phát-xít.

Khác với các quyền con người do truyền thống triết lý ánh sáng và chủ nghĩa tự do đề xuất, truyền thống Kitô giáo không quy chiếu vào con người trừu tượng, không liên hệ gì đến điều kiện cuộc sống cụ thể, và hoàn cảnh xã hội, nhưng luôn đi sát với con người bằng xương bằng thịt: quyền tư hữu, quyền có được phương tiện thiết yếu để sống, quyền làm việc, an sinh xã hội, bản sắc văn hoá và tham gia với tinh thần trách nhiệm25. Những quyền nhân vị như thế vừa có bản chất cá nhân lại vừa có chiều kích xã hội - văn hoá. Chúng không xung đột với các quyền của Thiên Chúa; trái lại, theo Tôma Aquinô, ở đây người ta xây dựng nền tảng các quyền tự do con người dựa trên sự thông dự của lý trí nhân loại với luật của Thiên Chúa26. Do đó bước ngoặc của Công đồng có môt ý nghĩa khác hơn là sự đứt đoạn với truyền thống; đúng hơn phải nói rằng đây là sự phát triển gần đây nhất của truyền thống ấy để đối diện với những thách đố của thời đại chúng ta.

Sự kiện như thế được thấy rõ hơn nữa khi ta đi sâu hơn vào lịch sử của bản văn bản Tuyên ngôn "Dignitatis Humanae"27. Tiếc rằng câu truyện nầy rất ít người biết đến. Có lẽ vì thế mà người ta thường giải thích Tuyên ngôn ấy một cách quá một chiều để rồi gây nhiều tranh cãi. Ngay từ những đợt đầu của cuộc thảo luận tại Công đồng, có quyết định khởi từ ý niệm tân thời về tự do tôn giáo và tìm nền tảng cho nội dung tự do ấy dựa và phẩm giá nhân vị. Để trả lời cho những đại diện của một thiểu số chống lại việc nhìn nhận tự do tôn giáo, có những lời phát biểu đã nêu lên rằng họ không muốn huỷ bỏ việc tôn trọng truyền thống riêng (của Kitô giáo) và trách nhiệm của nhân vị đối với chân lý. Những phát biểu ấy nhấn mạnh đến nhu cầu phải đào sâu vấn đề trên bình diện hữu thể học. Người đầu tiên nhấn mạnh đến mối quan hệ gìữa tự do và chân lý là Hồng y Karol Wojtyla. Trong lời phát biểu ở Phiên họp thứ ba, ngày 25.9.1964, Ngài trích Phúc âm của thánh Gioan (8, 32) "Chân lý sẽ làm cho các người tự do". Ngài đã chứng minh rằng chân lý chỉ có thể biết đến và được nhìn nhận trong tự do, và do đó việc nhìn nhận chân lý tiền kiến có sự nhìn nhận tự do tôn giáo. Nhưng tự do phần mình lại phải được đặt nền trên chân lý, là căn cơ đi trước tự do; tự do hiện hữu trong khuôn khổ của chân lý và hoàn thành trong việc nhìn nhận chân lý nầy28. Cũng trong ngày đó, Giám mục phụ tá Carlo Colombo, nhà thần học cố vấn riêng cho Đức Phaolô VI cũng yêu cầu đào sâu vấn đề về mặt hữu thể học29; vị giám mục nầy nêu lên lời xác quyết của một vị hồng y lúc bấy giờ là Hồng y Gioavanni Battista Montini, vào cuối phiên họp lần đầu đã từng nói đến "quyền tìm đến chân lý" (Jus accedendi ad Veritatem)30. Sau một chuỗi các lời phát biểu theo chiều hướng ấy, người có thẩm quyền viết phúc trình của tiểu ban, là Giám mục Emile de Smedt de Bruges, cho hay rằng ủy ban có ý định làm một tổng hợp giữa khía cạnh chủ quan, tức là bảo vệ tự do, và khía cạnh khách quan, tức là sự thừa nhận chân lý31. Qua lời tuyên bố về ý hướng nghiên cứu ấy, chúng ta có được bí quyết để giải thích bản văn công đồng.

Từ câu truyện xảy ra trước khi ban hành Bản Tuyên ngôn của Công đồng, chúng ta biết được rằng Công đồng có đuợc một thái độ tích cực đối với quan niệm tân thời về nhân quyền và phẩm giá con người, nhưng Công đồng không hề lấy lại y nguyên. Có thể miễn cưỡng đánh giá rằng phương pháp mà công đồng áp dụng là tạo ra một sự dung hợp giữa tình trạng mâu thuẫn. Dù khởi đi từ quan niệm tân thời về nhân quyền, Công đồng vẫn cố xét định quan niệm ấy qua ánh sáng nơi chính truyền thống của mình. Như thế, nó vừa nhìn nhận những khía cạnh tích cực của nhân quyền, vừa phân biệt các khía cạnh ấy với những công kích và chống báng giáo quyền đã từng xảy ra trong lịch sử. Việc làm đó còn dẫn đến việc đẩy lui những định kiến và thương tổn trì kéo cuộc sống xã hội, đồng thời canh tân một truyền thống Giáo hội vừa xa xưa vừa cao cả hơn. Truyền thống ấy có thể phát triển thâm sâu, phong phú hơn nữa trong sự tiếp xúc với những tiến triển của xã hội tân tiến, nhưng không vì thế mà vất bỏ bất cứ một yếu tố quan thiết nào của giáo thuyết qua các giáo hoàng trong thế kỷ 19. Trái lại, Công đồng tiếp nối truyền thống đề xuất một nền tảng riêng, và có tính cách thần học đặc loại. Trong điểm nầy, dựa theo Tôma Aquinô, Công đồng đã đặt nền tảng cho nhân phẩm trên việc con người tham gia vào chân lý của Chúa, và Công đồng đề nghị lấy ước muốn tự căn qui về chân lý nơi con người làm nền tảng cho phẩm gìá của nó... Như thế Công đồng có thể nhận xét một cách hữu lý rằng "việc nhìn nhận Thiên Chúa không có gì chống lại với nhân phẩm bởi vì phẩm giá ấy tìm gặp được nơi Thiên Chúa nền tảng và sự chung toàn của mình32.

Nền tảng thần học nầy vẫn chủ trương rằng các quyền con người không phải chỉ là những ước vọng mà con người tự trao ban cho nhau; Chúng cũng không phải do nhà nước hoặc xã hội nhượng lại cho cá nhân. Đó là những quyền bẩm sinh, đã ban cho con người nơi chính bản tính của nó; những quyền ấy đi trước Nhà nước và xã hội và phải được các định chế hay thực tại đó nhìn nhận và phải được thiết định thành pháp luật. Bởi vì chúng đã đặt nền nơi chính hữu thể con người, thể theo ý muốn của Thiên Chúa, nên chúng không thể tùy tiện bị loại bỏ. Do đó, việc nhìn nhận sự siêu việt của Thiên Chúa trở thành nền tảng cho tính siêu việt của nhân vị con người33.



tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương