Hi-đồng Giáo-hoàng "Công -ý và Hoà-bình"



tải về 0.61 Mb.
trang12/15
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích0.61 Mb.
#51028
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15
f 1522850011
SINH 11, DannhapvaoGHXHCG, BLANK, Danh mục tài liệu mới tháng 6 năm 2022
Nền tảng thần học

của Nhân quyền
Giám mục Walter Kasper

Giám mục GP. Rottenburg-Stuttgart, Đức

1- Cần thiết phải có

một nền tảng làm chuẩn mực
Ngày nay, nhân quyền được tuyên dương như một "đạo lý" mới của thế giớì. Con người có quyền về sự sống, toàn vẹn thân thể và các phương tiện thích hợp để sinh tồn; tự do lương tâm, tôn giáo và phát biểu ý kiến phải được tôn trọng; mọi người phải được bình đẳng trước pháp luật, có quyền tham gia vào tất cả các công việc liên quan đến toàn dân; mọi hình thức kỳ thị phải hủy bỏ; tất cả những điều đó và còn nhiều nguyên tắc khác ngày nay hầu như được cả thế giới nhìn nhận. Từ ngày tuyên bố Bản Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền của Liên Hiệp quốc năm 19481, hầu hết các quốc gia đều chấp nhận những nghĩa vụ phát xuất từ các quyền không thể tước bỏ nầy. Thực tế hẳn không phải luôn tương hợp với lời nói, chữ viết, và lại còn ít ăn khớp với tinh thần của những lời cam kết long trọng nầy hơn nữa! Những nố xúc phạm ghê tởm chống lại nhân quyền suốt thế kỷ nay đi ngược với Bản Tuyên ngôn các quyền ấy. Tuy vậy, trong một thời đại đầy dẫy bất công và kinh hoàng, việc nhìn nhận một cơ sở đạo đức chung như thế mà thôi cũng đã là một dấu chỉ hy vọng cho tương lai2.

Nhưng vấn đề đặt ra là xem cái gì tạo nên sự vững bền cho nền tảng chung đó. Người ta kể rằng một thành viên của một trong ủy ban soạn thảo Bản Tuyên ngôn Nhân quyền tại Liên Hiệp quốc có lần như từng phát biểu rằng: "Chúng ta đồng ý về các quyền ấy, với điều kiện là đừng ai hỏi tại sao!"3. Sự hững hờ về việc đặt nền tảng của nhân quyền khai lộ cho thấy nhược điểm nào đó của những lối biện minh cho sự chính đáng của các quyền ấy. Vâng, sự khủng hoảng về việc xây dựng nền tảng như thế có thể dễ dẫn đến việc vất bỏ sự chính đáng của nhân quyền. Kinh nghiệm về các trại tập trung trong thời Đệ III đế quốc thực sự cho thấy rằng Do thái, Kitô hữu và người Mác-xít, dù dựa vào nhiều lý do khác nhau đều đã chống lại một hệ thống độc tài bất nhân. Có một loại nhân học tiêu cực (anthropologia negativa) nào đó xuất phát từ sự hiển nhiên đạo đức trực phát của mệnh lệnh "Ngươi không được làm..." nhưng chưa diễn tả được một cách tích cực căn do siêu hình sâu xa của nó. Sức mạnh của mệnh lệnh "ngươi không được làm..." là tiếng lương tâm mà con người nghe được, dù không lưu ý, và đúng đó là âm vọng của lời Thiên Chúa, là luật Thiên Chúa đã ghi khắc nơi tâm hồn mọi người (xem Rom 2, 15).

Dù thế nào thì vấn đề nền tảng minh nhiên của nhân quyền không phải chỉ là một lối chơi chữ. Cũng như nền thần học tiêu cực (theologia negativa), nhân học tiêu cực (anthropologia negativa) quan niệm được vì đã có một số trực giác và xác quyết tích cực, ít nhất trong tư thế mặc nhiên. Do đó không thể chê trách lối phát biểu như thế nầy: "đây không phải là một nền tảng trừu tượng, nhưng đây là sự thực hiện cụ thể các quyền con người". Sự thực hiện cụ thể đòi hỏi trước đó sự hiện hữu của một xác tín chung về giá trị phổ quát và tuyệt đối về nhân quyền. Thế nhưng, xác tín nầy lại không hiển nhiên chút nào, vì nhiều lý do: trước hết, vì các quyền con người trong phương cách diễn tả ngày nay là kết quả của một diễn biến lịch sử ở nhiều cấp độ. Cả một chuỗi nguyên nhân và kinh nghiệm tôn giáo, ý hệ, chính trị, văn hoá, xã hội và kinh tế, từng chịu sự chi phối của các hoàn cảnh cá biệt, đã góp vào việc thể hiện các nhân quyền nầy . Do đó, nguồn gốc về lịch sử nhân quyền có tính cách đặc thù; và sự kiện đó đòi hỏi phải xác quyết một nền tảng về giá trị phổ quát của chúng. Nếu không thiết định được một nền tảng chuẩn mực như thế, thì các quyền con người trở thành như những quan niệm bất chừng của ý hệ nào đó.

Thứ đến, nguồn gốc lịch sử đặc thù của các quyền con người đưa đến hậu quả là lối giải thích cụ thể, và nhất là việc thực hiện cụ thể được hiểu bằng nhiều cách khác nhau tùy bối cảnh lịch sử liên hệ. Thật thế, có nhiều truyền thống nhân quyền khác nhau: truyền thống tự do ở Tây phương, truyền thống các quyền xã hội của người gốc mác-xít và quan điểm các quyền con ngưới trong thế giới thứ ba. Những lối trình bày và đặt nền tảng khác nhau như thế có thể biến đổi mối liên hệ phổ quát mà nhân quyền nối kết, thành ngòi thuốc nổ; những chủ trương quá khích tiềm tàng sẽ dẫn đến một lối đấu tranh ý hệ mù quáng, làm cho các mối tranh chấp đang tồn tại càng thêm gay gắt, khò lòng hoá giải.

Lý do thứ ba là việc lạm dụng các quyền con người để tính toán lợi ích cho riêng mình và việc thổi phồng vượt ra ngoài nội dung của chúng.

Người ta năng gò ép bừa bãi các quyền con người vào một khuôn khổ nào đó nhân danh lợi ích quốc gia hoặc của đảng; chúng được nêu lên, về mặt ý thức hệ, để giải thích các nố đặc lợi, đặc quyền, biện minh đủ loại nhu cầu; chúng được sử dụng như một vũ khí quảng cáo trong cuộc đọ sức giữa các hệ thống đối đầu hay lợi lộc cá nhân. Thái độ vô liêm sĩ và thời cơ chủ nghĩa đó làm giảm uy thế của nhân quyền. Để đối đầu với tình trạng nguy hiểm nầy, phải cần minh chính tính cách chuẩn mực của nhân quyền.

Nêu lên được nền tảng của các quyền con người một cách rõ ràng là hỗ trợ cho nhân quyền được thực hiện. Và việc thực hiện nền tảng đó thực sự đã nằm sâu kín trong tất cả các lối đặt vấn đề về nhân quyền rồi. Vì đặc tính không thể tước bỏ được của các quyền nầy hàm ngụ một cái gì vô điều kiện và tuyệt đối. Vì lý do đó, nhân quyền trở thành một điểm qui chiếu và một niềm hy vọng cho Giáo hội và cho thần học, đồng thời cũng là một thách đố và nghĩa vụ. Nhân quyền đặt chúng ta trước bổn phận phải chu toàn, về mặt thực hành cũng như lý thuyết 4.


tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương