HỌc viện nông nghiệp việt nam


THỬ NGHIỆM XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ CBNS XÃ DƯƠNG LIỄU BẰNG VẬT LIỆU CHẾ TẠO



tải về 7.65 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích7.65 Mb.
#35876
1   2   3   4   5   6   7

4.3. THỬ NGHIỆM XỬ LÝ NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ CBNS XÃ DƯƠNG LIỄU BẰNG VẬT LIỆU CHẾ TẠO

4.3.1. Tìm hiểu về hiện trạng sản xuất chế biến nông sản tại xã Dương Liễu


Xã Dương Liễu nằm ở Phía Tây Bắc huyện Hoài Đức, cách Trung tâm Hà Nội khoảng 25 km về phía Đông Bắc, giao thông chủ yếu là tuyến đê tả ngạn sông Đáy, thông với quốc lộ 32. Với vị trí là cửa ngõ thủ đô, đặc biệt từ khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội, làng nghề CBNS Dương Liễu có rất nhiều lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như thu hút chính sách đầu tư của Nhà nước về vốn và công nghệ trong thời gian tới.

Tổng dân số của xã là 12.801 người với 3.043 hộ, phân bố ở 14 cụm dân cư, gọi là xóm, trong đó có 4 xóm vùng bãi và 10 xóm vùng đồng. Hầu hết các hộ trong xã đều làm nghề chiếm khoảng 85%.



Về mặt quy mô làng nghề, hiện nay xã có khoảng hơn 40% số hộ chuyên nghề chế biến nông sản, dải trên khắp xóm của toàn xã. Trong đó, tổng các hộ hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ liên quan đến CBNS chiếm hơn 70%. Các hộ gia đình làm bột thô chủ yếu tập trung tại các xóm 3, 7A, 7B, 9, 10, 12A … Quy mô sản xuất của các hộ khá lớn, có nhiều hộ sản xuất khoảng 3 – 4 tấn nguyên liệu/ngày. Đối với sản phẩm bột tinh, các hộ gia đình sản xuất tập trung chủ yếu ở các xóm 6, 7A, 7B, 8. Còn miến dong chiếm phần lớn ở xóm 3, 2, 11 hiện nay đang mở rộng ra nhiều xóm với quy mô khoảng 5 tạ/ngày/hộ. Các nghề khác như sơ chế đỗ xanh, làm mạch nha, bánh kẹo… cũng rải rác ở các xóm.

Trong 14 xóm ở làng nghề thì có một số xóm có mật độ sản xuất CBNSTP khá lớn như: 5, 3, 8, 10, 2, 1… (từ 50 – 70 % số hộ tham gia CBNSTP), đặc biệt ở xóm 4 và 9 có từ 80 – 90 % số hộ sản xuất CBNSTP. 12B là xóm có tỷ lệ các hộ sản xuất nông nghiệp lớn nhất, nhưng hiện nay cũng đã có nhiều hộ chuyển sang CBNSTP, chủ yếu là sản xuất bột sắn thô. Dưới đây là bảng số liệu thể hiện các mặt hàng sản xuất tại xã Dương Liễu.



Bảng 4.12. Thống kê các sản phẩm chủ yếu năm 2015

STT

Sản phẩm

Số lượng

(tấn)

Giá

( Triệu đồng/tấn )

Thành tiền

( Tỷ đồng)

1

Tinh bột sắn

60.000

3.000

180.000

2

Tinh bột dong

20.000

6.000

120.000

3

Bánh kẹo các loại

18.000

15.000

270.000

4

Đỗ xanh bóc tách

4500

35.000

157.000

5

Vừng lạc sơ chế

1.000

30.000

30.000

6

Miến dong

2000

15.000

30.000

7

Bún, phở khô

1.000

8.000

8.000

8

Mạch nha

10.000

8.000

80.000

Do điều kiện đất đai chật hẹp, chưa có quy hoạch sản xuất hợp lý nên hiện nay làng nghề đang thiếu cơ sở vật chất cho sản xuất. Nơi sản xuất chính phần lớn chung với nơi ở, sinh hoạt.

4.3.2. Hiện trạng môi trường nước tại làng nghề Dương Liễu

4.3.2.1. Hiện trạng cấp nước


Theo báo cáo về tình hìn sản xuất kinh doanh và môi trường xã Dương Liễu năm 2015, nhu cầu sử dụng nước hiện nay tại làng nghề là rất lớn. Trung bình mỗi năm toàn bộ nhu cầu sử dụng nước của toàn xã lên tới gần 3 triệu m3, trong đó khoảng 70% cung cấp cho các hoạt động sản xuất CBNSTP. Trong khi đó, dù đã sát nhập với Hà Nội song Dương Liễu vẫn chưa có nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Nhu cầu sử dụng nước hàng ngày cho toàn bộ các hoạt động chủ yếu từ các nguồn: Nước mưa, nước giếng khoan, nước từ các hồ chứa của xã, nước giếng khơi. Theo các nghiên cứu và khảo sát gần đây cho thấy nguồn nước tại Dương Liễu đã và đang bị ô nhiễm khá nghiêm trọng kể cả nước mặt lẫn nước ngầm. Có nhiều giếng khơi lâu năm trong làng giờ đây đã không thể sử dụng được nữa, thậm chí còn bốc mùi khó chịu.

Việc xử lý nguồn nước tại Dương Liễu chủ yếu là qua các bể lọc thô, chỉ có khoảng 30 đến 40 % nhu cầu nước sinh hoạt là qua các máy lọc nước, 100% nước cho sản xuất được lấy từ các giếng khoan qua bể lọc và nước lọc từ các hồ chứa của xã.


4.3.2.2. Hiện trạng thoát nước


Nhu cầu sử dụng nước lớn và kèm theo đó là một lượng nước thải cũng không nhỏ của làng nghề đã gây nhiều khó khăn cho việc tiêu thoát nguồn nước thải hàng năm của Dương Liễu. Theo thống kê năm 2015 tại xã Dương Liễu, lượng nước thải phát sinh được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.13. Lượng nước thải của làng nghề Dương Liễu năm 2015



Hoạt động

Sản lượng, số lượng (tấn, hộ)

Nướcthải

(Nghìn m3)

Tỷ trọng

(%)

Sản xuất

131.000 - 133.000

1822 - 1861

83,95 – 85,75

Tinh bột sắn

70.000

910

41,91

Tinh bột dong

20.000

820

37,78

Miến, bún khô

10.500

47,25

2,2

Mạch nha

10.000

1,3

0,06

Đỗ xanh sơ chế

5.000

-

-

Chăn nuôi

500 hộ

54.7

2,52

Sinh hoạt

3043 hộ

337

15,53

Tổng




2170,25

100

Chú thích: (-) không phát sinh

Bảng 4.13 cho biết, hoạt động sản xuất chế biến tinh bột sắn và tinh bột dong riềng tại xã đã chiếm đến gần 80% lượng nước thải phát sinh trong toàn xã. Các hoạt động sản xuất nghề khác có phát sinh nhưng không đáng kể.

Dương Liễu hiện đã có hệ thống cống rãnh tiêu thoát nhưng dùng chung cho cả nước thải sản xuất và sinh hoạt, chăn nuôi.

4.3.2.3. Thực trạng xử lý nước thải


Dương Liễu là làng nghề CBNSTP, với các hoạt động có lượng nước thải lớn nhất là sản xuất tinh bột dong, tinh bột sắn, miến, chăn nuôi. Trung bình mỗi ngày đêm toàn xã thải ra khoảng hơn 6.000 m3 nước, được tập trung đổ về 2 cống Xiphong, chảy ngầm qua kênh Đan Hoài vào xưởng xử lý chất thải, nước thải của công ty Mặt trời xanh đảm nhận. Tại đây, bã rong được thu gom được thu gom lượng bã dong, nước sau khi xử lý chảy theo cửa ra đổ vào kênh T2 đầu làng. Bốn xóm vùng bãi nước thải đổ vào kênh T5. Tuy nhiên, tại công ty Mặt trời xanh, hệ thống xử lý nước thải mới chỉ xử lý sơ bộ, và thường xuyên không hoạt động, không đáp ứng được so với lượng nước thải của toàn xã.

Với nhu cầu nước và lượng nước thải lớn như Dương Liễu, thêm vào đó là đặc trưng của các làng nghề hiện nay: sản xuất chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, vốn ít… nên việc đầu tư các công nghệ cho môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, xã chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất riêng biệt nên gây khó khăn cho quá trình xử lý.


4.3.2.4. Tính chất của nước thải


Đặc trưng của nước thải loại hình sản xuất, chế biến nông sản chủ yếu là các chất hữu cơ như tinh bột, xenlulozo, đất cát … Các chất hữu cơ này tồn tại một thời gian trong nước sẽ bị thủy phân một phần để tạo thành các chất hữu cơ có mạch ngắn và đơn giản hơn như đường, axit hữu cơ,… Tuy nhiên, do đặc trưng tại làng nghề Dương Liễu chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất riêng biệt, nên ngoài những hợp chất kể trên, trong nước thải còn chứa các chất hoạt động bề mặt, phân, nước tiểu của gia súc, các vi khuẩn gây bệnh… Bảng số liệu 4.14 thể hiện thông số về đánh giá hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải tại một số khu vực và công đoạn sản xuất chế biến tinh bột tại làng nghề xã Dương Liễu.

Bảng 4.14. Đặc trưng nước thải làng nghề xã Dương Liễu



Chỉ tiêu

M1

M2

M3

M4

M5

M6

QCVN 40:2011/BTNMT

pH

6,46

6,2

4,8

6,3

6,8

5,5

5,5 – 9

COD (mg/l)

6000

8267

17280

4800

4400

10460

100

BOD5 (mg/l)

4020

5539

11578

3216

2948

6973

50

Nguồn: Kết quả phân tích (2016)

Chú thích:

- M1: Nước thải từ công đoạn rửa

- M2: Nước thải từ công đoạn ngâm

- M3: Nước thải tách bột đen

- M4: Nước thải từ cống thoát gần cầu mương thôn 10

- M5: Nước thải từ cống thoát nước chung thôn 7A và 7B

- M6: Mẫu hỗn hợp của M1, M2, M3

Kết quả phân tích cho thấy, nước thải tại đây có tính axit yếu, pH <7,0 do sự thủy phân của các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy, tạo thành các axit hữu cơ mạch ngắn hơn. Cá biệt mẫu M3 có pH khá thấp khoảng 4,8. Mẫu này có pH thấp là do trong quá trình sản xuất, tại công đoạn ngâm tách bột đen, người sản xuất có sử dụng thêm axit sunfuric để làm trắng bột. Hai mẫu M5 và M6 là những mẫu được lấy từ cống thoát chung của khu vực nên ngoài nước thải sản xuất, các cống thoát nước này còn chứa nước thải sinh hoạt và chăn nuôi. Các mẫu nước từ M1 đến M6, hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải rất cao, cao nhất là mẫu M3 COD lên tới 17.240 mg/l.

4.3.3. Thử nghiệm xử lý nước thải làng nghề xã Dương Liễu


Do giới hạn phạm vi nghiên cứu nên đề tài chỉ quan tâm đến hiệu quả xử lý chất hữu cơ trong nước thải thông qua việc xác định hàm lượng COD trước và sau khi hấp phụ mà không xét đến các chỉ tiêu khác.

Nghiên cứu lựa chọn thử nghiệm với mẫu M6 là mẫu hỗn hợp của M1, M2, M3 được lấy trực tiếp tại các công đoạn sản xuất. Mẫu sau khi được trộn đều có COD 10.460 mg/l, sẽ được xử lý sơ bộ bằng phương pháp lắng để loại bớt đất cát và một số các chất hữu cơ không tan có cấp hạt lớn trong vòng 2 giờ. Nước thải sau khí lắng có COD 9.826 mg/l. Trước khi thử nghiệm, mẫu sau đó được pha loãng 2 lần, 5 lần, 10 lần, 20 lần để được dãy nồng độ khác nhau là 4.980 mg/l, 1.860 mg/l, 985 mg/l, 540 mg/l nhằm đánh giá khả năng hấp phụ của VL ở các nồng độ khác nhau. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.15. Kết quả thử nghiệm khả năng hấp phụ của các vật liệu biến tính với nước thải làng nghề xã Dương Liễu

COD trước hấp phụ

(mg/l)


Vật liệu

COD sau hấp phụ (mg/l)

30

phút


60

phút


90

phút


120

phút


150

phút

4.980


2A

4.300,75

4.110,2

4.050,0

3.910,78

3.800,30

3A

4.340,56

4.210,38

4.115,86

4.020,0

3.979,1

3B

4.365,7

4230,1

4.108,0

4.056,6

3.996,4

1.860


2A

1.233,09

1010,1

830,4

787,30

733,9

3A

1.253,56

1.099,35

1.027,89

909,6

883,1

3B

60,55

74,71

82,3

90,34

96,07

985


2A

399,6

248

95,8

70,7

46,9

3A

399,6

258

158,4

86,7

76,9

3B

424,6

298,45

188,4

87,7

83,9

540


2A

58,56

26,67

21,88

18,23

12

3A

60,56

28,67

22,8

18,23

12,1

3B

60,76

28,77

23,08

18,53

12,78

Nguồn: Kết quả phân tích (2016)

Sau 150 phút thí nghiệm với mẫu COD 4.980 mg/l mẫu VL 2A hấp phụ được 1.179 mg/l; mẫu VL 3A xử lý được 1.000,9 mg/l, mẫu 3B 98,36 mg/l. Kết quả này thể hiện tiềm năng rất lớn trong việc sử dụng VLHP để xử lý chất hữu cơ trong nước thải. Ở các nồng độ thấp hơn, khả năng hấp phụ của các VL có giảm đôi chút nhưng vẫn thể hiện khả năng hấp phụ vượt trội. Sau khi xác định được COD đầu vào và COD đầu ra, ta có thể tính toán được dung lượng hấp phụ của các VL. Bảng 4.16 thể hiện dung lượng hấp phụ của các VL ở hàm lượng COD khác nhau và thời gian hấp phụ khác nhau.

Bảng 4.16. Dung lượng hấp phụ của các vật liệu trong khoảng thời gian từ 30 đến 150 phút

COD trước hấp phụ

(mg/l)


Vật liệu

q (mg/g)

30

phút


60

phút


90

phút


120

phút


150

phút

4980


2A

67,93

86,98

93,00

106,922

117,97

3A

63,94

76,96

86,41

96,00

100,09

3B

61,43

74,99

87,20

92,34

98,36

1860


2A

62,69

84,99

102,96

107,27

112,61

3A

60,64

76,07

83,21

95,04

97,04

3B

60,55

74,71

82,30

90,34

96,07

985


2A

58,54

73,7

88,92

91,43

93,81

3A

58,54

72,7

82,66

89,83

90,81

3B

56,04

68,66

79,66

89,73

90,11

540


2A

48,14

51,33

51,81

52,17

52,8

3A

47,9

51,1

51,72

52,17

52,79

3B

47,92

51,12

51,69

52,15

52,72

Nguồn: Kết quả phân tích (2016)

Kết quả thử nghiệm cho thấy, các VL đều có khả năng hấp phụ các chất hữu cơ trong nước thải làng nghề Dương Liễu. Dung lượng hấp phụ của các VL tỉ lệ thuận với hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải đến khi đạt giá trị cực đại rồi có xu hướng giảm dần.

Tại thí nghiệm của mẫu nước thải có hàm lượng COD 4.980 mg/l, dung lượng hấp phụ của các VL đều đạt giá trị cao nhất. Sau 150 phút, VL 2A có dung lượng q đạt 117,97 mg/g VL, VL3A đạt 100,09 mg/g VL, VL 3B đạt 98,36 mg/g VL. Mẫu nước có COD đầu vào 985 mg/l, sau 120 phút, hàm lượng COD sau hấp phụ của mẫu đều thấp hơn 100 mg/l. Đối với mẫu nước thải có hàm lượng COD 540 mg/l, chỉ sau 30 phút hấp phụ COD còn lại trong nước đã đạt dưới ngưỡng cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT, giá trị C, cột B.

Hấp phụ trong nghiên cứu này là hấp phụ vật lý. Tức là các VL và chất hữu cơ không tạo thành liên kết hóa học, chúng liên kết với nhau bằng lực liên kết Van Der Walls yếu. Đó là tổng hợp của nhiều loại lực hút khác nhau: Lực hút tĩnh điện, tán xạ, cảm ứng và lực định hướng. Các chất hữu cơ sẽ bị ngưng tụ trên bề mặt phân chia pha và bị giữ lại trên bề mặt chất hấp phụ.



Nghiên cứu này giúp tận dụng được nguồn phế phẩm nông nghiệp sẵn có với chi phí rất rẻ tiền. Khi tiến hành thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, việc sử dụng hai loại chất bị hấp phụ là axit axetic và xanh methylen giúp người thực hiện có đánh giá đa chiều về vật liệu nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng thể hiện một số hạn chế cần khắc phục sau. Kết quả thí nghiệm cho thấy, vật liệu chế tạo hấp phụ kém hơn đối với xanh methylen. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ chú trọng đến khả năng hấp phụ chất hữu cơ trong nước thải mà chưa quan tâm đến khả năng hấp phụ của từng loại chất hữu cơ hòa tan và chất hữu cơ không hòa tan.

Thông thường, đối với các loại nước thải có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ thường được áp dụng công nghệ xử lý bằng biện pháp sinh học. Đây là phương pháp rất phổ biến vì công nghệ không quá phức tạp, dễ vận hành. Tuy nhiên, chúng cũng bộc lộ một số hạn chế như: Cần diện tích đất rộng để xây dựng như hồ sinh học, cánh đồng tưới...; hoặc phát sinh mùi như các biện pháp xử lý hiếu khí; Quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện môi trường... Kết quả thu được sau hấp phụ cho thấy, các VL trong nghiên cứu này hoàn toàn có thể sử dụng để xử lý chất hữu cơ trong nước thải làng nghề xã Dương Liễu. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu sâu hơn để xem xét đến hiệu quả về mặt kinh tế so với các phương pháp truyền thống khác; cũng như khả năng hấp phụ các thành phần khác trong nước thải như: Xianua, các vi sinh vật gây bệnh.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN


1. Đã chế tạo các VLHP từ vỏ trấu và bã mía bằng các phương pháp biến tính nhiệt và biến tính axit. Trong đó, vỏ trấu tỏ rõ ưu điểm hơn khi cả hai phương pháp đều tạo ra VL có khả năng hấp phụ tốt các chất hữu cơ. Riêng bã mía chỉ nên sử dụng phương pháp biến tính bằng axit, phương pháp biến tính nhiệt cho hiệu suất chế tạo thấp và khi sử dụng rất dễ gây ô nhiễm thứ cấp nguồn nước.

2. Đã phân tích đặc trưng cấu trúc của vật liệu bằng các phương pháp nhiễu xạ Xray, chụp ảnh bằng kính hiển vi điện tử quét SEM và phân tích thành phần các nguyên tố EDX cho thấy các phương pháp đã làm thay đổi cấu trúc ban đầu của nguyên liệu, giảm kết cấu tinh thể do bị cắt mạch tạo thành các hợp phần xenlulozo ngắn mạch, tăng diện tích bề mặt riêng.

3. Khảo sát khả năng hấp phụ của các vật liệu với dung dịch axit axetic và xanh methylen cho thấy, các vật liệu có khả năng hấp phụ tốt. Trong đó VL 2A có khả năng hấp phụ tốt nhất, dung lượng hấp phụ cực đại đối với axit axetic đạt 53,191 mg/g VL, dung lượng hấp phụ cực đại đối với xanh methylen đạt 62,5 mg/g VL.

4. Khảo sát khả năng hấp phụ chất hữu cơ của VL ở COD từ 540 đến 4.980 mg/l cho thấy: Tại mẫu nước COD 4.980 mg/l có dung lượng hấp phụ của VL là cao nhất (117,97 mg/g VL) và giảm dần ở các nồng độ thấp hơn. Mẫu nước thải có COD 540 mg/l sau hấp phụ 30 phút hàm lượng COD dưới ngưỡng cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.

5. Sau khi khảo sát, VL có tiềm năng hấp phụ tốt đối với chất hữu cơ trong nước thải làng nghề xã Dương Liễu. Đây là tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo trong việc thử nghiệm và ứng dụng các vật liệu này vào thiết kế một quy trình xử lý nước thải cụ thể tại khu vực nghiên cứu nói riêng và nước thải có tính chất tương tự nói chung.

5.2. KIẾN NGHỊ


1. Có thể chế tạo vật liệu hấp phụ theo 2 cách biến tính bằng nhiệt và biến tính bằng axit từ vỏ trấu. Nhưng không nên chế tạo vật liệu theo phương pháp nhiệt bằng bã mía.

2. Có thể nghiên cứu sâu hơn về khả năng xử lý các chỉ tiêu khác trong nước thải CNBS xã Dương Liễu như N tổng, P tổng, E.coli.



3. Vật liệu sau hấp phụ có hàm lượng hữu cơ cao, có thể tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về việc sử dụng làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

4. Có thể mở rộng nghiên cứu về các VL đối với những đối tượng nước thải chứa chất hữu cơ có đặc trưng khác.



5. Tiếp tục khảo sát, xây dựng và kết hợp các công nghệ xử lý nước thải để đưa ra được quy trình cụ thể, xử lý triệt để chất hữu cơ trong nước thải làng nghề CBNS xã Dương Liễu.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ


Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Thanh Mai (2015). Khảo sát khả năng hấp phụ axit axetic của các vật liệu hấp phụ chế tạo từ trấu. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. (31). tr. 80-83.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt

  1. Báo cáo môi trường quốc gia (2008). Môi trường làng nghề.

  2. Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh và môi trường xã Dương Liễu (2015)

  3. Đặng Thị Thanh Bình và Nguyễn Thị Bích Ngọc (2007). Khảo sát điều chế than hoạt tính từ trấu, Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hóa học hữu cơ toàn quốc lần thứ IV, Trường ĐH Bách Khoa, ĐH Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh. tr. 797 – 801.

  4. Đặng Trần Phòng và Trần Hiếu Nhuệ (2005). Xử lí nước cấp và nước thải dệt nhuộm, Nxb Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

  5. Đặng Văn Phi (2012). Nghiên cứu sử dụng vỏ chuối để hấp phụ một số ion kim loại nặng trong nước, Luận văn thạc sĩ Khoa học, Đà Nẵng.

  6. Đặng Xuân Việt (2007). Nghiên cứu phương pháp thích hợp để khử màu thuốc nhuộm hoạt tính trong nước thải dệt nhuộm, Luận án tiến sỹ kỹ thuật, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

  7. Đỗ Thị Lợi (2009). Aerogel từ vỏ trấu- sản phẩm công nghệ cao, http://www2.hcmuaf.edu.vn/contents.php?ids=3357&ur=dothiloi, Ngày 25-6-2009.

  8. Đỗ Văn Sáng (2008). Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, Nhà xuất bản ĐH Thành Đô, Hà Nội.

  9. Dương Văn Dũng (2011). Tiểu luận tổng hợp axit axetic, http://tailieu.vn/doc/bai-tieu-luan-tong-hop-axit-axetic-544923.html, Tháng 4, năm 2011.

  10. Hoàng Ngọc Hiền và Lê Hữu Thiềng (2008). Nghiên cứu khả năng hấp phụ Ion Ni2+ trong môi trường nước trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã mía và ứng dụng vào xử lý môi trường, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, T46, S2.

  11. Huỳnh Trường Giang (2013). Xanh methylen – thông tin cho người nuôi trồng thủy sản, http://aquanetviet.org/post/244816/xanh-methylen-th-ng-tin-cho-ng-i-nu-i-tr-ng-th-y-s-n, Jun 20, 2013.

  12. Lê Hà Giang, Hà Quang Ánh, Nguyễn Trung Kiên, Đào Đức Cảnh, Hoàng Thị Thu Thủy, Trần Thị Kim Hoa, Đặng Tuyết PhươngVũ Anh Tuấn (2013). Nghiên cứu điều chế than hoạt tính từ phế thải nông nghiệp (rơm-rạ, trấu). Tạp chí hóa học, T.51, S.1.

  13. Lê Hữu Thiềng, Ngô Thị Lan Anh và Đào Hồng Hạnh (2010). Nghiên cứu khả năng hấp phụ methylen xanh trong dung dịch nước của các vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã mía, Tạp chí Khoa học & Công nghệ 78 (02). tr. 45 - 50 .

  14. Lê Thị Hoài Nam, Nguyễn Văn Tuyến, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam- Viện Hóa học (2010). Sử dụng nguồn phế thải nông nghiệp để tổng hợp vật liệu nano silic và nano cacbon làm xúc tác cho quá trình chuyển cặn dầu thực vật thành nhiên liệu sinh học và làm chất hấp phụ để sản xuất etanol tuyệt đối, Đề tài Khoa học Công nghệ cấp nhà nước (thuộc nghị định thư với Vương Quốc Bỉ).

  15. Lê Thị Thủy, Lê Thị Thu, nhóm 6-DH08DL (2009).Ô nhiễm nước và hậu quả của nó, Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.

  16. Nguyễn Bá Tuấn (2012). Nghiên cứu ứng dụng phương pháp phân tích quang học để đánh giá khả năng hấp phụ Cr(VI) và Cr(III) của vỏ trấu biến tính, Luận văn ThS chuyên ngành: Hóa phân tích; Mã số: 60.44.29, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

  17. Nguyễn Ngọc Tuấn (2008). Phép đo ASS, Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt.

  18. Nguyễn Thị Hồng Hạnh và Trần Thị Như Mai (2010). Ứng dụng zeolit NaX để tách loại ion Pb2+ trong các nguồn nước bị ô nhiễm, Tạp chí Khoa học và phát triển. 8 (6). tr. 989-993.

  19. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Liên và Nguyễn Thị Thanh Mai (2015). Khảo sát khả năng hấp phụ axit axetic của các vật liệu hấp phụ chế tạo từ trấu. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. (31). tr. 80-83.

  20. Nguyễn Thị Thanh Tú (2010). Nghiên cứu khả năng hấp phụ metyl đỏ trong dung dịch nước của các vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã mía và thử nghiệm xử lý môi trường, Luận văn thạc sĩ hóa học, Đại học Sư Phạm Thái Nguyên.

  21. Nguyễn Thị Xuân Duyên (2009). Khảo sát tiềm năng sử dụng phế phẩm nông nghiệp làm nguồn nhiên liệu sản xuất điện tại tỉnh Đồng Tháp.

  22. Nguyễn Văn Bỉnh (2011). Nghiên cứu tách silic dioxit từ vỏ trấu và ứng dụng làm chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ, Luận văn thạc sỹ Khoa học, Đà Nẵng.

  23. Nguyễn Vĩnh Khanh và Hoàng Minh Nam (2008). Nghiên cứu công nghệ sản xuất nhiên liệu rắn từ chất thải plastic và vỏ trấu, Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM.

  24. Phan Xuân Vận và Nguyễn Tiến Quý (2006). Giáo trình hóa keo, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

  25. Tạ Ngọc Đôn (2009). Giáo trình Rây phân tử và vật liệu hấp phụ, NXB Đại học Bách Khoa, Hà Nội.

  26. Trần Minh Hà (2013). http://haanh19.blogspot.com/2013/05/nhung-yeu-to-anh-huong-toi-hap-phu.html, Ngày 8-5-2013

  27. Trần Thị Ngọc Ngà (2013). Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion Pb2+và Cu2+ trên vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã đậu nành, Luận văn thạc sĩ, ĐH Đà Nẵng.

  28. Trần Thị Như Mai và Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2010). Nghiên cứu chế tạo phụ gia phân bón trên cơ sở zeolit NaX sử dụng nguồn silic từ vỏ trấu - ứng dụng để điều tiết vi lượng cho cây ngô, Tạp chí Hóa học, T.48(4A). tr. 130-134.

  29. Trần Tứ Hiếu (2003). Phân tích trắc quang phổ hấp thụ UV-Vis, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

  30. Trần Tứ Hiếu (2004). Hóa học phân tích, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

  31. Trần Văn Nhân và Hồ Thị Nga (2005). Giáo trình công nghệ xử lí nước thải, Nxb Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.

  32. Trần Văn Nhân, Nguyễn Thạc sửu và Nguyễn Văn Tuế (1998). Hóa lí tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

  33. Trịnh Văn Dũng (2006). Công nghệ sản xuất than hoạt tính từ trấu, Hội nghị Khoa học lần thứ 20 – ĐHBK Hà Nội. tr. 361-364.

  34. Vũ Thị Bách (2010). Nghiên cứu tận dụng phế phẩm nông nghiệp làm vật liệu xây dựng, http://www.zbook.vn/ebook/nghien-cuu-tan-dung-phe-pham-nong-nghiep-lam-vat-lieu-xay-dung-39066/, Ngày 15-11-2013.

  35. Vũ Xuân Thạnh (2008). sản xuất sản phẩm mỹ nghệ nội thất từ trấu, http://www.baomoi.com/San-xuat-san-pham-my-nghe-noi-that-tu votrau/150/3752034.epi, Ngày 16-1-2010

Tiếng Anh

  1. Ezzat Rafiee 1*, Shabnam Shahebrahimi 1, Mostafa Feyzi 1and Mahdi Shaterzadeh 2 (2012). Optimization of synthesis and characterization of nanosilica produced from rice husk (a common aste material).

  2. Mamdouh S. Masoud,Wagdi M. El-Saraf, Ahmed M. Abdel –Halim, Alaa E. Ali, Essam A. Mohamed, Hamad M.I. Hasan (2012). Rice husk and activated carbon for waste water treatment of El-Mex Bay, AlexandriaCoast, Egypt.

  3. Shao, Z.X.Xu, W.Jin, H.L.Yin (2009). Rice hush as carbon source and bioflilm carrier for water denitrification, Plolish J. of Environ. Stud. Vol. 18, No. 4 (2009). pp. 693-699.

PHỤ LỤC


Phụ luc 1: Hình ảnh các loại VL






tải về 7.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương