Em xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!


CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



tải về 1.23 Mb.
trang3/12
Chuyển đổi dữ liệu24.08.2017
Kích1.23 Mb.
#32738
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

CHƯƠNG 3

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Từ03/2014 đến 06/2014

Địa điểm: Tại trại sản xuất tôm giống Đăng Khoa tại số nhà 179C/5 - KV1 - An Bình - Ninh Kiều - Cần Thơ.

3.2 Vật liệu nghiên cứu

3.2.1 Dụng cụ trang thiết bị

Bể composite 1m3 dùng để chứa và xử lý nước.

Thùng nhựa 60L để bố trí thí nghiệm

Bể ấp Artemia.

Vợt thu lọc thức ăn và túi lọc.

Máy thổi khí, dây sục khí, đá bọt.

Kính hiển vi, máy bơm chìm, thau nhựa, cốc thủy tinh, cân,... và một số dụng cụ khác.

3.2.2 Hóa chất

Các hóa chất xử lý nước: Chlorine, EDTA, Formaline, Na2S2O3.

Dung dịch nuôi cấy tảo: Walne.

3.2.3 Thức ăn

Tảo tươi Chaetoceros sp, Artemia.

Thức ăn chế biến: Lansy, Fripack 1 – Fripack 2 - Fripack 150.

3.2.4 Nguồn ấu trùng


Được mua từ công ty TNHH Đại Thịnh, Vĩnh Tân – Tuy Phong - Bình Thuận.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Vệ sinh trại và dụng cụ thí nghiệm

Vệ sinh trại sạch sẽ. Các dụng cụ thùng nhựa, thau nhựa, xô nhựa, các dụng cụ khác... bằng chlorine rồi rửa sạch bằng nước ngọt.

3.3.2 Chuẩn bị bể và nước thí nghiệm

Hệ thống thí nghiệm chuẩn bị 24 thùng nhựa 60L.

Nguồn nước:Sử dụng nước ngọt lấy từ nước máy thành phố pha với nước mặn có nồng độ muối cao (nước ót) thành nước có độ mặn 28‰. Nước được xử lý chlorine 60 ppm và sục khí mạnh liên tục. Sau 48h chlorine bay hơi tiến hành kiểm tra hàm lượng chlorine bằng bộ test chlorine. Nếu nước còn chlorine trung hòa bằng Na2S2O3 vừa đủ, sau đó dùng EDTA 10 ppm trong 16 - 18 giờ để kết tủa kim loại nặng.

Pha nước có độ mặn mong muốn

S1 x V1 = S2 x V2

Trong đó: S1: Độ mặn nước ban đầu

V1: Thể tích nước mặn ban đầu để pha

S2: Độ mặn nước muốn pha

V2: Thể tích nước muốn pha

3.3.3 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1 gồm có 6 nghiệm thức và chế độ thay nước với độ mặn khác nhau mỗi thí nghiệm được lặp lại 4 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Độ mặn nước cuối cùng là 5‰

Nghiệm thức 1 (NT1): 1 ngày hạ 2,09‰ trong 11 ngày từ giai đoạn PL1

Nghiệm thức 2 (NT2): 1 ngày hạ 2,55‰ trong 9 ngày từ giai đoạn PL3

Nghiệm thức 3 (NT3): 1 ngày hạ 3,2‰trong 7 ngày từ giai đoạn PL5

Nghiệm thức 4 (NT4): 1 ngày hạ 4,6‰trong 5 ngày từ giai đoạn PL7

Nghiệm thức 5 (NT5): 1 ngày hạ 7,66‰trong 3 ngày từ giai đoạn PL9

Nghiệm thức 6 (NT6): 1 ngày hạ 23‰ giai đoạn PL11

Độ mặn ban đầu là 28‰,bố trí từ giai đoạn PL1 đến PL12

Mật độ 100 con PL/lít nước

Kết quả tốt nhất của thí nghiệm 1 là nghiệm thức 1 hạ 2,09‰ trong 11 ngày từ giai đoạn PL1.

Thí nghiệm 2 tiến hành hạ theo tỉ lệ của nghiệm thức 1.

Độ mặn ban đầu là 28‰,bố trí từ giai đoạn PL1 đến PL14.

Mật độ 100 con PL/lít nước

Nghiệm thức 1 (NT1): hạ độ mặn đến 1‰

Nghiệm thức 2 (NT2): hạ độ mặn đến2‰

Nghiệm thức 3 (NT3): hạ độ mặn đến3‰

Nghiệm thức 4 (NT4): hạ độ mặn đến4‰

Nghiệm thức 5 (NT5): hạ độ mặn đến5‰

Hoạt động của tôm được theo dõi trong 24 giờ sau khi hạ độ mặn (kiểm tra chất lượng tôm bằng phương pháp stress index). Tiến hành vận chuyển tôm khoảng 8 – 10h và xác định tỷ lệ sống.

3.3.4 Chăm sóc và quản lý

Ấp Artemia


Khử trùng Artemia trước khi cho nở nhằm loại bỏ mầm bệnh bám trên vỏ trứng Artemia. Artemia được cho nở từ Artemia sấy khô đóng hộp của Vĩnh Châu. Trứng trước khi ấp ngâm trong nước ngọt khoảng 30 phút, sao đó ngâm Javel 5 phút rồi rửa thật sạch bằng nước ngọt và đem ấp trứng trong nước có độ mặn 12 - 20‰, sục khí liên tục. Trứng nở sau 24 giờ trứng nở, tắt sục khí dùng vợt thu Artemia và xử lý bằng dung dịch formol 100 ppm trong 3 - 5 phút, rửa lại bằng nước ngọt thật sạch trước khi cho ăn.

Dựa theo bảng cho ăn của tôm sú các loại thức ăn cho ấu trùng ăn trong giai đoạn Zoea là: tảo tươi Chaetoceros sp, Lansy. Ấu trùng giai đoạn Mysis sử dụng thức ăn: Lansy, Frippak 2 và Artemia. Thời gian cho ấu trùng ăn là 3 giờ 1 lần loại thức ăn và lượng thức ăn cho ăn theo (bảng 3.1)



Bảng 3.1: Chế độ cho ăn (Thạch Thanh và ctv, 1999)

Giai đoạn

Tảo (1.000TB/ml)

Lansy (g/m3)

Fripack 2

Fripack 150

N2

Artemia

(g/m3)

(g/m3)

(g/m3)

(con/ml)

N6-Z1

Cho ăn theo nhu cầu
















Z1

1













Z2

1













Z3

2













Z3-M1

2

2

 

 

 

M1




3

2







1

M2




4

4







1

M3




6

4







2

M3-P

 

 

10

 

 

4

P1







8

3




4

P2







6

6




5

P3







5

8




5

P4







3

11




4

P5










15




4

P6










16




3

P7










17




3

P8










18




3

P9










19

2

2

P10

 

 

 

17

3

2

3.3.5 Thu mẫu môi trường và đánh giá chất lượng tôm

3.3.5.1 Thu mẫu môi trường


Xác định tỷ lệ sống định kỳ ở giai đoạn PL5, PL12.

Tổng số Postlarvae

Tđường kết nối thẳng 19ỷ lệ sống (%) = x100

Tổng số Postlarvae ban đầu

Xác định chiều dài tôm định kỳ ở giai đoạn PL1, PL5, PL12.Lấy 10 con/bể (lấy ngẫu nhiên) để đo bằng giấy kẻ ôli dưới kính lúp. Sau đó, tính chiều dài trung bình của ấu trùng (mm) theo công thức sau:

Ltb = Ln / n

Trong đó:

Ltb: chiều dài trung bình của ấu trùng và hậu ấu trùng.

Ln: chiều dài của cá thể ấu trùng và hậu ấu trùng thứ n.

n: số cá thể ấu trùng hoặc hậu ấu trùng đo (n= 1 - 20).


3.3.5.2 Đánh giá chất lượng Postlarvae­­ bằng phương pháp Stress Index


Gây sốcPostlarvae­­ bằng dung dịch Formaline 250 ppm. Trên mỗi bể ương tiến hành 3 lần lặp lại với số tôm gây sốc là 100 con/lần. Quan sát 20 phút/lần, ghi nhận lại số tôm chết. Theo dõi trong thời gian 120 phút, ghi nhận tổng số tôm chết trung bình trong bể, bể ương có tổng số tôm chết thấp thì Postlarvae­­ có chất lượng tốt.

Bảng 3.3.2: Đánh giá chất lượng tôm giống

Thời gian gây sốc (phút) 20 40 60 80 100 120 SI

Tổng số tôm chết

Số tôm chết khoảng 5% trong tổng số tôm gây sốc fomol là tốt nhất.

3.3.6 Yếu tố môi trường


Bảng 3.2: Các chỉ tiêu môi trường

Chỉ tiêu

Chu kỳ

Phương pháp

Nhiệt độ(oC)

2 lần/ngày

Nhiệt kế

pH

2 lần/ngày

Máy đo

Nitrate (mg/L)

4 ngày/lần

Bộ test NO3

Nitrite (mg/L)

4 ngày/lần

Bộ test NO2

TAN (mg/L)

4 ngày/lần

Bộ test NH4+/NH3

3.3.7 Xử lý số liệu


Số liệu được tính toán bằng phần mềm Excel và xử lý thống kê theo phần mềm SPSS 16.0.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


tải về 1.23 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương