Danh mục các tin, BÀi của bản tin kh&Đs tháng 08/2017


Rau mầm Song Hành Quảng Yên



tải về 3.45 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích3.45 Mb.
#39910
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Rau mầm Song Hành Quảng Yên

Dù mới xác lập vị thế trên thị trường Quảng Ninh chưa được bao lâu, nhưng rau mầm Song Hành Quảng Yên được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Bởi lẽ đây là một loại thực phẩm sạch, an toàn, bổ dưỡng cho cả nam, phụ, lão, ấu.

Rau mầm được biết đến là một loại rau sạch với tiêu chí sạch từ đất cho đến nước tưới, phân bón... Rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn rau thường. Khách hàng ưa chuộng loại thực phẩm này bởi nó được sản xuất theo quy trình khép kín, không chứa mầm bệnh và vi sinh vật gây hại cho sức khoẻ con người. Bên cạnh đó, rau mầm chứa nhiều vitamin và các khoáng chất như sắt, kẽm, amion acid giúp giảm nguy cơ ung thư, giữ gìn sắc đẹp. Rau mầm có thể làm các món salat, trộn hay dùng như một loại rau sống ăn trong bữa ăn hằng ngày. Rau mầm có nhiều loại như: Rau mầm củ cải trắng, củ cải ngọt, củ cải đỏ...





Rau mầm Song Hành Quảng Yên.

Với lợi thế là một loại rau ngắn ngày, tiết kiệm được chi phí, diện tích đất trồng trọt, sản phẩm rau mầm được coi như là một khâu đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Chị Nguyễn Thị Hoàn, chủ cơ sở sản xuất rau mầm Song Hành Quảng Yên, cho biết: Cơ sở của chúng tôi trồng diện tích rau mầm khá lớn. Thường thì để làm rau mầm, chúng tôi phải nhập khẩu một lượng lớn số hạt tạo rau mầm từ một chủ cơ sở ở Hà Nội. Hiện, mỗi ngày chúng tôi cho ra thị trường từ 30 đến 40kg rau mầm. Để có được rau mầm chất lượng, hiệu quả thì khâu làm đất rất quan trọng. Đầu tiên phải lựa chọn rất kĩ càng về đất. Trộn đất với xơ dừa, trấu hun, đất đỏ, chi ma (hay còn gọi là giá thể). Quan trọng nhất là phải tưới nước thường xuyên thì rau mầm mới hiệu quả. Đây là loại cây ngắn ngày, sau khi gieo hạt khoảng 5 ngày là cắt bán được, vì vậy không có đủ thời gian cho các loại sâu bệnh gây hại. “Nhiều khách hàng cho biết ăn rau mầm rất ngon, ăn được nhiều; hiện chúng tôi có rất nhiều đơn đặt hàng”, chị Nguyễn Thị Hoàn phấn khởi chia sẻ. 

Qua câu chuyện với chủ cơ sở sản xuất rau mầm Song Hành Quảng Yên, chúng tôi được biết: Năm 2012, chị Hoàn chính thức bắt tay vào xây dựng mô hình trồng rau mầm. Lúc bấy giờ, ở Quảng Ninh người trồng rau mầm hầu như không có, người dân cũng chưa mặn mà với mặt hàng này. Khó khăn chồng chất khó khăn, nhưng chị Hoàn vẫn không nản. Chị đã tìm đến tham khảo nhiều cơ sở trồng rau mầm để học tập. Chị cũng tìm đọc các loại sách, báo về cách chăm sóc rau mầm. Với mong muốn góp phần phát triển kinh tế địa phương, chị Hoàn đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để mở xưởng, thiết kế các khay, giá đỡ, bao bì để sản xuất mặt hàng rau mầm theo tiêu chuẩn công nghiệp. Từ đó, sản lượng rau mầm của cơ sở chị Hoàn ngày một tăng. Chị Hoàn chia sẻ thêm: “Đợt rau mầm đầu tiên mọc chưa đều, chưa đẹp và chưa chất lượng do khâu lựa chọn hạt giống, cách chăm sóc. Nhưng tới lần thứ hai, tôi đã rút được kinh nghiệm cho mình. Lúc này, tôi rất vui vì số lượng rau mầm ở các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm được khách hàng lựa chọn nhiều”.



Hiện nay, bình quân mỗi ngày cơ sở của chị Hoàn cung cấp ra thị trường khoảng 80 đến 100 hộp rau mầm, mỗi hộp khoảng 200g. Ngoài sản phẩm rau mầm, cơ sở này còn trồng nhiều loại rau khác và giải quyết việc làm cho 15 lao động thường xuyên với mức lương trung bình từ 3,5-5 triệu đồng/tháng. Cơ sở của chị Hoàn hiện có tới 5 cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm ở Hạ Long, Cẩm Phả. Chia sẻ về dự định trong tương lai, chị Hoàn cho biết: Tôi dự định mở thêm các cửa hàng ở Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc... để đưa sản phẩm rau sạch ra thị trường, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Theo baoquangninh.com.vn

LÂM NGHIỆP

Chuyện về rừng già Quảng Nam Châu

Quảng Nam Châu là cái tên chưa được đề cập nhiều khi nói về hệ sinh thái rừng Quảng Ninh. Rừng phòng hộ biên giới Quảng Nam Châu trên địa bàn hai xã Quảng Sơn và Quảng Đức (Hải Hà) gần như còn nguyên sơ, thảm thực vật dày, cấu trúc tầng tán với nhiều loài cây gỗ, loài thú lớn, dược liệu đặc hữu, trong đó có nhiều loại quý hiếm. Chỉ nay mai khu vực này sẽ là khu bảo tồn rừng thứ 2 của tỉnh, sau Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng (huyện Hoành Bồ). Hành trình về với thiên nhiên hoang sơ
Theo tài liệu lưu trữ của cơ quan chức năng, Quảng Nam Châu là rừng phòng hộ biên giới, nằm trên địa bàn xã Quảng Sơn và Quảng Đức, huyện Hải Hà, với diện tích 12.000ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên lớn và liền khoảnh, đỉnh cao nhất trên 1.500m. Vùng lõi rừng Quảng Nam Châu gần như còn nguyên sơ.  



Các đơn vị chức năng thường xuyên tuần tra, bảo vệ rừng Quảng Nam Châu.

Đoàn “thám hiểm” Quảng Nam Châu mà tôi tham gia gồm 2 cán bộ của Hạt Kiểm lâm Hải Hà, 1 chiến sĩ Lâm trường 103 (Đoàn Kinh tế quốc phòng 327), 1 người quay phim và tôi. Lộ trình là xuất phát từ trục đường biên giới thuộc xã Quảng Sơn, theo tuyến đường mòn lên Hang Vây rồi xuyên qua khu rừng lá rộng, khu rừng hỗn giao tre nứa - gỗ để vào vùng lõi Quảng Nam Châu.

Chặng khởi đầu của chúng tôi mặc dù đi xuyên qua khu rừng tự nhiên lá rộng với những khe, thác nước, vạt cây gỗ sến to lớn, xù xì... nhưng không quá vất vả bởi tuyến đường mòn chúng tôi men theo khá rộng. Sau khoảng 2 giờ đồng hồ, chúng tôi đã ở độ cao gần 1.000m so với mặt nước biển. Thật thú vị bởi khung cảnh trên lưng chừng núi này là vùng thảo nguyên vô cùng tươi đẹp với bạt ngàn hoa mua tím ngắt và một hồ nước tự nhiên khá rộng.



Sau ít phút nghỉ ngơi, chúng tôi tiến về khu rừng hỗn giao tre nứa - gỗ để vào vùng lõi rừng Quảng Nam Châu. Khu rừng rất rậm rạp, bước vào rừng, ánh sáng và nhiệt độ xuống thấp đột ngột so với bên ngoài và gần như không có lối đi. Chúng tôi vừa đi vừa mở đường như những người thợ rừng thực thụ. Tuy nhiên, chỉ được khoảng 20 phút sau, cả đoàn chúng tôi ai cũng phát hoảng vì đàn vắt nhỏ to như ngửi thấy hơi người thi nhau bật thân bám vào giày, vào tất, leo lên quần áo của mỗi người. Trông chúng hung hăng, tưởng như chẳng mấy chốc mà sẽ bám lên đầu lên cổ chúng tôi. Riêng tôi do không có kinh nghiệm đi rừng, chuẩn bị tư trang không kỹ nên đã bị vắt cắn, nhiều con no mọng máu.



Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Hải Hà phát hiện cây trầu một lá, một loại cây thuốc nam trong rừng Quảng Nam Châu.

Vừa đi chúng tôi vừa nghe đồng chí cán bộ kiểm lâm kể về sự khác lạ của vùng rừng đặc biệt này. Theo lời kể khu vực này từng xuất hiện nhiều loài thú lớn như gấu, báo, hổ. Thông tin này là do những người dân trong khu vực chuyên làm nghề khai thác lâm sản cho biết. Trong những lần đi rừng Quảng Nam Châu đã từng nhìn thấy gấu, ước nặng khoảng 60-70kg, còn việc bắt gặp các dấu vết của nó để lại thì rất nhiều. Đặc biệt nhiều người dân 2 xã Quảng Sơn và Quảng Đức đều xác nhận còn có báo, hổ xuất hiện tại Quảng Nam Châu...
Theo tài liệu của Hạt Kiểm lâm huyện Hải Hà và Chi cục Kiểm lâm tỉnh, chúng tôi được biết trong tháng 6 và tháng 7 vừa qua, Phân viện Điều tra, quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ đã thực hiện đề tài đánh giá và xác định đa dạng sinh học khu hệ thú tại rừng Quảng Nam Châu. Kết quả đơn vị thực hiện đã xác nhận thông tin về 23 loài thú thuộc 14 họ và 6 bộ, tiêu biểu như khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, lợn rừng, gấu ngựa, cu li, sóc, chuột, mèo, nai, hoẵng... Trong số đó, có 6 loài được xếp trong sách Đỏ Việt Nam, được bảo vệ nghiêm ngặt, cấm mọi hình thức săn bắt, buôn bán; có 8 loài được liệt kê trong danh sách động vật rừng nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ.

Đối với câu chuyện về sự có mặt của 2 loại thú lớn, gấu ngựa và báo lửa, theo tài liệu của Phân viện Điều tra, quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ ghi nhận có dấu vết cào cấu của loài gấu ngựa trên cây và đưa ra phỏng đoán về sự có mặt của gấu ngựa ở khu vực Quảng Nam Châu. Theo ông Mạc Văn Xuyên, Chi cục Phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh, nếu giả thuyết này được chứng minh thì đây là thông tin mới của khoa học, bởi Quảng Ninh vốn không phải là địa bàn phân bố sinh sống của loài gấu. Còn đối với báo lửa, đoàn nghiên cứu nhận định, Quảng Nam Châu là nơi có các loài thú nhỏ thuộc bộ gặm nhấm và guốc chẵn, vốn là nguồn thức ăn của báo lửa. Tuy nhiên, trong thời gian điều tra ngoại nghiệp đoàn không ghi nhận bất kỳ dấu vết nào của loài này.



tải về 3.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương