Danh mục các tin, BÀi của bản tin kh&Đs tháng 08/2017


Đông Triều: Mùa thu hoạch na dai



tải về 3.45 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích3.45 Mb.
#39910
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Đông Triều: Mùa thu hoạch na dai...


Từ đầu tháng 7 đến nay, nông dân các xã Việt Dân, An Sinh, Tân Việt (TX Đông Triều) đang bước vào mùa thu hoạch na dai.

Mặc dù thời tiết những ngày qua mưa nhiều, nhưng hộ ông Đào Văn Giảng (thôn Đìa Sen, xã An Sinh) vẫn tranh thủ thời gian để thu hoạch những quả na đang vào mùa chín rộ. Mỗi ngày, gia đình ông thu hoạch từ 7-10 tạ quả na, được thương lái đến tận nhà thu mua với giá đầu vụ từ 30.000-35.000 đồng/kg, chính vụ từ 13.000-16.000 đồng/kg. Gia đình ông Giảng có 3ha trồng na dai. Đến nay, vườn na đã 20 năm, mỗi năm cho thu hoạch hàng trăm triệu đồng. Tuy năm nay na dai không được mùa và được giá như năm trước nhưng với các hộ trồng na như gia đình ông Giảng, đây vẫn là vụ thu hoạch cho năng suất cao. Ông Giảng phấn khởi: “Vụ na năm nay, gia đình tôi ước thu hoạch trên 35 tấn, thu nhập trên 300 triệu đồng. Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của Hội sản xuất na dai TX Đông Triều, nên năm nay, vườn na của gia đình tôi cho năng suất khá cao. Cây na là nguồn thu nhập chính, giúp cải thiện cuộc sống gia đình, nuôi các con ăn học”.





Người dân trồng na xã Việt Dân đóng na vào thùng để tiêu thụ. Ảnh: Đinh Yến (CTV)

Cũng như nhiều hộ trồng na khác, gia đình anh Trần Văn Luyện (thôn Khê Thượng, xã Việt Dân) đang khẩn trương thu hoạch quả na dai chính vụ. Anh cho biết: “Chúng tôi luôn ý thức đảm bảo chất lượng quả na dai và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật để giữ gìn thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương. Na Đông Triều đẹp và ngọt, khác hẳn so với các địa phương khác, bởi chúng tôi trồng na theo tiêu chuẩn VietGAP; dùng thuốc trừ sâu sinh học và sử dụng các loại phân bón hữu cơ…”.

Những quả na căng tròn, sai trĩu cành trên khắp các sườn đồi đã trở thành hình ảnh quen thuộc và là một sản phẩm đặc trưng của các xã Việt Dân, An Sinh, Tân Việt từ hàng chục năm nay. Loại quả thơm ngon này được đưa vào trồng ở vùng đồi Việt Dân từ những năm 70 của thế kỷ trước. Từ một vài hộ trồng na, đến nay xã Việt Dân có 220ha na dai, trong đó 132ha được trồng tập trung. Những lợi thế mà loại quả này có được chính là nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở đây. Đất đai của Đông Triều là loại đất màu đỏ son, tơi xốp, tầng canh tác từ 0,5-1m. Bà con áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong canh tác để nâng cao năng suất, chất lượng quả và kéo dài thời gian thu hoạch, như: Thụ phấn bổ sung, định quả, tăng tỷ lệ quả có chất lượng... Vài năm trở lại đây, sản lượng na khai thác ở Đông Triều trung bình khoảng 6.000 tấn/năm, trong đó 90% được tiêu thụ tại các thị trường Hà Nội, Hải Dương... Theo người trồng na ở đây, vụ na năm nay năng suất và giá thành giảm một chút so với mọi năm, tuy nhiên sản phẩm thu hái đến đâu được các thương lái thu mua hết đến đó.

Tại các vùng trồng na của Đông Triều, các thương lái đang tấp nập đánh xe vào tận vườn để thu mua na, từng thùng xốp, sọt na được chở đi khắp các thị trường trong và ngoài tỉnh. Theo ước tính, vụ thu hoạch năm nay, năng suất na ước đạt 10-10,5 tấn/ha. Các đơn vị quản lý trên địa bàn đã tích cực tạo điều kiện để việc tiêu thụ na của bà con đạt hiệu quả tốt nhất. Ông Phạm Duy Khiêm, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã An Sinh, cho biết: “So với năm 2015, na dai năm nay không được mùa và được giá, nhưng việc tiêu thụ na vẫn ổn định. Để giúp bà con tiêu thụ na tốt, xã đã chỉ đạo Công an xã rà soát các điểm để tạo điều kiện cho tư thương vào thu mua, không có tình trạng gây rối mất trật tự hoặc bị chèn ép giá. Các tuyến đường của xã cũng được chỉnh trang lại để việc thu mua na thuận tiện. Trong mùa thu hoạch, xã An Sinh thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình vận chuyển, vệ sinh an toàn thực phẩm và kịp thời hỗ trợ bà con khi có vướng mắc”.

Cây na đã và đang là cây trồng chủ lực, giúp nhiều hộ nông dân giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Để loại cây trồng này phát triển với năng suất và chất lượng cao hơn, nâng cao thu nhập cho nông dân, từ năm 2012, sản phẩm na dai đã được xây dựng thương hiệu, từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên vẫn cần tiếp tục có sự phối hợp của cơ quan chức năng trong khâu tiêu thụ để sản phẩm na dai Đông Triều đến nhiều hơn với thị trường trong và ngoài tỉnh.



Theo baoquangninh.com.vn

Hỗ trợ xây dựng thương hiệu ổi Hoành Bồ

Ở Hoành Bồ, cây ổi đang góp phần phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của người dân, nâng cao hiệu quả diện tích canh tác. Tuy nhiên, để ổi trở thành cây trồng mũi nhọn của địa phương cũng như phát triển bền vững thì cần thêm những hỗ trợ, đặc biệt là việc xây dựng thương hiệu.



Trừ chi phí, gia đình ông Phan Văn Choong, thôn Đồng Đặng, xã Sơn Dương thu lãi trên 200 triệu đồng/năm từ cây ổi.

Năm 2008, ông Đinh Mạnh Đới, thôn 1, xã Dân Chủ nghe nói có giống ổi Đài Loan năng suất thì cao mà chất lượng quả lại tốt nên lặn lội lên Viện Nghiên cứu giống cây trồng Trung ương mua 200 cây để trồng thử nghiệm. Nhận thấy hiệu quả kinh tế của cây ổi, đến nay gia đình ông đã mở rộng diện tích lên tới gần 1.500 cây ổi, mỗi cây cho từ 35-40kg quả/năm, thu lãi từ 100-150 triệu đồng/năm. Do đây là giống ổi lai lê nên quả có mùi thơm đặc trưng, ruột đặc, độ ngọt cao. Vì thế giống ổi này rất được thị trường ưa chuộng. Những gia đình trồng nhiều nhất ở xã Dân Chủ, ngoài nhà ông Đinh Mạnh Đới, còn có nhà anh Đinh Văn Lượng, chị Đinh Thuý Lương...

Thấy rõ hiệu quả của cây trồng mới, diện tích trồng ổi trên địa bàn huyện Hoành Bồ tăng mạnh nhất là tại xã Sơn Dương. Để đảm bảo quy trình, chất lượng, tiêu thụ sản phẩm, cuối năm 2013, xã Sơn Dương đã thành lập Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản Sơn Dương với 7 thành viên và đến nay là 19 thành viên. Tổ hợp tác tiến hành xây dựng giá sàn 3 tháng 1 lần, hướng dẫn kỹ thuật cho các thành viên để nhân rộng việc không sử dụng các loại thuốc sinh học trong chăm sóc cây quả.

Nhận thấy hiệu quả mà cây ổi mang lại, năm 2012, Hoành Bồ đã tập trung nhân rộng mô hình trồng ổi Đài Loan. Trong đó, các hộ tham gia mô hình được hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ 100% giống, 50% phân bón và được yêu cầu trồng đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Để nhanh chóng nhân rộng diện tích ổi, nông dân được cán bộ kỹ thuật khuyến khích nhân giống bằng phương pháp chiết cành thay vì gieo hạt. Thêm nữa, ổi lê Đài Loan là giống cây trồng lai tạo từ giống nhập ngoại; vì thế để “nội địa hoá” sao cho phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu của địa phương hơn, lại cho năng suất và chất lượng cao hơn thì cần phải thực hiện kỹ thuật ghép cành, ghép mắt giống cây trên thân cây ổi bản địa. Ưu thế của phương pháp này là không làm suy thoái nguồn gen của cây ổi Đài Loan, vẫn đảm bảo chất lượng quả ổi to, giòn và ngọt, ngoài ra còn tận dụng được sự phát triển nhanh khoẻ của cây ổi bản địa đã có sẵn. Hiện toàn huyện có gần 35ha diện tích trồng ổi lê tập trung ở các xã Sơn Dương, Dân Chủ, Tân Dân, Quảng La, Lê Lợi và phấn đấu mở rộng diện tích đến 50ha vào năm 2020. Năm 2015, tổng sản lượng ổi lê trên địa bàn đạt 60 tấn, thu lãi bình quân đạt khoảng 100 triệu đồng/ha/năm.

Tuy rằng, cây ổi đang góp phần cải thiện thu nhập, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả diện tích đất nhưng những người trong cuộc vẫn không khỏi băn khoăn, lo lắng. Đó là làm sao để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, làm sao để xây dựng thương hiệu và mở rộng tiêu thụ...

Ông Phan Văn Choong, thôn Đồng Đặng, xã Sơn Dương, một trong những hộ dân có diện tích trồng ổi lớn nhất ở xã chia sẻ: Trừ chi phí, gia đình tôi cũng thu lãi trên 200 triệu đồng/năm từ cây ổi. Ổi của gia đình chủ yếu được giao cho nhà hàng, khách sạn, thương lái. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, không ít ổi của các địa phương khác như Hải Dương, Bắc Giang… đều được giới thiệu là ổi Hoành Bồ. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, chất lượng, tiêu thụ của sản phẩm. Chúng tôi mong rằng thương hiệu tập thể cho loại cây này sẽ sớm được xây dựng. Bởi đây là việc làm cần thiết tạo hướng đi mới nâng cao giá trị sản phẩm cũng như mở rộng thị trường.

Cũng lại có người lo xa, sau này, với việc phát triển ổi thành vùng sản xuất tập trung mà không chỉ có bà con Hoành Bồ trồng mà còn có ở nhiều địa phương khác trong tỉnh, trong cả nước nữa liệu có tình trạng “được mùa rớt giá” như bài học với hành tím, dưa hấu hay chuyện cá tra, cá basa không?... Những trăn trở ấy cũng dễ hiểu khi mà hiện ổi ở Hoành Bồ đều chỉ có thể cho thu hoạch theo mùa. Những sản phẩm này, muốn bảo quản được lâu phải có sự hỗ trợ của công nghệ. Trong khi đó, việc đầu tư công nghệ chế biến, xử lý để bảo quản được lâu hoặc để nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các loại sản phẩm không hề đơn giản. Thêm vào đó, trên địa bàn huyện mới chỉ có một tổ hợp tác sản xuất nên về lâu dài người dân mong có một tổ chức có tư cách pháp nhân giúp người dân kỹ thuật, tiêu thụ, thương hiệu. Vì vậy, họ rất cần thêm sự hỗ trợ, sự đồng hành từ phía nhà nước.



Theo baoquangninh.com.vn


tải về 3.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương