Dac San Giao Si Viet Nam


Người cao cả không phải chỉ là người am tường thời đại mình bằng những suy tư riêng, nhưng còn xuyên qua thời đại đó để đụng đến Vô-tận



tải về 0.95 Mb.
trang36/49
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.95 Mb.
#38374
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   49
Người cao cả không phải chỉ là người am tường thời đại mình bằng những suy tư riêng, nhưng còn xuyên qua thời đại đó để đụng đến Vô-tận. Nên tác phẩm và cuộc đời của người cao cả chứa đựng một cái gì siêu vượt, nội dung siêu vượt làm cho người ấy trở thành một phát ngôn nhân tự căn nói với tất cả các thời đại, với tất cả mọi người.

 

Người Việt ta hôm nay, người đang sống trên mảnh đất quê hương, hay lưu đày nơi xứ người, chúng ta có lẽ đã vượt qua những ray rứt trong việc chọn lựa cái học cũ - hay cái học mới. Cái cũ như một lối học để làm quan, thay vì ưu tiên làm người, mãi miết lặp lại những câu nói của người xưa tưởng chừng đó là Đạo nằm trong quyền uy riêng của một lớp người của quá khứ, nay đã bị chính định luật biến đổi của thời gian tống khứ đi. Và người người đang tiến về cái học mới hứa hẹn nhiều kiến thức sự vật và giúp con người sở đắc được nhiều tiện nghi.


Từ cái học mới nầy, nhiều học giả, nhà nghiên cứu, triết gia đặt vấn đề xem người Việt chúng ta có một nền "quốc học" không? Có người thì cho là không, như các học giả Dương Quảng Hàm, Trần Trọng Kim đã nhận xét. Gần đây có nhiều vị chủ trương là có ; và không những là có mà còn hơn cái học của người ta nữa!
Nhưng cái Học mà Phan tiên sinh cho phép ta nói: ta là Khổng-Tử, ta là Platon, cái Học cho phép ta vượt ra khỏi vòng nô lệ của người xưa, cũng như người đời nay; cái Học làm người (Nhân đạo), chứ không phải là hiểu và sử dụng vật chất; cái Học dường như không có điểm khởi đầu nơi lịch sử hay chấm dứt trong một thời đại nào của lịch sử : cái học "làm người" đó như chỉ là âm vọng réo gọi bên lề của lịch sử dân tộc ta trong suốt thế kỷ qua.
Và không phải đó là vận mệnh bi đát của dân tộc ta trong suốt thế kỷ nay, dù rằng thời đại ta đang sống là điều đáng làm ta suy nghĩ hơn cả. Vận mệnh quên lãng "làm người" để chuyển tráo thành một dự phóng nào đó của con người -  làm quan trong một thể chế quân chủ hay làm dân trong một thể chế dân chủ; vâng phục trật tự xã hội có trên dưới đi kèm với việc bảo vệ các tập tục, lễ nghi..., hay tự do triển nở các tài năng và sở thích, truy tìm các kiến thức khoa học càng ngày càng sâu rộng, sản xuất và sử dụng đầy đủ của cải vật chất... - , vận mệnh quên lãng chính con người và ý nghĩa làm người của mình như thế thực ra là một nguy cơ "nô thuộc" trường kỳ của bất cứ một nền văn hóa nào, một thời đại nào, vì nó là một phần của nghiệp làm người.
Nhưng trong thực tế của cuộc phiêu lưu của con người trong thời gian lịch sử, như sự biểu lộ khả năng nguyên thủy là "quên" gắn bó với thân phận của mình, thì con người, vì nó vẫn là con người, bất chấp những nỗ lực cố quên, vẫn không thể dập tắt được âm vọng từ "Đại-ký-ức" buộc mình phải nhớ.
Cái Học mà Phan tiên sinh thoáng gợi lên, nay sẽ tìm được dấu chỉ trong cuộc tương tranh giữa "nhớ" và "quên" nơi "cõi người ta".
Từ "cõi người ta" hàm ngụ một cuộc tương tranh của thân phận làm người đó, chúng ta lần mò tìm kiếm những vết tích trong văn học của dân tộc, trong sinh hoạt và dự phóng của chính chúng ta hôm nay để tiếp nhận lại cái hồn của nền văn minh - văn hóa của chúng ta.
Lịch sử đang tiếp diễn, ai có thể tiên đoán được rằng sẽ không có những bước nhảy vọt bất ngờ trong tương lai; những ngôn ngữ diễn tả cô động sinh hoạt suy tư về chính thân phận làm người có thể mặc nhiều cái áo khác nhau trong lịch sử, như Đạo, Giáo, tư tưởng, triết học...(và rồi đây có thể có một chiếc áo mới khác) với những phương thức diễn tả khác nữa, nhưng điều quan trọng là đừng mất cái hồn, sự sống trường tồn bên trong.
Vì "Chỉ có cái gì tồn tại mới khai tâm chúng ta".

 




  1. tải về 0.95 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương