Dac San Giao Si Viet Nam


Nếu ai chưa đọc sách nầy mà trước đã có một ý kiến sẵn: định làm nô lệ cho người đời xưa, hay định làm nô lệ cho người đời nay thời xin chớ đọc



tải về 0.95 Mb.
trang35/49
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.95 Mb.
#38374
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   49
Nếu ai chưa đọc sách nầy mà trước đã có một ý kiến sẵn: định làm nô lệ cho người đời xưa, hay định làm nô lệ cho người đời nay thời xin chớ đọc.

 

Mặc dù còn vào giai đoạn ngập ngừng khi ứng dụng chữ triết học và triết lý, nhưng dường như mặc nhiên cụ Phan đã xếp cuốn Khổng Học Đăng vào loại sách thuộc bộ môn nầy. Trong phần Phàm Lệ cuốn sách, tác giả nói phớt qua rằng:


 

Tác giả nói học cũ là nói chân triết lý của Á châu từ thuở xưa.


 

Nhưng một cách minh nhiên, khi mở đầu phần Phàm Lệ, tác giả khẳng định:


 

Mục đích người làm bản sách nầy là cốt phù trì nhân đạo; nếu ai không để lòng vào nhân đạo thời xin chớ đọc .


 

Cuốn sách Khổng Học Đăng được viết vào những ngày Phan Bội Châu bị cấm cố ở Huế,  khoảng 10 năm trước khi tiên sinh qua đời, hẳn không nhằm mục đích tranh dành hơn thua với ai, cũng không nhằm để cống hiến một kiến thức nào mới mẽ, ngoài ưu tư duy nhất như tác giả nói: phù trì nhân đạo".


"Nhân đạo", đối tượng của Học, dù mang tên cũ là giáo hay đạo, tên mới là triết học, chủ thuyết...thì căn cơ không nằm trong bì phu mang tính lịch sử, nhưng là đào bới cái nguồn chung vượt thời gian để lắng nghe được lời tra vấn mình "Con người là ai?".
Vì thế, dường như nghịch lý khi tác giả vừa cống hiến cho hậu thế một sự hiểu biết về Khổng học, lại vừa nhắn nhủ: "ta là Khổng Tử".
Vậy cái gì đã định được cái nền của "Học"? Hẳn không phải cái xưa nơi Khổng, nơi Platon hay Kant, cũng không phải cái mới của kiến thức tân kỳ của ta hôm nay, nhưng là cái có thể giúp con người vượt lên cổ kim của lịch sử để có được điều mà Phan tiên sinh gọi là "Chí khí tự nhiên", dám bước đi trên con đường chung của con người (nhân đạo). Cái học đó không có chủ định truy tìm "cái gì" dù cao siêu đến mấy theo định kiến của ta, nhưng chỉ nêu lên một thắc mắc duy nhất "là người, làm người". Và nó sẽ không cống hiến cho ta một lợi ích nào trong khuôn khổ ứng dụng vào việc tăng tiến các kiến thức sự vật, sử dụng sự vật.
Vì cái học mà thánh hiền như Khổng, Lão cũng bất cập, mà bậc người dân giả cũng có thể với đến , nên Phan Bội Châu có thể nói "ta là Khổng Tử".
Do đó, cũng có thể nói cuốn Khổng Học Đăng là một trang sách trong một cuốn sách có tính cách tượng trưng của thi sĩ Mallarmé:

 

Một cuốn sách không bắt đầu cũng không chấm dứt, vả chăng có thể ví như thế..


 

Cái học mà Phan tiên sinh gọi là "nhân đạo", không làm nô lệ cho người đời xưa, cũng không làm nô lệ cho người đời nay, vì phương cách diễn đạt xưa - nay tuy có khác, nhưng người là người và đạo làm người là một "Thể", không phải của riêng ta mà cũng không đặc quyền gì của Tây phương, không ưu đãi người xưa, cũng không là sở hữu của một xã hội nào trong tương lai.


Vượt qua tiền kiến nhốt Cái Học nầy vào khuôn lịch sử của một nếp suy nghĩ gọi là luận lý - siêu hình học Tây phương, nhà tư tưởng Karl Jaspers đã dám gọi Socrate - Đức Phật - Đức Giê-su là những đại triết gia; và mô tả sự thể hiện nội dung "Triết" như một Nền cao cả của "nhân đạo" như sau:

 



tải về 0.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương