Dac San Giao Si Viet Nam


KẾT: KHO TÀNG PHẢI ĐƯỢC CHI DÙNG, ĐẦU TƯ VÀ CHIA SẺ



tải về 0.95 Mb.
trang13/49
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.95 Mb.
#38374
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   49
KẾT: KHO TÀNG PHẢI ĐƯỢC CHI DÙNG, ĐẦU TƯ VÀ CHIA SẺ

Để kết luận, xin mượn bài giảng của Biển Đức XVI tại thánh đường Angelus ngày 16-11-2008 để cùng nhau suy niệm.

“Tài năng” giống như đồng bạc cổ La Mã rất có giá trị, và đặc biệt vì tính phổ thông của câu chuyện dụ ngôn, nó trở thành đồng nghĩa với quà tặng cá nhân mà mỗi người chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi phải phát triển. Câu chuyện nói: ông chủ sửa soạn đi du lịch xa nhà lâu ngày, đã gọi các người làm lại và tin tưởng trao cho họ tài sản của mình (Mt 25:14). Ông chủ ở đây tương trưng là đức Kito, người làm là các môn đệ, và tài năng là những tặng phẩm mà đức Giesu đặt tin tưởng trao cho họ. Những tặng vật này, ngoài những đặc tình tự nhiên của nó, còn tượng trưng cho sự phong phú mà chúa Giesu đã truyền lại cho chúng ta làm di sản, vì vậy chúng ta phải làm sao để nó phát triển và sinh lời: Lời Chúa trong Tin Mừng, nơi Phép Thanh Tẩy đã canh tân chúng ta trong Chúa Thánh Linh. Khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta ca tụng Thiên Chúa, chúng ta là con cái Người, hiệp nhất với con một Thiên Chúa; sự tha thứ mà người đã ban cho tất cả chúng ta; Mình Thánh Chúa đã hy sinh; Máu Chúa đã đổ ra. Gọn một lời, Vương Quốc Thiên Chúa chính là Thiên Chúa, hiện tại và sống động giữa chúng ta hàng ngày!

Đây là một kho tàng mà Chúa Giesu đã đặt tin tưởng trao cho các bạn của người vào giờ phút cuối cùng của cuộc sống ngắn ngủi nơi dương thế. Bài dụ ngôn hôm nay nhấn mạnh đến tính thiên hướng nội tại cần thiết để chấp nhận và phát triển tặng phẩm này. Sợ hãi là một thái độ sai lầm: tên đầy tớ sợ ông chủ, sợ cả lúc ông trở về, đã chôn đồng tiền xuống đất nên nó chẳng sinh lời gì cả. Điều này xẩy ra cho những ai, sau khi chịu phép Thánh Tẩy, Rước Lễ  và phép Thêm Sức đã chẳng làm gì cả, lại đem những tặng vật đó dấu dưới chăn mền của thiên kiến, của hình ảnh sai lầm về Thiên Chúa, đã làm tê liệt niềm tin và những tác động thiện của họ. Tuy nhiên, câu chuyện cũng nói lên những tác động sinh hoa trái lớn lao do các môn đệ đã sung sướng khi đón nhận những tặng vật mà không đem chôn vì sợ hãi hay ghen ghét, nhưng làm cho nó sinh lời bằng cách cộng tác và chia sẻ. Đúng vậy, Chúa đã ban cho chúng ta gấp cả ngàn lần như vậy!

Kho tàng này phải được chi dùng, đầu tư và chia sẻ cho tất cả mọi người, như thánh Phaolo tông đồ, nhà hành chánh vĩ đại của chúa Giesu về tài năng đã dạy. Bài Tin Mừng Mathieu hôm nay cũng cho chúng ta -về phương diện lịch sử và xã hội- một bài học rất giá trị là khuyến khích lòng can đảm và tinh thấn dấn thân của mọi kito hữu.
VỀ MỤC LỤC


 "XIN CHỈ CHO CON ĐƯỜNG ĐI CỦA CHÚA…"


 



Ngày 9 tháng 11 năm 2017, cách đây 285 năm trước (1732 – 2017), cha Thánh An Phong cùng các bạn đồng chí hướng tuyên khấn thiết lập một Hội Dòng mang tên Chúa Cứu Thế, sự kiện này được diễn ra trong một hang đá hoang bên sườn núi Scala, một ngọn núi cao chót vót, đường đi hiểm trở (miền Nam nước Ý ngày nay), thủa ấy thuộc vương quốc Napoli, ngọn núi trên đường dẫn ra hải cảng tuyệt đẹp mang tên Almafi.

Duyên nợ khai sinh Nhà Dòng từ một biến cố Cha Thánh An Phong bị kiệt sức, sau những ngày ngài thi hành mục vụ một cách tận tâm tận lực dành cho những người nghèo ở Napoli, các bác sĩ khuyên ngài đi nghỉ ở Almafi để lấy lại sức khỏe, nhưng trên đường đến khu an dưỡng Almafi, Cha Thánh dừng chân nghỉ ở Scala, ở đây ngài gặp những người chăn gia súc trong rừng sâu.

Những người này không chỉ nghèo khổ nhưng còn là những con người bị bỏ rơi hoàn toàn, không ai mang đến cho họ một sự trợ giúp nào cả, suốt ngày lang thang trong rừng với đàn vật, dĩ nhiên họ thiếu thốn đủ điều, từ vật chất đến tinh thần, không ai nói cho họ biết về Tin Mừng. Cuộc sống trong rừng sâu loại họ ra khỏi xã hội loài người, bị bóc lột và bị chà đạp không người cứu giúp, họ chỉ khác con vật là ở chỗ còn biết suy nghĩ, biết nói tiếng nói của loài người nhưng lại chẳng biết nói với ai và cũng chẳng ai nghe họ.

Cha Thánh lưu lại với họ một thời gian rồi trở về Napoli kêu gọi các bạn đồng chí hướng cùng đến Scala với ngài. Thật ra không phải chỉ đến khi gặp Scala Cha Thánh mới tiếp cận người nghèo, nhưng khi còn là một luật sư, ngài đã có tâm hồn hướng về người nghèo và liên đới với người nghèo cách mãnh liệt, Khi trở thành Linh Mục, thay vì lui tới với giới quý tộc như phần đông các Giáo Sĩ thời ấy, Cha Thánh đã dành gần hết thời gian mục vụ của mình cho người nghèo, những Nguyện Đường ban đêm cho giới nghèo bốc vác, buôn thúng bán bưng tại các con hẻm ngõ phố của Napoli minh chứng điều đó.



Khi quy tụ anh em để thiêt lập Hội Dòng, mọi hoạt động của nhóm tiên khởi này được thực hiện trong khắp sáu tỉnh miền quê của Napoli (Thỉnh nguyện thư 1748 của Cha Thánh An Phong), Hội Dòng mới này chuyên chăm lo cho người nghèo và người bị bỏ rơi hơn cả. Mãi đến năm ngày 25.2.1749, Tòa Thánh mới chuẩn nhận Hội Dòng chính thức được thành lập với sự phê duyệt của Đức Thánh Cha Benedicto XIV. Lý do“vì người nghèo” đã không thuyết phục được Tòa Thánh, các Hội Dòng đều được thiết lập vì người nghèo và cho người nghèo, đã có quá nhiều Nhà Dòng hiện diện theo tôn chỉ ấy nên không cần phải có thêm một Nhà Dòng mới nào nữa. Cha Thánh phải xác định được thành phần được ghi rõ là “bị bỏ rơi hơn cả”, khi ấy Tòa Thánh mới đồng ý. Và như thế, Dòng Chúa Cứu Thế được thiết lập nhằm loan báo Tin Mừng “cho những người bị bỏ rơi hơn cả, đặc biệt là những người nghèo” (HP. 01#3).

Như để làm rõ thêm hoạt vụ thừa sai của mình, Hiến Pháp nhấn mạnh: “Trong số những nhóm người cần đến sự trợ giúp thiêng liêng hơn cả, chúng ta đặc biệt chăm sóc người nghèo, người thấp hèn và người bị áp bức” (HP.04). rồi Hiến Pháp tóm kết:“Ưu tiên chọn lựa người nghèo, đó chính là lý do Dòng hiện diện trong Hội Thánh và là biểu chứng của việc trung thành với ơn gọi đã lãnh nhận” (HP.05).

Quy Luật của Dòng đã khai triển thật cụ thể những gì Hiến Pháp nói trong QL.09:

a. Các Tu Sĩ DCCT phải không ngừng tìm kiếm những người thiếu sự trợ giúp thiêng liêng hơn hết, nhất là người nghèo, người cô thân cô thế và người bị áp bức.

b. Tu Sĩ DCCT không bao giờ được giả điếc làm ngơ trước tiếng kêu của người nghèo và người bị áp bức, nhưng phải có nhiệm vụ tìm kiếm những giải pháp giúp họ”.

Ngày 31 tháng 5 năm 2017. Cha Bề Trên Tổng Quyền Michael Brehl, đã gởi cho anh em toàn Dòng một lá thư của “Năm Thánh Hành Hương với Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp”. Cha đề cập đến sứ vụ của Mẹ và tóm kết trong 4 từ khóa: Đồng hành, Quy tụ, Cầu nguyện và Đấu tranh cho công bình.

ĐỒNG HÀNH với người bị bỏ rơi và người nghèo khổ bằng lòng thương cảm, sự dịu hiền và tình mẫu tử. Sự đồng hành này đòi buộc chúng ta phải có tình liên đới đích thực, để dấn thân đến gần bên nhau suốt đời, để trung thành và luôn kịp thời, cách đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn và thách đố.

QUY TỤ Dân Thiên Chúa như những người hành hương, cách riêng những người nghèo và đau khổ. Hãy tạo ra những nơi chốn an toàn cho người bị bỏ rơi và người nghèo để họ có thể đến với nhau và gặp gỡ nhau.



tải về 0.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   49




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương