DỰ thảO 1 (Ngày 12/11/2014)


Phụ lục 5.4: Giám sát xác định mức độ lưu hành bệnh, vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi thương phẩm



tải về 2.44 Mb.
trang12/17
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích2.44 Mb.
#17384
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Phụ lục 5.4: Giám sát xác định mức độ lưu hành bệnh, vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi thương phẩm


a) Mục đích: Giám sát để xác định mức độ lưu hành bệnh, vi khuẩn vibrio gây bệnh trên tôm và các yếu tố nguy cơ tại các cơ sở nuôi tôm thương phẩm theo hướng bán thâm canh, thâm canh nhằm đề ra các giải pháp phòng, chống phù hợp, hiệu quả hơn.

b) Thiết kế giám sát

Các nguyên tắc của phương pháp nghiên cứu cắt ngang lập lại nhiều lần (repeated cross-sectional study) và phương pháp lấy mẫu nhiều bước được sử dụng, cụ thể như sau:



- Mỗi tỉnh lựa chọn ngẫu nhiên tối thiểu 40 cơ sở/hộ nuôi tôm (sau đây gọi chung là cơ sở nuôi tôm) theo hình thức bán thâm canh và thâm canh từ các vùng nuôi tôm trọng điểm, cụ thể:

+ Trường hợp tỉnh chỉ có 01 vùng nuôi tôm trọng điểm thì chọn ngẫu nhiên 40 cơ sở nuôi tôm để lấy mẫu.

+ Trường hợp tỉnh chỉ có 02 vùng nuôi tôm trọng điểm thì chọn ngẫu nhiên 20 cơ sở nuôi tôm/vùng để lấy mẫu.

+ Trường hợp tỉnh trên 03 vùng nuôi tôm trọng điểm thì chọn ngẫu nhiên ít nhất 10 cơ sở nuôi tôm/vùng để lấy mẫu cho đến khi đủ 40 cơ sở nuôi tôm/tỉnh.



- Trường hợp các tỉnh cần chọn trên 40 cơ sở muôi tôm thì có thể căn cứ công thức được trình bày tại Phụ lục 7; đồng thời lưu ý những thông tin sau: Mục đích giám sát để xác định mức độ lưu hành bệnh, tác nhân gây bệnh; phạm vi và tần suất giám sát; diện tích nuôi trồng thủy sản, chủng loại tôm; tỷ lệ phát hiện bệnh ước tính ở cấp độ cơ sở; sai số tuyệt đối về thống kê (10%) giữa tỷ lệ lưu hành ước tính và tỷ lệ lưu hành thực; độ tin cậy phải đạt từ 95% trở lên.

* Loại mẫu:

- Mẫu tôm, bao gồm cả tôm sú và tôm chân trắng.

- Mẫu ước, bùn tại đáy ao nuôi tôm.

* Thời điểm lấy mẫu:

+ Trước lúc thả nuôi (sau khi đã gây mầu nước).

+ Trong quá trình nuôi.



* Tần suất lấy mẫu: Lấy 01 lần/tháng.

* Số lượng mẫu cho một tỉnh:

- Số lượng ao/cơ sở cần phải lấy mẫu: Theo Phụ lục 7.1.

- Mẫu tôm: Theo Phụ lục 7.2.

- Mẫu ước, bùn tại đáy ao nuôi tôm: 5 mẫu/cơ sở.



* Cách lấy mẫu:

- Lấy ngẫu nhiên mẫu tôm, mẫu nước, mẫu bùn tại ít nhất 5 vị trí khác nhau, gộp lại thành một mẫu xét nghiệm; đối với mẫu nước, mẫu bùn lấy ở tầng đáy của ao.

- Tại mỗi cơ sở sản xuất tôm giống được lựa chọn, lấy mẫu ngẫu nhiên tại các ao nuôi khác nhau. Hàng tháng không nhất thiết phải lấy mẫu lặp lại từ cùng một ao, có thể lấy mẫu ở nhiều ao khác nhau, nhưng các ao này phải thuộc cơ sở nuôi tôm thương phẩm đã được lựa chọn và gán mã số (từ 01 – 40).



c) Xét nghiệm

- Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn vibrio bằng kỹ thuật PCR.

- Xét nghiệm xác định mật độ vibrio/ml nước hoặc vibrio/g bùn bằng phương pháp định lượng vi khuẩn.

- Trường hợp phòng thử nghiệm của Chi cục có đủ năng lực xét nghiệm và đã được công nhận là phòng thử nghiệm nông nghiệp (theo quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011) thì tiến hành xét nghiệm tại phòng thử nghiệm của Chi cục.

- Trường hợp không đủ năng lực hoặc chưa được công nhận là phòng thử nghiệm nông nghiệp thì Cơ quan Thú y vùng được chỉ định tại bảng dưới đây tiến hành xét nghiệm; các Chi cục ký hợp đồng phân tích xét nghiệm mẫu với Cơ quan Thú y vùng để xét nghiệm. Kinh phí xét nghiệm do các Chi cục chi trả theo quy định hiện hành.



d) Thu thập thông tin về mẫu và các yếu tố nguy cơ

- Thông tin về mẫu được thu thập theo Phụ lục 8.

- Thông tin về các yếu tố nguy cơ được thu thập theo Phụ lục 9.

- Thông tin về mẫu và yếu tố nguy cơ phải được gửi đến phòng thí nghiệm cùng với mẫu.

Phụ lục 5.5: Giám sát phát hiện bệnh, tác nhân gây bệnh IHHNV tại các cơ sở sản xuất tôm giống, cơ sở an toàn dịch bệnh thủy sản


a) Mục đích: Giám sát phát hiện bệnh, tác nhân gây bệnh IHHNV và các yếu tố nguy cơ tại các cơ sở sản xuất tôm giống nhằm đề ra các giải pháp phòng, chống phù hợp, hiệu quả hơn.

b) Thiết kế giám sát

Các nguyên tắc của phương pháp nghiên cứu cắt ngang lập lại nhiều lần (repeated cross-sectional study) và phương pháp lấy mẫu nhiều bước được sử dụng, cụ thể như sau:



- Loại mẫu và số lượng mẫu:

+ Đối với tôm bố mẹ: Số lượng được lấy mẫu theo công thức được trình bày tại Phụ lục 6.2.

+ Đối với ấu trùng và hậu ấu trùng tôm: Lấy ít nhất từ 0,2 - 1,5 gram/bể tùy theo giai đoạn của ấu trùng tôm.

* Tần suất lấy mẫu:

- Đối với cơ sở sản xuất tôm giống chưa được công nhận an toàn dịch bệnh: Lấy mẫu định kỳ hai tháng một lần.

- Đối với cơ sở sản xuất tôm giống đã được công nhận an toàn dịch bệnh: Theo tại Thông tư số /TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2014 quy định cơ sở an toàn dịch bệnh thủy sản.

c) Xét nghiệm

- Xét nghiệm phát hiện virus IHHNV bằng kỹ thuật PCR hoặc Real-time PCR.

- Trường hợp phòng thử nghiệm của Chi cục có đủ năng lực xét nghiệm và đã được công nhận là phòng thử nghiệm nông nghiệp (theo quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01/4/2011) thì tiến hành xét nghiệm tại phòng thử nghiệm của Chi cục.

- Trường hợp không đủ năng lực hoặc chưa được công nhận là phòng thử nghiệm nông nghiệp thì Cơ quan Thú y vùng được chỉ định tại bảng dưới đây tiến hành xét nghiệm; các Chi cục ký hợp đồng phân tích xét nghiệm mẫu với Cơ quan Thú y vùng để xét nghiệm. Kinh phí xét nghiệm do các Chi cục chi trả theo quy định hiện hành.

d) Thu thập thông tin về mẫu và các yếu tố nguy cơ

- Thông tin về mẫu được thu thập theo Phụ lục 8.

- Thông tin về các yếu tố nguy cơ được thu thập theo Phụ lục 9.

- Thông tin về mẫu và yếu tố nguy cơ phải được gửi đến phòng thí nghiệm cùng với mẫu.



tải về 2.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương