Chuyên đề 10 quản lý hoạT ĐỘng nghiên cứu khoa học sư phạM Ứng dụng và SÁng kiến kinh nghiệm tại các trưỜng mầm non


So sánh 4 dạng thiết kế nghiên cứu



tải về 308 Kb.
trang12/28
Chuyển đổi dữ liệu18.05.2022
Kích308 Kb.
#51970
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   28
Chuyen de 10. NCKHSPUD MN New

So sánh 4 dạng thiết kế nghiên cứu




Thiết kế

Nhận xét

1

Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất

Thiết kế đơn giản nhưng không hiệu quả vì có nhiều nguy cơ đối với độ giá trị của dữ liệu

2

Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương

Tốt hơn thiết kế 1

3

Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm được phân chia ngẫu nhiên

Thiết kế tốt

4

Thiết kế chỉ kiểm tra sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên

Thiết kế đơn giản và hiệu quả

3.2.5. Ngoài 4 dạng thiết kế trên, còn có dạng thiết kế được gọi là thiết kế cơ sở AB hoặc thiết kế đa cơ sở AB.
Trong lớp học/trường học thường có hiện tượng một số học sinh có hành vi, thái độ thiếu tích cực hoặc kết quả học tập chưa tốt - gọi là trường hợp “cá biệt”. Ví dụ: học sinh thường không hoàn thành bài tập về nhà, học sinh hay đi học muộn, học sinh không tập trung chú ý trong giờ học… Người NC chọn những học sinh ở cùng loại “cá biệt” để tác động. Đối với những trường hợp này, người NC có thể sử dụng thiết kế cơ sở AB/ thiết kế đa cơ sở AB.
+ A là giai đoạn cơ sở (hiện trạng chưa có tác động/can thiệp)
+ B là giai đoạn tác động/can thiệp
Thiết kế chỉ có một giai đoạn cơ sở A, một giai đoạn tác động B được gọi là thiết kế AB.
Có thể ngừng tác động sau giai đoạn B, có nghĩa là bắt đầu từ A2 và tiếp tục giai đoạn B2 sau giai đoạn A2 . Do vậy, thiết kế này được mở rộng để trở thành thiết kế ABAB. Với thiết kế phức tạp hơn này, có thể khẳng định chắc chắn hơn về ảnh hưởng của giai đoạn B.
+ Tìm hiểu nguyên nhân của các biểu hiện “cá biệt” trên cơ sở đó tìm giải pháp tác động nhằm thay đổi thái độ, hành vi và những thói quen xấu của HS.
+ Tiến hành ghi chép kết quả của hiện trạng (quá trình diễn ra trong một thời gian nhất định) trước khi tác động (gọi là giai đoạn cơ sở “A”).
+ Thực hiện tác động và ghi chép quá trình diễn biến kết quả (gọi là giai đoạn tác động “B”). Khi ngừng tác động, căn cứ vào kết quả ghi chép để xác định sự thay đổi mà tác động đem lại. Có thể tiếp tục lặp lại giai đoạn A và giai đoạn B thì gọi là thiết kế ABAB, giai đoạn mở rộng này có thể khẳng định chắc chắn hơn về kết quả của tác động.
Thiết kế này có thể thực hiện trong nghiên cứu một hoặc một số học sinh. Khi thực hiện nghiên cứu trên 2 hoặc nhiều học sinh, nếu có sự khác nhau về thời gian của giai đoạn cơ sở A thì được gọi là thiết kế đa cơ sở AB.
Tóm lại:
Người nghiên cứu sẽ lựa chọn thiết kế phù hợp theo điều kiện thực tế của môi trường nghiên cứu. Bất kể mô hình nào được lựa chọn, cần lưu ý đến những hạn chế của mỗi thiết kế và ảnh hưởng của nó tới nghiên cứu.

tải về 308 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương