CHƯƠng II: TỔng quan về ĐẦu tư quốc tế Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế



tải về 0.91 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích0.91 Mb.
#7180
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Bồ Đào Nha 293 0,35 250 0,25

Tây Ban Nha 1518 0,27 1234 0,23

Thụy Điển 2460 1,03 1731 0,79

Thụy Sĩ 1139 0,45 911 0,34

Anh 3243 0,31 3433 0,26

Mỹ 11709 0,20 6878 0,09

Tổng cộng 62711 0,34 48327 0,22


Nguồn: World Bank (1999), 1999 World Development Indicator.

Nguồn ODA từ các nước không thuộc DAC dù có tăng lên cũng khó làm thay đổi được tình thế chung. Viện trợ của Cộng hoà liên bang Nga cũng phải nhiều năm nữa mới có hy vọng đạt được mức cao như trước đây. Viện trợ của Đài Loan, Hàn Quốc tuy có tăng đôi chút, nhưng khối lượng ODA tuyệt đối đạt được không thể làm thay đổi triển vọng về tốc độ gia tăngviện trợ.



Cung vốn ODA tăng chậm trước hết do các nguồn cung cấp ODA chủ yếu gặp nhiều
khó khăn. Trong những năm gần đây, các nước OECD đang phải đấu tranh để kiểm
soát việc thâm hụt ngân sách và kiềm chế việc gia tăng trong chi tiêu của chính phủ.
Mặc dù viện trợ cho nước ngoài chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong ngân sách, nhưng
nó là một trong những hạng mục đầu tiên bị cắt giảm. Nhật Bản phải lo đối phó với
suy thoái nặng nề trong khu vực. Các cơ quan thuộc hệ thống phát triển của UN lâm
vào tình trạng khan hiếm nguồn vốn để cung cấp viện trợ do một số nước thành viên
nợ nghĩa vụ đóng góp tài chính. Các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB cũng
đang phải đương đầu với những khó khăn về nguồn vốn do phần góp vốn hạn hẹp
của một số nước thành viên. Tình trạng tài chính của các nước nghèo mắc nợ nhiều,
khả năng hấp thụ vốn ODA của nhiều nước tiếp nhận còn hạn chế, thiếu chủ động
trong thu hút viện trợ... cũng là những nguyên nhân “làm nguội” nhiệt tình của các
nhà tài trợ. Ngoài ra, trên thế giới đã xuất hiện những quan điểm mới, tiến bộ về
hiệu quả ODA. Hiệu quả sử dụng vốn ODA được quan tâm hơn bao giờ hết, chứ

65


không phải là cốt sao cung cấp được càng nhiều vốn ODA càng tốt. Bởi vậy, thêm một lý do để các nước giàu cung cấp viện trợ một cách thận trọng hơn. Hơn nữa, hiện nay, ở nhiều nước, người dân muốn chính phủ giảm bớt ngoại viện để tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường trong nước.

v Cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong việc thu hút vốn ODA
đang tăng lên

ODA đang là đối tượng cạnh tranh gay gắt trong các ưu tiên phân phối ngân sách. Nguyên


nhân thứ nhất, do các nước Đông Âu và các nước cộng hoà thuộc Liên Xô (cũ) mới trở
thành các đối tượng được nhận viện trợ. Riêng các nước Trung á với quy mô khoảng hơn
50 triệu dân và thuộc các nước đang phát triển đã cần đến một khối lượng ODA lớn.
Nguyên nhân thứ hai là, quốc tế đang đặt ra trách nhiệm giúp đỡ các nước đang phát triển
giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu như sự thay đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-zôn, bảo
vệ sinh thái, bảo vệ nguồn nước. Các nước đang phát triển phải cạnh tranh để nhận được sự
giúp đỡ này vì cung cấp ODA nhỏ hơn nhu cầu về vốn ODA rất nhiều. Hơn nữa, vốn ODA
dành cho các vấn đề môi trường có một tỷ trọng lớn thường là viện trợ không hoàn lại, các
nước đều muốn nhận được sự ưu đãi này. Nguyên nhân thứ ba, gần đây trên thế giới đã
xuất hiện một loạt vấn đề mà việc giải quyết chúng cần đến những khoản ODA khẩn cấp
như: khắc phục hậu quả chiến tranh vùng Vịnh, xung đột sắc tộc ở châu Phi, vãn hồi hoà
bình, hồi hương người di tản ở Ăng-gô-la, Ê-tô-pia, Ni-ca-ra-goa, Ap-ga-ni-stăng ...

Trong nhiều năm tới sự cạnh tranh thu hút nguồn vốn bên ngoài vào các nước đang phát triển tiếp tục căng thẳng. Vì mức cầu dòng vốn này sẽ tăng mạnh trong khi mức cung thì có thể sẽ bị thu hẹp do:

- Các nước Châu á bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính như Thái Lan, Hàn Quốc, Indônêxia, Malaysia và các nước khác bị tác động khủng hoảng lan truyền sẽ cần một lượng vốn lớn để phục hồi nền kinh tế.

- Với những yếu kém của hệ thống tài chính ngân hàng và sự nổ vỡ của các “bong bóng bất động sản”, lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Châu á vốn được coi là khu vực năng động nhất thế giới đã bị giảm sút.


66


- Kinh tế của một số nước vốn là nhà tài trợ lớn như Nhật Bản đang trong giai đoạn


suy thoái và cũng liêu xiêu bởi cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính Châu á vừa qua.

- Hoa Kỳ, trước năm 1993 là nhà tài trợ cung cấp vốn ODA lớn nhất, những năm gần đây giảm cung cấp ODA. Hoa Kỳ dành sự ưu tiên cho các khu vực trung tâm khủng hoảng, trước hết là Cận Đông, Bắc Mỹ và Mỹ La Tinh.

Trong điều kiện mất cân đối cung cầu về ODA, cạnh tranh gay gắt giữa các nước, các khu vực về thu hút nguồn vốn này, Việt Nam vẫn đang giành được sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng tài trợ quốc tế. Theo đánh giá của các nhà tài trợ, trong nhóm nước có thu nhập thấp, Việt Nam đang tiến hành cải cách và bước đầu đã có những thành công. Việt Nam cần phải tranh thủ khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

4.3. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang


và chậm phát triển

Trong khi nghiên cứu các mô hình phát triển kinh tế, người ta thấy có bốn mô hình chiến lược cơ bản. Bốn mô hình này có thể khái quát thành 2 dạng: chiến lược hướng nội( chiến lược thay thế nhập khẩu) và chiến lược hướng ngoại hay còn gọi là chiến lược kinh tế mở( chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô, chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu, chiến lược cân bằng xuất - nhập khẩu.

Đương nhiên mỗi nước có một cách lựa chọn chiến lược kinh tế riêng. Mô hình kinh tế này có thể thành công ở nước này nhưng lại không thành công ở nước khác. Tuy vậy, nếu khái quát lại ta có thể nghiên cứu sự đi lên của ba nước sau:

ở Hàn Quốc, từ sau khi đình chiến (1953) đến năm 1960, một mặt phải phục hồi


kinh tế sau chiến tranh, một mặt do áp dụng chiến lược hướng nội nên mặc dù Hoa
Kỳ đã đưa vào nước này một lượng viện trợ khá lớn, nhưng đất nước không ra khỏi
khủng hoảng. Từ năm 1960, nước này đã thay đổi hoàn toàn chiến lược kinh tế theo
hướng hướng ngoại triệt để. Kết quả là Hàn Quốc đã nhanh chóng thoát khỏi nền
kinh tế trì trệ, thu nhập ngoại tệ từ xuất khẩu tăng lên nhanh chóng và sau 30 năm đã
67


thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để trở thành một quốc gia đạt phát triển nhanh cả ba tiêu thức tốc độ tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và công nghiệp hóa.

ấn Độ là nước áp dụng chiến lược hỗn hợp (cả hướng nội, cả hướng ngoại); tuy nhiên, cả ba tiêu thức trên đều đạt được nhưng chậm hơn Hàn Quốc.

Miến Điện áp dụng chiến lược hướng nội nên trở thành một trong những quốc gia


có nền ngoại thương kém phát triển, sự nghiệp công nghiệp hóa không có gì đáng
kể.

WB tiến hành nghiên cứu 41 nước trên thế giới và chia làm 4 nhóm quốc gia: Hướng nội mạnh, Hướng nội vừa phải, Hướng ngoại vừa phải và Hướng ngoại mạnh. Trong 4 nhóm nước này, xét theo 3 tiêu thức tốc độ tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và công nghiệp hoá, WB kết luận rằng các nước hướng ngoại mạnh là các nước thành công nhất. Chiến lược hướng ngoại là sự lựa chọn đúng đắn dành cho các nước đang và chậm phát triển. Trong chiến lược này, các khâu chủ yếu đối với bên ngoài gồm việc mở rộng ngoại thương, thu hút vốn FDI và ODA.

4.3.1. ODA là một nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với các nước đang và
chậm phát triển.

Tất cả các nước khi tiến hành công nghiệp hóa đều cần vốn đầu tư lớn. Đó chính là trở


ngại lớn nhất để thực hiện chương trình công nghiệp hóa đối với các nước nghèo. Trong
điều kiện hiện nay, với những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, các nước có
thể tiến nhanh không chỉ bằng khả năng tích luỹ trong nước mà còn kết hợp với tận
dụng khả năng của thời đại. Bên cạnh nguồn vốn trong nước còn có thể huy động
nguồn vốn nước ngoài, nhiều khi với khối lượng lớn. Tuy nhiên, vốn trong nước có vai
trò quyết định, vốn nước ngoài có vai trò quan trọng, có khả năng thúc đẩy sự phát
triển.

Đối với các nước đang phát triển khoản viện trợ và cho vay theo điều kiện ODA là


nguồn vốn quan trọng trong tổng thể các nguồn vốn bên ngoài chuyển vào các nước

68



này. Nhiều nước đã tiếp thu một lượng vốn ODA khá lớn như một bổ sung quan trọng cho phát triển.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhiều nước ở Châu á thiếu vốn để khôi phục và phát


triển nền kinh tế. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng đòi hỏi một lượng vốn lớn, lãi suất thấp,
thời gian thu hồi vốn lâu, nhiều rủi ro. Vì vậy các nước gặp nhiều khó khăn trong
việc thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này. Nhiều nước đã tranh thủ được nguồn vốn
ODA từ các nước giàu. Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, Đài Loan đã nhận

được viện trợ từ Hoa Kỳ tới 1,482 tỷ USD. Vốn viện trợ đã góp phần rất đáng kể


trong quá trình đi lên của Đài Loan. Từ một nước nhận viện trợ, những năm gần đây
Đài Loan đã trở thành nước cung cấp viện trợ. Hiện nay, Nhật Bản là nhà tài trợ
hàng đầu thế giới, nhưng trước đây Nhật Bản cũng đã từng là một nước nhận viện
trợ. Năm 1945, ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Nhật Bản đã gặp rất
nhiều khó khăn. Khi đó, Nhật Bản đã nhận được sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, các nước
khác trên thế giới, Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và các tổ chức khác của
Liên Hợp Quốc bằng thực phẩm, thuốc men, các dịch vụ y tế và một số hình thức trợ
giúp khác. Trong những năm 50, Nhật Bản đã phục hồi với một tốc độ đáng kinh
ngạc. Với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, các tổ chức tài chính quốc tế như WB, nhiều dự
án lớn đã được thực hiện, đó là các dự án đường xe lửa cao tốc Shinkansen, những
dự án đường cao tốc, các dự án xây dựng đập nước... Nền kinh tế Nhật Bản đã phát
triển nhanh chóng với sự giúp đỡ của vốn ODA. Đầu những năm 60, Nhật Bản là
nước nhận viện trợ từ WB nhiều thứ hai trên thế giới. Năm 1990, Nhật Bản đã trả nợ
xong cho Ngân hàng Thế giới.

Bảng Tiếp nhận ODA của các nước ASEAN và Đông Nam á

Đơn vị: triệu USD

Bình quân đầu

% So với

TT Nước 1989 1990 1991 1992 1993 người giai đoạn



GDP

1989- 1993 (USD)



1 Inđônêxia 1840 1747 1874 2095 2026 10,8 1,4
69


tải về 0.91 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương