BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC



tải về 4.95 Mb.
trang8/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   52

Sức ép về dân số

Sự gia tăng dân số


Dân số của tỉnh Lạng Sơn vẫn không ngừng gia tăng từng năm, tỉ lệ gia tăng dân số khá cao (8,32 ‰/năm); mật độ dân số trung bình 90,58 người/km2. Ngoài ra sự tăng dân số cơ học từ các tỉnh khác đến Lạng Sơn sinh sống, làm ăn cũng góp phần tăng sức ép lên môi trường Lạng Sơn.



Nguồn: Công văn số 127/CTK – TH, Cục thống kê, 2015.

Hình 2 7: Dân số Lạng Sơn trung bình qua các năm

Lực lượng lao động của Lạng Sơn dồi dào, số người trong độ tuổi có khả năng lao động 492.017 người chiếm 65,62% tổng dân số trong tỉnh. Tuy nhiên lực lượng lao động của Lạng Sơn chủ yếu là lao động nông nghiệp, số lao động qua đào tạo lại chiếm tỉ trọng tương đối thấp, khoảng 13,63% trong tổng số lao động, số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao rất ít. Phân bố dân số là yếu tố quan trọng cho sự phát triển. Sự phân bố dân cư Lạng Sơn không đồng đều giữa các huyện, thành phố, giữa các khu vực thành thị và nông thôn. Mật độ dân số tập trung cao ở thành phố Lạng Sơn (1.179,02 người/ km2 ), huyện Hữu Lũng (142,80 người/ km2 ), huyện Cao Lộc (119,68 người/ km2), nơi có điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, phát triển công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Trong đó các huyện vùng cao mật độ dân số thấp như Đình Lập (22,64 người/ km2), huyện Bình Gia (48,93 người/ km2) nơi không có điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi. Chính vì vậy, hiện tượng di dân tự do từ miền núi xuống đồng bằng, từ nông thôn vào thành thị đang diễn ra không kiểm soát được.





Nguồn: Công văn số 127/CTK – TH, Cục thống kê, 2015.

Hình 2 8: Mật độ dân số trung bình các huyện/thành phố

Sự gia tăng dân số trong tỉnh đã góp phần tăng sức ép lớn đối với đất đai, nguồn cung cấp năng lượng, tài nguyên thiên nhiên. Cùng với gia tăng dân số là ô nhiễm môi trường do các hoạt động sinh sống của con người gây ra đã tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và gây thiệt hại về kinh tế. Hơn nữa, mô hình tiêu dùng không hợp lý và những điều kiện sống rất thấp của một bộ phận dân cư nghèo cũng gây những tác động mạnh đến môi trường do điều kiện kinh tế không cho phép.


Sự chuyển dịch thành phần dân cư các khu vực đô thị, nông thôn


Trong những năm vừa qua một bộ phận không nhỏ người lao động từ các vùng nông thôn di cư ra thành thị để tìm kiếm việc làm.



Nguồn: Công văn số 127/CTK – TH, Cục thống kê, 2015

Hình 2 9: Dân số trung bình chia theo thành thị và nông thôn

Những đối tượng này chủ yếu là lao động giản đơn, không được đào tạo. Hơn nữa, những lao động này vẫn chủ yếu là lao động mang tính chất mùa vụ, buôn bán nhỏ. Họ ra thành phố, các đô thị, các khu cửa khẩu tìm kiếm việc làm trong khi nông nhàn. Ngoài ra, tại các khu vực các cửa khẩu cũng có một lượng lớn những lao động là những người từ các tỉnh lân cận khác đến làm ăn sinh sống. Những lao động này cũng là lao động giản đơn chiếm phần lớn và buôn bán nhỏ lẻ.

Các lao động di cư từ nông thôn ra thành thị/ thành phố để tìm kiếm việc làm và các lao động nhập cư từ nơi khác đến các đô thị góp phần làm gia tăng ô nhiễm môi trường tại các đô thị. Ngoài ra, phần lớn các lao động từ nông thôn di cư ra đô thị thường cư trú trong các khu nhà trọ có điều kiện cơ sở vật chất kém chất lượng và có diện tích chật hẹp do điều kiện về kinh tế khó khăn, sẽ làm gia tăng ô nhiễm môi trường cục bộ tại các khu vực nơi họ cư trú.

Phát triển công nghiệp


Trong giai đoạn 2011 - 2015 nghành công nghiệp tỉnh Lạng Sơn gặp phải một số khó khăn do kinh tế thế giới suy thoái và sự cắt giảm đầu tư công của chính phủ. Đồng thời, quy mô doanh nghiệp địa phương chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang thiết bị sản xuất lạc hậu. Trong năm 2011, nghành công nghiệp có sự suy giảm so với năm 2010. Tuy nhiên được sự chỉ đạo và quan tâm của các cấp lãnh đạo, nghành công nghiệp địa phương đã có sự tăng trưởng mạnh trở lại.

Nhình chung trong giai này kinh tế tiếp tục phát triển, lạm phát được kiểm soát, lãi xuất tín dụng, giá cả, thị trường tương đối ổn định; tổng kim ngạch Xuất nhập khẩu tăng; các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được triển khai có hiệu quả, năng lực sản xuất mới tiếp tục được bổ sung, môi trường để sản xuất kinh doanh của Lạng Sơn nhìn chung thuận lợi; sự quan tâm chỉ đạo; công tác chỉ đạo điều hành sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đối với các vấn đề thực tiễn của ngành tạo điều kiện cho hoạt động của ngành ổn định và phát triển; sự quan tâm, chủ động phối hợp của các cơ quan, ban ngành, các huyện, thành phố đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; sự chủ động khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh doanh, phát triển năng lực mới, sản phẩm mới, mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 tăng 12,8% so với năm 2012; năm 2014 tăng 14,15% so với năm 2013.



  1. Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tác

Mục tiêu tăng trưởng bình quân của nhóm công nghiệp chế biến chế tác đạt 9,88%/năm trong thời kỳ 2011-2015.

- Ngành bia - rượu - nước giải khát: Mục tiêu đến năm 2015 sản xuất 4,0 tỷ lít bia, tăng bình quân 10%/năm; 188 triệu lít rượu công nghiệp; 4,0 tỷ lít nước giải khát; xuất khẩu đạt kim ngạch từ 140 đến 150 triệu USD. (Nguồn : Báo cáo kế hoạch sản xuất Công nghiệp và Thương mại thời kỳ 2011 - 2015).

- Ngành cơ khí: Dự kiến thời kỳ 2011-2015, giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành cơ khí đạt mức tăng trưởng bình quân 15%/năm. Phấn đấu đến năm 2015 ngành cơ khí đáp ứng 55 - 60% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước, trong đó xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng.

Mục tiêu đến năm 2015 với một số chuyên ngành chủ yếu như sau:



+ Sản xuất và lắp ráp ô tô: Phấn đấu đạt tỷ lệ sử dụng nguyên liệu trong nước sản xuất các phụ tùng theo vùng công nghệ đến năm 2020: Cacbin xe tải 95%; Khung xe tải 95%; Khung xe khách 90%; Vỏ xe khách 80%; Hệ thống xe khách 80%; Cụm động cơ 60%; hộp số và cầu xe 75%; Moay ơ bánh xe, cát đăng 75%; Hệ thống lái và cầu trước 65%. Sản lượng năm 2015 dự kiến 200.000 xe, tăng bình quân 15%/năm.

+ Cơ khí chế tạo: Đến năm 2015 đáp ứng 75% nhu cầu về phôi đúc, rèn và chi tiết quy chuẩn với chất lượng tương đương khu vực. Xây dưng một số nhà máy chuyên sản xuất các chi tiết tiêu chuẩn, khuôn mẫu chính xác, vật liệu cắt gọt và gia công áp lực; xây dựng một số khu, cụm công nghiệp hỗ trợ cơ khí tại một số tỉnh.

+ Sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp: Đến năm 2015 đáp ứng 60 - 70% nhu cầu trong nước về máy động lực cỡ trung và cỡ nhỏ, sản xuất được động cơ thủy 400 mã lực trở lên với tỷ lệ nội địa hóa 35 - 40%; sản lượng máy kéo, xe vận chuyển đạt 23.000 cái đáp ứng 50% nhu cầu; máy gặt lúa đạt 2.000 chiếc đáp ứng 50% nhu cầu; máy tuốt lúa đạt 30.000 chiếc đáp ứng 78% nhu cầu; máy bơm nông nghiệp đạt 50.000 chiếc đáp ứng 70% nhu cầu.

+ Sản xuất thiết bị điện: Mục tiêu đến năm 2015, trình độ sản xuất thiết bị điện đạt mức tiên tiến trong khu vực về công nghệ sản xuất máy biến thế, động cơ điện, máy phát điện, khí cụ điện trung và cao thế, dây và cáp điện phục vụ trong nước và xuất khẩu; năm 2015 đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về các loại thiết bị đường dây điện và trạm biến áp, 55% nhu cầu về các loại động cơ điện và một số chủng loại máy phát điện thông dụng; đầu tư để sản xuất được các loại biến áp lớn đến 500 MVA, điện áp 220 kV.

+ Ngành phân bón - hoá chất: Dự kiến nhu cầu phân bón các loại đến năm 2015 khoảng 12 triệu tấn gồm: phân urê khoảng 2 triệu tấn; DAP khoảng 1 triệu tấn; NPK khoảng hơn 5 triệu tấn; kali 1,4 triệu tấn; SA 0,5 triệu tấn; phân lân 2,3 triệu tấn. Ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, ngành phân bón có thể xuất khẩu khoảng 500 ngàn tấn phân urê.

(Nguồn : Báo cáo kế hoạch sản xuất Công nghiệp và Thương mại thời kỳ 2011 – 2015).



  1. Nhóm ngành công nghiệp khai khoáng

Trong thời kỳ 2011-2015, dự kiến tăng trưởng VA của nhóm ngành này đạt 1,18%/năm, chiếm tỷ trọng 7,5% về giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.

Ngành than: Dự báo nhu cầu trong nước khoảng trên 80 triệu tấn. Mục tiêu đến năm 2015 sản xuất 60 triệu tấn than sạch, trong đó, sử dụng trong nước là 56 triệu tấn, đáp ứng được khoảng 69% nhu cầu thị trường; xuất khẩu 4 triệu tấn; nhập khẩu khoảng 25,5 triệu tấn .

  1. Nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt

Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP 7-8% thì tăng trưởng điện thương phẩm và điện sản xuất là 15%/năm và tăng trưởng VA khoảng 11,73%/năm. Như vậy sản lượng sản xuất của toàn ngành đến 2015 phải đạt 170,15 tỷ kWh.

Nguồn : Báo cáo kế hoạch sản xuất Công nghiệp và Thương mại thời kỳ 2011 - 2015



(Nguồn: Niên giám thống kê,,2013; Báo cáo số 02/BC-SCT ngày 09/01/2015 Báo cáo Tổng kết năm 2014 của Sở Công thương).

Hình 2 10: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nghành

Ngành Công nghiệp là một trong những ngành gây ô nhiễm chính trong quá trình hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và khu công nghiệp nói riêng đã gây tác động rất xấu tới các hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt nghiêm trọng là nước thải của các khu công nghiệp không qua xử lý xả thải trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Các thủy vực là nguồn tiếp nhận và vận chuyển các chất ô nhiễm trong nước thải của khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ vượt quá nồng độ cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm giảm lượng ô xy trong nước, một số loài thủy sinh bị thiếu ôxy sẽ bị chết hàng loạt. Sự xuất hiện của một số chất độc hại như dầu mỡ, kim loại nặng, hóa chất sẽ tác động đến thủy sinh vật và đi vào chuỗi thức ăn trong hệ thống sinh tồn của các loài sinh vật, cuối cùng sẽ tác động đến con người.

Người lao động sẽ là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp khi môi trường không khí, tiếng ồn của khu công nghiệp bị ô nhiễm. Ngoài ra, người lao động còn phải chịu tác động của điều kiện làm việc như thiếu ánh sáng, bức xạ cao, nhiệt độ cao (hoặc thấp), độ rung... Theo thống kê của ngành y tế thì nhóm bệnh nghề nghiệp chủ yếu là nhóm bệnh bụi phổi và hô hấp, nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp, nhóm bệnh ngoài da và nhiễm khuẩn nghề nghiệp, nhóm bệnh do các yếu tố vật lý.

Mặt khác ô nhiễm môi trường không chỉ làm gia tăng tỉ lệ bệnh tật cho những người lao động trực tiếp và khu vực dân cư xung quanh cũng như những người có liên quan. Tuy nhiên, việc có được những số liệu phản ánh trực tiếp ảnh hưởng của sự ô nhiễm môi trường đòi hỏi phải có sự nghiên cứu công phu và kinh phí lớn.

Tác động chủ yếu của ngành công nghiệp Lạng Sơn nếu không quản lý tốt sẽ có tác động đến môi trường tự nhiên như: ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, không khí.




tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương