BÁo cáo hiện trạng môi trưỜng tỉnh lạng sơn giai đOẠN 2011 2015 MỤc lụC


SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI



tải về 4.95 Mb.
trang7/52
Chuyển đổi dữ liệu10.07.2016
Kích4.95 Mb.
#1638
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   52

SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI



Tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu tăng trưởng


Theo quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011 - 2020, xét đến năm 2025, được phê duyệt tại quyết định số 525/QĐ-UBND ngày 08/04/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn.

Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Lạng Sơn trở thành tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình khá của vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn trở thành trung tâm đầu mối quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa-tinh thần của nhân dân. Bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Bảo đảm quốc phòng-an ninh, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh biên giới quốc gia, xây dựng biên giới ổn định hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.



  • Mục tiêu kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2020 là 9-10%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 3,5-4%; công nghiệp - xây dựng tăng 13-14%; Dịch vụ tăng 9-10%. Trong đó: Giai đoạn 2011-2015GDP tăng 9 - 10,24%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 3,5-4%; công nghiệp - xây dựng tăng 15-16%; Dịch vụ tăng 10-11%. Giai đoạn 2015-2020: GDP tăng 9-10%, trong đó: Nông lâm nghiệp tăng 3,5-4%; công nghiệp - xây dựng tăng 11-12%; Dịch vụ tăng 8-9%.

- Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 là: Nông lâm nghiệp: 34-35%, công nghiệp-xây dựng: 24-25%, dịch vụ: 41-42%. Năm 2020 sẽ là: Nông lâm nghiệp: 28-29%; công nghiệp-xây dựng: 27-28%; dịch vụ: 43-44%.

- GDP đầu người năm 2020 đạt 2.700 USD, bằng 84% so với cả nước.

- Vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2020 đạt 107 ngàn tỷ đồng.

Trong đó giai đoạn 2011- 2015 đạt 43-44 nghìn tỷ đồng.


  • Mục tiêu xã hội

- Dân số toàn tỉnh đến năm 2020 dự kiến khoảng 794 ngàn người, tốc độ tăng dân số cả giai đoạn 0,72%; mức giảm sinh hàng năm khoảng 0,2%o. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo cân nặng dưới 5 tuổi còn dưới 14% vào năm 2015 và dưới 10% vào năm 2020.

- Tạo chuyển biến cơ bản về đào tạo nghề, đến năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 40-42%, năm 2020 đạt tỷ lệ khoảng 50%.

- Đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 45 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, chiếm tỷ lệ 20%; đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 116 xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, chiếm tỷ lệ 51,3%.

- Hàng năm giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3% trở lên theo tiêu chí mới.

- Tỷ lệ số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi được cả 4 mùa đạt 95% vào năm 2015 và đạt 98% vào năm 2020.

- Tỷ lệ số hộ được sử dụng điện đạt khoảng 99,6% vào năm 2015; năm 2020 đạt 100%.


Tăng trưởng kinh kế


Trong giai đoạn 2011 - 2015, nền kinh tế của tỉnh Lạng Sơn tiếp tục phát triển, lạm phát được kiểm soát, lãi xuất tín dụng, giá cả, thị trường tương đối ổn định; tổng kim ngạch Xuất nhập khẩu tăng; các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được triển khai có hiệu quả, năng lực sản xuất mới tiếp tục được bổ sung, môi trường để sản xuất kinh doanh của Lạng Sơn nhìn chung thuận lợi; sự quan tâm chỉ đạo; công tác chỉ đạo điều hành sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đối với các vấn đề thực tiễn của ngành tạo điều kiện cho hoạt động của ngành ổn định và phát triển; sự quan tâm, chủ động phối hợp của các cơ quan, ban ngành, các huyện, thành phố đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; sự chủ động khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh doanh, phát triển năng lực mới, sản phẩm mới, mở rộng thị trường của doanh nghiệp.


Khung 2 2: Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Lạng Sơn

Thời gian tới, tỉnh Lạng Sơn cần tiếp tục nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu... là một trong những nội dung được đưa ra tại buổi làm việc của Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ với tỉnh Lạng Sơn về tình hình phát triển kinh tế tại địa phương diễn ra hôm nay (16/04/2015), tại Lạng Sơn.

Báo cáo của tỉnh Lạng Sơn tại buổi làm việc nêu rõ, những năm qua, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) đạt bình quân 8,59%/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn bình quân hàng năm tăng 14,8%. Đặc biệt, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đến năm 2014 đạt  3500 triệu đô la Mỹ, gấp 1,7 lần so với năm 2010. Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

Nguồn: Tổng hợp

Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Năm 2012 GDP bình quân đầu người của Lạng Sơn là 1,203 triệu đồng/tháng (Nguồn: Niên giám thống kê, 2013). Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước đạt 8,56% (cùng kỳ tăng 8,22%), trong đó nông lâm nghiệp tăng 2,42%, công nghiệp - xây dựng tăng 10,41% (công nghiệp tăng 11,28%, xây dựng tăng 8,67%), dịch vụ tăng 11,13%. Cơ cấu kinh tế: Nông lâm nghiệp 27,2%, công nghiệp - xây dựng 19,2%, dịch vụ 53,6%. (Nguồn: Báo cáo số 200/BC-UBND ngày 30/06/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm; nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm 2015).

Tổng giá trị sản phẩm hàng năm tăng trưởng trung bình 11,76% so với năm trước.



(Nguồn: Công văn số 127/CTK – TH, Cục thống kê, 2015).

Hình 2 3: Chỉ số GRDP theo giá hiện hành

Tổng vốn đầu tư năm 2013 là 7.925.500 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước chiếm 63,05% tổng số vốn đầu tư; khu vực nhà nước chiếm chiếm 32,49%.

Giá trị sản xuất của kinh tế Lạng Sơn do kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là kinh tế cá thể chiếm tỷ lệ 53% giá trị sản xuất.

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản xuất của tỉnh (3%).





(Nguồn: Công văn số 127/CTK – TH, Cục thống kê, 2015).

Hình 2 4: Giá trị sản xuất theo nghành kinh tế

Giai đoạn 2011 - 2015, phấn đấu GDP tăng trưởng 9,55%; trong đó nghành nông nghiệp tăng trưởng 3,50%; nghành Công nghiệp - Xây dựng tăng trưởng 15,03%; nghành dịch vụ tăng trưởng 10,01% (Nguồn: Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011- 2020, xét đến năm 2025).



Bảng 2 12: Định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

Thời kỳ

2011-2020

1

Tổng giá trị gia tăng (GDP) (giá SS 1994)

Tỷ đồng

4.613

7.280

11.019

9,10




Trong đó:

 

 

 

 

 

1.1

+ Ngành nông nghiệp

Tỷ đồng

1.405

1.669

1.996

3,69

1.2

+ Ngành CN-XD

Tỷ đồng

1.097

2.209

3.831

13,05




Trong đó:
















1.2.1

Công nghiệp

Tỷ đồng

615

1.412

2.596

15,48

1.2.2

Xây dựng

Tỷ đồng

482

797

1.235

10,26

1.3

+ Ngành dịch vụ

Tỷ đồng

2.111

3.402

5.192

9,56

2

Tăng trưởng bình quân hằng năm



















Tổng GDP

%

 

9,55

8,65

9,10




Trong đó:

%

 

 

 

 

2.1

+ Ngành nông nghiệp

%

 

3,50

3,88

3,69

2.2

+ Ngành CN-XD

%

 

15,03

11,12

13,05




Trong đó:
















2.2.1

Công nghiệp

%

 

18,07

12,95

15,48

2.2.2

Xây dựng

%

 

10,58

9,94

10,26

2.3

+ Ngành dịch vụ

%

 

10,01

9,11

9,56

(Nguồn:Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2011 – 2020, xét đến năm 2025).

Mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh theo định hướng giảm dần tỷ trọng nghành nông nghiệp và tăng tỷ trọng nghành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Đến năm 2015 tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 34% - 24% - 42%.

Tuy nhiên, trong những năm qua do chịu tác động của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, cơ cấu nền kinh tế Lạng Sơn trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Trong cơ cấu kinh tế, nghành Dịch vụ chiếm 53-54% tỷ trọng nền kinh tế so với chỉ tiêu là 42%; tỷ trọng nghành nông nghiệp giảm xuống còn 27 -28% so với chỉ tiêu là 34%.









Nguồn: Công văn số 127/CTK – TH, Cục thống kê, 2015.

Hình 2 5: Cơ cấu kinh tế Lạng Sơn 2011 – 2014



Nguồn: Công văn số 127/CTK – TH, Cục thống kê, 2015.

Hình 2 6: Xu hướng dịch chuyển trong cơ cấu kinh tế Lạng Sơn



tải về 4.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương