Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI


III. GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH LIÊN QUAN TỚI CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG



tải về 5.01 Mb.
trang28/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   48

III. GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP PHÁT SINH LIÊN QUAN TỚI CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG

Phần thảo luận, học viên đưa ra các tình huống, câu hỏi vướng mắc để cùng trao đổi, thống nhất cách giải quyết.

Một số nội dung như:

4.1. Những vướng mắc trong thực hiện chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.

4.2. Các nội dung liên quan đến việc tìm kiếm, xác định hài cốt liệt sĩ thông qua các nhà ngoại cảm.



Chương IX

BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ GIẢM NGHÈO

Chuyên đề 1

MỘT SỐ KIẾN THỨC CHUNG VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ GIẢM NGHÈO

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1. An sinh xã hội

An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nước và cộng đồng trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế- xã hội làm cho họ suy giảm, hoặc mất nguồn thu nhập; ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn khả năng lao động, hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hóa và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt­­­10.



2. Bảo trợ xã hội

Bảo trợ xã hội là hệ thống các chính sách, hoạt động của chính quyền các cấp và hoạt động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm giúp các đối tượng thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống có điều kiện tồn tại và có cơ hội hòa nhập với cuộc sống chung của cộng đồng, góp phần bảo đảm ổn định và công bằng xã hội11.



3. Công tác xã hội

Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội12.



4. Trợ giúp xã hội thường xuyên

Trợ giúp xã hội thường xuyên là các hoạt động sự trợ giúp của Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng về xã hội, vật chất, tinh thần cho những đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn (gọi là đối tượng bảo trợ xã hội) không tự lo được cuộc sống (một hoặc nhiều năm) để họ ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng xã hội và phát triển.



5. Hộ nghèo

Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.



6. Hộ cận nghèo

Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.

(Theo Quyết định số 09/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015).

7. Xã nghèo

Xã nghèo bao gồm:

- Xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi;

- Xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

- Xã biên giới và xã an toàn khu.

8. Huyện nghèo

Là huyện có tỷ lệ nghèo từ 50% trở lên, tính từ năm 2006.

Cả nước có 62 huyện có tỷ lệ nghèo từ 50% trở lên theo Nghị quyết 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện có tỷ lệ nghèo cao.

II. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ GIẢM NGHÈO

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã nêu định hướng chung về phát triển hệ thống chính sách trợ giúp xã hội: "Từng bước xây dựng chính sách bảo trợ xã hội xã hội chủ nghĩa đối với toàn dân, theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, mở rộng và phát triển các công trình sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội cho những người có công với cách mạng và những người gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội"13

Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, năm 1991 chỉ rõ định hướng thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng yếu thế: “Hình thành các tổ chức của người tàn tật và vì người tàn tật, các hội từ thiện, tổ chức việc giúp đỡ người già cô đơn và trẻ em mồ côi, những người cơ nhỡ, bất hạnh trong cuộc sống14.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, năm 1996 nhấn mạnh quan điểm tăng trưởng phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, vấn đề phân phối... Cụ thể: "Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình15"Đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo từ thiện. Thực hiện các chính sách bảo trợ trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật; xây dựng quỹ tình thương trích từ ngân sách một phần và động viên toàn xã hội tham gia đóng góp; tiến tới xây dựng luật về bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi"16.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: "Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội" 17.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra nhiệm vụ cho cả nhiệm kỳ “Chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội...”18.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định “ Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu”19.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI còn thể hiện rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chính sách xã hội và giảm nghèo như sau:



Thứ nhất, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, quan tâm đến các đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh khó khăn, lấy phát triển kinh tế làm nền tảng để phát triển chính sách xã hội. Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội được xây dựng trên cơ sở phù hợp với điều kiện và quá trình phát triển kinh tế, đáp ứng được mục tiêu bình đẳng trong phân phối và bình đẳng xã hội.

Thứ hai, từng bước luật hoá các chủ trương quan điểm của Đảng, Nhà nước thành các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng hệ thống chính sách trợ giúp xã hội theo hướng bảo trợ xã hội toàn dân, thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; đa dạng hoá hình thức trợ giúp và phát triển hệ thống sự nghiệp để chăm sóc các đối tượng đặc biệt khó khăn.

Thứ ba, đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn lực để thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn về kinh tế, chủ trương xã hội hoá công tác trợ giúp xã hội được Đảng và nhà nước ta lựa chọn là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc. Xã hội hoá việc trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội không có nghĩa là nhà nước giảm phần trách nhiệm mà chính là tăng cường trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo môi trường pháp lý, hành chính thuận lợi cho việc trợ giúp xã hội; mặt khác cũng tăng cường chia sẻ trách nhiệm của các thành viên xã hội đối với những người không may mắn, gặp nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

Thứ tư, hình thành các tổ chức, hiệp hội để tổ chức trợ giúp các nhóm đối tượng như tổ chức tự lực của người khuyết tật và tổ chức vì người khuyết tật, nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng, gia đình, bản thân đối tượng và hệ thống tổ chức xã hội, nhân đạo từ thiện để chăm sóc các đối tượng xã hội ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn.

III. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH, LUẬT PHÁP VỀ BẢO TRỢ XÃ HỘI VÀ GIẢM NGHÈO

1. Chính sách đối với các đối tượng bảo trợ xã hội

Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật và một loạt các chính sách trợ giúp xã hội được ban hành đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với những đối tượng yếu thế trong xã hội. Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội quy định những chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế khác như: về trợ cấp xã hội; hỗ trợ y tế; hỗ trợ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng; hỗ trợ về giáo dục; hỗ trợ học nghề, việc làm.

Các chính sách trên đã và đang được thể chế hóa qua một số chính sách trợ giúp xã hội cụ thể như sau:

a) Chính sách trợ cấp xã hội

Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm 2007của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67. Theo quy định tại hai Nghị định này, các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng trợ cấp xã hội:

- Về chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên: giải quyết trợ cấp hàng tháng cho 9 nhóm đối tượng, bao gồm: trẻ em mồ côi; người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội; người tàn tật nặng; người mắc bệnh tâm thần; người nhiễm HIV/AIDS; gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ và người đơn thân đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi. Mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng (hệ số 1); và tối đa là 720.000 đồng (hệ số 4).

- Về chính sách trợ giúp đột xuất (một lần): những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, với mức trợ cấp từ 1 đến 5 triệu đồng/ người (hộ). Ngoài khoản trợ cấp nêu trên, nếu hộ gia đình thuộc diện nghèo sẽ được xem xét trợ giúp thêm các khoản sau cho đến khi hộ thoát khỏi diện nghèo: miễn, giảm học phí cho người đang học văn hoá, học nghề; được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở chữa bệnh của Nhà nước; được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.



b) Chính sách hỗ trợ về y tế

Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-TC ngày 14/8/2009 của liên Bộ Y tế, Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế. Theo quy định thì các đối tượng: (i) người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng là các đối tượng quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ hướng dẫn về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; (ii) người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; (iii) người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; (iv) Trẻ em dưới 6 tuổi, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT và được hưởng các chế hộ về chăm sóc y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.



c) Chính sách hỗ trợ giáo dục

- Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống GD-ĐT quốc dân và Thông tư hướng dẫn 54/1998/TTLT Bộ GD - ĐT và Bộ Tài chính ngày 31/8/1998 hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cở sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống GD-ĐT quốc dân quy định giảm 50% học phí cho học sinh, sinh viên là con hộ nghèo (riêng học sinh tiểu học được miễn học phí theo Luật giáo dục).

- QĐ số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23/12/1997 của TTg về học bổng và trợ cấp xã hội với học sinh, sinh viên các trường thuộc đào tạo công lập.

- Thông tư số 53/1998/TTLT/Bộ GD và Đào tạo - Bộ Tài chính và Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện chế độ học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập, quy định học sinh sinh viên con hộ nghèo hưởng mức trợ cấp xã hội 100.000đ/tháng và được hưởng học bổng khuyến khích (30% - 80% - 120% mức học bổng khuyến khích toàn phần tương ứng với kết quả học tập khá - giỏi - xuất sắc).

- QĐ 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cở sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Quy định học sinh, sinh viên hệ cử tuyển; HS, SV đang học tại các trường PTDT nội trú, trường dự bị đại học; học sinh là thương binh, người tàn tật, khuyết tật đang học tại các trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, người khuyết tật được cấp mức học bổng chính sách là 360.000đ/người/tháng.

- Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng CP về tín dụng đối với học sinh, sinh viên quy định học sinh, sinh viên con em hộ cận nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội với mức không quá 800.000đ/tháng.

- Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2014- 215. Theo đó, (i) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; (ii) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; (iii) Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên. (iv) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước; (v) Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được miễm giảm học phí. Việc miễn, giảm học phí sẽ được thực hiện trong suốt thời gian học sinh học tập tại nhà trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí.

Ngoài các chính sách trên, học sinh con em hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khác, được cấp SGK và học phẩm theo Nghị định 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 của Chính phủ về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

d) Chính sách hỗ trợ học nghề

- Quyết định 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.

- Thông tư số 102/2007/TTLT/BTC-Bộ LĐTBXH ngày 20/8/2007 của liên bộ Tài chính- Bộ LĐTBXH hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Người nghèo học nghề được hỗ trợ tiền ăn trong thời gian học nghề: 10.000đ/người/ngày, hỗ trợ tiền đi lại với học viên ở cách xa nơi mở lớp học từ 15km trở lên, tối đa không quá 200.000đ/người/khoá học.

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Theo đó, lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

Nhìn chung, hệ thống chính sách, pháp luật đã tạo khung pháp lý về giúp đỡ, chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi, xác định rõ chức năng của các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương, tạo môi trường thuận lợi cho người khuyết tật tiếp cận học nghề, việc làm và các dịch vụ xã hội cơ bản. Vì vậy, những năm qua đời sống vật chất, tinh thần và vị thế của đối tượng bảo trợ xã hội trong xã hội từng bước được cải thiện. Từ đó, công tác xã hội hóa các hoạt động chăm sóc người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng yếu thế được đẩy mạnh, nhiều phong trào được phát động như phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, phong trào hưởng ứng Ngày người cao tuổi Việt Nam (06/6), Ngày quốc tế người cao tuổi (01/10), Ngày vì người khuyết tật Việt Nam (18/4), Ngày quốc tế người khuyết tật (03/12); Ngày vì người nghèo...

2. Chính sách đối với người nghèo

a) Chính sách tín dụng ưu đãi

Đối tượng của chính sách là hộ nghèo, người nghèo, người sản xuất kinh doanh ở những xã khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

- Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác.

Thành lập ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện tín dụng ưu đãi với các đối tượng vay vốn gồm: hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề, các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, vay vốn giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của HĐBT nay là Chính phủ; các tổ chức kinh tế và hộ kinh doanh ở hải đảo, các xã khu II, III miền núi thuộc chương trình 135.

Nội dung chính sách cho vay ưu đãi theo hình thức tín chấp, mức vay được điều chỉnh qua từng thời điểm từ 3 triệu đồng/ hộ lên mức 7 triệu và 10 triệu đồng/hộ và lãi suất ở mức 0,5% và 0,6%, đồng thời giảm 15% ở khu vực III.

- Quyết định số 62/2004/QĐ/TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng về cấp nước sạch vệ sinh môi trường cho hộ nghèo, xã miền núi, xã đặc biệt khó khăn với mức hỗ trợ cao nhất là 4 triệu đồng/hộ.

- Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn (cấp xã) được quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ với mức vay tới 30 triệu đồng/ hộ với lãi suất 0,9%.

- Quyết định số 32/2007/ QĐ/TTg ngày 5/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về cho vay vốn sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có mức thu nhập bằng <50% mức thu nhập bình quân hộ nghèo có phương án sản xuất đựoc vay vốn với lãi suất 0%, mức vay tới 5 triệu đồng/ hộ.



b) Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường

- Quyết định số 134/2004/ QĐ/TTg ngày 29/7/ 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số đời sống khó khăn. Trong đó hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ, định cư thường trú tại địa phương là hộ nghèo sinh sống bằng nghề nông lâm chưa có đất sản xuất, đất ở và có khó khăn về nhà ở và nước sinh hoạt, với mức hỗ trợ đất sản xuất 0,5 ha đất nương hay 0,25 ha lúa một vụ, hoặc 0,15 ha lúa nước 2 vụ và đất ở tối thiểu 200 m2/ hộ; hỗ trợ 5 triệu đồng/ hộ làm nhà ở và sau điều chỉnh lên 7 triệu đồng/hộ… Hỗ trợ 300 ngàn đồng/ hộ để đào giếng, thôn bản có 100% hộ ĐBDTTS được hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng công trình cấp nước tập trung và hỗ trợ 50% đối với thôn bản có từ 20- 50% hộ ĐBDTTS.

- Quyết định số 146/2005/QĐ/TT ngày 15/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Quyết định số 07/2007/QĐ-TTg ngày 4/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 146/2005/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng.

- Quyết định số 74/2008/QĐ/TTg ngày 9/6/2008 về một số chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2008-2010 trong đó hỗ trợ đối với hỗ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có đất ở thì được cấp đất trực tiếp (theo quỹ đất), hoặc cấp 10 triệu đồng/hộ để mua đất ở (trong đó 80% là NSTW, 20% NS ĐP) ; hộ chưa có đất sản xuất được cân đối cấp đất, hoặc hỗ trợ tiền để tạo đất sản xuất là 20 triệu đồng/ hộ ( NSTW 50%, NSĐP 50%) và được vay 10 triệu đồng/ hộ , thời hạn vay 5 năm, lãi suất 0% ( định mức đất theo mức quy định ở QĐ số 134).

- Quyết định số 167/2008/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12/12/ 2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở .

Chính sách hỗ trợ hộ nghèo theo quyết định này có tính bao phủ rộng hơn và toàn diện hơn, bảo đảm không để sót hộ nghèo chưa được hỗ trợ (trừ vùng đô thị).

Nội dung hỗ trợ hộ nghèo nhà ở là 6 triệu đồng hộ, riêng hộ nghèo ở các xã thuộc vùng khó khăn theo Quyết định số 30/ 2007/QĐ/TTg của Thủ tướng Chuính phủ ngày 5/3/ 2007 được hỗ trợ 7 triệu đồng/ hộ; được vay vốn NHCSXH với mức 8 triệu đồng/hộ thời gian vay 10 năm 9 trong 5 năm ân hạn), lãi suất vay 3%/ năm) trả dần 5 năm sau. Ngoài ra UBND các cấp huy động nguồn lực địa phương để hỗ trợ thêm.

- Quyết định số 112/2007/QĐ/TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân thuộc chương trình 135 giai đoạn II, có quy định hỗ trợ 1 lần 1 triệu đồng/ hộ về vật liệu để sửa chữa, cải tạo chuồng trại tại chăn nuôi, nhà vệ sinh.



c) Chính sách hỗ trợ người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, lâm ngư và hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề

Thông tư số 01/2007/TT/BNN ngày 15/01/2007của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện dự án và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc và miền núi thuộc chương trình 135 giai đoạn II 2006-2010 và Thông tư số 79/2007/TT/BNN ngày 20/9/2007 bổ sung một số nội dung Thông tư 01/2007, quy định hộ nghèo được hỗ trợ.

Hỗ trợ chi phí giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, công cụ thiết bị bảo quản, chế biến sau thu hoạch, mức hỗ trợ do Chủ tịch UBND tỉnh quy định, riêng mức nức hỗ trợ giống vốn, vật tư chủ yếu thấp nhất phải bằng 90%.

- Thông tư liên tịch số 102/2007/ TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, trong đó quy định hộ nghèo, người nghèo được hỗ trợ như sau:

+ Hộ nghèo vùng cao, vùng sâu hỗ trợ 100% chi phí mô hình trình diễn , vùng khác 50%; hỗ trợ 3 triệu đồng /hộ mua sắm công cụ, thiết bị chế biến bảo quản sau thu hoạch.

+ Các buổi tập huấn hướng dẫn cách làm ăn, tham quan mô hình, người nghèo được hỗ trợ toàn bộ mọi chi phí (tài liệu, ăn ở, đi lại).

+ Hỗ trợ 100% giống vốn vật tư kỹ thuật cho hộ nghèo thực hiện nhân rộng mô hình giảm nghèo đối với hộ nghèo là đồng bào DTTS vùng cao; 90% đối với miền núi, bãi ngang ven biển, vùng ngập sâu mùa nước nổi đồng bằng Sông cửu Long , 80% đối với vùng khá, hỗ trợ công cụ cầm tay, hỗ trợ 1 lần 2 triệu đồng để làm chuồng tại chăn nuôi.

- Quyết định số 74/2008/QĐ/TTg ngày 9/6/2008, hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long, không có đất sản xuất muốn chuyển đổi nghề, tạo việc làm, được hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ và vay tín dụng ưu đãi 10 triệu đồng/hộ trong 3 năm.

Ngoài chính sách riêng đối với người nghèo, người nghèo còn được hưởng một số chính sách chung về phát triển kinh tế, chuyển đổi ngành nghề theo Nghị định 66/2006/NĐ-CP ngày 7/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.



tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương