Ban biên tập chương I chức năNG, nhiệm vụ, quyền hạn ngành lao đỘng- thưƠng binh và XÃ HỘI


Chuyên đề 3 QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG



tải về 5.01 Mb.
trang26/48
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích5.01 Mb.
#19765
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   48

Chuyên đề 3

QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG



I. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG

1. Người có công

Theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công số 26 và số 89.



1.1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (cán bộ Lão thành cách mạng).

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.

Những đặc trưng quan trọng nhất của diện đối tượng này là đã tham gia các tổ chức cách mạng như Đông dương cộng sản Đảng, An nam cộng sản Đảng, tổ chức Việt Minh… vào thời điểm từ ngày 31 tháng 12 năm 1944 trở về trước.

1.2. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 (cán bộ Tiền khởi nghĩa).

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận là đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.

Những đặc trưng quan trọng nhất của diện đối tượng này là đã tham gia một trong những tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã như nông dân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, nhi đồng cứu quốc, đội tự vệ xã… hoặc thoát ly tham gia các tổ chức vũ trang thuộc lực lượng Việt Minh cấp huyện trở lên trong thời điểm từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.

1.3. Liệt sĩ

Trong các cuộc kháng chiến của dân tộc, hàng triệu con người đã xung phong đi chiến đấu, tham gia vào các loại mặt trận chống xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong số đó, nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Đây là những người đã xả thân vì Tổ quốc, hy sinh vì đại nghĩa của cộng đồng. Họ ra đi bảo vệ Tổ quốc, tham gia vào các đoàn quân cứu nước mà không hề vụ lợi, không tính toán vì bản thân, hy sinh tất cả cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ có thể là quân nhân thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, công an nhân dân, cán bộ dân sự, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, dân quân, du kích…

Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

b) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

c) Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh;

d) Làm nghĩa vụ quốc tế;

đ) Đấu tranh chống tội phạm;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

g) Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

h) Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh chết vì vết thương tái phát.

1.4. Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Danh hiệu vinh dự “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được Nhà nước quy định để tặng hoặc truy tặng những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

Những bà mẹ thuộc một trong những trường hợp sau đây được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”:

a) Có 02 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;

b) Có 02 con mà cả 02 con là liệt sĩ hoặc chỉ có 01 con mà người đó là liệt sĩ;

c) Có từ 03 con trở lên là liệt sĩ;

d) Có 01 con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ.

1.5. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vì đã có những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Anh hùng lao động là người được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lao động vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục vụ kháng chiến.

1.6. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, bên cạnh hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã vĩnh viễn nằm xuống trên các chiến trường, còn có hàng vạn, hàng triệu người con ưu tú khác đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu, sức lực của mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Họ đã bị thương tật suốt đời, suy giảm một phần hoặc không còn khả năng lao động, khả năng tự lực trong sinh hoạt, trong cuộc sống. Họ đã mất đi những điều kiện cơ bản nhất để có thể tạo lập, xây dựng được một cuộc sống bình thường, hoà nhập với cộng đồng. Những người có đặc tính đó được gọi là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

b) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

c) Làm nghĩa vụ quốc tế;

d) Đấu tranh chống tội phạm;

đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

e) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh".

Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B nói trên được gọi chung là thương binh.

Khái niệm thương binh có liên quan đến khái niệm thương tật, tàn tật. Thương tật, tàn tật là nguyên nhân gây ra sự suy giảm khả năng lao động hoặc mất khả năng lao động. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhận thức rằng, không phải bất kỳ trường hợp nào suy giảm khả năng lao động, mất khả năng lao động cũng là bị thương tật, tàn tật. Sự suy giảm khả năng lao động có hai loại: suy giảm khả năng lao động tạm thời và suy giảm khả năng lao động thường xuyên, lâu dài.

Việc nghiên cứu nguyên nhân gây ra thương tật, tàn tật có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ, đó là cơ sở để xác định quyền ưu đãi về trợ cấp, mức trợ cấp và các quyền ưu đãi xã hội khác.

Trên cơ sở y học, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 21% do thương tật, tàn tật thuộc loại tàn tật nhẹ, gặp ít khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt, lao động, sản xuất và vẫn có thể đảm bảo sự hoà nhập của đối tượng với đời sống cộng đồng. Do vậy, các trường hợp này không được công nhận là thương binh.

1.7. Bệnh binh

Bệnh binh là những người bị mắc bệnh trong khi làm nhiệm vụ dẫn đến suy giảm khả năng lao động hoặc mất khả năng lao động. Chúng ta có thể chia làm hai mức độ khác nhau: suy giảm khả năng lao động tạm thời và lâu dài, thường xuyên.

Sự suy giảm hoặc mất khả năng lao động do bệnh tật ở bệnh binh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như do điều kiện chiến đấu, phục vụ chiến đấu, điều kiện công tác, làm việc, sống khắc nghiệt, khó khăn. Hậu quả của điều kiện sống, công tác đó trong thời kỳ kháng chiến để lại những hậu quả về mặt sức khoẻ đối với bệnh binh là rất lâu dài, không thể khẳng định thời điểm có thể phục hồi hoàn toàn sức khoẻ.

Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh" thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

b) Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ ba năm trở lên;

c) Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ ba năm nhưng đã có đủ mười năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;

d) Đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ mười lăm năm nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí;

đ) Làm nghĩa vụ quốc tế;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh.

Trường hợp, bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.

Trên cơ sở y học, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động dưới 61% do bệnh tật gặp ít khó khăn, trở ngại trong sinh hoạt, lao động, sản xuất và vẫn có thể đảm bảo sự hoà nhập của đối tượng với đời sống cộng đồng. Do vậy, các trường hợp này không được công nhận là bệnh binh.



1.8. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ, đồng ta đã bị nhiễm chất độc da cam do đế quốc Mỹ rải xuống chiến trường miền Nam. Hậu quả của chất độc da cam là vô cùng tàn khốc. Hầu hết trong số đó bị suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh, bị mắc bệnh hiểm nghèo… Điều đau lòng hơn cả là hậu quả chất độc hoá học không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người hoạt động kháng chiến mà vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống của những thế hệ con, cháu. Thế hệ con, cháu của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học tiếp tục bị dị dạng, dị tật, bị tàn tật bẩm sinh, không còn hoặc suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, trong cuộc sống. Họ đặc biệt khó khăn trong cuộc sống, trong việc hoà nhập với đời sống cộng đồng.

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người được cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học, bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hoá học.

1.9. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày

Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai cho địch.



1.10. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến.



1.11. Người có công giúp đỡ cách mạng

Các cuộc kháng chiến của dân tộc ta mang tính chất tổng lực, trường kỳ trên tất cả mặt trận. Nhân, tài, vật lực được toàn dân đưa vào phục vụ cho cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Bên cạnh những người trực tiếp tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoạt động cách mạng thì còn có những người không có điều kiện trực tiếp, chỉ có điều kiện gián tiếp tham gia cách mạng. Những công việc họ làm cũng hết sức nguy hiểm và có ích cho Tổ quốc như: cho mượn nhà để làm kho tàng, cơ quan của in ấn của cách mạng, hoặc nơi hôi họp, làm việc của Đảng và Nhà nước; hoặc nuôi, giấu, bảo vệ cán bộ cách mạng; tổ chức tham gia thu gom, chế tạo vũ khí, đạn dược, chất nổ…

Rất nhiều người trong số đó có những hoạt động giúp đỡ cách mạng mà bị địch bắt giữ, triệt phá nhà cửa… nhưng họ vẫn kiên trung, bảo vệ cách mạng. Những người và gia đình này được gọi là người có công giúp đỡ cách mạng. Họ đã giúp đỡ cách mạng trong những thời điểm cách mạng khó khăn, nguy hiểm nhất bằng mọi hình thức khác nhau.

Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm:

- Người được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước";

- Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương "Tổ quốc ghi công" hoặc Bằng "Có công với nước" trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

- Người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến;

- Người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy chương kháng chiến.



2. Thân nhân của người có công

Theo quy định hiện hành, thân nhân của người có công gồm: cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con hoặc người khác được xác định theo quy định của pháp luật. Tuỳ từng chế độ ưu đãi xã hội cụ thể, thân nhân của người có công thuộc diện xem xét chế độ ưu đãi được xác định tương ứng.

Ví dụ:

Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ" bao gồm:



a) Cha đẻ, mẹ đẻ;

b) Vợ hoặc chồng;

c) Con;

d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.



Trong đó, vợ (hoặc chồng) liệt sĩ là người kết hôn hợp pháp với liệt sĩ trước khi liệt sĩ hy sinh, không ly dị và chưa tái giá. Trường hợp trước ngày có Luật Hôn nhân và Gia đình, liệt sĩ đã có nhiều vợ kết hôn hợp pháp thì những người vợ đó đều được xét xác nhận là thân nhân liệt sĩ. Trường hợp đặc biệt, vợ (hoặc chồng) liệt sĩ tái giá được xem xét, xác nhận là thân nhân liệt sĩ.

Con của liệt sĩ gồm cả con đẻ của liệt sĩ (con trai và con gái, kể cả con mà trước khi liệt sĩ chết, vợ của liệt sĩ đang mang thai); con nuôi và con ngoài giá thú của liệt sĩ được pháp luật thừa nhận.

Người có công nuôi liệt sĩ là người đã thực sự nuôi liệt sĩ từ nhỏ đến lớn (thời gian nuôi từ 10 năm trở lên khi liệt sĩ còn dưới 16 tuổi), đối xử với liệt sĩ như con đẻ và nuôi liệt sĩ bằng sức lao động, tài sản của bản thân mình. Trường hợp có công lao đặc biệt trong việc nuôi liệt sĩ ở thời kỳ sơ sinh hoặc đang bị tai họa lớn và đã nuôi liệt sĩ từ 5 năm trở lên thì cũng được xác nhận là người có công nuôi liệt sĩ.

II. CÁC CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG


1. Ưu đãi về trợ cấp

Ưu đãi về trợ cấp của người có công được xây dựng dựa trên căn cứ công lao đóng góp, sự mất mát hy sinh và cả khả năng lao động của từng đối tượng. Đây là sự bù đắp một phần những cống hiến đóng góp, hy sinh, mất mát của người có công với đất nước, sự đền ơn đáp nghĩa, sự chăm lo, săn sóc thấm đậm tình đồng chí, đồng bào,… Người có công với đất nước còn khả năng lao động thì họ còn khả năng tạo ra của cải, vật chất để nuôi sống và tích luỹ của cải cho bản thân và gia đình; người không còn khả năng lao động thì cần có sự trợ giúp hữu hiệu và trợ cấp là một điểm tựa, một chỗ dựa hết sức cần thiết trong đời sống sinh hoạt.

Trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với đất nước và thân nhân của họ được nghiên cứu, hoạch định dựa trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội do Tổng Cục Thống kê thông báo 02 năm một lần và khả năng ngân sách của Nhà nước. Mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi được điều chỉnh theo lộ trình Đề án cải cách chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công.

Ưu đãi về trợ cấp đối với người có công bao gồm: trợ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp ưu đãi một lần.

Mức trợ cấp ưu đãi cụ thể đối với từng diện đối tượng được quy định và thực hiện theo Nghị định của Chính phủ, có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.

2. Ưu đãi về kinh tế- văn hoá- xã hội

Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) số 26/2005/PL- UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ và một số văn bản hướng dẫn khác của các Bộ, ngành thì thực trạng quyền ưu đãi về kinh tế- văn hoá- xã hội của công dân ở Việt Nam như sau:



2.1. Ưu đãi về chăm sóc sức khoẻ.

Theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 17/2006/TTLT- BLĐTBXH- BTC- BYT ngày 21 tháng 11 năm 2006 của Liên Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội- Bộ Tài chính- Bộ Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khoẻ đối với người có công với cách mạng và Thông tư Liên tịch số 21/2005/TTLT- BYT- BTC ngày 27 tháng 7 năm 2005 của Liên Bộ Y tế- Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc thì thực trạng quyền ưu đãi về chăm sóc sức khoẻ như sau:

a) Đối tượng được bảo hiểm y tế: 13 loại đối tượng

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

- Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

- Người có công giúp đỡ cách mạng;

- Người được hưởng trợ cấp phục vụ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

- Con của: thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị bệnh tật nặng khi hết thời hạn hưởng BHYT vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.




tải về 5.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương