1 Phát triển hệ thống 1 1 Giới thiệu 2



tải về 1.95 Mb.
trang10/20
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.95 Mb.
#28837
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20

1.9Gói phần mềm


  • Gói phần mềm là sản phẩm phần mềm được nhiều người dùng sử dụng. Ngày nay, kinh doanh về gói phần mềm rất phát đạt, và rất nhiều sản phẩm gói đã có sẵn, cho nên chúng nên được dùng một cách có hiệu quả cũng như thường xuyên. Sau đây sẽ mô tả toàn bộ các khía cạnh của gói phần mềm.

1.9.1Đại cương về gói phần mềm


  • Vai trò của gói phần mềm và tính ích lợi của chúng sẽ được mô tả sau đây.



(1) Ý nghĩa và vai trò của gói phần mềm

  • Có những khác biệt sau đây giữa gói phần mềm và các mảnh phần mềm riêng lẻ:

  • - Gói phần mềm đặt nặng vào những phần công việc thông thường chung.

- Các mảnh phần mềm riêng lẻ bao gồm cả những khác biệt tồn tại trong công việc.

  • Nói cách khác, phần mềm được tạo ra cho việc sử dụng chung được gọi là gói phần mềm.

  • Gần đây, người ta nói rằng khối lượng việc tồn đọng (công việc phát triển mà không thể được bắt đầu) đã tăng lên. Về mặt thống kê, nghe nói có số trung bình việc tồn đọng lên đến quãng hai ba năm. Các nguyên nhân sau đây được xem như là nguyên nhân chính cho việc tồn đọng:

  • Tổ chức phát triển hệ thống không thể đáp ứng kịp việc tăng về nhu cầu phát triển hệ thống.

Năng suất phát triển hệ thống là thấp (các kĩ thuật phát triển và công cụ hỗ trợ phát triển là không đủ).

Việc cung cấp các kĩ sư phát triển hệ thống quá thấp và kĩ năng của họ không đủ (do tình hình kinh tế trì trệ kéo dài).



  • Gói phần mềm cung cấp một phương tiện hiệu quả để giải quyết những vấn đề này.

  • Có thời việc đưa gói phần mềm vào đã bị phản ứng lại. Đằng sau cảm giác này, có xu hướng là hệ thống nên được đặt hàng và phát triển một cách cá nhân. Tuy nhiên, gói phần mềm với tỉ lệ hiệu năng-chi phí cao gần đây đã trở nên sẵn có. Một số sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu vận hành ngay cả ở mức độ cao đáng kể.

  • Với xu hướng như vậy, nhiều nhà chế tạo phần mềm đã chế tạo và bán gói phần mềm, như các nhà chế tạo sản phầm công nghiệp chế tạo và bán sản phẩm của họ. Bây giờ, việc kinh doanh gói phần mềm là lĩnh vực kinh doanh chính trong ngành công nghiệp phần mềm.



(2) Tính hữu dụng của gói phần mềm

  • Gói phần mềm được bán như một bộ đĩa CD-ROM và một số tài liệu sử dụng. Các gói này bao quát những lĩnh vực rộng lớn, kể cả những gói cho kĩ sư phát triển hệ thống và những gói dành cho người dùng thông thường.

  • Thêm vào đó, chúng lại đưa ra hiệu năng rất cao. Có rất nhiều gói phần mềm sẵn có ở Nhật và ở nước ngoài. Ích lợi do các gói phần mềm này đem tới cho hệ thông tin là không lường được.

  • <Ích lợi sử dụng>

Thời gian phát triển được rút ngắn lại.

Kích cỡ phát triển được rút lại (chỉ những phần mà gói phần mềm không bao quát mới cần được phát triển).

Chất lượng được tăng lên (các gói phần mềm ít bị lỗi đáng kể, bởi vì chúng được phát triển dưới sự quản lí chất lượng nghiêm ngặt).

Dịch vụ nâng cấp được kèm theo (thông thường, các gói phiên bản mới là có sẵn và không đắt, trong khi các chức năng của gói phần mềm lại được mở rộng).



  • Tuy nhiên, việc dùng gói phần mềm trong phát triển hệ thống có thể gây ra những bất tiện trong giao diện người dùng. Trong trường hợp như vậy, các gói có liên quan được chuyên biệt hoá (sửa đổi logic bên trong hay những phần khác), nhưng việc xử trí cẩn thận là cần thiết bởi vì, khi phiên bản của một gói được cập nhật, thì các thao tác không được đảm bảo cho phiên bản đã chuyên biệt hoá của gói này.


1.9.2Phân loại các gói phần mềm


  • Gói phần mềm theo nhiều kích cỡ và kiểu là có sẵn. Một số là các gói kích cỡ nhỏ, như phần mềm truyền thông được cung cấp cùng chức năng thư điện tử, và một số là những gói kích cỡ lớn như phần mềm lập kế hoạch tài nguyên công ti ERP (Enterprise Resource Planning).

  • Các hoạt động trong công ti được xem xét theo cấp bậc như trong Hình 1-8-1. Gói phần mềm được cung cấp để hỗ trợ cho từng hoạt động.

(1) Gói phần mềm trên cơ sở công nghiệp

  • Gói phần mềm trên cơ sở công nghiệp là sản phẩm phần mềm nhìn theo các đặc trưng chung cho từng công ti trong một ngành công nghiệp, và các sản phẩm cho toàn bộ hoạt động của một công ti hay cho từng đơn vị công việc (công nghiệp chế tạo, công nghiệp phân phối, công nghiệp tài chính, v.v.) của một tổ chức, được bán trên thị trường.

(2) Gói phần mềm trên cơ sở vận hành

  • Gói phần mềm trên cơ sở vận hành là sản phẩm xét theo đơn vị vận hành được phân công cho từng tổ chức của công ti. Tuy nhiên, gần đây, các sản phẩm được dùng chung cho từng tổ chức cũng đã có sẵn.




  • Quản lí

    bán hàng


    Quản lí

    nhân sự


    Quản lí

    sản xuất
    Hình 1-8-1



    Phân loại gói phần mềm





















  •  ERP (Enterprise Resource Planning - Lập kế hoạch tài nguyên xí nghiệp)

  • ERP (Enterprise Resource Planning - Lập kế hoạch tài nguyên xí nghiệp) nêu ra một khái niệm hay phương pháp để làm cho các hoạt động nghiệp vụ có hiệu quả bằng việc quản lí các tài nguyên nghiệp vụ được tích hợp theo quan điểm dùng chúng một cách có năng suất.

  • Gói phần mềm hỗ trợ cho các hoạt động để đạt tới khái niệm được gọi là ERP (gói dành cho các hoạt động tích hợp). Các sản phẩm của SAP hay Oracle Application là khá nổi tiếng.

  •  CRM (Customer Relationship Management - Quản lí quan hệ khách hàng)

  • CRM là một phiên bản mở rộng của ERP. ERP được phát triển bằng việc đặt ưu tiên vào hệ thống xử lí đơn hàng, như bán hàng, mua sắm, sản xuất, quản lí kho, dịch vụ và kế toán, xem như kết cấu nền thông tin của công ti. CRM tổ hợp các hoạt động của cơ sở dữ liệu khách hàng được quản lí tại trung tâm với ERP, tạo khả năng cho các hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng, làm tăng mức độ thoả mãn của khách hàng, cuối cùng làm vững chắc sự ủng hộ từ các khách hàng tốt.

  •  SFA (Sales Force Automation - Tự động hoá hiệu lực bán hàng)

  • SFA là khái niệm có nguồn gốc từ BPA (Business Process Automation - Tự động hoá tiến trình nghiệp vụ). BPA là khái niệm về việc tăng mức độ thoả mãn của khách hàng, trong khi vẫn đạt tới việc giảm chi phí, bằng cách tăng năng suất do tự động hoá tiến trình nghiệp vụ. Với SFA, người ta dự định rằng năng suất trí tuệ sẽ được tăng lên bằng cách tự động tất cả các công việc văn phòng đơn giản và bằng việc dùng thời gian sinh ra dành cho dịch vụ khách hàng và/hoặc cung cấp đề xuất. Với hoạt động như vậy, việc dùng máy tính cá nhân kiểu sổ tay hay PDA (Trợ lí số tự cá nhân) là bản chất.

  •  SCM (Supply Chain Management - Quản lí dây chuyền cung cấp)

  • SCM, cũng là một phiên bản mở rộng của ERP, là một gói hỗ trợ cho việc làm ra các kế hoạch trong toàn tổ chức bằng việc dùng kết cấu nền thông tin (tài nguyên) để đưa vào trật tự. Với SCM, người ta dự định rằng việc ra quyết định được hỗ trợ để làm tăng tốc độ làm kế hoạch.

  •  CTI (Computer Telephone Integration - Tích hợp điện thoại máy tính)

  • CTI (Computer Telephone Integration - Tích hợp điện thoại máy tính) là gói phần mềm hỗ trợ cho việc tích hợp máy tính và điện thoại. Mục đích là để mở rộng cách thức theo đó hệ thống máy tính được sử dụng. Có nhiều ứng dụng, kể cả hoạt động nhận đơn, khách hàng hỏi về các hoạt động, giúp đỡ tại bàn và chiến dịch tiếp thị, tất cả đều dùng đơn vị đáp ứng tiếng nói.

(3) Công cụ làm tăng năng suất

  • Các công cụ làm tăng năng suất là các sản phẩm phần mềm để làm việc, như thư tín, quản lí cơ sở dữ liệu, trang tính và việc sinh ra tài liệu, đó là đối với các đơn vị nhỏ hơn thao tác và là thông thường cho công nghiệp và vận hành. Trong một số lĩnh vực, công cụ làm tăng năng suất được phân loại là OA (Office Automation - tự động hoá văn phòng) và công cụ thiết kế để hỗ trợ cho công việc thiết kế.



Công cụ truyền thông (truyền tệp, thư tín điện tử, phần mềm nhóm (groupware), phần mềm truyền thông, v.v...).

Công cụ quản lí cơ sở dữ liệu (hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (RDBMS), và các tiện ích khác)

Trang tính/công cụ sinh tài liệu

Công cụ quản lí dự án

Công cụ hỗ trợ phát triển hệ thống (công cụ CASE, công cụ tạo GUI, các công cụ kiểm thử đa dạng, v.v.).



1.9.3Công cụ quản lí sản xuất


(1) CAD (Computer Aided Design - Thiết kế có máy tính hỗ trợ)

  • CAD là một hệ thống mà người thiết kế làm ra bản thiết kế bằng cách nhận sự hỗ trợ của máy tính qua hiển thị đồ hoạ. CAD, dựa trên xử lí ảnh, xử lí cái nhìn 3 chiều từ cái nhìn 2 chiều đối với các bản vẽ.

(2) CAM (Computer Aided Manufacturing - Chế tạo có máy tính hỗ trợ)

  • Theo nghĩa rộng hơn, CAMs là các hệ thống hỗ trợ cho tiến trình chế tạo, như quản lí tiến trình, chuẩn bị cho sản xuất, kiểm thử xử lí và lắp ráp. Tuy nhiên, thông thường chính hệ thống hỗ trợ cho việc sinh ra dữ liệu để hướng dẫn các đơn vị kiểm soát số. Các công cụ CAM ngày nay sinh ra dữ liệu lệnh từ cái ra lấy từ hệ thống CAD.

(3) CAE (Computer Aided Engineering - Kĩ nghệ có máy tính hỗ trợ)

  • CAE là hệ thống để hỗ trợ cho một loạt công việc được bao hàm trong thiết kế sản phẩm, kiểm thử hiệu năng và chế tạo. CAE được dùng để làm cho công việc hiệu quả bằng cách phân tích hiệu năng cần cho sản phẩm, thiết kế dựa trên kết quả phân tích và mô phỏng các sản phẩm thực nghiệm trên máy tính.

  • Tên"hệ thống CAD/CAM/CAE" đôi khi được dùng để bao quát cả hai hệ thống thiết kế và chế tạo.




1.9.4Ví dụ về việc dùng hiệu quả gói phần mềm


  • Như mô tả ở trên, việc dùng các gói phần mềm đem lại ích lợi lớn cho nghiệp vụ. Sau đây sẽ mô tả các ví dụ điển hình về việc dùng các gói phần mềm có hiệu quả.

(1) Dùng gói phần mềm như một phần của hệ thống

  • Gói phần mềm không chỉ bao gồm ứng dụng mà còn cả gói chương trình. Do đó, việc dùng gói phần mềm tại mức hệ thống con và mức chương trình cũng là có thể (xem Hình 1-8-2). Việc thiết lập thích hợp hay hơi sửa đổi các tham biến cho phép nhiều gói phần mềm được dùng cho những mục đích này. Do đó, gói phần mềm nên được dùng nhiều nhất có thể được.

  • Gần đây, các thư viện lớp trong lập trình hướng đối tượng đã được tổ hợp vào trong các gói phần mềm. Do đó, đã xuất hiện các trường hợp chỉ riêng phần cần thiết mới được tạo ra và thư viện được dùng cho phần còn lại.



Hình 1-8-2

Ví dụ về nhúng hệ thống























(2) Tăng năng suất phát triển hệ thống

  • Nhiều công cụ hỗ trợ cho việc phát triển hệ thống đã có sẵn như các gói phần mềm. Do đó, việc dùng chúng tạo khả năng cho việc phát triển hệ thống hiệu quả.



- Công cụ CASE: U-CASE, L-CASE, I-CASE, v.v...

- Công cụ sinh GUI/tài liệu

- Công cụ quản lí dự án

- Công cụ kiểm thử/gỡ lỗi



(3) Thúc đẩy tự động hoá văn phòng (OA)

  • Các nghiệp vụ đã đưa vào gói phần mềm để thúc đẩy tự động hoá văn phòng với ý định bao hàm những điều sau:

  • - Làm cho mọi dữ liệu được quản lí như các cơ sở dữ liệu.

  • - Quản lí luồng thông tin liên quan tới vận hành, như thư điện tử và luồng công việc

  • - Quản lí lịch biểu

  • RDBMS được dùng chủ yếu như cơ sở dữ liệu, trong khi phần mềm nhóm groupware (phần mềm hỗ trợ công việc được thực hiện như một nhóm) được dùng rộng rãi để thúc đẩy tự động hoá văn phòng.

(4) Dùng như nghiệp vụ

  • Trong công nghiệp phần mềm, nghiệp vụ của một số lớn công ti là để phát triển và bán gói phần mềm. Nếu một công ti có thể phát triển và bán sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thì người ta trông đợi sự phát triển mạnh mẽ cho công ti này. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống cho các gói phần mềm có hơi khác với việc phát triển phần mềm lẻ. Hình 1-8-3 chỉ ra sự khác biệt giữa việc phát triển gói phần mềm và việc phát triển phần mềm lẻ.



  • Hình 1-8-3

    So sánh giữa việc phát triển gói phần mềm và việc phát triển phần mềm lẻ







    • Phát triển gói phần mềm



    • Phát triển phần mềm lẻ

    • Lập kế hoạch cơ sở



    • Dựa trên tiếp thị, thực hiện công việc phát triển phần mềm cần thiết trong xã hội.

    • Trong một số trường hợp, gói phần mềm mới được sinh ra bằng cách tích hợp gói phần mềm đã có.



    • Qua gặp gỡ với người dùng, việc phân tích và xác định được tiến hành để hệ thống hoá điều người dùng cần.

    • Kiểm thử/chuyển giao



    • Phần mềm được cài đặt trong nhiều kiểu máy tính cho nên cần tiến hành quản lí chất lượng kĩ lưỡng để loại bỏ lỗi.

    • Hơn nữa, việc chuyên biệt hoá được thực hiện cho khách hàng, sau đó nội dung được ghi lại trên CD-ROM hay phương tiện khác, để chuyển giao cho khách hàng.



    • Kiểm thử bình thường, kể cả kiểm thử đơn vị cho tới kiểm thử vận hành, được tiến hành, sau đó hệ thống được trao cho người dùng.

    • Bảo trì



    • Phiên bản của một sản phẩm được cập nhật, có xem xét tới xu hướng thị trường và mối quan hệ với phần mềm khác cũng làm việc với sản phẩm này.



    • Công việc bảo trì được tiến hành dựa trên yêu cầu của người dùng hay sự thay đổi của tình huống.

  • Từ nay trở đi, người ta trông đợi rằng, bên cạnh việc phát triển các gói phần mềm mới, nhiều gói phần mềm tích hợp tích hợp cả các gói phần mềm hiện có sẽ được tạo ra.


1.9.5Phần mềm nhóm - Groupware


  • Để hỗ trợ cho công việc con người, giao diện với con người của máy tính đã được cải tiến và nâng cao. Tuy nhiên, công việc con người gần như được tiến hành theo nhóm. Việc phát triển hệ thống là một ví dụ điển hình.

  • Với tiến bộ về công nghệ mạng trong những năm gần đây, nhiều máy tính được nối lại qua mạng và việc trao đổi thông tin giữa chúng đã trở thành có thể. Phần mềm nhóm là một hệ thống để hỗ trợ cho việc gắn công việc qua mạng mà qua đó đã được phát triển.



(1) Truyền thông

  • Các chức năng truyền thông là những chức năng quan trọng nhất của phần mềm nhóm. Truyền thông bên trong một nhóm có thể được duy trì qua thư điện tử và bản tin điện tử mà không cần triệu tập họp ở đâu đó.

(2) Dùng chung dữ liệu

  • Dữ liệu dùng chung tạo khả năng coi máy tính như chỗ làm việc chung. Việc soạn tài liệu trong sự hợp tác với một số người đưa ra một ví dụ điển hình. Những người viết ở các chỗ khác nhau có thể dùng chung một tệp tài liệu được đặt ở một máy phục vụ định sẵn.

  • Thêm vào đó, vì phần mềm nhóm cho phép việc quản lí dữ liệu tập trung, nên không cần những phần khác nhau giữ cùng một dữ liệu.

(3) Quản lí lịch biểu

  • Chức năng quản lí tập trung lịch biểu của các thành viên nhóm, được cung cấp cùng phần mềm nhóm, tạo khả năng lập lịch cho tất cả các thành viên nhóm, chẳng hạn cho 10 thành viên, được kiểm tra ngay lập tức mà không cần việc kiểm tra tách biệt. Chức năng này khử bỏ công việc cần thiết phải làm hiệu chỉnh về thời gian họp.

  • Việc đạt tới những chức năng này đòi hỏi các chức năng xử lí tài liệu như bộ xử lí văn bản, và các chức năng cơ sở dữ liệu bên cạnh chức năng mạng. Trong một số trường hợp, những chức năng này được thực hiện bằng việc cung cấp giao diện với các sản phẩm hiện có. Từ nay trở đi, các hệ thống hỗ trợ nâng cao hơn đưa vào khái niệm về PDM (Product Data Management - Quản lí dữ liệu sản phẩm), quản lí các dữ liệu tập trung, sẽ đi vào sử dụng.


1.9.6Công cụ OA


  • Máy tính cá nhân đã được sử dụng nhanh chóng và rộng khắp trong các doanh nghiệp và ở gia đình bởi vì phần mềm cho phép ngay cả người không có kinh nghiệm cũng dễ dùng chúng, đã được cài dặt trong chúng. Trước đây, máy tính chỉ do các kĩ sư xử lí thông tin được đào tạo về CNTT vận hành. Tuy nhiên, với tiến bộ trong công nghệ thông tin, các chức năng xử lí đã được làm giầu thêm, và máy tính bây giờ đã trở thành sản phẩm quen thuộc như đồ điện tử gia dụng.

  • Nói riêng, ba công cụ sau đóng vai trò chính trong tự động hoá văn phòng (OA).

- Xử lí văn bản

- Phần mềm trang tính

- Phần mềm trình bày

(1) Xử lí văn bản



  • Nhân tố lớn nhất làm tăng việc dùng máy tính cá nhân là việc đưa vào bộ xử lí văn bản. Việc đưa vào các chức năng xử lí văn bản đã biến máy tính từ "máy xử lí dữ liệu chỉ các chuyên gia mới có thể dùng được" thành "máy xử lí thông tin quen thuộc."



  •  Định dạng

  • Mục đích quan trọng nhất của việc dùng bộ xử lí văn bản là để sinh ra tài liệu, qua việc đưa vào dữ liệu, trong đó các chức năng định dạng được dùng để quyết định cách bố trí tài liệu sẽ in ra.

  • Việc định dạng phần lớn là xác định cỡ giấy được dùng và dáng vẻ của văn bản in.

  • Đặt kiểu giấy được dùng

Kích cỡ giấy được dùng phải được xác định.

  • Đặt hướng in

In theo chiều dọc giấy hay chiều ngang giấy cũng phải được xác định.

  • Đặt số kí tự được in ra trên một dòng

Số kí tự được in ra trên một dòng được xác định để theo đó xác định ra khoảng cách giữa các kí tự được in kề nhau.

  • Đặt số dòng được in ra trên một trang

Số dòng được in ra trên từng trang được xác định để theo đó xác định khoảng cách giữa các dòng kề nhau.

  • Với bộ xử lí văn bản, có thể xác định một tập các định dạng và in ra với định dạng đó để xem cách các dáng vẻ và hình ảnh trông như thế nào, sau đó mới làm ra các đặc tả lại.

  •  Chức năng soạn thảo

  • Khi các câu được trực tiếp viết ra giấy đã đúng rồi, phần cần được sửa sẽ bị xoá đi bằng bộ xoá, rồi từ mới hay câu mới được ghi đè lên. Tuy nhiên, các câu được sinh ra bằng bộ xử lí văn bản tồn tại trong bộ nhớ chính của máy tính. Do đó, việc sửa chúng là cực dễ.

  • Bên cạnh chức năng sửa chữa, bộ xử lí đưa ra nhiều chức năng soạn thảo và xử lí khác.

  • a. Định tâm

  • Bộ xử lí văn bản cung cấp khả năng đặt tiêu đề hay các câu hay dãy các kí tự khác theo chiều ngang hay chiều dọc vào vị trí trung tâm dựa trên số các kí tự trên một dòng được đặt trong định dạng. Chức năng này được gọi là "định tâm".




  • Vào tâm
    Hình 1-8-4

    Ví dụ về định tâm



















  • b. Chuyển xâu kí tự sang bên phải nhất hay trái nhất

  • Bộ xử lí văn bản cung cấp khả năng di chuyển xâu kí tự sang vị trí bên phải nhất hay trái nhất.

  • Không có chức năng này, cần phải đưa vào "dấu cách" (bằng phím dấu cách) để đẩy xâu sang bên phải nhất hay dùng phím xoá để di chuyển xâu kí tự sang vị trí bên trái nhất của trang.

  • c. Trang trí kí tự

  • Bộ xử lí văn bản cho phép các xâu kí tự được gạch dưới, hay dùng phông Gothic cho chúng, hay phông cho tiêu đề được thay đổi, hay dùng phông nghiêng, khi được in ra. Những chức năng như vậy là có sẵn bởi vì các hình mẫu phông được ghi nhớ trong phần mềm được dùng.

Hình 1-8-5 Mẫu trang trí kí tự

  • Hãy để trái đất xanh cho trẻ em

  • Giấy tái sinh tiết kiệm gỗ.

  • Hãy bắt đầu sống có ý thức tới trái đất để giữ cây xanh trên trái đất cho trẻ em thế hệ sau. Một tấn giấy đã sử dụng tương đương với 20 cây sống.



  • d. Sao và di chuyển

  • Các câu được sinh ra bằng bộ xử lí văn bản được cất giữ trong bộ nhớ chính. Do đó, các câu hay xâu kí tự trong những câu này có thể dễ dàng được sao chép hay di chuyển tới các vị trí khác.

(2) Chương trình trang tính

  • Chương trình trang tính là để sinh ra các bảng (hai chiều) hay để kết tập dữ liệu. Nó cũng có thể bố trí lại dữ liệu hay diễn đạt chúng như đồ thị.



  • Hình 1-8-6

    Trang làm việc và ô





    • Trang làm việc













    • Ô

























    • A

    • B

    • C

    • D






    • 1









    •  Hàng




    • 2














    • 3














    • 4














    • 5














    • 6














    • 7














    • 8































    • Cột









  •  Trang công việc và ô

  • Bảng được hiển thị trên màn hình được gọi là trang công việc, trong khi từng đơn vị không gian chữ nhật được gọi là ô. Trong trang công việc, một tập các ô được bố trí theo chiều ngang theo cùng mức được gọi là một hàng, trong khi tập các ô được bố trí theo chiều dọc trên cùng dòng được gọi là cột. Hàng được nhận diện bằng số, như 1,2,3,---, còn cột được nhận diện bằng các kí tự chữ cái, như A,B,C,---.

  • Dữ liệu được đưa vào cho từng ô. Bên cạnh dữ liệu số và kí tự, một công thức hay hàm cũng có thể được đưa vào cho ô (xem Hình 1-8-7). Hơn nữa, từng ô có thể có định dạng riêng của nó (hiển thị dữ liệu từ vị trí bên phải nhất hay bên trái nhất), và dữ liệu trong ô có thể được hiển thị theo định dạng riêng của nó (xem Hình 1-8-8).



  • Hình 1-8-7

    Ví dụ : Đưa dữ liệu vào trang tính

















    • Vào vị trí bên phải nhất



    • Định tâm



    • Vào vị trí bên trái nhất

    • Dấu phẩy được thêm vào trước mọi ba chữ số























    • A

    • B

    • C

    • D






    • 1

    • Tên sản phẩm

    • Số lượng

    • Đơn giá

    • Số tiền






    • 2

    • Camera

    • 2

    • 120,000

    • +B2 * C2

    • Công thức




    • 3

    • Video

    • 1

    • 80,000

    • +B3 * C3






    • 4

    • TV

    • 1

    • 100,000

    • +B4 * C4






    • 5





    • Total

    • Total (D2 - D4)

    • Hàm




    • 6














    • 7














    • 8















  • Hình 1-8-8

    Ví dụ về trang tính được hiển thị





    • A

    • B

    • C

    • D

    • 1

    • Tên sản phẩm

    • Số lượng

    • Đơn giá

    • Số tiền




    • 2

    • Camera

    • 2

    • 120,000

    • 240,000




    • 3

    • Video

    • 1

    • 80,000

    • 80,000




    • 4

    • TV

    • 1

    • 100,000

    • 100,000




    • 5





    • Total

    • 420,000




    • 6












    • 7












    • 8











  • Chương trình trang tính nhận diện bằng các kí tự đầu, liệu một xâu đưa vào là dữ liệu hay công thức. Nếu kí tự đầu là một kí hiệu để xác định công thức, như '+,' '@,' '=,' v.v. (mỗi chương trình dùng các kí hiệu khác nhau cho mục đích này), thì các kí tự đi sau được coi như tạo nên công thức.

  • Bên cạnh đó, nó cho phép dùng các hàm vào chỗ công thức. Chẳng hạn, trong Hình 1-8-7, "Total (D2 - D4)" chỉ ra hàm để kết tập dữ liệu từ ô D2 tới ô D4. Trong một số chương trình, biểu thức "Total (D2, D4)" được dùng thay vì "Total (D2 - D4)."

  •  Chức năng tính lại

  • Nếu dữ liệu trên trang làm việc bị thay đổi, thì kết quả của công thức hay hàm dùng dữ liệu này sẽ thay đổi. Kết quả cũng sẽ thay đổi khi cột và/hoặc hàng được thêm vào hay bị xoá đi. Chức năng này được gọi là "chức năng tính lại", và là một đặc trưng quan trọng của chương trình trang tính.

  • Với chức năng này, có thể cho chạy việc mô phỏng bằng cách thay đổi dữ liệu một cách đa dạng.

  •  Chức năng soạn thảo

  • a. Sao chép hay di chuyển dữ liệu, và chèn thêm hay xoá dữ liệu

  • Việc sao chép dữ liệu được tiến hành theo cùng cách như trong bộ xử lí văn bản. Trước hết, vùng cần sao được xác định. Sau đó, vùng dữ liệu dự định được sao tới sẽ được xác định. Sau đó, việc sao chép được thực hiện. Việc chuyển dữ liệu có thể được thực hiện theo cùng cách. Việc chuyển khác với việc sao ở chỗ, khi chuyển, dữ liệu gốc bị mất khỏi vùng nguồn.

  • Cả sao chép lẫn di chuyển đều có thể được thực hiện cho dữ liệu trong một ô hay cho một miền xác định.

  • Mặt khác, việc chèn thêm và xoá đi có thể được thực hiện cho cả hàng hay cột.

  • b. Tự động điều chỉnh số ô

  • Tính cao cấp của chương trình trang tính là ở chỗ nó cho phép dữ liệu của ô bị ảnh hưởng bởi chức năng hiệu chỉnh được tự động điều chỉnh. Điều này được gọi là chức năng điều chỉnh tự động số các ô.

  • Chẳng hạn, giả thiết rằng có nhiều ô trong đó cùng phép tính cần được thực hiện. Với việc hiệu chỉnh này, có thể là công thức được đưa vào chỉ một trong những ô này, với công thức đó được sao cho các ô còn lại. Dữ liệu được tính toán bằng cùng công thức được đưa vào trong từng ô trong các ô này.

  • c. Bố trí lại dữ liệu

  • Dữ liệu được đưa vào không xét tới bất kì thứ tự nào có thể được bố trí lại trên cơ sở hàng, chẳng hạn, theo thứ tự dữ liệu giá trị lớn hơn được đặt trước giá trị nhỏ hơn; theo thứ tự dữ liệu giá trị nhỏ hơn được đặt trước dữ liệu giá trị lớn hơn, theo thứ tự lí tự "kana" của Nhật, thứ tự chữ cái; hay theo thứ tự tăng hoặc giảm của JIS.

  •  Công thức và hàm

  • Chương trình trang tính cho phép nhiều tính toán hơn là bốn phép toán số học cơ bản được sử dụng. Bên cạnh đó, các hàm cũng được nhúng vào để hỗ trợ cho các tính toán phức tạp.

  • Các hàm khác nhau tuỳ thuộc vào các ứng dụng được cung cấp, kể cả các ứng dụng điển hình được liệt kê sau đây:

  • - Các hàm số học: tính làm tròn, giá trị tuyệt đối và các hàm khác

- Các hàm logic: AND, OR và các hàm khác

- Các hàm thống kê: tính tổng, giá trị trung bình, tối đa và tối thiểu, và các hàm khác

- Hàm ngày tháng: hiển thị dữ liệu ngày tháng, tính thời gian và các hàm khác

- Các hàm tài chính: tính tỉ lệ lợi nhuận, đầu tư, chi phí khấu hao, và các hàm khác

(3) Phần mềm trình bày

Một cách chính thức, các công cụ trình bày chính là máy chiếu tờ chiếu hay máy chiếu qua đầu. Tuy nhiên, gần đây chúng đã bị thay thế bằng các gói phần mềm có tên là phần mềm trình bày, cung cấp các chức năng còn nhiều hơn nhiều so với máy chiếu. Phần mềm trình bày cung cấp cả chức năng hoạt hình và chức năng âm thanh, và tạo khả năng trình bày hiệu quả bằng việc đem kết quả của chương trình trang tính hay cơ sở dữ liệu lên màn hình. Phần mềm trình bày tiêu biểu bao gồm PowerPoint của Microsoft, Freelance của Lotus và Appleworks của Macintosh.


1.9.7Bài tập


      1. Q1 Điều nào trong những điều sau là thích hợp nhất cho đặc trưng của việc dùng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp ngày nay?

  • A) Theo quan điểm sinh lợi, doanh nghiệp làm tăng mức độ chế tạo nội bộ mà không khoán ngoài các hệ thống hay vận hành cho các công ti ngoài.

  • B) Cái gọi là "tính toán người dùng cuối", trong đó tự bản thân người dùng xây dựng hệ thống và có quyền truy nhập hay xử lí thông tin cho ứng dụng riêng của mình, đang thu được sự ủng hộ.

  • C) Để cắt giảm chi phí hay để rút ngắn thời gian phát triển phần mềm, các ứng dụng đã được phát triển dựa trên đơn hàng nhận được thay vì dùng gói phần mềm.

  • D) Việc dùng mạng ngày càng rộng làm giảm phạm vi bị ảnh hưởng bởi hỏng hóc hệ thống, làm cho việc quản lí an ninh được dễ dàng hơn.

  • Q2 Điều nào trong những điều sau là thích hợp nhất xem như việc giải thích cho mô hình thác đổ, một phương pháp luận phát triển hệ thống?

  • A) Ứng dụng được chia ra thành các đơn vị nhỏ. Sau đó từng đơn vị trong chúng được thiết kế và chế tạo tuần tự cái nọ tiếp cái kia.

  • B) Việc phát triển hệ thống được thực hiện theo trật tự các tiến trình, không quay trở lại công việc ở tiến trình mức cao hơn.

  • C) Một sản phẩm thực nghiệm làm việc được, được sinh ra, và việc kiểm tra các đặc tả yêu cầu và ước lượng được thực hiện trong giai đoạn sớm.

  • D) Thời gian phát triển được rút ngắn bởi sự tham gia của người dùng, bằng việc phát triển với ít kĩ sư hơn và bằng việc dùng có hiệu quả các công cụ phát triển.

  • Q3 Điều nào trong những điều sau là thích hợp nhất xem như việc giải thích cho làm bản mẫu, một phương pháp luận phát triển hệ thống?

  • A) Công việc được thực hiện theo thứ tự lập kế hoạch cơ sở, thiết kế ngoài, thiết kế trong, thiết kế chương trình, lập trình và kiểm thử. Do đó, với kĩ thuật này, người ta thu được viễn cảnh của công việc như một tổng thể, làm cho việc xác định lịch biểu và phân bổ tài nguyên được dễ dàng hơn.

  • B) Một sản phẩm thử nghiệm được tạo ra trong giai đoạn đầu của việc phát triển hệ thống, tạo khả năng loại bỏ sự mơ hồ và khác biệt trong hiểu biết của người dùng và tổ chức phát triển.

  • C) Phần mềm được phân chia thành phần mềm có đặc tả được ấn định và không yêu cầu sửa đổi, và phần mềm có đặc tả cần sửa đổi. Sau đó, với phần mềm có đặc tả yêu cầu thay đổi, tiến trình phát triển, xem xét lại và sửa đổi được lặp lại.

  • D) Một ứng dụng qui mô lớn được chia thành các đơn vị con, từng đơn vị này độc lập cao. Sau đó với từng đơn vị con, tiến trình thiết kế, lập trình và kiểm thử được lặp lại, mở rộng dần miền phát triển.



  • Q4 Từng câu sau đây mô tả công việc cho một trong các tiến trình phát triển hệ thống. Câu nào cho thứ tự đúng của tiến trình phát triển?

  • A) Vấn đề hiện tại được khảo sát và phân tích, sau đó các yêu cầu về hệ thống đích được xác định.

  • B) Các chức năng cần cho việc xây dựng hệ thống được phân hoạch thành các chương trình để làm cho luồng tiến trình được rõ ràng hơn.

  • C) Các thủ tục xử lí được thiết kế, mã hoá và chỉnh sửa.

  • D) Các kiểm thử được tiến hành.

  • E) Thiết kế có cấu trúc của từng chương trình được thực hiện dựa trên tài liệu thiết kế trong.

  • F) Dựa trên yêu cầu về hệ thống, các chức năng cần thiết cho hệ thống được xác định.



  • A) afbced B) afbecd

  • C) afebcd D) afecbd

  • Q5 Phát biểu nào trong những phát biểu sau là thích hợp nhất cho việc giải thích về kĩ nghệ phần mềm đảo?

  • A) Các đặc tả thiết kế được tạo ra từ phần mềm đã cài đặt. Rồi phần mềm được phát triển dựa trên các đặc tả đã được tạo ra đó.

  • B) Phần mềm được thiết kế để đưa ra, xử lí và đưa vào.

  • C) Các chức năng đã được cài đặt bằng phần mềm được đạt tới bằng phần cứng.

  • D) Một ngôn ngữ phát triển và công cụ phát triển được tuyển chọn tuỳ theo các đặc trưng xử lí của phần mềm.

  • Q6 Với phương pháp phân tích có cấu trúc, các luồng dữ liệu và chức năng được diễn tả bằng các kí hiệu tương ứng chỉ ra luồng dữ liệu, xử lí (chức năng), lưu trữ dữ liệu và bên ngoài (nguồn dữ liệu và nơi nhận dữ liệu). Cái nào trong những cái sau là phương pháp ấy?

  • A) DFD B) ERD C) Sơ đồ NS

  • D) Biểu đồ chuyển trạng E) Biểu đồ Warnier

  • Q7 Biểu đồ nào trong những biểu đồ sau là biểu đồ được dùng trong lập trình có cấu trúc và diễn tả toàn bộ cấu trúc của chương trình dưới dạng cấu trúc phân cấp?

  • A) Sơ đồ NS B) Biểu đồ PERT

  • C) Biểu đồ chuyển trạng thái D) Sơ đồ bọt

  • Q8 Người ta gọi việc làm chi tiết cài đặt đối tượng vô hình bằng việc gắn dữ liệu và động pháp với nhau trong lập trình hướng đối tượng là gì?

  • A) Thể hiện B) Bao bọc

  • C) Kết cụm D) Trừu tượng hoá



  • Q9 Phát biểu nào trong phát biểu sau là phù hợp nhất để lấy làm mô tả cho lập trình hướng đối tượng?

  • A) Dữ liệu trao đổi giữa các đối tượng được thực hiện qua các thể hiện.

  • B) Đối tượng chỉ ra các mô tả về đặc trưng lớp.

  • C) Bao bọc chỉ ra việc gắn các lớp lại thành thư viện.

  • D) Lớp có thể kế thừa các động pháp từ lớp bố mẹ.

  • Q10 Cái nào là khoản mục không thích hợp được xem xét trong thiết kế màn hình của thiết kế ngoài và thiết kế trong?

  • A) Trong việc chuyển màn hình, một động pháp lựa trực tiếp được dự định dành cho người dùng có kinh nghiệm nên được dùng thay cho việc lựa từng bước bằng việc dùng menus.

  • B) Khoản mục đưa vào trên màn hình nên được bao bằng hay [ ] để làm rõ ràng rằng khoảng cách đó là dành cho trường đưa vào.

  • C) Bố trí màn hình nên được thiết kế sao cho các khoản mục được tham khảo có thể được bố trí từ trái sang phải hay từ trên xuống dưới.

  • D) Để hoàn thành một thao tác xử lí, thiết kế nên được làm sao cho việc dừng đưa dữ liệu vào và trở lại màn hình trước không thể được phép.

  • E) Bố trí màn hình được chuẩn hoá, chẳng hạn, các vị trí thống nhất cho hiển thị tiêu đề và thông báo, nên được dùng.

  • Q11 Phát biểu nào trong các phát biểu sau là thích hợp nhất xem như mô tả về thiết kế mã và quản lí mã?

  • A) Mã không tránh khỏi thay đổi, cho nên điều quan trọng là đặt sách mã theo thứ tự và quản lí chúng.

  • B) Điều mong muốn là tự chúng có thể hiểu được. Do đó việc dùng mã dài là tốt hơn.

  • C) Số chủ yếu nên được dùng làm mã, và chữ Trung Quốc không nên dùng.

  • D) Mã nên được gán để làm cho việc phân loại dữ liệu dễ dàng hơn, nhưng việc bổ sung và mở rộng mã không nên được tính tới.

  • Q12 Giả sử rằng mã bốn chữ số N1N2N3C. Chữ C bên phải nhất chỉ ra chữ số kiểm tra, được tính bằng công thức sau đây.

  • C=mod ( (N1  3 + N2  2 + N3  1 ), 10)

  • Tại đây, mod (a, b) chỉ ra phần dư của a/b. Vậy, số cho  là gì trong mã bốn số sau"816?"

  • A) 0 B) 2 C) 4 D) 6 E) 8

  • Q13 Phát biểu nào trong các phát biểu sau là thích hợp nhất xem như lời giải thích về chương trình đồng dụng?

  • A) Chương trình cho kết quả đúng ngay cả nếu nó được thực hiện lại mà không phải nạp lại sau một lần đã thực hiện.

  • B) Được đặt vào bất kì địa chỉ nào trong bộ nhớ thật, chương trình đều có thể được thực hiện.

  • C) Chương trình được phân hoạch thành nhiều đoạn, và có thể được nạp vào và thực hiện trên cơ sở từng đoạn.

  • D) Cho dù nhiều nhiệm vụ thực hiện chương trình song song, ta vẫn thu được kết quả đúng.

  • Q14 Phát biểu nào trong các phát biểu sau là thích hợp nhất xem như lời giải thích về lập trình có cấu trúc, một nhân tố quan trọng trong thiết kế mô đun trong việc sinh chương trình?

  • A) Lập trình có cấu trúc có nghĩa là đưa ra qui tắc viết tụt dòng cho vịêc viết mã để làm cho bản in chương trình gốc được dễ đọc.

  • B) Lập trình có cấu trúc có nghĩa là dùng ghi chú một cách có hiệu quả để làm cho dễ hiểu phương pháp tiến trình chỉ bằng việc đọc chúng.

  • C) Lập trình có cấu trúc được mô tả bằng ba cấu trúc cơ sở "tuần tự", "tuyển chọn" và "lặp"

  • D) Lập trình có cấu trúc là đặt kích cỡ chuẩn cho mô đun phải là từ 50 đến 150 bước.

  • Q15 Có cú pháp mô tả theo cấu trúc cú pháp sau đây. Các biểu thức như -100, 5.3, và +13.07 đáp ứng cú pháp này.



  • Khi phương pháp mô tả này được dùng, biểu thức nào trong những biểu thức số sau đáp ứng cho cú pháp được xác định bởi biểu đồ cú pháp sau?







  • A) 5.2E  07 B) + 1.E4 C)  .9 D) 9.89E

  • Q16 Điều nào trong những điều sau đây cho câu trả lời đúng cho công thức được mô tả dưới đây theo kí pháp Ba lan ngược. Ở dây, xy chỉ ra rằng y là bị trừ đi khỏi x, trong khi xy chỉ ra thương của phép toán xy.

  • Công thức: 4 3 5

    • A)

    • 2

    • B)

    • 0.2

    • C)

    • 0.2

    • D)

    • 0.5

    • E)

    • 5

  • Q17 Phát biểu nào trong các phát biểu sau là đúng khi giải thích về Java?

  • A) Nó là giao thức truyền thông được dùng trên Internet.

  • B) Nó là trình duyệt cho Internet.

  • C) Nó là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.

  • D) Nó là kĩ thuật viết mã cho dữ liệu ảnh mầu tĩnh.

  • Q18 Phát biểu nào trong các phát biểu sau là phương pháp sinh trường hợp kiểm thử được dùng trong kiểm thử hộp trắng?

  • A) Đồ thị nhân quả

  • B) Phương pháp thiết kế thực nghiệm

  • C) Bao phủ điều kiện

  • D) Phân hoạch tương đương

  • Q19 Kiểm thử nào trong những kiểm thử sau là thích hợp nhất để được dùng trong phân tích giá trị biên?

  • A) Các giá trị cực đại và cực tiểu

  • B) Các giá trị cực đại và cực tiểu, và những giá trị cộng 1 vào các giá trị này

  • C) Giá trị cực tiểu và giá trị đó cộng với 1

  • D) Giá trị cực đại và giá trị đó cộng với 1

  • Q20 Để duy trì chất lượng của tài liệu thiết kế, các cuộc họp kiểm điểm được tiến hành trong từng pha phát triển. Phát biểu nào trong những phát biểu sau là thích hợp nhất xem như giải thích cho việc giám định, một kĩ thuật kiểm điểm?

  • A) Kiểm điểm xem như một toàn thể được tiến hành với từng thành viên lần lượt giữ vai trò trách nhiệm.

  • B) Để kiểm điểm, một phần của phần mềm đích được tạo ra bằng thực nghiệm rồi được thực hiện thực tế.

  • C) Các khoản mục được kiểm điểm được lựa chọn trước. Sau đó tài liệu được kiểm điểm nhanh chóng bằng việc kiểm từng khoản mục mỗi lúc.

  • D) Người có thẩm quyền về tài liệu thiết kế được kiểm điểm làm chủ tịch cuộc họp kiểm điểm.

  • Q21 Mối quan hệ giữa số khoản mục đã được kiểm thử và số lỗi tích luỹ được dùng như khoản mục quản lí để kiểm tra tình trạng chất lượng của tiến trình kiểm thử. Đồ thị nào trong những đồ thị sau chỉ ra rằng chất lượng đang trở nên ổn định?

    • A)



    • B)



    • C)



    • D)



  • Q22 Phát biểu nào trong phát biểu sau được phân loại là chức năng thượng lưu của công cụ CASE?

  • A) Chức năng phân tích chương trình nguồn

  • B) Chức năng phân tích và định nghĩa hệ thống

  • C) Chức năng hỗ trợ kiểm thử

  • D) Chức năng sinh chương trình tự động

  • E) Chức năng quản lí dự án

  • Q23 Các đặc trưng chất lượng phần mềm bao gồm độ tin cậy, tính sử dụng, tính bảo trì và tính khả chuyển. Vậy, phát biểu nào trong các phát biểu sau giải thích cho độ tin cậy?

  • A) Nó chỉ ra các thao tác có thể được làm chủ dễ dàng thế nào.

  • B) Nó chỉ ra liệu các chức năng được yêu cầu cho phần mềm bao giờ cũng có thể được bảo trì thông thường theo những điều kiện đã được chỉ định không.

  • C) Nó chỉ ra mức độ của sửa đổi trở nên cần thiết khi phần mềm được dùng trong một môi trường máy tính khác.

  • D) Nó chỉ ra mức độ dễ dàng theo đó các yêu cầu sửa đổi từ người dùng có thể được giải quyết.

  • Q24 Có một dự án được mô tả bằng biểu đồ PERT sau. Kí hiệu trên từng mũi tên chỉ ra tên công việc, trong khi con số chỉ ra số ngày cần cho công việc đó. Ngày bắt đầu sớm nhất cho công việc H là gì? Giả sử rằng ngày bắt đầu của dự án là ngày 0.






  • d: công việc phụ






  • A)4 B)5 C)6 D)7 E)8

  • Q25 Phát biểu nào trong những phát biểu sau là thích hợp nhất để lấy làm mô tả cho các đặc trưng của hệ thống tổ người lập trình chính so với hệ thống phân cấp?

  • A) Khối lượng trọng trách của người lãnh đạo trong hệ phân cấp là nặng hơn trong hệ thống tổ người lập trình chính.

  • B) Hệ thống phân cấp ít thích hợp cho các hệ thống lớn hơn là hệ thống tổ người lập trình chính.

  • C) Trao đổi bên trong tổ hệ thống phân cấp là dễ dàng hơn trong hệ thống tổ người lập trình chính.

  • D) Hệ thống tổ người lập trình chính không cần người lập trình dự phòng.

  • E) Hệ thống tổ người lập trình chính cần một thủ thư.




tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương