1 Phát triển hệ thống 1 1 Giới thiệu 2


Vận hành và bảo trì hệ thống



tải về 1.95 Mb.
trang11/20
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.95 Mb.
#28837
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20

2Vận hành và bảo trì hệ thống

Mục đích của chương

Người ta gọi "vận hành" thực tế là cho chạy hệ thống đã phát triển, còn công việc giải quyết các vấn đề trong vận hành được gọi là "bảo trì". Đây là những việc cần tới liên tục cho tới khi hệ thống bị loại bỏ, áp đặt gánh nặng cho kĩ sư xử lí thông tin.

Chương này nêu ra đại cương về vận hành và bảo trì để xét hệ thống nên được phát triển thế nào, và để làm giảm gánh nặng vận hành và bảo trì nhiều nhất có thể được.


 Đại cương về vận hành và nội dung của từng khoản mục quản lí.

 Đại cương về bảo trì, và các kiểu và nội dung của công việc bảo trì.


2.1Giới thiệu


  • Vận hành và bảo trì hệ thống tạo nên pha cuối cùng của vòng đời phần mềm. Người ta quan tâm tới pha này lúc hệ thống được phát triển thực tế đang chạy, chiếm phần lớn nhất của vòng đời phần mềm. Do đó, ta sẽ thấy sự khác biệt lớn giữa hệ thống đưa ra việc vận hành và bảo trì hiệu quả với hệ thống cung cấp việc vận hành và bảo trì kém hiệu quả.

  • Để đạt được vận hành và bảo trì hiệu quả, làm kế hoạch cho chúng sau khi hệ thống đã được phát triển là quá trễ. Các biện pháp cho vận hành và bảo trì nên được đưa vào trong nỗ lực phát triển hệ thống.

  • Trong chương này, nội dung của vận hành và bảo trì được dạy nhằm mục đích chuẩn bị cho vận hành hữu hiệu và các kế hoạch bảo trì.

2.2Vận hành hệ thống


  • Vận hành hệ thống được thực hiện dựa trên các chuẩn dịch vụ vận hành. Các khoản mục quản lí cần cho vận hành hệ thống bao gồm:

  • - Quản lí tài nguyên

- Quản lí vấn đề

- Quản lí tiện nghi

- Quản lí an ninh

- Quản lí hiệu năng

- Quản lí chi phí



2.2.1Quản lí tài nguyên


  • Quản lí tài nguyên chiếm vị trí quan trọng trong các khoản mục quản lí vận hành. Để dùng tài nguyên hữu hiệu, cần phải có tri thức đúng về tài nguyên cần cho vận hành.

  • Tài nguyên hệ thống bao gồm:

  • - Tài nguyên phần cứng

- Tài nguyên phần mềm

- Tài nguyên dữ liệu

- Tài nguyên mạng

(1) Quản lí tài nguyên phần cứng



  • Quản lí tài nguyên phần cứng chỉ ra việc quản lí máy tính và các thiết bị ngoại vi của chúng. Tài nguyên phần cứng phải được bảo trì đúng.

  • Thực tại, những nhà quản lí vận hành nên xác nhận rằng tài nguyên được dùng có hiệu quả bằng việc kiểm tra các trang thiết bị phần cứng có được sử dụng hay không. Bên cạnh đó, nếu tìm thấy có sự thất thường, thì phải xem xét cách bố trí lại tài nguyên phần cứng để phân phối tải lượng tốt hơn. Khái niệm cơ sở là dùng tài nguyên có hiệu quả để làm tăng tỉ lệ vận hành của từng thiết bị phần cứng ngang nhau.

  • Cuộc đời của tài nguyên phần cứng cũng nên được tính tới. Nói chung, trang thiết bị dùng quá một thời kì nào đó thường rất có thể gây ra vấn đề thường xuyên hơn. Xem xét việc thay thế các thiết bị bằng cách kiểm tra tỉ lệ phát sinh vấn đề là một khoản mục quan trọng trong quản lí tài nguyên phần cứng.

  • Trong quản lí tài nguyên phần cứng, dữ liệu sau được thu thập và kết quả của chúng nên được ước lượng và phân tích đều đặn:

  • - Hiệu năng đáp ứng

  • - Khả năng xử lí (số khoản mục được xử lí trên mỗi giờ)

(2) Tài nguyên phần mềm

  • Quản lí tài nguyên phần mềm chỉ ra việc quản lí chương trình đang chạy trong hệ thống. Ngược với tài nguyên phần cứng, nhiều bộ phận của tài nguyên phần mềm là không thấy được. Do đó, giữ các chuẩn xác định trước là quan trọng cho việc quản lí.

  •  Quản lí thư viện

  • Các khoản mục được đưa vào quản lí thư viện bao gồm:

  • Nơi thư viện (kể cả thư viện dự phòng) được lưu giữ về mặt vật lí phải được làm rõ ràng.

  • Dữ liệu phiên bản trong thư viện phải được quản lí (Phải tránh cùng tồn tại các phiên bản mới và cũ của cùng phần mềm).

  • Thư viện nên được bảo vệ (về an ninh và chống vi rut).

  •  Ngăn ngừa việc dùng trái phép

  • Các biện pháp sau đây nên được tính tới để ngăn cản việc sử dụng trái phép tài nguyên phần mềm:

  • Liệu việc sao chép bất hợp pháp có được thực hiện không hay không nên được quản lí.

  • Cách thức tài nguyên phần mềm được sử dụng nên được quản lí.

(3) Quản lí tài nguyên dữ liệu

  • Quản lí tài nguyên dữ liệu chỉ ra việc quản lí và điều chỉnh dữ liệu trong hệ thống từ mọi quan điểm của tổ chức. Bản thân người dùng quản lí nhiều dữ liệu. Tuy nhiên, mục đích của quản lí tài nguyên dữ liệu là để quản lí dữ liệu này một cách hệ thống, và để lựa ra dữ liệu quan trọng cho việc quản lí đặc biệt nhằm hoàn thiện an ninh.

  • Trong nhiều hệ thống ngày nay đều có sử dụng cơ sở dữ liệu. Do đó, việc quản lí tài nguyên cơ sở dữ liệu trên cơ sở vận hành nên được tính tới.

  • Những điều sau đây nên được thực hiện trong quản lí tài nguyên dữ liệu:

  • - Hoàn thiện an ninh

  • - Đảm bảo an ninh (ngăn ngừa sử dụng trái phép)

  • - Quản lí có hệ thống tài nguyên dữ liệu

  • Thêm vào đó, kiểm toán dữ liệu, được tiến hành để khảo sát và phân tích các phương pháp thực thi quản lí tài nguyên dữ liệu và để thực hiện việc quản lí ở mức độ hoàn hảo cao hơn, là một khoản mục quan trọng.

(4) Quản lí tài nguyên mạng

  • Không phải nói quá rằng hệ thống máy tính ngày nay bao gồm cả việc được nối với mạng lưới. Trong quản lí tài nguyên mạng, các trang bị tạo nên mạng, như CCU (Communication Control Unit - đơn vị kiểm soát truyền thông, DCE (Data Circuit Terminating Equipment - thiết bị cuối mạch dữ liệu), v.v. được quản lí. Việc quản lí tài nguyên mạng về cơ bản được thực hiện dưới quản lí phần cứng. Tuy nhiên, đối với các mạch truyền thông, việc giải quyết các mạch chọn đường, bên cạnh mạch xương sống, cũng còn được kể tới. Do đó, tổ chức quản lí bao gồm các công ti viễn thông cũng phải được thiết lập.


2.2.2Quản lí vấn đề


  • Người ta mong muốn rằng không vấn đề nào xuất hiện trong vận hành hệ thống. Tuy nhiên, trong thực tế không có hệ thống nào mà không có vấn đề xuất hiện. Do đó, một khía cạnh quan trọng là hệ thống có thể được khôi phục nhanh chóng thế nào sau khi vấn đề xuất hiện. Việc quản lí vấn đề là về các biện pháp cần được thực hiện khi có vấn đề xuất hiện trong hệ thống.

  • Các thủ tục chuẩn cần được tính tới khi vấn đề xuất hiện là như sau:

  • - Tìm và báo cáo trục trặc

- Tạo ra báo cáo trục trặc

- Phân tích trục trặc

- Làm việc khôi phục từ một vấn đề

- Công việc phục hồi hệ thống



  • Sau khi việc phục hồi hệ thống được hoàn thành, cần đánh giá xem các biện pháp đã tiến hành có thích hợp hay không và suy nghĩ về kết quả của các biện pháp cần được lấy về sau.

(1) Tìm và báo cáo trục trặc

  • Vấn đề càng được tìm ra sớm, thì tác động của nó lên hệ thống xem như một tổng thể sẽ càng nhỏ và càng dễ lấy biện pháp đáp ứng. Do đó, để tìm ra vấn đề sớm nhất có thể được, điều quan trọng là luôn luôn chăm nom về dữ liệu được thu thập trong quản lí tài nguyên và hiểu thấu tình huống vận hành thông thường.

  • Thêm vào đó, việc thiết lập một tổ chức cho phép trục trặc được tìm ra được báo cáo ngay lập tức với người quản lí chịu trách nhiệm về vấn đề này là quan trọng.

(2) Tạo ra báo cáo trục trặc

  • Báo cáo trục trặc phải được tạo ra ngay khi nhận được một thông báo rằng trục trặc đã xuất hiện. Báo cáo trục trặc có hai công dụng. Một là để phân tích vấn đề và lấy biện pháp đúng đắn và ngay lập tức; và hai là xem như dữ liệu thống kê được sử dụng để ngăn cản vấn đề từ trước.

  • Thêm vào đó, vào lúc này, vùng bị ảnh hưởng bởi vấn đề cũng được nhận diện và lưu ý được tạo ra cho những bộ phận có liên quan. Nói riêng, những vấn đề được coi như có ảnh hưởng lớn tới sự vận hành của hệ thống thì cần sự hỗ trợ cho công tác khôi phục lại từ vấn đề này. Do đó, việc lưu ý ngay lập tức là bản chất.



(3) Phân tích trục trặc

  • Để điều tra các nguyên nhân của vấn đề, việc phân tích được tiến hành trong những tình huống có xuất hiện vấn đề. Để điều tra nguyên nhân, cần dùng tới dữ liệu nhật kí vào lúc vấn đề xuất hiện và bản in xổ ra về trạng thái lúc đó. Nhiều nguyên nhân của vấn đề phần cứng được tìm thấy bằng những phương tiện này. Tuy nhiên, với các vấn đề liên quan tới phần mềm, việc tìm ra nguyên nhân đôi khi tốn nhiều thời gian. Trong trường hợp như vậy, các biện pháp tạm thời có thể được dùng, còn việc tìm kiếm nguyên nhân thực sẽ được bỏ lại về sau

  • Các phương pháp sau đây được dùng như các biện pháp, nếu như dữ liệu nhật kí và dữ liệu in ra không đủ để tìm ra nguyên nhân:

  • - Tình huống khi vấn đề xuất hiện được sinh lại một cách nhân tạo.

  • - Một biện pháp được tiến hành, nếu những trục trặc tương tự lại xuất hiện, cho phép thu được các dữ liệu chi tiết.

  • Làm rõ nguyên nhân của vấn đề tạo khả năng ngăn ngừa sự xuất hiện của vấn đề tương tự lần nữa.

(4) Làm việc phục hồi từ một vấn đề

  • Dựa trên nguyên nhân của vấn đề, các phương pháp phục hồi hệ thống được xác định và các thao tác phục hồi được thực hiện. Các phương pháp này tuỳ thuộc nhiều vào nguyên nhân vấn đề.

  •  Trục trặc phần cứng

  • Thiết bị dự phòng được đưa vào sử dụng.

  • Các thiết bị có vấn đề được cô lập ra. Sau đó, chúng được sửa chữa (chẳng hạn, bằng việc chế tạo các thiết bị này).

  •  Trục trặc phần mềm

  • - Phần mềm được kích hoạt lại.

  • - Phần mềm phiên bản cũ được khôi phục thế vào chỗ phần mềm phiên bản hiện thời.

  • - Việc sửa đổi được thực hiện cho phần mềm hiện tại.

  •  Trục trặc dữ liệu

  • - Dữ liệu gây ra vấn đề được loại bỏ hay sửa đổi.

  • - Các thao tác Roll-back hay roll-forward được thực hiện.

  • Thêm vào đó, việc gìn giữ các báo cáo về công tác khôi phục đã được thực hiện như thế nào sẽ tạo khả năng dùng lại chúng như những tư liệu để xem xét các biện pháp cho các vấn đề tương tự sẽ xuấy hiện về sau.





(5) Công việc khôi phục hệ thống

  • Hệ thống có các thao tác bị dừng lại được khôi phục. Nó được kiểm tra để xem liệu công việc khôi phục từ một vấn đề có làm cho hệ thống vận hành bình thường hay không. Sau đó hệ thống được khôi phục bằng các dịch vụ thông thường được cung cấp lại.

  • Tuỳ theo cách được dùng để khôi phục từ một vấn đề, các nguyên nhân sau cũng nên được tính tới:

  •  Trục trặc phần cứng

  • Điều sau đây nên được xét tới, nếu việc khôi phục được tiến hành bằng cách dùng phần cứng dự phòng:

  • - Hiệu năng so với phần cứng chính

  • - Công việc khôi phục khi việc sửa chữa phần cứng chính được hoàn tất

  •  Trục trặc phần mềm

  • Điều sau đây nên được tính tới, nếu việc khôi phục được tiến hành bằng việc dùng một phiên bản phần mềm cũ hơn:

  • - Loại bỏ trong mức chức năng sẵn có (như các dịch vụ sẵn có)

  • - Giới hạn việc dùng khi tính tới khả năng đáp ứng.

  •  Trục trặc dữ liệu

  • Mục sau nên được xét tới, nếu dữ liệu đúng:

  • - Dữ liệu đúng là nhất quán với dữ liệu không đúng.

  • Công việc khôi phục hệ thống tiếp tục cho tới khi tất cả các chức năng của hệ thống được khôi phục đầy đủ.


2.2.3Quản lí tiện nghi


  • Để vận hành một hệ thống máy tính, tiện nghi và trang bị của trung tâm máy tính phải được bảo trì trên một mức độ chất lượng nào đó. Xem như chuẩn thiết lập về các tiện nghi và trang thiết bị, Bộ Công nghiệp, thương mại và Kinh tế Nhật Bản (trước đây là bộ Công nghiệp và thương mại quốc tế) đã đặt ra bản hướng dẫn mang tiêu đề "Các chuẩn cho việc đo an toàn hệ thông tin."

  • Trong các hoạt động điều tra (thiết kế) về trang thiết bị, ba khía cạnh về độ tin cậy, tính mở rộng được và chi phí phải được tính tới. Liên quan tới tính mở rộng được, thiết kế phải bao gồm các lề trong việc xét cả tới những tiến bộ mới đây về công nghệ và các biến thiên của các nhân tố ngoài.

  • Các tiện nghi cần xem xét trong vận hành hệ thống bao gồm những điều sau:

  • - Các tiện nghi liên quan tới nguồn điện

- Các tiện nghi điều hoà nhiệt độ

- Các tiện nghi ngăn ngừa thảm hoạ

- Các tiện nghi ngăn ngừa tội phạm

- Các tiện nghi cất giữ

(1) Quản lí liên quan tới nguồn điện


  • Hệ thống máy tính không thể vận hành được nếu thiếu nguồn điện cung cấp. Do đó, phải cung cấp các tiện nghi liên tục cung cấp nguồn ổn định.

  •  Nguồn điện chính

  • Thông thường, một hệ thống cấp nguồn thương mại được dùng làm bộ cấp nguồn chính. Tuy nhiên, một cơ chế cho việc cấp nguồn ổn định an toàn vẫn cần được yêu cầu. Thực tế, để giải quyết việc suy giảm chất lượng trong điện thế cấp từ hệ thống cấp nguồn thương mại, các biện pháp để duy trì điện thế cung cấp ở mức hằng số, kể cả việc dùng các tiện nghi của AVR (Bộ điều chỉnh điện áp tự động), được dùng tới.

  •  Các tiện nghi điện không tiện ích

  • Tiện nghi điện không tiện ích được dùng làm dự phòng khi nguồn cấp điện chính có vấn đề (chẳng hạn, do điện áp ra). Tiện nghi này có thể được sử dụng làm nguồn cấp điện chính nếu hệ thống cấp nguồn thương mại không sẵn có. Tuy nhiên, thường nó được sử dụng chỉ khi vấn đề xuất hiện. Do đó, việc giám định để kiểm tra dầu máy phát và hỏng hóc của tiện nghi này phải được tiến hành đều đặn.

  •  UPS (Uninterrupted Power Supply - Nguồn không ngắt)

  • UPS (nguồn không ngắt) tạm thời được dùng vào lúc việc cấp điện từ nguồn điện chính bị dừng lại cho tới lúc nguồn điện chính được bắt đầu lại. UPS cũng đóng vai trò bù cho những khoảng ngắt ngắn trong nguồn cấp điện chính.

  •  Các tiện nghi khác

  • Pin

Thông thường, pin được nạp cho từng thiết bị trong khi có nguồn điện cung cấp. Trong một số trường hợp, pin được nạp bằng bộ nạp pin hay các phương tiện khác được cung cấp tách riêng theo thiết bị.

  • Tiện nghi phân phối nguồn

Điều cũng quan trọng là giám định đều kì các bảng phân phối, các cầu chì, bảo vệ quá tải và những thiết bị khác có liên quan.

(2) Tiện nghi điều hoà nhiệt độ



  • Phần lớn các thiết bị được dùng trong hệ thống đều sinh ra nhiệt khi vận hành. Cho dù nhiệt từ từng thiết bị là nhỏ, tổng lượng nhiệt được sinh ra trong phòng máy tính, nơi nhiều thiết bị vận hành, lại trở thành lớn đáng kể. Thông thường, nhiệt độ và độ ẩm tạo điều kiện vận hành ổn định được xác định cho từng phần thiết bị hệ thống. Do đó, việc cung cấp tiện nghi điều hoà nhiệt độ là quan trọng để duy trì điều kiện làm việc đúng.

  • Có hai kiểu tiện nghi điều hoà nhiệt độ: kiểu tập trung và kiểu phân tán. Với kiểu tập trung, một máy điều hoà lớn được lắp đặt trong trung tâm máy tính, kiểm soát nhiệt độ của toàn bộ phòng. Kiểu tiện nghi điều hoà này đòi hỏi không gian lắp đặt nhỏ. Tuy nhiên, một khi tiện nghi điều hoà này hỏng, thì sự vận hành của cả trung tâm như một toàn thể có thể bị dừng lại. Tuy nhiên với kiểu phân tán, máy điều hoà được trang bị theo từng thiết bị. Do đó, kiểu tiện nghi này cung cấp tính mở rộng cao và cũng vẫn có giá trị khi việc hỏng nguồn được phân tán, cục bộ. Tuy nhiên, kiểu này có hơi kém hơn về tính hiệu quả của đầu tư so với kiểu tập trung.

  • Thiết bị làm lạnh bằng nước có thể được dùng cho một tiện nghi sinh ra nhiều nhiệt, như máy tính chủ lớn. Ngày nay, nhiều thiết bị sinh ít nhiệt và có thể được dùng trong môi trường văn phòng bình thường. Kết quả là việc dùng các tiện nghi điều hoà sẽ có thể bị giới hạn cho các tiện nghi trung tâm.

(3) Tiện nghi phòng ngừa thảm hoạ

  • Việc hoạt động ổn định của hệ thống đòi hỏi dùng các tiện nghi phòng ngừa thảm hoạ trong trường hợp có thảm hoạ, như cháy, động đất, v.v... Các tiện nghi ngăn ngừa thảm hoạ bao gồm những điều sau:

  •  Tiện nghi phòng cháy

  • Tiện nghi phòng cháy bao gồm các báo động cháy (kiểm cảm biến nhiệt và kiểu cảm biến khói) và thiết bị dập cháy. Hệ thống bình phun không thể được dùng như thiết bị dập lửa trong các tiện nghi trung tâm. Do đó, thiết bị dập lửa dùng halogen hay khí CO2 được dùng thay thế. Kiểu bộ dập lửa cho các đám cháy do điện gây ra là khác với đám cháy thông thường. Do đó, việc luyện tập dập lửa nên được tiến hành đều đặn.

  •  Tiện nghi chống động đất

  • Xem như biện pháp trực tiếp chống động đất, nên dùng cách gắn cố định các thiết bị vào các then giữ chặt, hay thiết bị chống lung lay, và dùng thiết bị hấp thu rung động. Tuy nhiên, điều đáng sợ khi động đất là đám cháy phụ. Để phòng ngừa đám cháy phụ, cần dùng thiết bị cắt nguồn bằng cảm biến rung động.

  •  Thiết bị báo khẩn cấp

  • Khi thảm hoạ xuất hiện, vai trò của thiết bị báo khẩn cấp công bố thông tin đúng là rất quan trọng.

  • Tiện nghi ngăn ngừa thảm hoạ không được dùng trong những lúc thông thường. Do đó, việc tiến hành kiểm tra các tiện nghi này làm việc trong trường hợp khẩn cấp mà không có hỏng hóc là quan trọng. Đồng thời, điều mong muốn là cung cấp ra một cơ chế (như việc rèn luyện về thảm hoạ) để kiểm tra các biện pháp cần tiến hành trong trường hợp khẩn cấp cũng như các biện pháp truyền thông và các đường tiếp xúc.

(4) Tiện nghi ngăn ngừa tội phạm

  • Tiện nghi ngăn ngừa tội phạm là để bảo vệ hệ thống khỏi sự đe doạ do con người gây ra như đánh cắp thông tin và các hoạt động phá hoại. Vì sự de doạ do con người gây ra được đem tới từ người ngoài, nên các tiện nghi này, trong nhiều trường hợp, là để ngăn cản việc đi vào của những người như vậy.

  •  Thiết bị kiểm soát vào/ra

  • Thiết bị kiểm soát vào/ra cho phép người quản lí đi vào và ra từ một tiện nghi trung tâm. Để nhận diện liệu một người có quyền vào hay ra khỏi tiện nghi trung tâm, việc xác thực về người này được thực hiện bằng mật hiệu hay nhiều mật hiệu, bằng thẻ vào/ra, như thẻ từ hay thẻ IC, dấu tay, tiếng nói hay mẫu võng mạc.

  • Điều cũng quan trọng nữa là quản lí nhật kí vào/ra (tên của người vào hay ra khỏi trung tâm và thời gian vào/ra của họ. Biện pháp này là hiệu quả để ngăn ngừa những đe doạ do con người gây ra, những người có quyền vào trung tâm).



  •  Bộ giám sát

  • Bộ giám sát được trang bị để quan sát một tiện nghi trung tâm để tìm ra người đáng ngờ và để ngăn ngừa những người này vào tiện nghi đó. Bộ giám sát cũng được lắp đặt bên trong một tiện nghi để kiểm tra liệu có người với hành vi đáng ngờ hay không. Trước đây nhiều bộ giám sát phải lắp đặt, bởi vì các bộ giám sát tĩnh đã được dùng. Tuy nhiên, nhiều bộ giám sát dùng ống kính rộng và có nhiều chức năng, kể cả chuyển động theo hướng và chức năng phóng to nhỏ, gần đây đã trở nên có sẵn. Do đó, có thể trông đợi một hiệu quả đủ với một số nhỏ các bộ giám sát được lắp đặt.

(5) Tiện nghi lưu giữ

  • Cho dù chức năng an ninh mức cao nhất được dùng để ngăn ngừa dữ liệu khỏi bị đánh cắp, chúng vẫn là vô nghĩa nếu bản sao lưu hay dữ liệu nào đó khác bị lấy ra dễ dàng. Phải dồn sự chú ý đầy đủ tới các tiện nghi cất giữ bản sao lưu và các dữ liệu đưa ra khác của hệ thống.

  • Tiện nghi lưu giữ để dành cho việc lưu giữ các dữ liệu quan trọng. Do đó, tiện nghi này phải được trang bị với các chức năng phòng ngừa thảm hoạ, như các chức năng chống cháy hay chống nước, bên cạnh chức năng an ninh được cung cấp để ngăn ngừa việc ăn trộm.

  • Về cơ bản, tiện nghi lưu giữ phải được xây dựng tại chỗ xa với tiện nghi trung tâm. Thêm vào đó, kiểm soát vào/ra phải được tiến hành theo cùng cách như với tiện nghi trung tâm.

2.2.4Quản lí an ninh


  • Mục đích của quản lí an ninh là để ngăn ngừa việc sử dụng hệ thống trái phép và việc dò rỉ thông tin trong vận hành hệ thống.

  • Quản lí an ninh bao gồm những điều sau.:

- Quản lí người dùng

- Quản lí truy nhập

- Quản lí việc dùng


  • Công nghệ điển hình được dùng bao gồm:

  • - Mật mã hoá

(1) Quản lí người dùng

  • Việc quản lí người dùng của hệ thống thiết lập nên cơ sở cho tất cả việc quản lí an ninh. Để dùng hệ thống, cần phải có tên người dùng user ID do người quản trị hệ thống cấp. user ID là thông tin được trao cho từng người dùng với mục đích tạo khả năng kiểm tra tính xác thực của quyền người dùng trong việc dùng hệ thống và việc hiểu rõ trạng thái sử dụng của người dùng.

  • Để quản lí người dùng user ID, cần xét tới các việc sau:

  • Chỉ số hiệu ID của người dùng cần thiết mới được cấp. User IDs đã trở nên không cần thiết nên được xoá đi sớm nhất có thể được để ngăn cản việc dùng trái phép các ID đó.

  • Việc dùng chung user ID phải bị cấm. ID khác nhau phải được cấp, ngay cả cho từng thành viên của tổ phát triển.

  • Số lượng bộ có thẩm quyền đặt user ID nên nhỏ nhất có thể được.

  • Mật hiệu để xác thực người dùng cũng phải được quản lí. Mật hiệu được sử dụng rộng rãi nhất như phương tiện xác thực người dùng.

  • Để quản lí mật hiệu, những điều sau cần được xét tới:

  • Nên khuyến khích dùng mật hiệu không thể dễ dàng đoán ra. Người quản lí phải kiểm tra mật hiệu đều đặn, và yêu cầu thay đổi nếu phát hiện mật hiệu cho phép dễ dàng đoán ra.

  • Nên cung cấp cơ chế thay đổi mật hiệu đều đặn, chẳng hạn, bằng việc giới hạn thời hạn hợp lệ cho chúng.

  • Mức độ an toàn của tệp tương ứng với mật hiệu phải được tăng lên bằng việc dùng mật mã hoá hay các phương tiện khác. Bên cạnh đó, phải cấm tham chiếu về các tệp này từ những người dùng chung.

(2) Quản lí truy nhập

  • Trong quản lí truy nhập, những quyền truy nhập khác nhau có thể được thiết lập cho từng người dùng. Bằng việc làm như vậy, ngay cả với những người dùng của cùng một hệ thống, thông tin và/hoặc dịch vụ sẵn có có thể được đặt một cách khác nhau, dựa trên vị trí của người dùng.

(3) Quản lí việc dùng

  • Trong quản lí việc dùng, việc thu thập dữ liệu sử dụng về hệ thống làm tăng mức độ an ninh của hệ thống như một tổng thể.

  • Dữ liệu được thu thập bao gồm những điều sau:

  • - Tên người dùng (user ID)

- Ngày dùng

- Thời gian dùng (thời gian đăng nhập/đăng xuất)

- Thiết bị cuối được dùng

- Hệ thống được dùng

- Tài nguyên được dùng

(4) Mật mã hoá



  • Bí mật của công ti được hệ thống giải quyết nên được mật mã hoá để ngăn cản chúng khỏi bị thay đổi. Mong muốn nhất là các dữ liệu thường trú trong hệ thống đều được mật mã hoá.



2.1.5 Quản lí hiệu năng

  • Một mục đích trong việc quản lí hiệu năng của sự vận hành hệ thống là để kiểm tra xem liệu các dịch vụ được cung cấp cho người dùng có đáp ứng với các chuẩn được yêu cầu hay không. Đồng thời, việc tìm ra sự suy giảm hiệu năng cục bộ dẫn tới việc ngăn ngừa hỏng hóc hệ thống.

  • Các khoản mục cần được quản lí bao gồm:

  • - Thời gian đáp ứng và thời gian quay vòng

  • - Hiệu suất

  • - Thời gian có sẵn (thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc)

  • - Số tối đa các thiết bị cuối vận hành

  • - Chất lượng của dữ liệu ra

  • - SLA (Service Level Agreement thoả thuận mức độ dịch vụ) của mạng

  • Việc thu thập và phân tích những dữ liệu này tạo khả năng cho người ta xác định xem liệu hiệu năng trông đợi đối với hệ thống có được duy trì hay không.

  • Những phàn nàn của người dùng cũng nên chú ý, bởi vì về tiềm năng nó có thể chứa sự suy giảm hiệu năng, điều không thể được nhận diện bằng việc đo đơn giản.

  • Thêm vào đó, những thay đổi trong các nhân tố ngoài (như việc tăng số các giao tác) có thể làm cho không thể duy trì được hiệu năng hệ thống trừ phi tiến hành biện pháp nào đó. Việc quản lí hiệu năng cũng nên được dùng một cách thường lệ để tạo khả năng dự đoán sự xuất hiện của những tình huống như vậy, và để cho phép đưa ra những đề nghị về thiết bị mới và để thay đổi phiên bản phần mềm.



2.1.6 Quản lí chi phí

  • Việc vận hành hệ thống tự nhiên ngụ ý tới chi phí. Quản lí chi phí là rất quan trọng cho xí nghiệp trong việc tìm kiếm lợi nhuận, và do đó phải xem xét tới nó. Do đó, việc thu thập dữ liệu chi phí, và việc cắt giảm những chi phí không cần thiết nhiều nhất có thể được là quan trọng trong việc cho hệ thống chạy.

  • TCO (Total Cost of Ownership - Tổng chi phí của quyền làm chủ) được dùng cho việc quản lí chi phí được phân loại thành hai khoản sau.

  • - Chi phí khởi đầu

  • - Chi phí vận hành

(1) Chi phí khởi đầu

  • Chi phí khởi đầu là chi phí một lần trong pha thiết đặt hệ thống, và không được sinh ra sau khi việc vận hành hệ thống được bắt đầu.

  • Các kiểu chi phí khởi đầu bao gồm:

  • - Chi phí mua thiết bị (thiết bị hệ thống, thiết bị mạng, thiết bị cuối, v.v.)

  • - Chi phí mua phần mềm (phần mềm cơ sở, gói phần mềm, v.v.)

  • - Chi phí phát triển phần mềm

  • Những chi phí này không phải bao giờ cũng được sinh ra. Chẳng hạn, chi phí mua thiết bị là không cần đối với thiết bị thuê. Do đó, nên có xem xét cẩn thận về những chi phí này cho việc thiết lập hệ thống.

(2) Chi phí vận hành

  • Chi phí vận hành trở thành cần thiết một khi hệ thống đi vào vận hành. Nó là chi phí thường xuyên được sinh ra đều kì và cố định.

  • Các kiểu của chi phí vận hành bao gồm:

  • - Chi phí thuê thiết bị (thiết bị hệ thống, thiết bị mạng, thiết bị cuối, v.v.)

  • - Phí mua bằng sử dụng phần mềm (phần mềm cơ sở,gói phần mềm, v.v..)

  • - Chi phí bảo trì (về bảo trì phần cứng và phần mềm)

  • - Chi phí bảo trì thiết bị (chi phí truyền thông sống, chi phí sưởi và ánh sáng)

  • - Chi phí có thể tiêu được

  • - Chi phí nhân sự

  • Chi phí vận hành được phân loại thành chi phí cố định, được sinh ra thường xuyên, và chi phí lưu động và chi tiêu phụ thuộc vào hoàn cảnh. Chi phí lưu động và chi tiêu nên được quản lí trên cơ sở hàng tháng, để tìm ra sự khác biệt giữa dữ liệu thực và ngân sách. Sau đó, các biện pháp đúng được thực hiện, nếu cần.

  • Phương pháp tính cước có thể được đưa vào trong đó người dùng (tổ chức người dùng) trả chi phí vận hành. Phương pháp tính cước bao gồm phương pháp cấp phát tỉ lệ, trong đó chi phí được cấp tuỳ thuộc vào khối lượng sử dụng, và phương pháp cấp phát cơ sở mà theo đó khối lượng được cấp là được xác định tuỳ theo tỉ lệ lợi nhụân thu được bởi việc dùng hệ thống.


2.2.5Việc quản lí vận hành khác


(1) Vận hành hệ thống

  • Theo quan điểm sử dụng, hệ thống phải được vận hành với việc xét tới những điều sau:

  • Cung cấp tài liệu vận hành, mô tả phương pháp vận hành hệ thống và các thủ tục vận hành.

Cung cấp phát biểu về kiểm soát công việc (lập lịch công việc) để tạo khả năng xử lí tự động công việc.

Cung cấp việc đo tính toàn vẹn đối với việc đưa dữ liệu vào bên cạnh việc quản lí đưa vào và đưa ra dữ liệu.

(2) Công cụ vận hành hệ thống


  • Các công cụ vận hành hệ thống đa dạng được dùng để làm cho vận hành hệ thống được trôi chảy và dễ dàng nhất có thể được.

  • Các công cụ vận hành hệ thống điển hình bao gồm:

  • - Công cụ cho phép toán tự động

- Công cụ giám sát

- Công cụ chuẩn đoán.

(3) Chuyển dịch hệ thống


  • Việc chuyển dịch nghĩa là công việc chuyển vận hành của hệ thống từ một phiên bản cũ sang phiên bản mới. Việc chuyển dịch hệ thống được tiến hành với những thủ tục sau:

  • - Chuẩn bị kế hoạch chuyển dịch

- Chuẩn bị tài liệu thủ tục chuyển dịch

- Thực hiện việc chuyển dịch

- Kiểm thử vận hành

- Chuyển sang pha vận hành (công việc được kế tục)



  • Trong công tác chuyển dịch, chú ý phải được dồn vào việc quản lí dữ liệu phiên bản. Trong các hệ thống xử lí phân bố, công việc chuyển dịch có thể mất nhiều ngày. Trong những trường hợp như vậy, phải kiểm tra xem liệu có thể vận hành mà không gây trục trặc gì trong khi các phiên bản cũ và mới cùng được sử dụng hay không.


tải về 1.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương