1. MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề


Bảng 2.3. Năng suất sinh sản của một số giống lợn ngoại



tải về 328.19 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích328.19 Kb.
#18421
1   2   3   4   5   6   7

Bảng 2.3. Năng suất sinh sản của một số giống lợn ngoại


Giống

Chỉ tiêu



Yorkshire

Landrace

Duroc

Số con đẻ ra/ổ (con)

9,37

8,4

9,1

Khối lượng toàn ổ sơ sinh (kg)

11,89

11,30

12,10

Khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi (kg)

33,67

31,30

33,45

Khối lượng toàn ổ 45 ngày tuổi (kg)

60,04

66,13

58,43

Khối lượng toàn ổ 60 ngày tuổi (kg)

79,24

84,05

-

Số con 60 ngày/ổ (con)

8,9

7,0

-

Kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landarce cũng được thể hiện ở thông báo của Đặng Vũ Bình (1999) [5]: lợn Yorkshire tuổi đẻ lứa đầu là 418 ngày tuổi, số con đẻ ra còn sống 9,77 con/ổ, số con 21 ngày tuổi là 8,61 con/ổ, số con 35 ngày tuổi là 8,15 con/ổ và khối lượng lúc 35 ngày tuổi là 8,09 kg, lợn Landrace các chỉ tiêu tương ứng là 9,86 con/ổ, 8,68 con/ổ, 8,22 con/ổ và 8,2 kg. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra rằng số con đẻ ra/lứa đạt giá trị thấp nhất ở lứa 1, sau đó tăng dần lên, ổn định và có khuynh hướng giảm ở lứa thứ 6.

Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân (1998) [46] về khả năng sinh sản của giống lợn Landrace cho biết, trên 140 ổ đẻ trung bình đạt 8,66 con sơ sinh còn sống/ổ với khối lượng sơ sinh bình quân 1,42 kg/con. Số con sơ sinh đạt cao nhất là dòng lợn Landrace Nhật (9,02 con) và thấp nhất là dòng Landrace Bỉ (8,04 con). Dòng Landrace Bỉ đẻ con có khối lượng sơ sinh cao nhất (1,54 kg/con) và thấp nhất ở Landrace Nhật (1,29 kg/con). Khả năng tiết sữa bình quân 31,5 kg và không có biểu hiện sai khác đáng kể giữa 3 dòng Landrace. Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa bình quân đạt 76,5 kg, dòng Landrace Cuba cao hơn hai dòng Landrace Nhật, Bỉ nhưng không đáng kể. Khối lượng trung bình lợn con cai sữa của dòng Landrace Bỉ cao nhất 12,72 kg/con. Kết quả theo dõi trên 122 ổ đẻ lợn Đại Bạch có số con sơ sinh trung bình còn sống là 8,62 con, khối lượng trung bình lợn con sơ sinh là 1,29 kg. Riêng dòng Đại Bạch Cuba đạt 8,40 con, dòng Đại Bạch Nhật đạt 1,29 con, thấp hơn so với dòng Đại Bạch Bỉ (11,54 con). Cũng nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Yorkshire, Trịnh Xuân Lương (1998) [26] đã đưa ra kết quả: số con đẻ ra còn sống là 11,50 ± 0,12, khối lượng toàn ổ sơ sinh đạt 11,5 kg và khi cai sữa ở 50,80 ngày khối lượng toàn ổ cai sữa là 149,35 ± 2,73 kg, số con cai sữa: 10,30 ± 0,20 con. Như vậy khi cai sữa ở 50,8 ngày thì trung bình 1 lợn con đạt 14,5 kg/con.

Hiện nay nước ta đã đạt được một số tiến bộ kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi, trong đó kỹ thuật lai kinh tế lợn là một trong những kỹ thuật quan trọng nhất. Vài năm trở lại đây chúng ta đã tiếp thu được kỹ thuật lai tạo tiên tiến của Anh quốc dựa trên cơ sở các giống lợn có tiềm năng năng suất sinh sản và khả năng cho thịt cao : Pietrain, Duroc, Meishan, Landrace ... Kết quả của việc áp dụng các công thức lai giữa các giống trên đã tạo ra được những giống lợn thương phẩm nuôi thịt có năng suất và chất lượng thịt cao

Đàn lợn thịt của nước ta hiện nay có khoảng 67% là lợn lai kinh tế. Trong đó, đàn lợn nái ở Miền Nam chiếm khoảng 65 - 70%, nhưng đàn lợn nái ở Miền Bắc chỉ chiếm 30 - 35%. Do đó cần phát triển nhanh đàn lợn ở Miền Bắc cả về số và chất lượng bằng cách khuyến khích nhân nhanh các mô hình chăn nuôi tiên tiến, các cơ sở giống của Trung ương và các tỉnh cần đảm bảo cung cấp đủ, nhanh các giống bố mẹ để sản xuất lợn thương phẩm nuôi thịt nhiều máu ngoại đạt năng suất cao, chất lượng tốt đồng thời có hiệu quả về kinh tế.


2.2.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước


Các giống lợn Yorkshire, Landrace, Duroc ... được nuôi phổ biến ở tất cả các nước có nghề chăn nuôi lợn hướng nạc phát triển và nhân ra khắp thế giới bởi các ưu điểm của nó là khối lượng cơ thể lớn, tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc năng suất sinh sản khá, khả năng thích nghi tốt ở Liên Xô (cũ) lợn Yorkshire chiếm 85% còn ở Châu Âu chiếm khoảng 54%. Năm 1960 tỷ lệ Landrace trong cơ cấu đàn lợn Cộng hòa Dân chủ Đức là 56,5%. Chính vì vậy mà cho đến nay có rất nhiều nghiên cứu và thông báo về khả năng sinh sản của 2 giống lợn Yorkshire và Landrace. White và cs (1991) [98] đã nghiên cứu trên lợn Yorkshire cho thấy: tuổi động dục lần đầu là 201 ngày số con đẻ ra còn sống của 20 ổ ở lứa 1 trung bình là 7,2 con/ổ.

Stoikov và cs (1996) [93] đã tiến hành nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace có nguồn gốc khác nhau được nuôi ở Bungari cho biết số con đẻ ra/ổ ở các giống là khác nhau. Cụ thể là lợn Yorkshire Anh 9,7 con/ổ, Yorkshire Thụy Điển 10,6 con/ổ, Yorkshire Ba lan 10,5 con, Landrace Anh là 9,8 con, Landrace Bungari 10 con, Landrace Bỉ là 8,5 con/ổ.

Theo Lê Thanh Hải và ctv (1997) [22] thì ở Pháp số con đẻ ra còn sống/ổ của giống Yorkshire năm 1991 là 11,4, năm 1992 là 11,5. Ở Landrace số liệu tương ứng là 11,7 và 12 con. Ở Anh lợn Landrace có số con đẻ ra còn sống/ổ là 10,82 con và lợn Yorkshire là 10,73 con.

Nghiên cứu trên 4 nhóm lợn nái Large White (LW) x Landrace (L): L x Pietrain, LW x LW; L x L, Radovie (1998) [81] đã công bố tỷ lệ đẻ trên 4 nhóm lần lượt là 89,4; 76,5; 81,2 và 83,3%, số con đẻ ra là 9,67, 9,15, 10,81 và 10,47 con, khối lượng toàn ổ sơ sinh đạt 12,29; 11,31; 13,44 và 13,40 kg, tỷ lệ hao hụt từ sơ sinh đến cai sữa là 7,49; 23,48; 12,64 và 6,58%.

Ngoài ra, các giống lợn ngoại mà đặc biệt là 2 giống lợn Yorkshire và Landrace là nguyên liệu được sử dụng trong nhiều chương trình lai Hybrid tạo ra các con lai Hybrids như Kemboroy (Anh), Costiwol (Anh), Ahip, Khip (Hungari), Hypor (Hà Lan)...

3. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Hai dòng lợn nái cụ kỵ VCN02 (dòng L06 tổng hợp của PIC mang nguồn gen chính của giống Yorkshire) và VCN05 (dòng L95 tổng hợp của PIC mang nguồn gen chính của Meishan) có nguồn gốc PIC nuôi tại trạm nghiên cứu nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp - Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương – Viện chăn nuôi. Số liệu năng suất sinh sản thu thập từ năm 1997 đến năm 2010 qua các lứa đẻ.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá năng suất sinh sản chung của hai dòng lợn Landrace và Yorkshire

- Đánh giá năng suất sinh sản của hai dòng lợn Landrace và Yorkshire qua các lứa đẻ

- Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái

+ Số con sơ sinh sống/ổ (con)

+ Số con để nuôi/ổ (con)

+ Số con cai sữa/ổ (con)

+ Khối lượng cai sữa/con (kg)

+ Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

+ Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa (%)

+ Tuổi cai sữa (ngày)

3.3. Phương pháp nghiên cứu

* Thu thập số liệu các chỉ tiêu sinh sản từ phần mềm quản lý chuyên dụng PPM của tập đoàn PIC – Anh.

* Phương pháp nhân giống:

Dòng VCN02 phối thuần: Đực VCN02 x Cái VCN02

Dòng VCN05 phối thuần: Đực VCN05 x Cái VCN05

* Theo dõi các chỉ tiêu năng suất sinh sản:

- Với các chỉ tiêu số lượng: Đếm số lượng lợn con sơ sinh sống, số con để nuôi và số con cai sữa ở từng thời điểm cần theo dõi.

- Với các chỉ tiêu khối lượng: Cân xác định khối lượng lợn con ở các thời điểm cân theo dõi bằng một loại cân thống nhất ở tất cả các lần cân.

* Các chỉ tiêu cần theo dõi như sau:

- Số con sơ sinh sống/ổ (con): là tổng số con đẻ ra còn sống trong vòng 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của lứa đẻ đó.

- Số con để nuôi/ổ (con): là số con sơ sinh sống do chính lợn nái đẻ ra để lại nuôi/lứa (không tính con ghép)

- Số con cai sữa/ổ: là tổng số lợn con còn sống đến lúc tách mẹ nuôi riêng của từng lứa đẻ.

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg): là tổng khối lượng của lợn con ở thời điểm cai sữa.
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Năng suất sinh sản của lợn nái dòng Landrace và Yorkshire

4.1.1. Năng suất sinh sản chung của lợn nái Landrace và Yorkshire

Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại trạm có ý nghĩa quan trọng, nó là nguồn gen quý cung cấp cho các công thức lai. Khả năng sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire được đánh giá qua nhiều chỉ tiêu khác nhau, kết quả về năng suất sinh sản của lợn nái Landrace và Yorkshire nuôi tại Trạm nghiên cứu, nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp được trình bày ở bảng 4.1.

+ Số con sơ sinh sống/ổ

Số con sơ sinh sống/ổ là một chỉ tiêu đánh giá sức sống của thai, khả năng nuôi thai của lợn mẹ và kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái mang thai. Chỉ tiêu này có tương quan di truyền thuận và chặt với số con cai sữa. Mặt khác, số con sơ sinh sống/ổ có hệ số di truyền thấp và có tương quan di truyền cao với số con sinh ra còn sống ở lứa thứ 2. Do đó việc chọn lọc số con sơ sinh sống/ổ sẽ góp phần quyết định đến việc nâng cao số con cai sữa/ổ và số con còn sống ở lứa thứ 2.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 328.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương