01. ĐẤT ĐAI, khí HẬU, ĐƠn vị HÀnh chính t0101. Diện tích và cơ cấu đất


Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông có thể tính tương tự cho từng lớp



tải về 2.72 Mb.
trang35/44
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích2.72 Mb.
#29322
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   44

Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông có thể tính tương tự cho từng lớp.

Tuổi học sinh quy ước bằng năm khai giảng năm học trừ đi năm sinh của học sinh trong giấy khai sinh.


3. Phân tổ chủ yếu

  • Cấp học,

  • Giới tính,

  • Dân tộc,

4. Nguồn số liệu

- Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo để tính số học sinh.

- Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê để tính dân số theo độ tuổi.

T1410. Tỷ lệ học sinh phổ thông tốt nghiệp

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh mức độ tốt nghiệp của học sinh phổ thông, là căn cứ đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập của giáo dục phổ thông.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh phổ thông tốt nghiệp là số phần trăm học sinh tốt nghiệp từng cấp học so với số học sinh dự thi tốt nghiệp từng cấp học của một năm học xác định.

Công thức tính tỷ lệ học sinh phổ thông tốt nghiệp từng cấp cụ thể như sau:


Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp tiểu học năm học t (%)

=

Số học sinh hoàn thành cấp tiểu học năm học t

Số học sinh lớp 5 cấp tiểu học năm học t



´ 100



Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp THCS năm học t (%)

=

Số học sinh tốt nghiệp cấp THCS năm học t

Số học sinh xét tốt nghiệp cấp THCS năm học t



´ 100



Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cấp THPT năm học học t (%)

=

Số học sinh tốt nghiệp cấp THPT năm học t

Số học sinh dự thi tốt nghiệp cấp THPT năm học t




´ 100

3. Phân tổ chủ yếu

- Cấp học;

- Giới tính;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1411. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học, tỷ lệ học sinh chuyển cấp

1) Mục đích, ý nghĩa

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học là chỉ tiêu phản ánh khả năng giữ chân học sinh của một hệ thống trường; gián tiếp phản ảnh tỷ lệ bỏ học; đo tác động của lưu ban và bỏ học.

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp học là chỉ tiêu phản ánh khả năng giữ chân học sinh của một hệ thống trường; gián tiếp phản ảnh tỷ lệ bỏ học; đo tác động của lưu ban và bỏ học đến hiệu suất bên trong của giáo dục. Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học đánh giá mức độ bền vững của sự biết chữ.

Tỷ lệ học sinh chuyển cấp là chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận các cấp học tiếp theo cao hơn của học sinh; đo sự chuyển động theo chiều hướng tăng giữa các cấp học trong bậc học phổ thông; cho thấy khả năng thu hút học sinh của các cấp học cao hơn, làm căn cứ để phát triển trường, lớp.

2) Khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học (cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông) năm học t là số phần trăm học sinh hoàn thành chương trình tiểu học (cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông) ở năm học t (mà những học sinh này đã học lớp đầu cấp tương ứng năm học t-4) so với tổng số học sinh học lớp đầu cấp tương ứng đầu năm học t-4 (t-3, t-2).

Trong thực tế, để thuận tiện cho việc tính toán với các số liệu có sẵn mà không gây sai lệch lớn, chỉ tiêu này được tính bằng số phần trăm học sinh hoàn thành cấp tiểu học (cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông) năm học t so với số học sinh lớp đầu từng cấp năm học t-4 (t-3, t-2).

Công thức tính tỷ lệ học sinh phổ thông tốt nghiệp theo từng cấp học cụ thể như sau:


Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp tiểu học năm học t (%)

=

Số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học năm học t

Tổng số học sinh lớp 1 năm học t -4




´ 100



Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở năm học t (%)

=

Số học sinh tốt nghiệp cấp trung học cơ sở năm học t

Tổng số học sinh lớp 6 năm học t -3




´ 100



Tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phổ thông năm học t (%)

=

Số học sinh tốt nghiệp cấp trung học phổ thông năm học t

Tổng số học sinh lớp 10 năm học t -2




´ 100

Tỷ lệ học sinh chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở năm học t là số phần trăm học sinh tuyển mới lớp 6 (lớp đầu của bậc trung học) năm học t so với số học sinh tốt nghiệp bậc tiểu học năm học t-1:

Tỷ lệ học sinh chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở năm học t (%)

=

Số học sinh tuyển mới lớp 6 đầu

năm học t



Tổng số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học năm học t-1



´ 100

Tỷ lệ học sinh chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông năm học t là số phần trăm học sinh tuyển mới lớp 10 (lớp đầu cấp trung học phổ thông) năm học t so với số học sinh tốt nghiệp cấp trung học cơ sở năm học t-1:

Tỷ lệ học sinh chuyển cấp từ trung học cơ sở lên trung học phổ thông năm học t (%)

=

Số học sinh tuyển mới lớp 10 đầu năm học t

Số học sinh hoàn thành chương trình trung học cơ sở năm học t-1



´ 100

3. Phân tổ chủ yếu

- Cấp học;

- Giới tính;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1412. Tỷ lệ học sinh phổ thông lưu ban, bỏ học

1. Mục đích, ý nghĩa

Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng giáo dục, là căn cứ đề ra chính sách phù hợp nhằm giảm tình trạng lưu ban, bỏ học, đặc biệt đối với các nhóm dân cư đặc thù như nghèo, khuyết tật, dân tộc thiểu số.



2. Khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính

Tỷ lệ học sinh lưu ban năm học t là số phần trăm học sinh lưu ban năm học t trong tổng số học sinh nhập học đầu năm học t.

Tỷ lệ học sinh lưu ban có thể tính theo lớp và theo cấp.



Tỷ lệ học sinh lưu ban lớp n năm học t (%)

=

Số học sinh bị lưu ban lớp n năm học t

x 100

Tổng số học sinh nhập học của lớp n đầu năm học t



Tỷ lệ học sinh lưu ban cấp m trong năm học t (%)

=

Số học sinh bị lưu cấp m

năm học t



x 100

Tổng số học sinh nhập học cấp m đầu năm học t

Tỷ lệ học sinh bỏ học năm học t là số phần trăm học sinh bỏ học năm học t trong tổng số học sinh nhập học đầu năm học t.

Tỷ lệ học sinh bỏ học được tính theo lớp và theo cấp.



Tỷ lệ học sinh bỏ học lớp n năm học t (%)

=

Số học sinh bỏ học lớp n

năm học t



x 100




Tổng số học sinh nhập học lớp n đầu năm học t




Tỷ lệ bỏ học cấp m trong năm học t (%)

=

Số học sinh bỏ học cấp m

năm học t



x 100

Tổng số học sinh nhập học cấp m đầu năm học t

3. Phân tổ chủ yếu

- Cấp học;

- Giới tính;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1413. Số người được xoá mù chữ, số học sinh bổ túc văn hoá

1. Mục đích, ý nghĩa

Số học viên được xóa mù chữ là chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác xoá mù chữ của loại hình giáo dục bổ túc văn hoá, giúp lập kế hoạch nâng cao chất lượng các chương trình xoá mù chữ nhằm nâng cao trình độ văn hoá của dân cư.

Số sinh bổ túc văn hóa là chỉ tiêu phản ánh quy mô và số lượng học sinh đang theo học các lớp bổ túc văn hóa, từ đó thấy được nhu cầu học tập của mọi người cũng như mức độ phát triển của hình thức giáo dục bổ túc văn hóa, cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch tăng thêm số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục bổ túc văn hóa.

2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Học viên được xoá mù chữ là số học viên đang học các lớp thanh toán mù chữ thuộc chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau biết chữ và đã học hết mức 3 của chương trình xoá mù chữ, có trình độ tương đương lớp 3 tiểu học.

Chương trình xoá mù chữ là chương trình cung cấp kỹ năng đọc, viết và làm các phép tính cho thanh thiếu niên và người lớn chưa biết chữ.



Họ sinh bổ túc văn hóa là những người đang học các lớp bổ túc văn hóa theo chương trình giáo dục không chính quy để lấy bằng của hệ giáo dục quốc dân bằng hình thức vừa học, vừa làm, học từ xa, học có hướng dẫn.

3. Phân tổ chủ yếu

- Cấp học;

- Giới tính;

- Huyện/quận/thị xã/thành phố.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1414. Số và tỷ lệ huyện/quận/thị xã/thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh sự bình đẳng xã hội trong học tập đến một trình độ nhất định. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc lập kế hoạch, đề ra chính sách phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí cho mọi người dân ở mọi miền đất nước.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Phổ cập giáo dục phổ thông gồm Phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH), Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTHĐĐT) và Phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGDTHCS).



2.1. Tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học

(i). Đối với cá nhân:

Trẻ em được công nhận đạt chuẩn PCGDTH phải hoàn thành chương trình tiểu học trước độ tuổi 15 tuổi.

(ii). Đối với đơn vị cơ sở:

Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn về PCGDTH phải có 80% (riêng đối với miền núi, vùng khó khăn có 70%) trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học;

(iii). Đối với đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh:

Đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh được công nhận đạt chuẩn về PCGDTH phải có 90% trở lên (riêng đối với miền núi, vùng khó khăn phải có 80%) số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTH;

2.2. Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1

(i). Đối với cá nhân:

Trẻ em được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1 phải hoàn thành chương trình tiểu học ở độ tuổi 11 tuổi.

(ii). Đối với đơn vị cơ sở:

Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1 phải đạt những điều kiện sau:

a) Học sinh:

- Huy động được 95% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1;

- Có 80% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học.

b) Giáo viên:

- Đảm bảo số lượng giáo viên để dạy đủ các môn học theo chương trình giáo dục cấp tiểu học;

- Đạt tỉ lệ 1,20 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,30 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học có tổ chức dạy học trên 5 buổi/tuần;

- Có 80% trở lên số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 20% trở lên đạt trình độ trên chuẩn.

c) Cơ sở vật chất:

- Có mạng lưới trường, lớp phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ em đi học thuận lợi;

- Có số phòng học đạt tỉ lệ 0,5 phòng/lớp trở lên. Phòng học an toàn; có bảng, đủ bàn ghế cho học sinh, giáo viên; đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi;

- Trường học có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục; phòng truyền thống và hoạt động Đội; có sân chơi, sân tập an toàn, được sử dụng thường xuyên;

- Trường học xanh, sạch, đẹp; an toàn; có nguồn nước sạch; có hệ thống thoát nước; có khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, học sinh, giáo viên, đảm bảo sạch sẽ, sử dụng thuận tiện.

(iii). Đối với đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh:

Đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1 phải có 90% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1; số đơn vị cơ sở còn lại phải đạt chuẩn PCGDTH.

2.3. Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2

(i). Đối với cá nhân:

Trẻ em được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2 phải hoàn thành chương trình tiểu học ở độ tuổi 11 tuổi.

(ii). Đối với đơn vị cơ sở:

Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2 phải đạt những điều kiện sau:

a) Học sinh:

- Huy động được 98% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1;

- Có 90% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học;

- Có 50% trở lên số học sinh học 9-10 buổi/tuần.

b) Giáo viên:

- Đạt tỉ lệ 1,20 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức dạy học 5 buổi/tuần; 1,35 giáo viên/lớp trở lên đối với trường tiểu học tổ chức 50% trở lên số học sinh học 9-10 buổi/tuần;

- Có 100% số giáo viên đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 50% trở lên đạt trình độ trên chuẩn đào tạo;

- Có đủ giáo viên chuyên trách dạy các môn: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tin học, Ngoại ngữ.

c) Cơ sở vật chất:

- Có mạng lưới trường, lớp phù hợp tạo điều kiện cho trẻ em đi học thuận lợi;

- Có số phòng học đạt tỉ lệ 0,8 phòng/lớp trở lên. Phòng học an toàn; có bảng, đủ bàn ghế đúng quy cách cho học sinh, giáo viên; đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông; có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học; có điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi;

- Trường học có văn phòng; thư viện; phòng giáo viên; phòng hiệu trưởng; phòng phó hiệu trưởng; phòng thiết bị giáo dục; phòng giáo dục nghệ thuật; phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng y tế học đường; phòng hỗ trợ học sinh khuyết tật; phòng thường trực, bảo vệ. Các phòng có đủ các phương tiện, thiết bị cần thiết để phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường;

- Trường học có sân chơi, sân tập với tổng diện tích chiếm 30% trở lên diện tích mặt bằng của trường; có đồ chơi, thiết bị vận động cho học sinh, đảm bảo điều kiện cho học sinh vui chơi và tập luyện an toàn.

- Đối với các trường tổ chức bán trú cho học sinh phải có chỗ ăn, chỗ nghỉ đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, sức khoẻ cho học sinh;

- Trường học có cổng, tường hoặc hàng rào cây xanh bao quanh trường; có nguồn nước sạch, có hệ thống thoát nước; có khu để xe; có khu vệ sinh sạch sẽ, thuận tiện dành riêng cho nam, nữ, học sinh, giáo viên; đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện; không có hàng quán, nhà ở trong khu vực trường.

(iii). Đối với đơn vị cấp huyện, đơn vị cấp tỉnh:

a) Đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2 phải có 90% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2; số đơn vị cơ sở còn lại phải đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1;

b) Đơn vị cấp tỉnh được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2 phải đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 1 và có 100% đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn PCGDTHĐĐT mức độ 2.

2.4. Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục trung học cơ sở

(i). Đối với cấp xã:

a) Duy trì, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học: số trẻ em 6 tuổi đi học lớp 1 đạt tỷ lệ từ 90% trở lên; có ít nhất 80% số trẻ em ở độ tuổi 11 đến 14 hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em còn lại trong độ tuổi này đang học tiểu học;

Đối với vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn huy động số trẻ em 6 tuổi đi học lớp 1 đạt tỷ lệ từ 80% trở lên và có ít nhất 70% số trẻ em ở độ tuổi 11 đến 14 hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em còn lại trong độ tuổi này đang học tiểu học;

b) Hằng năm, huy động số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào trung học cơ sở đạt tỷ lệ từ 95% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 80% trở lên;

c) Bảo đảm tỷ lệ thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở từ 80% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 70% trở lên;

d) Hằng năm, bảo đảm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở từ 90% trở lên; ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn từ 75% trở lên.

(ii). Đối với cấp huyện: ít nhất có 90% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

(iii). Đối với cấp tỉnh: có tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

3. Phân tổ chủ yếu

- Cấp học.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Giáo dục đào tạo.



T1415. Số cơ sở dạy nghề

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân, làm căn cứ lập kế hoạch phát triển về số lượng các cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu về dạy nghề của toàn xã hội.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Cơ sở dạy nghề bao gồm các trường cao đẳng nghề, trung cấp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề. Cơ sở dạy nghề có thể được tổ chức độc lập hoặc gắn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục khác.

Các cơ sở dạy nghề này đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.

Cơ sở dạy nghề phân theo trình độ đào tạo nghề gồm có cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng.

Cao đẳng nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 2 đến 3 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo.

Trung cấp nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Sơ cấp nghề có thời gian đào tạo thực hiện từ 3 tháng đến dưới 1 năm đối với người có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học

Học nghề dưới 3 tháng được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu được kỹ năng, nghề thích ứng với nhu cầu công việc hiện tại, được cấp giấy chứng nhận.



3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Cấp quản lý;

- Loại cơ sở.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Lao động Thương binh và Xã hội.



T1416. Số giáo viên dạy nghề

1. Mục đích ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu và trình độ giáo viên dạy nghề, làm cơ sở lập kế hoạch phát triển về số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu về dạy nghề của toàn xã hội.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Giáo viên dạy nghề là những người trực tiếp giảng dạy, các tổ trưởng, tổ phó bộ môn, các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa, bao gồm giáo viên cơ hữu (biên chế, hợp đồng từ một năm trở lên) và những người trong thời kỳ tập sự nhưng có thời gian giảng dạy trên 50% thời gian làm việc.

Những người có chức vụ quản lý như: hiệu trưởng, hiệu phó, giám đốc cơ sở, các trưởng, phó phòng, các cán bộ làm việc ở các phòng ban như phòng giáo vụ, kế hoạch tài vụ, các phòng ban liên quan khác, dù có tham gia giảng dạy ít hay nhiều đều không tính là giáo viên giảng dạy.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Cấp quản lý;

- Loại cơ sở;

- Biên chế (cơ hữu), hợp đồng;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ chuyên môn.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Lao động Thương binh và Xã hội.



T1417. Số học sinh học nghề

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu học sinh học nghề, là cơ sở để xác định đầu vào của lực lượng lao động do giáo dục nghề nghiệp cung cấp, làm căn cứ cho lập kế hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng và quốc gia.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Học sinh học nghề là những học sinh có tên trong danh sách và đang theo học ở cơ sở dạy nghề.

Học sinh học nghề phân theo tình trạng học tập và thời gian xác định gồm có học sinh tuyển mới, học sinh, học sinh thời điểm và học sinh tốt nghiệp.

Học sinh tuyển mới là số học sinh mới được tuyển và thực tế nhập học trong năm báo cáo của các cơ sở dạy nghề.

Học sinh học nghề có mặt tại thời điểm 31/12 của các khoá học của năm báo cáo là số học sinh năm trước chưa ra trường còn tiếp tục theo học từ 1/1 của năm sau năm báo cáo cộng với số tuyển mới trong năm báo cáo.

Công thức cụ thể như sau: Số học sinh học nghề có mặt cuối năm báo cáo = Số học sinh có mặt đầu năm báo cao+ số học sinh tuyển mới trong năm báo cáo – số tốt nghiệp trong năm báo cáo + số học sinh bỏ học và chuyển trường trong năm báo cáo.

Học sinh tốt nghiệp: là những học sinh đã học hết chương trình, đã dự thi tốt nghiệp và được cấp bằng hoặc chứng chỉ.

Học sinh học nghề phân theo trình độ đào tạo nghề có: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng.

Cao đẳng nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 2 đến 3 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo.

Trung cấp nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Sơ cấp nghề có thời gian đào tạo thưc hiện từ 3 tháng đến dưới 1 năm đối với người có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học

Học nghề dưới 3 tháng được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu được kỹ năng, nghề thích ứng với nhu cầu công việc hiện tại, được cấp giấy chứng nhận.

Đào tạo lại, đào tạo nâng cao đối với những người đi bổ túc thêm hoặc nâng cao tay nghề đều xác định là có thời gian đào tạo ngắn hạn.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Cấp quản lý;

- Loại cơ sở;

- Số học sinh đầu năm học;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ;

- Lĩnh vực đào tạo.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.



T1418. Số trường trung cấp chuyên nghiệp

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô những cơ sở của giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân, làm cơ sở lập kế hoạch phát triển về số lượng các trường trung cấp chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về dạy nghề của toàn xã hội.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Trường trung cấp chuyên nghiệp là những cơ sở đào tạo nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.

Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Trường có nhiều lớp, thuộc một hay nhiều khoá học khác nhau do một Ban Giám hiệu phụ trách và có đầy đủ tư cách pháp nhân.

Phân theo loại hình trường trung cấp chuyên nghiệp có 3 loại:

a) Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;

b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;

c) Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Phân theo cấp quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp có 2 cấp:

- Trường do TƯ quản lý gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Bộ, ngành trực tiếp quản lý.

- Trường do địa phương quản lý gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp do Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực tiếp quản lý.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Cấp quản lý.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1419. Số giáo viên trung cấp chuyên nghiệp

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu và trình độ giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp, làm cơ sở lập kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên của các trường trung cấp chuyên nghiệp.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Giáo viên trung cấp chuyên nghiệp là những người trực tiếp giảng dạy, các tổ trưởng, tổ phó bộ môn, các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa, những người thường xuyên hướng dẫn thực hành trong các trường trung cấp chuyên nghiệp; bao gồm giáo viên cơ hữu (biên chế, hợp đồng dài hạn từ 1 năm trở lên) và những người trong thời gian tập sự nhưng có thời gian giảng dạy trên 50% thời gian làm việc.

Những người có chức vụ quản lý như: hiệu trưởng, hiệu phó, các trưởng, phó phòng, các cán bộ làm việc ở các phòng ban như phòng giáo vụ, kế hoạch tài vụ, các phòng ban liên quan khác, dù có tham gia giảng dạy ít hay nhiều đều không tính là giáo viên giảng dạy.

Trình độ chuyên môn của giáo viên là trình độ theo văn bằng cao nhất được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp, được xếp theo 5 nhóm: tiến sỹ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trình độ chuyên môn khác.



3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Cấp quản lý;

- Biên chế (cơ hữu)/hợp đồng;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ chuyên môn.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1420. Số học sinh trung cấp chuyên nghiệp

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu học sinh trung cấp chuyên nghiệp, là cơ sở để xác định đầu vào của lực lượng lao động do giáo dục nghề nghiệp cung cấp, làm căn cứ cho lập kế hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng và quốc gia.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Học sinh trung cấp chuyên nghiệp là những người có tên trong danh sách, đang theo học tại các trường trung cấp chuyên nghiệp.

Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.

Phân theo trinh tự học tập và thời gian xác định có học sinh đầu năm học, học sinh tuyển mới và học sinh tốt nghiệp.

Học sinh có đầu năm học là những học sinh có tại thời điểm đầu năm học (thường là tháng 8 hoặc tháng 9).

Học sinh tuyển mới là số học sinh được tuyển và thực tế nhập học vào năm đầu tiên của khoá học.

Học sinh tốt nghiệp là những sinh đã học hết chương trình đào tạo, đã dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ đề tài và được cấp bằng tốt nghiệp.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Cấp quản lý;

- Số học sinh đầu năm học;

- Tuyển mới;

- Tốt nghiệp;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Hình thức đào tạo;

- Lĩnh vực đào tạo.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1421. Số trường cao đẳng

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô các cơ sở của giáo dục cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân, làm cơ sở lập kế hoạch duy trì và phát triển về số lượng các trường cao đẳng nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo cao đẳng của toàn xã hội.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Trường cao đẳng là những cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo trình độ cao đẳng, giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo. Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành.



3. Phân tổ chủ yếu

  • Loại hình;

  • Cấp quản lý;

  • Biên chế (cơ hữu)/hợp đồng;

  • Giới tính;

  • Dân tộc;

  • Trình độ chuyên môn.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1422. Số giảng viên cao đẳng

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu và trình độ giảng viên các trường cao đẳng, làm cơ sở lập kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên của các trường cao đẳng.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Giảng viên cao đẳng là những người trực tiếp giảng dạy, các tổ trưởng, tổ phó bộ môn, các chủ nhiệm khoa, phó chủ nhiệm khoa tại các trường cao đẳng, có bằng đại học trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bao gồm giảng viên cơ hữu (biên chế và hợp đồng dài hạn từ 1 năm trở lên) và những người đang trong thời kỳ tập sự và có thời gian giảng dạy trên 50% thời gian làm việc.

Những người có chức vụ quản lý như: hiệu trưởng, hiệu phó, các trưởng, phó phòng, các cán bộ làm việc ở các phòng ban như phòng giáo vụ, kế hoạch tài vụ, các phòng ban liên quan khác, dù có tham gia giảng dạy ít hay nhiều đều không tính là giáo viên giảng dạy.

3. Phân tổ chủ yếu


  • Loại hình;

  • Cấp quản lý;

  • Biên chế (cơ hữu)/hợp đồng;

  • Giới tính;

  • Dân tộc;

  • Trình độ chuyên môn.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1423. Số sinh viên cao đẳng

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu sinh viên ở bậc cao đẳng, là cơ sở để xác định đầu vào của lực lượng lao động do đào tạo cao đẳng, làm căn cứ cho lập kế hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng và quốc gia.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Sinh viên cao đẳng là những người có tên trong danh sách, đang theo học tại các trường cao đẳng (hoặc các trường đại học có đào tạo trình độ cao đẳng), được đào tạo trình độ cao đẳng từ hai đến ba năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành.

Phân theo trình tự học tập và thời gian xác định có sinh viên đầu năm học, sinh viên tuyển mới và sinh viên tốt nghiệp:

Số sinh viên đầu năm học là những sinh viên theo học tất cả các khoá học theo các loại hình và hình thức đào tạo khác nhau tại thời điểm đầu năm học của mỗi trường (thường là tháng 8 hoặc tháng 9 mỗi năm).

Số sinh viên tuyển mới là những sinh viên được tuyển vào năm đầu tiên của khoá học theo các loại hình và hình thức đào tạo khác nhau.

Số sinh viên tốt nghiệp là những sinh viên đã học hết chương trình đào tạo và được cấp bằng tốt nghiệp theo chương trình đào tạo đó.



3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Số sinh viên có ở đầu năm học;

- Tuyển mới;

- Tốt nghiệp;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Hình thức đào tạo;

- Lĩnh vực đào tạo;

- Trong nước/ngoài nước.



4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1424. Số trường đại học

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ sở của giáo dục đào tạo bậc đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân, làm cơ sở lập kế hoạch duy trì và phát triển về số lượng các trường đại học nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo đại học của toàn xã hội.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Trường đại học là những cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo trình độ đại học, giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.



3. Phân tổ chủ yếu

  • Loại hình;

  • Cấp quản lý;

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1425. Số giảng viên đại học

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu và trình độ giảng viên các trường đại học, làm cơ sở lập kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu giáo viên của các trường đại học.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Giảng viên đại học là những người trực tiếp giảng dạy, các tổ trưởng, tổ phó bộ môn, các chủ nhiệm khoa, phó chủ nhiệm khoa tại các trường cao đẳng, có bằng đại học trở lên và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, bao gồm giảng viên cơ hữu (biên chế, hợp đồng dài hạn từ 1 năm trở lên) và những người đang trong thời kỳ tập sự và có thời gian giảng dạy trên 50% thời gian làm việc.

Những người có chức vụ quản lý như: hiệu trưởng, hiệu phó, các trưởng, phó phòng, các cán bộ làm việc ở các phòng ban như phòng giáo vụ, kế hoạch tài vụ, các phòng ban liên quan khác, dù có tham gia giảng dạy ít hay nhiều đều không tính là giáo viên giảng dạy.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Cấp quản lý;

- Biên chế;

- Hợp đồng (cơ hữu)/hợp đồng;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Trình độ chuyên môn;

- Học hàm.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1426. Số sinh viên đại học

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu đầu vào của lực lượng lao động có trình độ đại học, làm căn cứ cho lập kế hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng và quốc gia.



2. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính

Sinh viên đại học là những người có tên trong danh sách, đang theo học tại trường đại học, được đào tạo trình độ đại học từ bốn đến sáu năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.

Phân theo trình tự học tập và thời gian xác định có sinh viên đầu năm học, sinh viên tuyển mới, sinh viên tốt nghiệp:

Sinh viên đầu năm học là những sinh viên theo học ở tất cả các khóa theo các loại hình và hình thức đào tạo khác nhau tại thời điểm đầu năm học của mỗi trường.

Sinh viên tuyển mới là những sinh viên được tuyển vào đầu năm học của khóa học theo các loại hình, hình thức đào tạo khác nhau

Sinh viên tốt nghiệp là những sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp bằng đào tạo theo chương trình đó.

Sinh viên đại học không bao gồm sinh viên cao đẳng ở các trường đại học, học viện có đào tạo trình độ cao đẳng.

3. Phân tổ chủ yếu

- Loại hình;

- Cấp quản lý;

- Số sinh viên đầu năm học;

- Tuyển mới;

- Tốt nghiệp;

- Giới tính;

- Dân tộc;

- Hình thức đào tạo;

- Lĩnh vực đào tạo;

- Trong nước/ngoài nước.

4. Nguồn số liệu

Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Giáo dục và Đào tạo.



T1427.Chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo

1. Mục đích, ý nghĩa

Chỉ tiêu phản ánh một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển sự

nghiệp giáo dục-đào tạo. Giúp các cơ quan quản lý nắm được số tiền mà tỉnh/thành phố chi cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo, từ đó có các chính sách phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong hiện tại và tương lai phù hợp với điều kiện của tỉnh/thành phố.

Trên cơ sở cơ cấu chi của từng loại hình kinh tế tham gia trong tổng số, tỉnh/thành phố có căn cứ huy động các loại hình kinh tế tham gia xã hội hoá giáo dục và đào tạo.

Là căn cứ quan trọng để tính một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp cho tỉnh/thành phố theo ngành, thành phần kinh tế.

2. Khái niệm

Toàn bộ các nguồn tài chính chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo bao gồm: nguồn ngân sách (Trung ương và địa phương); nguồn đóng góp của học sinh, phụ huynh học sinh; nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài; các nguồn từ hoạt động phát triển của các trường.

Nội dung chi cho giáo dục và đào tạo gồm các khoản chi cho các lĩnh vực sau:

- Giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học.

-Giáo dục trung học cơ sở, giáo dục trung học phổ thông

-Giáo dục thường xuyên và hoạt động phục vụ cho giáo dục

-Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp dạy nghề trong các trường phổ thông

- Giáo dục trung học chuyên nghiệp, dạy nghề.

- Đào tạo cao đẳng, đào tạo đại học, đào tạo sau đại học.

- Đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho cán bộ, công nhân viên

- Đào tạo khác trong nước, đào tạo ngoài nước.

3. Phân tổ chủ yếu

- Nội dung kinh tế

- Nguồn+;

- Loại hình kinh tế;



4. Nguồn số liệu

-Chi ngân sách theo loại, khoản tại kho bác hoặc sở tài chính tỉnh/thành phố;

- Kết quả điều tra doanh nghiệp, điều tra hộ cá thể

-Các cuộc điều tra chuyên đề khác

-Sở Giáo dục và Đào tạo thu thập từ nguồn chi ngân sách và từ các phòng giáo dục huyện/thị.



tải về 2.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   44




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương