ÐỀ thi tuyển sinh đẠi học khối b năM 2014 Môn thi : sinh họC – Mã đề 538



tải về 2.31 Mb.
trang11/16
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích2.31 Mb.
#37658
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16
Giải:

  • Phép lai thoả tỷ lệ cây cao chiếm 50%: Aa x aa.

  • Để hoa đỏ đạt 100% thì: BB x BB hoặc BB x Bb hoặc BB x bb

  • Qua đó chỉ các phép lai 1, 2, 4, 5, 6, 7 và 8 thoả đề.

Đáp án C

Câu 17: Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên, hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 30%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, ở F1 số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ

A. 5%. B. 20%. C. 50%. D. 10%.



Giải:

  • Với tỷ lệ lá nguyên, hoa đỏ = 30% 6,25% => bài toán tuân theo quy luật di truyền liên kết gen có hoán vị. Phép lai thoả đề: Aa,Bb x Aa,bb; trong đó:

Aa,bb 0,5Ab: 0,5ab

Aa,Bb yAB: yab: (0,5 – y)Ab: (0,5 – y)aB.

=> A-,B- = (0,5Ab x (0,5 – y)aB) + (yAB x 0,5ab) + (yAB x 0,5Ab)= 0,3 => y = 0,1



  • Tỷ lệ cây là nguyên, hoa trắng thuần chủng sẽ là: AA,bb = 0,5Ab x 0,4Ab = 0,2

Đáp án B

Câu 18: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại,

A. các quần thể sinh vật trong tự nhiên chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi bất thường.

B. những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với những thay đổi của ngoại cảnh đều di truyền được.

C. mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

D. sự cách li địa lí chỉ góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

Câu 19: Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Đây là ví dụ về hình thành loài mới

A. bằng lai xa và đa bội hóa. B. bằng cách li địa lí.

C. bằng cách li sinh thái. D. bằng tự đa bội.

Câu 20: Trong các phương pháp tạo giống sau đây, có bao nhiêu phương pháp có thể tạo ra giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật khác nhau?

(1) Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp. (2) Nuôi cấy hạt phấn.

(3) Lai tế bào sinh dưỡng tạo nên giống lai khác loài. (4) Tạo giống nhờ công nghệ gen.

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.



Câu 21: Một loài thực vật giao phấn, xét một gen có hai alen, alen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này cho hoa hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

  1. Quần thể gồm toàn cây hoa đỏ.

  2. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng.

  3. Quần thể gồm toàn cây hoa hồng.

  4. Quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa hồng.

Câu 22: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

  2. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật.

  3. Các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.

  4. Tiến hóa nhỏ sẽ không xảy ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Câu 23: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

  2. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên.

  3. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.

  4. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Câu 24: Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.

  2. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ.

  3. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.

  4. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học

Câu 25: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên chủ yếu của quá trình tiến hóa là

A. biến dị cá thể B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

C. đột biến gen D. đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Câu 26: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là

A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X B. mất một cặp A-T

C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. D. mất một cặp G-X

Giải:


  • Ta có: l = 221nm => NB = 1300 => GB = 369; AB = 281.

  • Và: (AB + Ab)(22 – 1) = 1689 => Ab = 282 (tăng 1 cặp A-T)

(GB + Gb).3 = 2211 => Gb = 368 (giảm 1 cặp G-X)

Đáp án C



Câu 27: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh.

  2. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

  3. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ cạnh tranh.

  4. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh.

Câu 28: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.

  2. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

  3. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.

  4. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.

  5. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (3). C. (3), (4), (5). D. (2), (4), (5).

Câu 29: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?

A. 108. B. 64. C. 144. D. 36.



Giải:

  • Với 2n = 6 => có 3 cặp NST, trong đó:

    • 2 cặp NST không bị đột biến thể 3, mỗi cặp chứa 2 alen có 3 kiểu gen.

    • 1 cặp NST bị đột biến thể 3, chứa 2 alen có 4 kiểu gen.

    • Số tế bào thể 3 là = 3 tế bào.

  • Số loại KG có thể có là: 3 x 3 x 3 x 4 = 108

Đáp án A

Каталог: 2014
2014 -> -
2014 -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
2014 -> QUẢn lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đỒNG
2014 -> CÔng ty cổ phần autiva (autiva. Jsc)
2014 -> CÙng với mẹ maria chúng ta về BÊn thánh thể with mary, we come before the eucharist cấp II thiếU – camp leader level II search
2014 -> Part d. Writing 0 points)
2014 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2014 -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
2014 -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
2014 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 2.31 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương