ĐỀ CƯƠng ôn tập lịch sử LỚP 12 Năm học 2011 2012


II. ẤN ĐỘ 1. Phong trào GPDT



tải về 0.52 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích0.52 Mb.
#26063
1   2   3   4   5   6   7

II. ẤN ĐỘ

1. Phong trào GPDT:

- Ấn độ là 1 nước lớn ở châu Á và đông dân thứ 2 trên thế giới (1,2 tỉ người năm 2000).

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của đảng Quốc Đại, thực dân Anh phải nhượng bộ, trao quyền tự trị cho Ấn Độ. Theo “phương án Mao-bát-tơn”, ngày 15/08/1947, Ấn Độ được chia thành 2 nước tự trị trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ và Pakistan.

- Không thỏa mãn qui chế tự trị, Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh giành độc lập hoàn toàn. 26/01/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.



2. Xây dựng đất nước (1950 - 1991)

a. Đối nội: đạt thành tựu

- Nông nghiệp: nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp từ giữa những năm 70, Ấn Độ đã tự túc được

lương thực và từ 1995 là nước xuất khẩu gạo.

- Công nghiệp: sản xuất được nhiều loại máy móc như: máy bay, tàu thủy, xe hơi, đầu máy xe lửa ; sử dụng

năng lượng hạt nhân ..., đứng thứ 10 thế giới về công nghiệp.

- Khoa học kỹ thuật, văn hóa - giáo dục: cuộc “cách mạng chất xám” đưa Ấn Độ thành cường quốc về công

nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ (1974: chế tạo thành công bom nguyên tử, 1975:

phóng vệ tinh nhân tạo…)

b. Đối ngoại: - Luôn thực hiện chính sách hòa bình trung lập tích cực, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

- Ngày 07/01/1972, Ấn Độ thiết lập quan hệ với Việt Nam.

*****
BÀI 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH
I. Các nước Châu Phi:

- Từ những năm 50, phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi phát triển mạnh trước hết là ở Bắc Phi. Mở

đầu là Ai Cập (1952), lập ra nước Cộng hòa Ai Cập. Tiếp theo là Libi, Angiêri.

- Nửa sau thập niên 50, hệ thống thuộc địa của thực dân ở châu Phi tan rã, nhiều quốc gia giành được độc lập

như Tuynidi, Marốc, Xuđăng, Gana... .

- Năm 1960, lịch sử ghi nhận là "Năm châu Phi" với 17 nước được trao trả độc lập.

- Năm 1975, thắng lợi của cách mạng Ăngôla và Môdămbích về cơ bản đã chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ (thực

dân Bồ Đào nha) ở châu Phi cùng và hệ thống thuộc địa của nó.

- Từ năm 1980, nhân dân Rôđêdia và Tây Nam Phi đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa

Apacthai, tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Dimbabuê(Zimbadwe) (1980) và Namibia (03/1990).

- Đặc biệt: Ở Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ. Năm

1994, ông Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi. Đây là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, đánh

dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân.

II. CÁC NƯỚC MỸ LATINH

- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, đều là những nước giành được độc lập từ tay Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha,,

nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mỹ.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mỹ bùng nổ và phát triển.

Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô vào tháng 1/1959.

- Do ảnh hưởng của cách mạng Cu Ba, từ thập niên 60 -70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ,

giành độc lập và thành lập các chính phủ mới tiến bộ đã phát triển mạnh với nhiều hình thức: bãi công của công nhân,

nổi dậy của nông dân, đấu tranh nghị trường, đấu tranh vũ trang…, biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy” (tiêu

biểu là Vênêxuêla, Goatêmala, Pêru, Nicaragoa, Chilê...). Kết quả chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ La Tinh bị lật

đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập.



Chương IV. MỸ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000)

BÀI 6. NƯỚC MỸ

I. NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1945 ĐẾN 1973

* Kinh tế: Sau CTTG II, kinh tế Mỹ phát triển mạnh:

- Công nghiệp chiếm hơn một nửa tổng sản lượng công nghiệp thế giới (56,5% - 1948 )

- Nông nghiệp bằng hai lần 5 nước Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật cộng lại;

- Nắm 50% số lượng tàu bè đi lại trên biển, ¾ dự trữ vàng thế giới,

- Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.



Nguyên nhân phát triển:

- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú; nhân lực dồi dào, trình độ cao, năng động, sáng tạo.

- Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ bán vũ khí.

- Áp dụng thành công những thành tựu KHKT để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất…

- Sức sản xuất và cạnh tranh lớn, có hiệu quả.

- Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có hiệu quả.



* Khoa học kỹ thuật:

- Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại

- Đi đầu và đạt nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động); vật liệu mới (polyme, vật liệu tổng hợp); năng lượng mới (nguyên tử, nhiệt hạch); sản xuất vũ khí, chinh phục vũ trụ, “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…

* Về đối ngoại: triển khai “chiến lược toàn cầu” với tham vọng làm bá chủ thế giới

- Mục tiêu:

+ Ngăn chặn, tiến tới tiêu diệt các nước XHCN.

+ Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

+ Khống chế, chi phối các nước đồng minh.



- Biện pháp thực hiện:

+ Khởi xướng cuộc “Chiến tranh lạnh”.

+ Tiến hành chiến tranh xâm lược, can thiệp, lật đổ chính quyền ở nhiều nơi, tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975).

+ Hoà hoãn với Trung Quốc, Liên Xô để chống lại phong trào cách mạng ở các nước.



II. NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1973 - 1991

* Kinh tế

- 1973 - 1982: khủng hoảng và suy thoái.

- Từ 1983, phục hồi và phát triển, vẫn đứng đầu thế giới về kinh tế - tài chính.

* Đối ngoại

- Giữa thập niên 80, xu thế hòa hoãn ngày càng chiếm ưu thế. Năm 1989, Mỹ cùng Liên Xô tuyên bố kết thúc “chiến tranh lạnh”, mở ra thời kì mới trên trường quốc tế.



III. NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

* Về kinh tế:

- Có những đợt suy thoái ngắn, nhưng vẫn đứng đầu thế giới.

- Chiếm 25% tổng sản phẩm toàn thế giới, chi phối nhiều tổ chức quốc tế như WTO, WB, IMF…

* Khoa học-kỹ thuật: tiếp tục phát triển, chiếm 1/3 phát minh của thế giới.

* Đối ngoại:

- Tìm cách xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ lãnh đạo.

- Vụ khủng bố ngày 11.09.2001 cho thấy nước Mỹ cũng rất dễ bị tổn thương. Chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến những thay đổi về đối nội và đối ngoại của Mỹ ở thế kỷ XXI.

*****

Bài 7. TÂY ÂU

I. TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950

* Về kinh tế:

- Chiến tranh thế giới thứ hai tàn phá nặng nề.

- Nhờ tự cố gắng và Mĩ viện trợ, đến 1950, kinh tế Tây Âu phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.

* Đối ngoại:

- Đến 1950, cơ bản ổn định và phục hồi mọi mặt, trở thành đối trọng của khối Đông Âu XHCN.



II. TÂY ÂU TỪ 1950 ĐẾN NĂM 1973.

* Kinh tế:

- Phát triển nhanh chóng, đến đầu thập niên 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới. Trình độ KHKT phát triển cao.



- Nguyên nhân phát triển:

+ Áp dụng thành công thành tựu KHKT để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

+ Nhà nước quản lý, điều tiết nền kinh tế có hiệu quả.

+ Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài như: viện trợ của Mỹ, nguồn nguyên liệu rẻ của các nước thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ EC…



* Về đối ngoại: Một mặt vẫn liên minh chặt chẽ với Mỹ, đồng thời đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.

- Một số nước: ủng hộ Mĩ xâm lược Việt Nam, ủng hộ Ixraen chống Ả-rập, gia nhập NATO…

- Nhiều nước dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ như Pháp, Thụy Điển, Phần Lan

III. TÂY ÂU TỪ NĂM 1973 ĐẾN NĂM 1991

* Kinh tế:

- Khủng hoảng, suy thoái hoặc phát triển không ổn định.

- Chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ Mỹ, Nhật, các nước công nghiệp mới.

* Đối ngoại: Căng thẳng đã dịu đi rõ rệt

- Năm 1975, Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu được ký kết.

- Năm 1989, “Bức tường Berlin” bị xóa bỏ, sau đó nước Đức tái thống nhất (10.1990)

IV. TÂY ÂU TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000

* Về kinh tế: phục hồi và phát triển trở lại, vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới (chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp thế giới).

* Đối ngoại:

- Đối ngoại: mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mỹ La-tinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG.



V. LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

* Nguyên nhân hình thành:

- Hợp tác để cùng nhau phát triển.

- Thoát dần ảnh hưởng và chi phối của Mỹ

* Quá trình hình thành và phát triển:

- Năm 1951, “Cộng đồng than - thép châu Âu” được thành lập với sự tham gia của 6 nước: Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua.

- Năm 1957, sáu nước trên ký Hiệp ước Roma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).

- Năm 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC)

- Năm 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên.

- Năm 2007, có 27 nước thành viên.



* Mục tiêu: hợp tác liên minh về kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại và an ninh chung.

* Hoạt động/Thành tựu:

- Từng bước hợp nhất về chính trị - kinh tế:

+ Năm 1979, bầu cử Nghị viện châu Âu

+ Năm 1999, phát hành đồng tiền chung châu Âu (EURO), chính thức được sử dụng (2002).

- Hiện nay EU là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm ¼ GDP của thế giới.

*****
Bài 8. NHẬT BẢN

I. NHẬT BẢN TRONG THỜI KỲ BỊ CHIẾM ĐÓNG (1945 - 1952)

* Tình hình: CTTG thứ hai để lại những hậu quả nặng nề (gần 3 triệu người chết và mất tích), bị Mỹ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh (1945 - 1952).

- Về kinh tế, SCAP tiến hành 3 cải cách lớn:

+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các tập đoàn lũng đoạn “Dai-bát-xư”.

+ Cải cách ruộng đất, địa chủ không được sở hữu quá 3ha.

+ Dân chủ hóa lao động (thực hiện các đạo luật về lao động)

=> Những năm 1950 - 1951, Nhật khôi phục kinh tế.

* Về đối ngoại: Liên minh chặt chẽ với Mĩ => Nhật sớm ký được Hiệp ước Hòa bình Xan Phranxixco (9.1951), chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh. Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật cũng được ký kết (9.1951), Nhật Bản được Mĩ bảo hộ, cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật.

II. NHẬT BẢN TỪ 1952 - 1973

* Kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật

Kinh tế

- 1952 - 1960: phát triển nhanh, nhất là từ 1960 - 1973 có sự phát triển thần kỳ (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8%/ năm).



- Năm 1968, Nhật vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản. Đầu những năm 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Giáo dục, khoa học- kỹ thuật:

- Rất coi trọng giáo dục và khoa học kỹ thuật, mua bằng phát minh sáng chế

- Khoa học - công nghệ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng (tivi, tủ lạnh, ôtô, đóng tàu chở dầu 1 triệu tấn, cầu đường bộ dài 9,4 km…)

Nguyên nhân phát triển:

- Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.

- Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước Nhật có hiệu quả.

- Các công ti Nhật năng động, có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.

- Áp dụng thành công những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Chi phí quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.

- Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển (viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam…)

* Đối ngoại: Vẫn liên minh chặt chẽ với Mĩ. Năm 1956, bình thường hoá quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc.

III. NHẬT BẢN TỪ 1973 - 1991

* Kinh tế:

- Từ 1973, thường khủng hoảng và suy thoái ngắn.

- Nửa sau 1980, vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mỹ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.

* Đối ngoại: tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

IV. NHẬT BẢN TỪ 1991 - 2000

* Kinh tế: vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (năm 2000, GDP là gần 5000 tỷ USD)

* Khoa học kỹ thuật: phát triển ở trình độ cao. Năm 1992, phóng 49 vệ tinh nhân tạo, hợp tác với Mỹ, Nga trong các chương trình vũ trụ quốc tế.

* Văn hóa: là nước phát triển cao nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của mình, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

* Đối ngoại:

- Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ.

- Cố gắng thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ, coi trọng quan hệ với Tây Âu, các nước châu Á và Đông Nam Á.

- Nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.


*******
Chương V. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KỲ

“CHIẾN TRANH LẠNH”


I. Mâu thuẫn Đông- Tây và sự khởi đầu của “chiến tranh lạnh” :

- Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh, Xô - Mỹ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và tình trạng “chiến tranh lạnh”. Đó là sự đối đầu về mục tiêu và chiến lược của 2 cường quốc. Mĩ hết sức lo ngại trước sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu và sự thành công của cách mạng Trung Quốc.

- “Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch, căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và các nước Phương Tây với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

- Những sự kiện từng bước đưa tới tình trạng “chiến tranh lạnh” là :



+ Mỹ : * 03/1947, Mỹ đề ra “Học thuyết Tru-man”,

* 6/1947 « Kế hoạch Mac-san »,

* Năm 1949, thành lập tổ chức quân sự NATO.

+ Liên Xô : * 1/1949, thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV),

* 5/955, thành lập Tổ chức Varsava.



-Sự đối lập về kinh tế, chính trị, quân sự giữa 2 phe TBCN và XHCN, dẫn tới sự xác lập cục diện hai cực, hai phe do 2 siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe  “Chiến tranh lạnh” đã bao trùm toàn thế giới.

II. Xu thế hòa hoãn Đông- Tây và “chiến tranh lạnh” chấm dứt :

1. Những biểu hiện của xu thế hòa hoàn Đông - Tây :

- Đầu những năm 70, xu hướng hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện với những cuộc thương lượng Xô - Mỹ.

- Biểu hiện :

+ Ngày 9/11/1972, hai nước Đức ký Hiệp định tại Bon về những cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức làm tình hình châu Âu bớt căng thẳng.

+ 1972, Xô - Mỹ thỏa thuận hạn chế vũ khí chiến lược, ký Hiệp ước ABM, SALT-1, đánh dấu sự hình thành thế cân bằng về quân sự và vũ khí hạt nhân chiến lược giữa hai cường quốc.

+ Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu và Mỹ, Canađa ký Định ước Hen-xin-ki, khẳng định quan hệ giữa các quốc gia và sự hợp tác giữa các nước, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.

2. “Chiến tranh lạnh” kết thúc

- Tháng 12/1989, tại Malta, Xô - Mỹ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lạnh” để ổn định và củng cố vị thế của mình.

- “Chiến tranh lạnh” chấm dứt mở ra những điều kiện để giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực trên thế giới.

- Nguyên nhân khiến Xô - Mỹ kết thúc “chiến tranh lạnh”:

+Cả hai nước đều quá tốn kém và suy giảm “thế mạnh” nhiều mặt.

+ Đức, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên mạnh, trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Mỹ.

+ Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng

IV. Thế giới sau “chiến tranh lạnh”

- Từ 1989 - 1991, chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Năm 1991, khối SEV và tổ chức Vacsava chấm dứt hoạt động. Năm 1991, thế “hai cực” Ianta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp.

- Sau năm 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phát triển theo xu thế chính :

1. Trật tự thế giới hai cực đã tan rã, một trật tự thế giới đang dần dần hình thành và ngày càng theo xu thế đa cực với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc.

2. Các quốc gia hầu như đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

3. Lợi dụng thế tạm thời do Liên xô tan rã, Mĩ ra sức thiết lập thế giới “đơn cực” để làm bá chủ thế giới. Nhưng trong so sánh lực lượng giữa các cường quốc thì Mỹ không thể dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

4. Sau “Chiến tranh lạnh”, tuy hòa bình thế giới được củng cố , nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến còn xảy ra ở nhiều khu vực như bán đảo Bancăng, châu Phi và Trung Á. Sang thế kỷ XXI, vụ khủng bố 11/09/2001 ở nước Mỹ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.

=> Xu thế chung của thế giới là "hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển"

******

CHƯƠNG VI

BÀI 10. CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỶ XX



I. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ :

1. Nguồn gốc và đặc điểm

a. Nguồn gốc:

- Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

- Diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: sự bùng nổ dân số, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh…

- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất là tiền đề thúc đẩy cách mạng khoa học kỹ thuật lần II và cách mạng công nghệ bùng nổ.



b. Đặc điểm: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu

khoa học. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật. Kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản

xuất. Khoa học là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

2. Những thành tựu

a. Thành tựu

- Khoa học cơ bản: có nhiều phát minh lớn trong các lĩnh vực toán, lý, hóa, sinh… như nghiên cứu thành công phương pháp sinh sản vô tính, giải mã bản đồ gien ngưòi..., tạo cơ sở lý thuyết cho kỹ thuật phát triển và là nền móng của tri thức.

- Khoa học ứng dụng :

+ Công cụ sản xuất mới: có ý nghĩa nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động,

robot...


+ Năng lượng mới: tìm ra những nguồn năng lượng phong phú, vô tận như nguyên tử, nhiệt hạch, mặt trời …

+Vật liệu mới: pô-ly-me, vật liệu tổ hợp composite, gốm cao cấp (siêu bền, siêu cứng, siêu dẫn)…

+ Công nghệ sinh học: có những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền tế bào, vi sinh, enzim…, giúp con người thực hiện thành công cuộc “Cách mạng xanh“, góp phần giải quyết nạn đói và chữa bệnh.

+ Giao thông vận tải - Thông tin liên lạc: máy bay siêu âm, tàu hỏa siêu tốc, cáp sợi thủy tinh quang dẫn, …

+ Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, thám hiểm mặt trăng, du hành vũ trụ

b. Tác động :

* Tích cực:

- Tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người.

- Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, đòi hỏi mới về giáo dục, đào tạo.

- Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.

* Tiêu cực: gây nên những hậu quả tiêu cực chưa tểh khắc phục được : ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và giao thông, các dịch bệnh mới, chế tạo vũ khí hủy diệt đe dọa sự sống trên hành tinh.

II. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó:

1. Xu thế toàn cầu hóa : Xuất hiện trong những năm 80 của thế kỉ XX

a. Bản chất :

Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn

nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

b. Biểu hiện của toàn cầu hóa :

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…)

=> Là xu thế khách quan không thể đảo ngược.

c. Tác động của toàn cầu hóa :

- Tích cực :

+ Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao



(nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).

+ Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.



- Tiêu cực :

+ Làm trầm trọng thêm bất công xã hội và phân hóa giàu nghèo.

+ Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.

Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.


*****

Bài 11. TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

I. NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945

1. Sự xác lập của trật tự hai cực Ianta.

2. CNXH đã vượt khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống thế giới

3. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào GPDT ở Á, Phi, Mỹ La-tinh

4. Hệ thống đế quốc chủ nghĩa có những biến chuyển quan trọng

5. Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng

6. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ

II. XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY.

1. Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm

2. Quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp

3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố.


Каталог: imgs
imgs -> Trường th phú Mỹ 2 Gián án lớp 4 Tuần 29 LỊch báo giảng lớP: 4/1 Tuần: 29
imgs -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
imgs -> TRƯỜng mầm non vinh phú khối mẫu giáo nhỡ
imgs -> Tập đọc chuyện một khu vưỜn nhỏ
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 03/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8/3 26/3 Nội dung công việc
imgs -> Số: 100 /pgd&Đt v/v Tham gia cuộc thi giáo dục kỹ năng sống “Đi đường an toàn – Cho bạn cho tôi”
imgs -> KẾ hoạch chuyên môn tháng 04/ 2016 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 30/4 – 01/5 Nội dung công việc
imgs -> Ma trậN ĐỀ kiểm tra 1 tiết bài số 4 NĂm họC 2015-2016 Môn : hoá HỌc lớP 11 ban cơ BẢn thời gian: 45 phút Phạm VI kiểm tra
imgs -> GIÁo dục chủ ĐỀ tháng 4 “ Hòa bình và hữu nghị ” VÀ Ý nghĩa các ngày lễ Ôn chưƠng trình 5 RÈn luyện nhi đỒNG

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương