Hoa cúC (CN01, cn20) 32 Kỹ thuật chọn cành giâm



tải về 275.7 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2017
Kích275.7 Kb.
#35051
1   2   3

+ Kỹ thuật trồng chậu

Do trồng trong chậu, lượng đất ít nên không bón được đủ dinh dưỡng, nên thường xảy ra hiện tượng ức chế sinh trưởng. Tuy nhiên, trồng chậu có ưu điểm:

- Nâng cao giá trị của hoa có thể chơi cả cây từ khi có nụ đến lúc hoa tàn.

- Khống chế được sâu bệnh phá hoại.

- Sử dụng các loại giá thể tơi xốp nên có điều kiện thoát nước tốt.

- Hiệu quả kinh tế cao (giá bán chậu cao gấp 1,5 lần so với giá bán hoa cắt).

Tuy nhiên, trồng lily trong chậu có nhược điểm là tốn công chăm sóc, chi phí đầu tư cao hơn.

Các bước tiến hành trồng trong chậu

- Chọn đất nền

Chất nền phải tơi xốp và có khả năng giữ nước tốt. Thường sử dụng hỗn hợp: chất mùn + than bùn + nham thạch, đất vườn + than bùn + phân hoai mục hoặc đất + xơ dừa + phân chuồng được phối trộn theo tỷ lệ 1:1:1.

- Chọn củ giống

Thường dùng củ được bảo quản lạnh dài ngày. Chọn củ to mập, không có sâu bệnh, chu vi củ từ 16cm trở lên.

- Cách trồng

Chậu để trồng có thể làm bằng nhựa, sứ, sành.. . tùy theo mục đích kinh doanh. Thường kích cỡ chậu có đường kính 25cm, chiều cao 30cm (3 củ/chậu), đáy đục lỗ để nước thoát dễ dàng, nhưng đường kính lỗ đáy không quá 3cm. Cũng có thể dùng chậu gỗ, nhưng phải chắc chắn và không được to quá để dễ vận chuyển.

Khi trồng, dưới lớp củ phải cho lớp đất dày tối thiểu 5cm và một lớp giá thể cho dễ mọc, dày tối thiểu là 8cm, tùy theo kích thước chậu có thể trồng từ 3-12 củ. Trồng xong tưới nước ngay, sau 2-3 tuần mầm có thể mọc ra dài 8-10cm.



Chăm sóc sau trồng

- Điều chỉnh nhiệt độ

Khi trời nắng nóng nhiệt độ bên ngoài cao cần chuyển chậu vào trong nhà lưới và hạ thấp nhiệt độ trong nhà bằng cách che nắng, quạt gió, cho hơi lạnh vào nhà và phun nước hạ nhiệt.

- Bón phân

Nói chung để cho củ không bị thối không nên bón quá nhiều phân lót vào chậu mà nguồn phân bón của cây chủ yếu dựa vào bón thúc. Thời kỳ đầu bón đạm là chính, thời kỳ sau bón hỗn hợp NPK, khi có nụ bổ sung lân và kali.

Cách bón: Thời kỳ đầu hoà vào nước tưới, về sau phun lên lá là chính, lượng bón, số lần bón giống như trồng ngoài đất.

- Tưới nước

Trồng trong chậu khi tưới nước dễ thoát hết, nên phải thường xuyên bổ sung nước cho cây; có thể kết hợp giữa tưới và phun. Phun nước còn làm tăng được độ ẩm không khí, mỗi tuần tưới 2 lần và kết hợp với bón phân.

- Chăm sóc

Sau khi trồng lấp đất tối thiểu 8cm, song do quá trình tưới nước, đất xẹp xuống hoặc rửa trôi nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của rễ. Vì vậy, trong quá trình trồng cần bổ sung đất mặt và tưới nước từ từ để tránh phân trong chậu bị rửa trôi.



Kỹ thuật trồng trong nhà mái che đơn giản

Đây là kiểu nhà tạm dùng cho trồng 1 vụ, mái nhà có thể dùng lưới thép hoặc khung tre, trên mái phủ màng cản quang và nilon chống mưa, mái che có thể hình vòm khum hoặc hình chữ nhật.

Trồng lily bằng nhà che đơn giản có ưu điểm là đầu tư ít, giá thành thấp, chăm sóc đơn giản, nhưng nhược điểm khó khống chế ra hoa, chất lượng hoa thấp.

Chọn đất trồng

Chọn đất thông thoáng dễ thoát nước và tơi xốp, tốt nhất là trồng ở nơi cao ráo.



Cải tạo đất

Nếu đất không phù hợp có thể cải tạo đất. Đào bỏ đất cũ, thay thế bằng đất mới và trộn thêm các chất khác như xỉ than, mùn cưa mục, mạt đá. Kiểm tra độ chua đất để điều chỉnh cho pH phù hợp từ 6,5-7.



Luân canh

Cần luân canh với cây họ đậu hoặc lúa nước để phòng trừ sâu bệnh, không nên trồng các cây vụ trước là hành, tỏi, lay ơn, tuy lip.. .



Bón lót

Có 2 phương pháp phối trộn phân lót:

- Phối trộn hỗn hợp đất và phân mùn theo tỷ lệ 1/3, trộn thành lớp đất dày 30cm.

- Trộn đều phân hữu cơ với đất, theo tỷ lệ 1:2, rồi rắc vào rãnh sâu 15-20cm trên luống.



Kỹ thuật trồng

Ngoài các vùng lạnh như Đà Lạt, Sa Pa có thể trồng lily quanh năm, còn lại các vùng khác chỉ có thể trồng vào thời điểm từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Trồng vào tháng 10-11, cây sinh trưởng khoẻ, hoa nhiều, chất lượng hoa tốt, nở vào dịp tết Nguyên đán cho giá cao. Trồng vào các thời điểm khác thì độ cao cây và số hoa sẽ giảm. Không nên trồng lily ngoài trời mà nên làm nhà che đơn giản để trồng. Về kỹ thuật trồng tương tự như trồng hoa trong nhà lưới.



Bón thúc

- Sau trồng 3 tuần (cây cao 15-20cm), sử dụng phân Đầu trâu có thành phần N-P-K (20-20-15+Te) với nồng độ 1%, tưới định kì 7-10 ngày/1lần. Khi cây đã mở lá (20-25 ngày sau trồng), sử dụng thêm các loại phân bón lá và kích thích sinh trưởng như Atonik, Đầu Trâu (502, 901, 902) để nâng cao chất lượng hoa.

- Chia làm 3 lần, thời kỳ đầu bón 50kg Diamond photphat (DAP)+37kg Urê/ha. Thời kỳ sau bón 25kg DAP+22,5kg KH­2PO4/ha, bón bằng cách hoà tan vào nước tưới. Thời kỳ xuất hiện nụ bón 22,5kg Sunphat kali+30kg KH­2PO4+15kg Axit boric/ha, bằng cách phun lên lá. Nếu hoà vào nước để tưới pha với nồng độ 0,3%, còn phun lên lá pha với nồng độ 0,1% (công thức của Hà Lan và Trung Quốc)



Tưới nước

Vào lúc khô hạn cần tưới kịp thời, có thể dùng cả 3 cách tưới ngấm, tưới phun và tưới nhỏ giọt. Lượng nước tưới tùy theo thời tiết, tuổi cây và chất đất.



Xáo xới làm cỏ, căng lưới chống đổ

Trồng trong nhà che đơn giản, do mưa hoặc tưới nước đất dễ bị kết váng tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển. Cần thường xuyên xới xáo, làm cỏ cho đất tơi thoáng. Xới xáo nên thực hiện trước khi tưới nước, thời kỳ cây còn nhỏ cần xới nhẹ tránh đứt rễ, khi cây cao trên 60cm thì ngừng xới xáo và căng lưới chống đổ khi cây cao 20cm

Diệt cỏ phải làm sớm, khi cỏ vừa mới nhú. Có thể làm bằng tay kết hợp dùng thuốc trừ cỏ, phun ở các rãnh luống.

+ Sâu, bệnh hại và biện pháp phòng trừ

Sâu hại:

Rệp

- Rệp là một trong những đối tượng gây hại nặng nhất cho lily. Chỉ cần một số lượng nhỏ cũng có thể sinh sản rất nhanh, nên cần đánh giá mật độ rệp để loại bỏ ngay lần đầu tiên xuất hiện, điều này đặc biệt quan trọng nếu như giống nhiễm vi rút. Một số loài rệp hại lily không những có khả năng truyền bệnh vi rút mà còn làm suy giảm sức sinh trưởng của cây, làm cho lá bị xoăn và biến dạng nụ, hoa. Rệp sinh sản sâu non với số lượng rất lớn, trên cây bị hại thường thấy một số rệp cái to cùng với nhiều rệp nhỏ. Rệp di chuyển bằng cách bò rất chậm, tuy nhiên đến một thời điểm nào đó, chúng sẽ sản sinh ra những con nhỏ có cánh và có thể bay khoảng cách khá xa đến định cư trên các cây khác.

- Quản lý dịch hại

+ Khi được tưới vào trong đất, thuốc hóa học được hấp thụ qua bộ rễ và thẩm thấu thông qua mô dẫn của cây. Khi đó, rệp sẽ bị tiêu diệt bằng nhựa cây đã bị nhiễm độc. Cách phòng trừ này đặc biệt có hiệu quả trong điều kiện trồng chậu nơi mà thuốc hóa học tồn tại lâu hơn ở nồng độ cao.

+ Diệt cỏ dại vì rệp thường cư trú trên cỏ.

+ Có thể sử dụng thuốc nội hấp để phòng trừ rệp như Confidor, Bulstar, Karate, Supracide, Ofatox.



Nhện hại củ (Rhizognyphus echinopus)

- Do cấu trúc mềm của củ lily, đã làm cho củ trở nên mẫn cảm với sự tấn công của dịch hại. Nhện trưởng thành có kích thước như đầu kim, hình tròn và có màu trắng vàng hay có vệt màu hồng. Trong điều kiện thời tiết ẩm, chúng thường xuất hiện với số lượng lớn và tập trung ở phần củ và phần phía trên, tấn công rễ và củ thậm chí xâm nhập sâu vào trong củ.

- Phương pháp phòng trừ

+ Xử lý củ bằng nước nóng 44oC trong 1 giờ.

+ Khử trùng củ bằng Para dichlorobenzene.

+ Có thể trộn củ với lưu huỳnh.

+ Tiêu hủy triệt để những củ đã bị nhiễm.

+ Phun thuốc trừ nhện như Komite.



Bọ cánh cứng (Lilioceris lilii)

- Sâu non và trưởng thành của bọ cánh cứng gây hại trên lá, hoa lily và nhanh chóng phá toàn bộ cây. Sâu non là loại bọ có gù ở lưng, màu vàng bẩn, đầu màu đen. Sâu trưởng thành dài 8mm, màu đỏ tươi, chân màu đen và có râu. Trứng được đẻ cả trên và mặt dưới của lá.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Phun cây với một số loại thuốc tiếp xúc hoặc nội hấp đều có hiệu quả.

+ Trộn đất với một số loại thuốc hóa học như Acephate để tiêu diệt sâu non, sâu trưởng thành sống dưới lớp đất bề mặt trong mùa đông. Tránh vận chuyển đất đã bị nhiễm từ nơi khác đến.

+ Kiểm dịch chặt chẽ với củ nhập khẩu.

+ Biện pháp thủ công là bắt và giết con trưởng thành.

Bọ trĩ hại hoa (Liothrips vaneeckii)

- Bọ trĩ trưởng thành có màu đen và kích thước rất nhỏ, sâu non có màu hồng nhạt. Trưởng thành và sâu non hoàn thành chu kì sống trong củ. Gây hại và định cư tại phần gốc, làm tổn thương phần củ và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và dần dần làm cho củ bị thối nhũn.

- Biện pháp phòng trừ

+ Xử lý củ bằng nước nóng ở 44oC trong 1 giờ để loại bỏ hết mầm mống sâu hại.

+ Trộn củ bằng Benzene hexachloride (BHC).

+ Rửa và nhúng củ trong dung dịch thuốc trừ sâu như Bulldock 025EC (hoạt chất Beta-Cyfluthrin).



Bệnh hại

Sinh lý:

- Triệu chứng: Khi cây cao khoảng 20cm, những lá non có những đốm xác định màu xanh vàng hoặc hơi trắng và xuất hiện vết cháy nhẹ. Khi nặng đốm trắng sẽ thành màu nâu cục bộ, làm lá quăn queo và phá huỷ cả hoa, cây sẽ ngừng sinh trưởng.

- Nguyên nhân: Có thể do giống bị mẫn cảm, do cây hút nước yếu, rễ phát triển kém, hàm lượng nước trong đất quá thừa, cây sinh trưởng quá nhanh không cân bằng với bộ rễ hoặc thoát nước mạnh, do không khí quá khô, ánh sáng mặt trời gay gắt, củ to dễ nhạy cảm hơn củ nhỏ.

- Phòng trừ:

+ Trước khi trồng phải tưới đẫm cho đất, trồng sâu củ và chọn củ có bộ rễ tốt.

+ Không làm tổn thương bộ rễ, chọn giống không mẫn cảm và chọn củ nhỏ.

+ Tránh thoát hơi nước bằng che phủ, tưới 2lần/ngày nếu trời quá nóng.

+ Tránh cây sinh trưởng quá nhanh, nhiệt độ trong nhà lưới là 15oC.



Bệnh do thiếu hụt dinh dưỡng:

- Thiếu Fe

+ Triệu chứng: Chỗ thịt lá và giữa thân lá non bị biến màu xanh vàng, đặc biệt là những cây sinh trưởng nhanh sự thiếu hụt Fe là rất lớn.

+ Nguyên nhân: Thường xảy ra ở những đất quá kiềm và đất có thành phần cơ giới nhẹ.

+ Quản lý: Phun dung dịch phân có chứa Fe, rồi tưới rửa lại bằng nước.

- Thiếu N

+ Triệu chứng: Bộ lá có màu quá sáng đặc biệt nhìn rõ ở giai đoạn nở hoa, cây bị nghiêng về phía trước.

+ Quản lý: Cung cấp N dễ tiêu sau đó tưới rửa nước lại.



Bệnh vi rút khảm dưa chuột (CMV):

- Bệnh có thể làm cho lá có những vệt sọc mất màu và biến dạng, khiến lá và hoa bị giòn và dễ gãy. Lá trở nên nhợt nhạt, biến màu, yếu ớt, bị biến dạng, khảm, vết lốm đốm và làm cây bị lùn đi. Vi rút gây bệnh được lan truyền bởi một số côn trùng môi giới. Một côn trùng môi giới có thể truyền vi rút sang cây khỏe trong vòng 2 giờ sau khi chích hút trên cây đã bị nhiễm bệnh.

- Quản lý bệnh:

+ Với cây đã bị nhiễm bệnh cần phải loại bỏ và tiêu hủy hoàn toàn.

+ Những cây nghi ngờ nhiễm bệnh cần được kiểm tra sự có mặt của vi rút gây bệnh trong phòng thí nghiệm.

+ Cỏ dại cũng có thể bị nhiễm CMV mặc dù không có triệu chứng cụ thể, nên việc phòng trừ cỏ dại là rất quan trọng.

+ Cần quản lý mật độ quần thể rệp, để giảm thiểu môi giới truyền bệnh bằng việc sử dụng một số loại thuốc hóa học như Confidor, Bulstar.

Thối củ:

- Nguyên nhân và triệu chứng

+ Nấm Fusarium oxysporum var. lilii thường xuất hiện cùng với nấm Cylindrocarpon. Tuy nhiên, F. oxysporum là đối tượng phải lưu ý nhất. Triệu chứng thối củ là những vết củ bị thối màu nâu nhạt hoặc nâu sẫm, có khả năng lan rộng lên các bẹ lá từ củ làm cho các bẹ lá bị tách rời ở phần gốc và cuối cùng củ sẽ bị thối hoàn toàn. Nấm xâm nhập vào củ thông qua bộ rễ phần củ và phần gốc bẹ lá. Các giống lily trồng phổ biến hiện nay đều nhiễm bệnh. Bảo tử nấm dễ dàng phát tán trong đất, trong dụng cụ sản xuất và thùng đóng gói. Nấm có thể tồn tại trên tàn dư cây bệnh và trong đất trồng ít nhất 3 năm mà không cần sự có mặt của cây ký chủ. Cây bệnh sẽ làm cho lá chuyển màu vàng, cây bị lùn và biến màu.

+ Gốc bị nhiễm bệnh thường có xu hướng sinh ra nhiều chồi nhỏ, tuy nhiên những chồi này mọc ra từ bộ phận bị bệnh nên cũng bị nhiễm bệnh và làm cho củ chính dần dần bị phân hủy. Nấm Fusarium có mặt trong hầu hết các loại đất và gây hại khi nhiệt độ và ẩm độ đất cao trong những tháng mùa hè. Bệnh phổ biến ở những vườn trồng lily lâu năm. Trong điều kiện mát mẻ thì bệnh ít nguy hiểm hơn. Hầu hết các giống lily đều nhiễm bệnh ở các mức độ khác nhau tùy theo điều kiện khí hậu và đất đai.

- Quản lý bệnh hại

+ Không sử dụng củ có biểu hiện nhiễm bệnh, chọn củ giống sạch bệnh. Khi phát hiện một cây nhiễm bệnh cần nhổ bỏ và tiêu hủy. Ở những nơi nhiễm bệnh nặng, phải thay lớp đất bề mặt có chiều dày 45cm. Vệ sinh và khử trùng đất trước khi trồng, nhất là trong giai đoạn nhiệt độ đất cao.

+ Cần phải tránh bị lây nhiễm ở giai đoạn đầu.

+ Tránh bón phân đạm cao vì liều lượng phân đạm cao sẽ làm cho củ mềm, phát triển nhanh và làm cho củ dễ bị nhiễm bệnh.

+ Phân hữu cơ như phân chuồng, phân xanh cần được phân hủy hoàn toàn và không để tiếp xúc với bộ rễ gốc. Sử dụng phân chuồng hoai mục như lớp che phủ bề mặt làm cho đất mát mẻ tạo điều kiện bất lợi cho nấm Fusarium.

+ Trồng cây ở những nơi thoát nước tốt. Tránh tưới nước lên toàn bộ cây trong những tháng mùa hè.

+ Vì đất chua có thể làm cho bệnh nặng hơn, do đó cần bón thêm vôi để tăng độ pH cho đất.

+ Tránh làm tổn thương cây trong quá trình làm cỏ, vệ sinh đồng ruộng hoặc vận chuyển. Phòng trừ một số đối tượng sâu hại, tuyến trùng.

+ Vết thương cơ giới tạo cơ hội cho vi sinh vật xâm nhập vào phần gốc của cây hoa. Ở những nơi không thể phòng trừ nấm Fusarium trong đất thì nên trồng lily vào chậu và sử dụng đất sạch.

+ Sử dụng Cacbendazim, Benlate, Maneb theo nồng độ khuyến cáo.



Bệnh mốc xanh (Penicillium sp. ):

- Nguyên nhân và triệu chứng

+ Do nấm mốc Penicillium gây ra và thường nhiễm thêm một số loài nấm thứ cấp. Bệnh xuất hiện ở củ trong giai đoạn bảo quản và xâm nhiễm toàn bộ lớp vỏ ngoài của củ. Bệnh sẽ nặng hơn đối với những củ bị tổn thương trong quá trình thu hoạch.

+ Nấm phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp. Triệu chứng là những vùng màu nâu ở phần giữa hoặc phần trên của vỏ củ. Nấm bệnh có thể gây thối toàn bộ củ. Bệnh có thể phát triển mạnh và gây thiệt hại lớn cho củ.

- Quản lý bệnh:

+ Biện pháp phòng trừ bệnh tốt nhất là tránh làm xây xát lớp vỏ ngoài của củ trong quá trình thu hoạch và bảo quản.

+ Nếu thấy củ có những dấu hiệu bị thối và có lớp mốc màu xanh, thì nên cẩn thận loại bỏ những lớp vỏ củ mới bị nhiễm.

+ Xử lý củ bằng thuốc nấm như Captan.



Bệnh thối Botrytis:

- Nguyên nhân và triệu chứng

+ Do 2 loài nấm là Botrytis elliptica B. cinerea gây hại bộ phận phía trên mặt đất của cây và cả 2 loài này có thể được tìm thấy trên cùng một cây. B. cinerea phát triển trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ và có khuynh hướng xâm nhiễm lá, hoa trong những tháng hè mát mẻ và cuối thu. Nấm Botrytis được xem là nấm bệnh nguy hiểm đối với lily. Nấm qua đông dưới dạng hạch màu đen trên lá bị bệnh trong vụ trước. Hạch nấm sản sinh bào tử được phát tán theo gió, mưa và phát triển vào mùa xuân năm sau.

+ Triệu chứng đầu tiên của bệnh là những đốm trắng trên lá và trở thành dạng giọt nước ở mặt trên của lá, ngoài viền có màu nhạt và ở giữa vết bệnh có màu sẫm. Nếu bị nhiễm bệnh nặng trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, oi bức thì những vết đốm có thể liên kết lại và toàn bộ lá có thể bị gãy và thối.

+ Botrytis không lan truyền trong một cây, mà nấm tiếp tục xuất hiện trên bề mặt của những cây bên cạnh, sản sinh nhiều bảo tử và phát tán rộng hơn. Trong trường hợp bị nặng, nấm bệnh xâm nhập vào thân cây, làm cho cây bị gãy và lá bị tàn phá nhanh chóng. Vết bệnh màu nâu có thể tìm thấy trên hoa đã nở khi đủ ẩm độ, bào tử nảy mầm và xâm nhập vào lá thông qua khí khổng. Việc sản sinh bào tử, giải phóng và nảy mầm diễn ra trong vòng 12 giờ, nếu ở điều kiện 24 giờ ẩm ướt và nhiệt độ cao có thể trở thành dịch. Mưa kéo dài, mưa rào thường xuyên, sương mù và sương muối nặng sau đó nhiệt độ tăng cao và có độ ẩm trên lá là điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh phát triển.

- Quản lý bệnh:

+ Phun thuốc phòng trừ bệnh sớm, đặc biệt ở những nơi có điều kiện môi trường thuận lợi cho bệnh phát triển.

+ Thu dọn tàn dư và tiêu hủy toàn bộ cây bị bệnh vào cuối vụ thu hoạch.

+ Ở những nơi bị bệnh nặng, loại bỏ cây bị bệnh càng sớm càng tốt để tránh lây lan sang những cây bên cạnh và vào vụ tiếp theo.

+ Không sử dụng cây bệnh làm phân xanh. Có thể dùng lớp che phủ bề mặt để hạn chế sự lây lan của bệnh.

+ Quá trình nhiễm bệnh có thể diễn ra trong khoảng nhiệt độ từ 2-24oC và đặc biệt trong điều kiện sương muối, độ ẩm cao.

+ Loại bỏ những lá bị đốm vào buổi sáng khi lá vẫn còn ướt, điều này có thể hạn chế sự lây lan bệnh.

+ Tránh trồng lily ở nơi thoát nước kém hoặc nơi bị che bóng.

+ Phun thuốc chỉ có hiệu quả khi lá không bị ướt và phun vào phía mặt dưới của lá nơi bị nhiễm bệnh.



Bệnh thối rễ:

- Bệnh thối rễ thường liên quan đến việc thoát nước kém, thiếu độ thông thoáng trong đất và trồng cây trên loại đất có độ kết cấu quá chặt như đất sét nặng. Mức độ nhiễm bệnh liên quan đến nhiệt độ đất và điều kiện trồng. Một số loài vi sinh vật liên quan đến bệnh thối rễ như Cylindrocarpon destructans, Pythium splendens Rhizoctonia solani. Tổn thương do tuyến trùng Pratylenchus penetrans gây ra tại vùng rễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập. Rhizoctonia là loại nấm đất và có khi kí sinh trên củ, triệu chứng là vết bệnh có màu vàng sẫm và vết bệnh này sẽ mở đường cho một số loài vi sinh vật gây hại khác xâm nhập và gây bệnh.

- Quản lý bệnh

+ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.

+ Tiêu hủy tàn dư cây bị bệnh.

+ Xử lý đất.

+ Xử lý củ, nhúng củ vào dung dịch chứa Quintozene có thể loại bỏ được nấm Rhizoctonia. Nấm này ưa thích điều kiện ấm áp nhất là điều kiện ở trong nhà lưới.

+ Cải thiện điều kiện trồng trọt, chăm sóc, thoát nước tốt và tránh phun nước lên bề mặt cây.



Bệnh thối gốc (Phytophthora sp. ):

- Bệnh do nấm Phytopthora gây ra. Cây bị nhiễm bệnh vẫn còn gốc, tuy nhiên, gốc cuống lá đính vào thân đều bị thối, làm cho lá khô héo, chỉ còn củ nằm trong đất. Cây nhiễm bệnh sẽ không cho thu hoạch, nhưng thường có thể hồi phục vào vụ sau. Bệnh thường phổ biến trong điều kiện lạnh, mùa xuân ẩm ướt khi tốc độ cây phát triển chậm.

- Quản lý bệnh

+ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.

+ Tiêu hủy tàn dư cây bị bệnh.

+ Sử dụng giống kháng bệnh.



+ Nên vun luống trước khi trồng để tạo điều kiện thoát nước là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.

tải về 275.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương