Hoa cúC (CN01, cn20) 32 Kỹ thuật chọn cành giâm


Sơ đồ quy trình công nghệ bảo quản hoa layơn



tải về 275.7 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu12.12.2017
Kích275.7 Kb.
#35051
1   2   3

Sơ đồ quy trình công nghệ bảo quản hoa layơn





32.3. HOA LOA KÈN

32.3.1. Thời vụ trồng

Trong điều kiện miền Bắc Việt Nam có thể trồng giống loa kèn chịu nhiệt vào các thời vụ sau:

- Vụ xuân hè: Trồng tháng 1,2, thu hoa vào tháng 5, 6 (đây là thời vụ tốt nhất trong năm khoảng 105 - 110 ngày). Ngoài ra có thể bố trí vào:

- Vụ thu đông: Trồng tháng 9, 10, thu hoa vào tháng 1, 2 năm sau.

- Vụ đông xuân: Trồng tháng 11, 12, thu hoa vào tháng 2, 3 năm sau.

Để đạt năng suất chất lượng hoa cao nhất, nếu có điều kiện nên trồng trong nhà lưới có mái che nilon hoặc lưới đen cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt hơn ít bị nhiễm sâu bệnh hơn so với trồng ngoài tự nhiên



32.3.2. Làm đất, lên luống

a) Yêu cầu về đất: thích hợp với đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất xốp, nhiều mùn, loại đất thích hợp là đất phù sa và đất thịt nhẹ, pH = 6,5 - 7,0; không nên trồng loa kèn trên đất cát, cát pha.

b) Lên luống:

+ Kích thước luống, độ cao của luống phụ thuộc vào thời tiết, địa thế và diện tích đất. Nếu mưa nhiều, đất thấp thì phải làm luống cao để thoát nước và ngược lại. Đất được làm kỹ, sạch cỏ. Nên luân canh và không trồng 2 vụ kèn liên tiếp trên cùng một mảnh đất.

+ Đất được cày bừa kỹ, sau đó lên luống. Luống rộng 1,0 - 1,2m, mặt luống rộng 0,8 - 1,0m cao 25 - 30cm, rãnh rộng 30 - 40cm.

c) Cải tạo đất:

+ Trước khi trồng cần phải phân tích đất, xác định hàm lượng muối, hàm lượng Clo, độ pH, EC và thành phần dinh dưỡng của đất.

+ Bón phân hữu cơ trộn mùn rơm rạ, phân chuồng mục cho đất tơi xốp.

+ Ngâm ruộng để rửa mặn (10-15 ngày).

+ Trộn than bùn vào đất và bón vôi bột trước khi trồng 1 tuần có thể tăng được độ pH.

+ Khử trùng nấm bệnh trong đất:

Dùng Focmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80-1/100, phun vào đất với lượng 250l/ha, sau đó dùng nilon phủ kín mặt đất 5-7 ngày rồi dỡ nilon, phơi đất 10-15 ngày là trồng được.

Dùng Bromethyl 15kg/ha. Nếu nhiệt độ 10-200C che nilon 7-10 ngày, nhiệt độ 20-300C thì che nilon 3 ngày, sau đó dỡ bỏ nilon phơi đất 7 ngày là trồng được.

32.3.3. Chọn củ giống

Trước khi trồng chọn những củ có kích thước tương đương nhau để trồng cùng một luống. Củ giống không bị trầy xước, to, đều, đã qua xử lý nảy mầm.

Xử lý củ trước khi trồng bằng thuốc trừ nấm gây thối củ (Penicillium, Fusarium…). Ngâm củ trong thuốc Rhidomin Gold nồng độ 1/800-1/1000 khoảng 15 phút hay dùng Daconil hoặc Topsin 800 lần ngâm củ giống trong khoảng thời gian từ 15- 20 phút, sau đó vớt ra để ráo nước mới tiến hành trồng.

32.3.4. Mật độ và khoảng cách trồng

Mật độ trồng căn cứ vào chủng loại củ giống, độ lớn củ, điều kiện thời tiết, thời vụ. Với giống cây to, cao thì trồng thưa, còn giống cây nhỏ, thấp thì trồng dày. Vụ xuân và thu trồng dày, vụ đông thì trồng thưa.

Ở điều kiện thâm canh tốt, có thể trồng dày với khoảng cách 15x20cm (mật độ 30củ/m2), trung bình với khoảng cách 20x20cm (mật độ 25củ/m2) và thưa 20x 25cm (mật độ 20 củ/m2). Tốt nhất 1 sào Bắc Bộ từ 8800 - 9200 củ

32.3.5. Kỹ thuật trồng

- Rạch hàng: Rạch rãnh ngang trên mặt luống, đối với luống rộng 1m thì rạch 5 hàng; mặt luống rộng 1,2m thì rạch 6 hàng, sâu 5 - 10cm

- Làm ẩm đất trước khi trồng.

- Đặt củ vào rãnh với khoảng cách đều nhau, sao cho mầm củ ngay ngắn và hướng lên trên

- Lấp đất lên củ sâu từ 4 - 5cm (tính từ mặt củ).

- Trồng xong tưới đẫm nước và che lưới đen trong 3 tuần đầu để giảm bớt nhiệt độ cao và nắng nóng. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo ánh sáng cho cây, nếu không cây sẽ bị rụng nụ. Sau khi nước ngấm hết phủ đều trấu hoặc rơm ủ mục đã được xử lý nấm bệnh lên trên mặt luống



32.3.6. Kỹ thuật tưới nước

Tưới phun đảm bảo đất đủ ẩm để củ mọc mầm (độ ẩm luống 75-80%). Không tưới tràn hoặc xả nước trực tiếp lên vị trí đặt củ.

Tuần đầu tiên sau trồng cần tưới đẫm nước để củ không bị khô và rễ củ hút được nước, sau đó tưới nước vừa phải để tránh thối củ đảm bảo độ ẩm từ 60-70%. Thông thường trồng vụ đông, ngày tưới từ 1- 2 lần.

32.3.7. Kỹ thuật bón phân

- Sau trồng 3 tuần đầu không cần thiết bón phân, đến khi cây cao 25-30cm mới tiến hành bón thúc.

- Liều lượng cho 1 sào Bắc Bộ: 01 tấn phân chuồng hoai mục + 20 - 30kg NPK tổng hợp (của các công ty Việt Nhật, Sông Gianh, Đầu Trâu). Giai đoạn trước khi có nụ dùng NPK theo tỷ lệ 16:16:8, giai đoạn hình thành nụ NPK theo tỷ lệ 5:12:8

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng +1/4 phân NPK tổng hợp. Lượng phân còn lại chia đều cho 3 lần bón:

+ Lần 1: Sau trồng 20 ngày

+ Lần 2: Sau trồng 35 ngày

+ Lần 3: Sau trồng 50 ngày.

- Hỗn hợp được trộn lẫn với đất và rắc đều lên mặt luống, bón xong tiến hành tưới nước ngay.

- Ngoài ra còn sử dụng thêm nước phân hữu cơ tổng hợp đã được ngâm ủ để tưới bổ sung, có thể hòa tưới sau khi bón thúc phân vô cơ. Có thể sử dụng thêm phân bón lá như Antonik, Đầu trâu, Komix. Để khắc phục hiện tượng rụng nụ và khô mầm hoa ngoài việc điều chỉnh ánh sáng có thể phun các chế phẩm kích phát tố hoa trái vào giai đoạn hình thành nụ con

32.3.8. Làm cỏ xới xáo và căng lưới đỡ cây:

- Thường xuyên làm cỏ xới xáo, vun cao cho cây khỏi đổ.

- Có thể dùng lưới đan sẵn kích thước 20x20cm căng sẵn trên mặt luống sau khi trồng, sau đó nâng dần lên hoặc khi cây cao khoảng 35 - 40cm tiến hành làm giàn đỡ cây.

32.3.9. Thu hoạch và bảo quản hoa

a) Thu hoạch

- Thời điểm thu hoạch hoa: Thời điểm cắt hoa vào lúc nụ hoa dưới cùng hé nứt đầu cánh, nếu cành có nhiều nụ thì 2 nụ dưới cùng bắt đầu hé nứt đầu cánh (khi đó nụ hoa chuyển từ màu xanh sang trắng sữa). Trường hợp vận chuyển đi xa phải cắt hoa sớm hơn.

- Cách thu hoạch hoa: Dùng dao hoặc kéo sắc để cắt. Khi cắt chừa lại phần gốc 10 - 15cm, có khoảng 5-6 lá để cây tiếp tục quang hợp nuôi củ khoảng 1 tháng. Thu hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát

b) Xử lý sau thu hoạch

Căn cứ vào độ dài cành, độ cứng cành, số nụ…mà phân cấp cho phù hợp. Sau khi phân cấp thì bó lại, cứ 10 cành bó vào 1 bó, bỏ lá sát gốc khoảng 7-10cm, dùng dao sắc cắt bằng gốc và tiếp tục ngâm trong nước sạch.



c) Đóng gói hoa

Cho các bó hoa vào thùng caton có đục lỗ để thông khí. Nếu vận chuyển xa nên dùng xe lạnh giữ ở mức 10- 150C.



d) Bảo quản: Có 2 phương pháp bảo quản hoa

- Bảo quản bằng hoá chất: Sử dụng các dung dịch glucoza, sacaroza 3- 5%, AgNO3, Chrysal RVB…

- Bảo quản trong kho lạnh: Hình thức bảo quản này hiện đại và hiệu quả nhưng chỉ có ở những cơ sở sản xuất lớn mới có điều kiện áp dụng vì chi phí cho hệ thống bảo quản này là rất lớn.

32.3.10. Thu hoạch củ loa kèn.

Củ loa kèn trắng nhiều nước, rất dễ bị thối do đó không nên để củ quá lâu trong đất, cũng không nên đào củ quá non, củ tích luỹ chất khô chưa đầy đủ sẽ khó bảo quản. Thời điểm thu hoạch củ giống thường khoảng 1 tháng sau khi cắt hoa, lá chuyển sang màu vàng và dụi đi là có thể thu củ.

Củ đào lên được phơi thoáng gió, râm mát trong vòng 1-2 ngày, rũ bỏ đất, cắt bỏ trụ thân khô sau đó phân loại củ, xử lý Daconil để phòng trừ nấm bệnh hoặc dùng Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 ngâm trong 30 phút sau đó lấy ra rửa sạch, hong khô, rồi bảo quản vào cát hay kho lạnh. Thường những củ có đường kính trên 2,5cm, tròn đều, vảy củ không bị sây sát là đủ tiêu chuẩn để trồng cho vụ sau.

Củ để trong kho lạnh nên để trong các khay, thùng (lót nilon ở dưới rải 1 lớp mùn cưa hay xơ dừa, rồi đặt 1 lớp củ xen kẽ nhau cho đến gần miệng khay lại phủ tiếp 1 lớp xơ dừa rồi đậy nilon có đục lỗ lại), mỗi thùng chứa khoảng 500-700 củ. Lưu ý mùn cưa hay xơ dừa sau khi lấy về ngâm ngập trong nước từ 4-6 ngày(2 ngày thay nước 1 lần) để loại bỏ bớt đường, axit amin và các chất hữu cơ khác. Sau đó lại được rửa lại bằng nước sạch lần nữa có hòa thêm Anvil 5SC hoặc Score 250EC 5o/oo để khử nấm bệnh, rồi đem sấy khô và cất đi dùng dần. Khi sử dụng cần phun nước làm ẩm, độ ẩm được xác định bằng cách nắm chặt mùn cưa hay xơ dừa mà không thấy nhỏ nước ra và mùn cưa hay xơ dừa rời ra từ từ là được

Các thùng loa kèn khi đưa vào kho bảo quản, đặt cách mặt đất 5cm và cách tường 10cm. Các lớp thùng đặt cách nhau 8-10cm, lớp trên cùng cách mái nhà trên 50cm. Giữ nhiệt độ trong kho lạnh từ 2-5°C, thời gian để củ nảy mầm từ 45 - 60 ngày, sau đó mang củ ra trồng

32.3.11. Phòng trừ sâu bệnh hại

Cần áp dụng tổng hợp các biện pháp để đạt kết quả phòng trừ cao như:



a) Biện pháp canh tác:

+ Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ và tiêu hủy tàn dư mầm mống sâu bệnh hại.

+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng bắt giết ấu trùng, trứng sâu.

+ Thực hiện luân canh cây trồng.



b) Biện pháp vật lý cơ giới: Dùng bẫy dính màu bắt sâu

c) Biện pháp hóa học:

+ Thực hiện phun thuốc hóa học theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng phương pháp).

+ Phun phòng theo đúng định kỳ.

Phòng trừ sâu hại

a) Rệp: Chủ yếu là rệp xanh đen, rệp bông.

- Triệu chứng: Thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, hoa không nở đươc hoặc dị dạng, thường gây hại nặng ở vụ Xuân hè và Đông xuân.

- Phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5EC liều lượng 10 - 15ml/bình 10l, Ofatox 400EC hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 - 15 ml/ bình 10 lít, Actara 25WG liều lượng 20- 30 g/ ha …

b) Sâu đục rễ, củ :

- Triệu trứng: Sâu ký sinh mặt ngoài rễ, củ, hút dịch rễ gây ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây làm lá vàng, nghiêm trọng hơn cây có thể chết khô, gây hại chủ yếu vào lúc cây đang phát triển và ở thời kỳ củ đang lớn.

- Phòng trừ: Cải tạo độ chua đất, không bón quá nhiều phân đạm. Dùng thuốc phòng trừ Basudin rắc vào đất khoảng 1kg/sào Bắc Bộ

c) Sâu hại bộ cách vẩy (Sâu khoang, Sâu xám, Sâu xanh)

- Triệu trứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại phần biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá, ngọn và mầm non. Khi cây có nụ, sâu ăn đến phần nụ làm hỏng nụ, hoa. Sâu chỉ phá hại ở thời kỳ cây non

- Phòng trừ: Bắt thủ công bằng tay, sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 - 15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500SC liều lượng 7 - 10 ml/bình 8 lít, Ofatox 40EC liều lượng 8- 10 ml/bình 8 lít, Actara, Regon 25WP liều lượng 1g/bình 8 lít…

Phòng trừ bệnh hại

Nhìn chung đối với các loại nấm gây hại, để đề phòng bệnh ngay từ ban đầu, sau trồng nên phun Champion 50g/10l hoặc Zineb 20- 50g/10l, định kỳ 5- 7ngày 1 lần vừa hạn chế được tỷ lệ cây nhiễm bệnh vừa kích thích sự sinh trưởng, phát triển của cây.



a) Bệnh phấn trắng :

- Triệu trứng: Vết bệnh dạng bột phấn màu trắng xám, gây hại trên lá là chủ yếu. Khi bệnh nặng làm thối nụ, hoa không nở được.

- Phòng trừ: Sử dụng Anvil 5 SC liều lượng 10 - 15 lít/ bình 10 lít hoặc Score 250 EC liều lượng 0,3- 0,5 lít/ha

b) Bệnh đốm vòng :

- Triệu trứng: Vết bệnh thường xuất hiện từ mép lá, màu xám nâu hoặc xám đen hình tròn hoặc bất định, xung quanh vết bệnh có quầng vàng rộng, sau đó vết bệnh lan vào trong phiến lá làm lá thối đen và rụng.

- Phòng trừ: Vặt bỏ lá bị bệnh, sử dụng Score 250 EC liều lượng 5 - 10 ml/ bình 10 lít, Daconil BTN 50% nồng độ 12 - 25 g/ bình 10 lít.

c) Héo vi khuẩn:

- Triệu chứng: Thường làm thối rễ, cây héo từ lá gốc đến lá ngọn.

- Phòng trừ: Dùng biện pháp luân canh, nhổ bỏ cây bệnh, vệ sinh vườn trồng, phòng trừ môi giới truyền bệnh.

d) Bệnh sinh lý:

- Triệu chứng: Ngoài các bệnh truyền nhiễm, cây loa kèn còn bị bệnh sinh lý (không truyền nhiễm) gây hiện tượng vàng lá, héo ngọn, cây sinh trưởng kém hoặc chết.



- Phòng trừ: Cần điều chỉnh và bón phân hợp lý.

32.4. HOA LILY

32.4.1. Kỹ thuật phân loại, đóng gói củ giống

Sau khi thu hoa 30-45 ngày, lá khô hết ta thu hoạch củ giống. Khi đào lên hong khô 1-2 ngày, rũ bỏ đất, cắt bỏ trụ thân khô và phân loại. Thường căn cứ vào độ lớn của củ để phân loại, những củ có đường kính nhỏ hơn 3 cm dinh dưỡng kém, trồng sẽ cho hoa chất lượng thấp, không nên sử dụng làm củ giống để trồng hoa thương phẩm.

Sau khi phân loại, xử lý củ bằng Formalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 lần, ngâm trong 30 phút sau đó lấy ra rửa sạch, hong khô, rồi đóng vào thùng. Trong thùng nên lót 1 lượt nilon, một lớp mùn cưa, đặt một lớp củ, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi đầy thùng rồi dùng nilon phủ lại, trên mặt thùng đục một số lỗ nhỏ để thông khí, mỗi thùng đựng 500-700 củ.

32.4.2. Bảo quản xử lý củ ở nhiệt độ thấp

Củ lily phải được xử lý nhiệt độ thấp trong kho lạnh để phá ngủ mới trồng được. Việc phá ngủ phụ thuộc vào thời gian trồng, nếu thời gian trồng có nhiệt độ trung bình thấp hơn thì thời kỳ cưỡng bức sẽ dài hơn và nhiệt độ trung bình cao hơn thì thời kỳ cưỡng bức cũng ngắn hơn. Ví dụ trồng tháng 1 thời kỳ phá ngủ là 14 tuần, trồng tháng 3 thời kỳ phá ngủ là 12 tuần, trồng tháng 6 thời kỳ phá ngủ là 10,5 tuần, trồng tháng 10 thời kỳ phá ngủ là 11 tuần (vì do lúc này nhiệt độ đã thấp dần).

Cách làm là xếp các thùng củ giống trong kho thành từng lớp, đáy thùng phía dưới kê cách mặt đất 5cm và đặt cách tường khoảng 10cm, mỗi lớp thùng kê cách nhau 8-10cm, lớp trên cùng cách mái nhà 50-80cm. Nhiệt độ bảo quản củ duy trì ở 2-5oC. Nếu nhiệt độ biến đổi lớn quá sẽ gây hại cho sự nảy mầm của củ. Thời gian từ khi bảo quản đến lúc nảy mầm là 6-8 tuần, thời gian bảo quản càng dài thì thời gian ra hoa càng ngắn, nhưng thời gian bảo quản quá dài thì số lượng mầm hoa ít đi.

Ngoài ra trong thời gian bảo quản cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm trong thùng, luôn đảm bảo cho mùn cưa ẩm ướt, nếu thấy khô phải phun nước ngay. Cần chú ý không làm ướt nilon hoặc để nilon đọng nước, nếu không củ sẽ bị thối và định kỳ thay khí kho lạnh, sao cho không khí trong kho luôn được tươi mới, thường thay khí vào ban đêm để tránh nhiệt độ biến đổi lớn.

Củ giống đã qua xử lý lạnh sau khi lấy ra phải đặt ở điều kiện 10-15oC, không được phơi ra nắng, sau 12 giờ thì đem trồng ngay không được để lâu.

32.4.3. Bảo quản đông lạnh củ giống

Nếu cần phải bảo quản củ giống trong thời gian dài thì phải xử lý đông lạnh. Bằng cách đóng gói củ giống trong túi nilon, trộn vào một ít mùn cưa hoặc than bùn ướt. Xử lý đông lạnh yêu cầu nhiệt độ ổn định từ -2 đến -1oC. Nếu nhiệt độ tăng, củ giống bị tan băng, lúc đó không xử lý tiếp được nữa nếu không củ sẽ bị hại. Trong quá trình xử lý đông lạnh, cần rút ngắn thời gian từ khi đóng gói đến lúc vào kho lạnh.

Duy trì nhiệt độ đông lạnh ổn định đặc biệt quan trọng, chỉ cần biến động nhỏ sẽ dẫn đến đông cứng củ hoặc củ nảy mầm. Nhiệt độ đông lạnh tuỳ theo các giống bảo quản, nhưng dao động trong khoảng từ -1,5 đến -2,5oC. Nói chung củ có thể bảo quản lạnh 1 năm, nhưng nếu thời gian này quá dài (vượt quá nửa năm) thì số mầm hoa giảm và nụ thường bị rụng sớm. Sau khi lấy ra khỏi kho lạnh cần phải đặt ở 10-15oC cho quen dần với môi trường rồi tăng dần nhiệt độ lên và sau đó trồng ngay.

32.4.4. Vận chuyển

Củ giống lily cần được bảo quản trong môi trường ẩm ướt, nếu không củ sẽ mất nước và mất sức nảy mầm. Vì vậy khi vận chuyển củ giống yêu cầu công cụ vận chuyển phải được đóng kín và vận chuyển bằng thùng lạnh.



32.4.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc trong nhà lưới

a) Chuẩn bị nhà che

Lily không chịu được mưa nhiều, sương giá và cường độ ánh sáng mạnh, do vậy phải làm nhà che để tránh những gây hại trên. Có nhiều loại mẫu nhà che với chi phí từ 100. 000-1. 000. 000đ/m2, tùy theo điều kiện kinh tế của từng nơi và vật tư có sẵn của địa phương mà thiết kế cho phù hợp.

Một số thông số kỹ thuật cho nhà lưới trồng lily

Thông số thiết kế:

- Diện tích nhà lưới: Để đảm bảo đồng bộ cho thiết kế và các thiết bị, nhà lưới cần có diện tích tối thiểu 240 m2.

- Chiều cao nhà lưới điểm thấp nhất của mái so với mặt đất từ 3-3,5m, điểm cao nhất của mái so với mặt đất từ 4,0m-4,5m. Độ dốc mái 30º.

- Thiết kế luống: Chân luống rộng 90-100cm, mặt luống rộng 60-70cm, cao luống 30 -35cm, rãnh luống rộng 30-40 cm.

- Hệ thống cửa ra vào: Khung bằng sắt hoặc gỗ, cánh làm bằng lưới chống côn trùng hoặc nilon. Cửa ra vào đặt ở vị trí thuận tiện.

- Kết cấu mái nhà: Theo kiểu mái hở (2 hoặc 3 mái). Nếu sử dụng nhà mái kín thì phải có các hệ thống làm mát.

- Chất liệu khung nhà: Bằng sắt hoặc ống thép mạ kẽm, cột bê tông, tre, gỗ. Nếu làm bằng khung sắt thì phải sơn chống gỉ, còn làm bằng khung tre, gỗ thì phải có biện pháp chống mối mọt.

- Tường bao quanh nhà: Cao từ 0,5-0,6 m, xây tường gạch chỉ, trát vữa xi măng.

- Độ cao nền nhà so với mặt bằng chung xung quanh tối thiểu 20cm.

Yêu cầu nguyên vật liệu làm nhà lưới

- Mái lợp: 2 lớp bằng tấm nhựa hoặc nilon chuyên dụng, ít bị oxi hóa, đảm bảo ánh sáng đi qua, hạn chế được tia tử ngoại với lớp trên là màng IZOZAI (có tác dụng ngăn tia tử ngoại, chống mưa), lớp dưới là lưới đen có tác dụng giảm nhiệt độ, giảm cường độ ánh sáng và có thể kéo ra hoặc thu vào khi cần thiết.

- Vật liệu bao quanh: Lưới chống côn trùng màu trắng, mật độ mắt lưới 80-120 lỗ/cm2. Nếu sử dụng nhà kín thì quây 2 lớp, 1 lớp lưới chống côn trùng bên trong và 1 lớp nilon bên ngoài có thể cuộn lên được.

Các thiết bị trong nhà lưới

- Hệ thống chiếu sáng và che bóng: Vào mùa hè để giảm nhiệt độ và cường độ ánh sáng mạnh cần che lưới đen giảm 70% ánh sáng trực xạ và 50% trong mùa đông. nếu tiếp nhận ánh sáng quá nhiều cây sẽ nhỏ, lá vàng, độ ẩm không khí duy trì 80-85% nếu vượt quá 90% sẽ làm cho hoa bị biến dạng. Mùa đông những cây nhận được ít ánh sáng lá kéo dài có màu xanh nhạt và thân hoa yếu, cần bổ sung đèn chiếu sáng cường độ cao ít nhất 16 giờ mỗi ngày trong giai đoạn hình thành nụ.

- Hệ thống cung cấp CO2: Có tác dụng tăng lượng CO2 trong không khí, trong đất có lợi cho sinh trưởng và ra hoa của lily, giảm rụng nụ, cây khỏe lá xanh đậm

- Thông gió: Thông khí thích hợp cần được cung cấp đầy đủ với sự trợ giúp của quạt thông gió để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp và cũng có thể kiểm soát mức độ ẩm không khí. Nếu sử dụng nhà lưới kín (mái kín) thì có hệ thống làm mát bằng tấm liền nước và quạt thông gió.

- Hạ nhiệt độ đất: Nhiệt độ đất được điều chỉnh và duy trì ở mức mong muốn bằng việc che phủ đất, tưới tiêu thích hợp sẽ tăng chiều dài thân và tăng số nụ hoa. Ở độ sâu 30cm trong luống đất trồng lắp đặt 2-4 ống nhựa sau đó bơm nước lạnh vào có thể hạ thấp nhiệt độ đất rất cho cho lily trồng vào mùa hè.

- Hệ thống sưởi: Vào mùa đông sẽ giảm nhiễm nấm (đặc biệt là Phytophthora) từ đất, làm tăng đường kính hoa và chiều dài thân. Hệ thống sưởi ấm được cài đặt bằng cách đặt ống thông qua luống trồng ở độ sâu 50cm và giữ khoảng cách 70-80cm giữa hai ống. Để tránh gây hại bộ rễ, nhiệt độ của nước chạy qua các đường ống là khoảng 40oC, để nhiệt độ đất 18-20oC ở độ sâu 10-50 cm.

- Hệ thống tưới nhỏ giọt: Gồm bể chứa, máy lọc, máy bơm, máy trộn phân, ống, vòi nhỏ giọt và thiết bị điều khiển. Với diện tích 240 m2 cần bể chứa nước từ 1-1,5 m3, bồn đặt cao 3-4m so với mặt đất. Dùng dây tưới nhỏ giọt chuyên dụng để dẫn nước đi đến từng cây. Đối với lily tưới nhỏ giọt có ưu điểm, tránh kết váng mặt đất, giảm sự bốc hơi nước qua bề mặt, qua đó giảm được muối kim loại bốc lên mặt đất, ngoài ra phân được trộn cùng 1 lúc nên tập trung xung quanh vùng rễ, vừa giảm giá thành sản xuất vừa giảm ô nhiễm môi trường.

- Các thiết bị khác: Thiết bị đo ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.. .



b) Kỹ thuật trồng

Chuẩn bị đất

Đất cần được cải tạo cho tơi xốp bằng việc bón thêm các loại phân hữu cơ hoai mục, mùn rác, than bùn. Nếu hàm lượng muối và Clo trong đất vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì phải tưới nước, ngâm ruộng để rửa muối. Đất quá chua có thể trộn thêm than bùn và bón vôi trước khi trồng 1 tuần. Đất cần được xử lý bằng các phương pháp sau:



Hoá chất: Formalin nồng độ 40% pha theo tỷ lệ1/80-1/100 lần, phun vào đất, rồi dùng nilon đậy lại 5-7 ngày, sau đó dỡ nilon, cày lật đất để cho hơi độc bay đi, rồi phơi đất 10-15 ngày sau đó mới trồng. Bột Basudin có tác dụng diệt khuẩn tốt, trước khi khử trùng cần làm cho đất ẩm ướt, hạt đất nở ra sau đó rắc Basudin vào liều dùng 15-20kg, rồi cày lật đất để cho thuốc tiếp xúc với đất, sau đó tưới nước và dùng nilon đậy lại, sau 5-7 ngày thì cày lật đất cho khí độc bay đi. Thời gian tiêu độc tuỳ thuộc vào nhiệt độ, từ khi xử lý đến khi trồng nếu nhiệt độ trên 18oC thì phải 10-12 ngày, từ 15-18oC là 18-25 ngày, khi nhiệt độ đất dưới 8oC cách này không có hiệu quả. Có thể dùng Methyl bromide với liều dùng 15kg/ha, nếu ở nhiệt độ 10-20oC thì dùng nilon che phủ 7-10 ngày, còn từ 20-30oC cần khoảng 3 ngày và phơi đất sau 7 ngày là trồng được.

- Ngâm nước: Xử lý ngâm nước 2-3 tuần có thể cải thiện lý, hoá tính của đất, làm tăng kết cấu viên trong đất, tăng khả năng giữ nước, thoát nước và không khí đất, giảm hiện tượng tích tụ muối trên bề mặt. Luân canh lily với lúa nước cho hiệu quả tốt.

- Xông hơi: Đặt hoặc chôn ống có nhiều lỗ nhỏ vào luống trồng cây ở độ sâu khoảng 30cm, dùng nilon che phủ mặt đất, bơm hơi nước nóng ở nhiệt độ 89oC vào ống làm cho lớp đất mặt nóng lên đến 70-800C trong khoảng 60 phút. Sau khi đất nguội đi thì dỡ bỏ nilon, cày lật, bừa đất 2-3 lần, cho đất tiếp xúc nhiều với không khí. Tốt nhất là bón thêm một lượng mùn hoặc đạm nitrat để làm cho đất có nhiều loại vi sinh vật, đảm bảo trạng thái cân bằng của đất.

Xông hơi xong chỉ cần đợi nhiệt độ đất hạ xuống là có thể trồng cây ngay, có tác dụng làm tăng kết cấu viên trong đất, làm tăng độ hoà tan của muối, cải thiện lý hoá tính của đất. Nhược điểm là phải có các thiết bị đi kèm, tiêu tốn năng lượng, giá thành cao và khó làm trên diện tích rộng.

Sau khi xử lý đất, cày bừa, san phẳng và lên luống.

Thời vụ và địa điểm trồng:

Lily có thể trồng quanh năm ở các vùng núi cao như Sapa, Đà Lạt. Nhưng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, vụ đông là thời vụ thích hợp nhất.

Nhìn chung Lily được trồng trong nhà mái che hoăc nhà lưới để tránh những bất lợi do thời tiết, cây sẽ có độ ẩm tốt vì có màn che phủ. Còn trồng ngoài trời thì phải có điều kiện khí hậu thuận lợi như ít gió, không có sương giá. Ngoài ra vào mùa hè phải có hệ thống tưới tiêu tốt và phải được che phủ (lưới đen) để tránh cho cây không bị quá nắng.

+ Kỹ thuật trồng:

Củ phải được trồng vào đất ẩm ngay sau khi vận chuyển đến. Nếu không trồng ngay củ phải được giữ ở 0-2oC nhưng không quá 2 tuần hoặc giữ ở 2-5oC nhưng không quá 1 tuần. Nếu giữ ở nhiệt độ cao hơn sẽ làm cho mầm dài ra và nếu củ không được đóng gói cẩn thận thì củ sẽ bị tóp, thân ngắn và ít hoa.

- Cỡ củ: Củ bé được trồng vào thời kỳ thuận lợi nhất. Cần cung cấp ánh sáng, nhiệt độ đầy đủ trong suốt quá trình sinh trưởng nếu như trồng tháng 1, 2, 3. Vào thời gian thiếu ánh sáng (mùa đông) hoặc thời kỳ nhiệt độ cao (mùa hè) thì nên trồng các củ lớn hơn. Cỡ củ được dùng phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng hoa, củ càng nhỏ thì số lượng nụ/thân càng ít và chiều cao cành sẽ ngắn hơn.

+ Cỡ củ cho lily lai Phương Đông (thơm) 16-18cm và 20-22cm và trên 22 cm.

+ Cỡ củ cho lily lai Châu Á (không thơm) 10-12cm, 12-14cm, 14-16cm.

- Xử lý củ giống: Củ giống đã được xử lý nảy mầm (mầm dài 1-1,5cm, đã có rễ ra xung quanh và củ không bị trầy xước). Xử lý thuốc nấm Rhidomil, BenlatC hoặc Topsin với liều lượng 10-15ml/8lít nước, thời gian 15-20 phút.

- Cách trồng

Trên các rãnh đã rạch hàng (luống rộng 1m rạch 5 hàng, còn luống rộng 1,2m rạch 6 hàng, rãnh sâu 10-12cm), đặt củ lily thẳng hàng theo khoảng cách đã ấn định, lấp đất dày 5-7cm. Sau khi củ lily được trồng, nước và chất dinh dưỡng hấp thụ trong 3 tuần đầu sẽ phụ thuộc vào bộ rễ của củ được phát triển trong quá trình trồng. Một điều quan trọng nhất là khi trồng lily phải có bộ rễ tốt và khoẻ. Khi mầm củ ló ra sẽ phát triển thành thân thường gọi là thân rễ sẽ cung cấp cho cây nước và dinh dưỡng thay thế cho rễ củ, để hoa có chất lượng tốt và thân phát triển khoẻ cần lưu ý:

+ Mùa đông độ sâu trồng cho củ là 6-8cm và mùa hè 8-10cm so với lớp đất mặt và để củ cho thẳng, có thể tưới trước vào rãnh đợi nước ngấm hết rồi đặt củ vào rãnh, nén chặt đất để củ tiếp xúc với đất

+ Giữ cho đất có độ lạnh thích hợp, bởi vậy sau trồng phải phủ lên mặt luống trấu, mạt cưa, rơm rạ để ngăn cản nhiệt độ cao trong đất không làm cho củ bị khô tóp.

+ Đất phải sạch bệnh, nhất là nấm Pythium dùng bayer 5072 để làm cho hệ thống rễ luôn khoẻ và phải khử trùng đất bằng thuốc trừ sâu (Basudin) hoặc trừ bệnh (Cacbendazim).

- Mật độ trồng

Tuỳ theo nhóm giống, giống và cỡ củ, ngoài ra còn phụ thuộc vào thời gian trồng, thời gian ra hoa. Vào các tháng mùa hè với nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều củ sẽ được trồng dày hơn, mùa đông nghèo ánh sáng củ sẽ trồng thưa hơn. Nhìn chung khoảng cách thích hợp là 18x20cm hoặc 20x22cm, với mật độ từ 20-25củ/m2, trồng theo hàng ngang hoặc hàng dọc của luống.

Trồng vào mùa hè:

Lily có thể trồng được vào mùa hè nhưng cũng có một số vấn đề như do nhiệt độ cao nên làm cho thân ngắn, ít hoa. Bởi vậy trong thời kỳ này yêu cầu phải làm cho lily có điều kiện trồng tối ưu nhất. Sau đây là một vài biện pháp quan trọng để lily sinh trưởng, phát triển tốt nhất:

- Đất phải sạch bệnh, có cấu trúc tốt và thoát nước.

-Tưới cho đất đủ ẩm trước khi trồng và tưới đều đặn sau trồng.

- Trước và trong suốt quá trình trồng cần giữ cho đất càng “lạnh” càng tốt (giảm nhiệt độ đất) bởi che phủ đất, tưới nước mát, có hệ thống che và thông gió tốt.

- Trồng ngay củ sau khi chuyển đến, khi trồng không nên rải một số lượng lớn củ trên mặt luống (chỉ nên rải củ mà sau khoảng 15 phút có thể trồng hết số củ đó).

- Giữ nhiệt độ nhà lưới càng thấp càng tốt bởi việc che phủ và thông gió.

- Sử dụng giống thích hợp cho mùa hè thường những giống có độ dài ngày dài.



Bón phân, tưới nước, làm cỏ xới xáo:

Điều này phụ thuộc vào nồng độ muối trong đất, bón nhiều phân hữu cơ mục nát là rất tốt, 1-1,5 tấn phân hữu cơ hoai/360m2. Phân chuồng tươi thường chứa nhiều muối, sẽ làm hại đến cấu trúc đất và làm cho bề mặt đất bị xi măng hoá (chai cứng) bởi vậy đất bùn ao là rất thích hợp cho việc trồng lily.

Lily cần ít dinh dưỡng, đặc biệt là 3 tuần sau trồng, nếu đất thiếu dinh dưỡng cần bón thúc thêm kali và lân. Lily cũng dễ bị táp lá là do xuất hiện trong đất Fluorine (nhất là đối với đất có pH thấp) nên dùng Supelân vì không có Fluorine.

Việc thúc đạm là vào tuần thứ 3 sau trồng (mầm cao 12-15cm) cho cả đất nghèo và giàu dinh dưỡng với tỷ lệ 1kg CaNO3/100m2 đất, 7-10 ngày/1lần, hoặc thời kỳ đầu dùng Urê 1%+Cloruakali 0,5% hòa nước tưới cho cây, thời kỳ sau Urê 0,5%+ Sunfatkali 1%, nếu thấy lá vàng có thể phun thêm Sunfat sắt 0,1%. Khi bón đạm muộn lá xuất hiện màu vàng nhạt đó là do thiếu đạm (lưu ý không nhầm với việc thiếu Mn và Fe) khi đó cần cung cấp thêm 1kg đạm ở dạng dễ tiêu/100m2 trước khi thu hoạch 3 tuần, bằng cách rắc rải giữa các cây hoặc tưới qua ống và để tránh lá bị táp, sau khi tưới đạm cần phải tưới lại nước cho cây.

Thường xuyên giữ độ ẩm cho đất, nên tưới trước 10h sáng, tránh tưới phun lên cây vào thời gian cây ra hoa. Làm cỏ và xới xáo mặt đất để tránh sự tranh chấp dinh dưỡng của cỏ dại. Nếu đất tốt và nhiều dinh dưỡng thì không cần bón bổ sung thêm phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Nếu đất xấu có thể bổ sung thêm phân NPK qua lá hoặc bón vào đất.

Chiếu sáng bổ sung:

Lúc búp có đường kính 1-2cm cần ánh sáng đầy đủ. Nếu thiếu ánh sáng nụ hoa sẽ bị khô tóp ngay khi nụ vừa nhú. Ở Việt Nam, ánh sáng sẽ bị thiếu từ tháng 12 đến tháng 2 (đặc biệt là tháng 1,2) để hoa nở tốt trong thời gian này và cả về sau, việc thiếu ánh sáng tự nhiên cần được cung cấp thêm bởi ánh sáng nhân tạo, khi củ nảy mầm cao 50cm (35-45 ngày sau trồng) cần duy trì thời gian chiếu sáng 16h trong ngày, mỗi đêm 4h liên tục từ 17h-21h, bằng bóng đèn điện 100W, mật độ 4-6 m2/bóng ở trong nhà che, chiều cao cách ngọn cây 1m.

Thời điểm cần ánh sáng nhất là khi nụ hoa đầu tiên trong cụm hoa khoảng 0,5-1cm cho đến khi cắt. Thời kỳ này diễn ra khoảng 5 tuần ở nhiệt độ nhà lưới là 16oC. Trong suốt 5 tuần, ánh sáng phải liên tục, không được ngắt quãng giữa ngày và đêm, đặc biệt vùng núi cao (như SaPa) quá nhiều mây và sương mù, lượng ánh sáng ít, nhất thiết phải sử dụng ánh sáng nhân tạo và hướng tới phải chọn những giống chịu được ánh sáng yếu.

Thông gió

Trong nhà lưới sự thông gió kém, nhất là vào mùa đông nên mở cửa thông gió vào giữa trưa 12-14h, việc thông gió phải đi liền với việc duy trì độ ẩm trong nhà lưới có thể kết hợp vừa thông gió vừa tưới phun mù.



Khắc phục rụng nụ và khô mầm hoa

Lily trồng trong điều kiện thiếu sáng và khí Etylen dễ làm cây rụng nụ và khô mầm hoa. Khi nụ dài 2-3cm là thời điểm nụ sinh ra Etylen nhiều nhất, có thể dùng chế phẩm STS có chứa Ag để giảm tác hại này. Phun khi nụ dài 2-3cm nồng độ 0,1m mol/lít, phun 1-2 lần/tuần.



Làm lưới đỡ cây:

Giá trị của cây lily là thân thẳng, nhiều nụ. Do vậy cần phun các chất làm cứng thân cây như CaCO3, SiO2, ngoài ra là phải làm lưới đỡ cây giống như cho hoa cúc trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của lily. Căng lưới ngay khi cây cao 20cm, luồn cây vào các mắt lưới, nâng dần lưới theo độ lớn của cây.




tải về 275.7 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương