Hồng y Argentina trở thành Giáo hoàng



tải về 1.44 Mb.
trang19/22
Chuyển đổi dữ liệu01.01.2018
Kích1.44 Mb.
#35232
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

Thanh Phương

Hôm nay 13/03/2013, lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đã kêu gọi những người phản đối nên chấp nhận dự án khai thác mỏ do một công ty Trung Quốc thực hiện, vì theo bà việc đình chỉ dự án này có thể gây tác hại đến nền kinh tế.


Một báo cáo của Quốc hội Miến Điện, do ủy ban điều tra đứng đầu là bà Aung San Suu Kyi công bố hôm qua tố cáo là vào tháng 11 năm ngoái, cảnh sát đã sử dụng vũ khí phosphore để đàn áp những người biểu tình chống dự án khai thác mỏ tại Monywa, miền Bắc Miến Điện, một dự án bị chỉ trích là gây nguy hại cho môi trường và dẫn đến nhiều vụ cướp đất của dân. Trong vụ đàn áp này, hàng chục người, trong đó có nhiều nhà sư, đã bị thương nặng.

Tuy nhiên, ủy ban điều tra lại chủ trương là không nên bỏ dự án khai thác mỏ nói trên, tuy họ công nhận là dự án này chỉ đem lại lợi ích rất nhỏ cho đất nước.

Khi đi thăm các làng nằm gần mỏ ở Monywa hôm nay, lãnh đạo đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi đã cho rằng, ngưng dự án khai thác mỏ sẽ không có lợi cho người dân địa phương, cũng như cho đất nước nói chung.

Bà nói rằng, làm như thế « nước khác ( Trung Quốc ) có thể nghĩ rằng nước ta không đáng tin cậy về mặt kinh tế. Chúng ta phải tiếp tục hợp tác với nước láng giềng, dù chúng ta có thích hay không. »

Phong trào chống đối dự án khai thác mỏ ở Monywa tiếp nối phong trào phản đối một dự án đập thủy điện khổng lồ do Trung Quốc xây dựng. Trước sự chống đối ngày càng mạnh của dân chúng, chính phủ Miến Điện vào tháng 09/2011 đã phải đình chỉ dự án này.

Nhiều người dân địa phương muốn dự án khai thác mỏ, dự án liên doanh giữa một công ty Trung Quốc với một công ty của quân đội Miến Điện, cũng phải bị đình chỉ.



Miến Điện sẽ cạnh tranh Việt Nam về du lịch?

Kính Hòa, phóng viên RFA


2013-03-13

Khách du lịch phương Tây đến thăm chùa Shwedagon ở Yangon hôm 01/6/2012.

AFP photo

Tiềm năng


Miến Điện nổi lên như một tiềm năng kinh tế trong vài năm gần đây sau những cải cách kinh tế chính trị ngoạn mục. Chắc chắn đất nước đó sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với các quốc gia láng giềng. Sự khởi sắc của các quốc gia mới nổi thường bắt đầu bằng du lịch, cũng như Việt Nam hơn hai mươi năm trước, liệu người bạn hôm qua còn nghèo khó sẽ cạnh tranh ra sao với chúng ta đây trên thị trường du lịch.

Nhân chuyến viếng thăm Myanmar của tổng thống Mỹ Obama vào tháng 11 năm ngoái, Kênh truyền thông CNN của Hoa Kỳ đưa ngay một bài viết về du lịch đến xứ Miến còn đầy bí ẩn. Theo bài viết này thì vào tháng tư năm ngoái, du khách đã có thể xin chiếu khán nhập cảnh Miến Điện tại sân bay. Tác giả bài viết dẫn lời ông Khin Than Win,  giám đốc bộ phận xúc tiến du lịch của Bộ Khách sạn và Du lịch rằng chính phủ ông tạo mọi thuận lợi cho khách quốc tế. Trước đó tờ thời báo Miến Điện đưa tin là Bộ này cũng thành lập bộ phận du lịch quốc tế. Mà không chỉ có giới chức chính quyền mới xúc tiến du lịch như vậy, theo tờ The new York Times ngày 5/8/2012 thì các lãnh tụ đối lập trong đó có bà Aung San Suuky cũng lên tiếng kêu gọi du khách đến Miến Điện, họ không nói đến các tài sản của các tướng lãnh đang kinh doanh du lịch nữa. Họ đang đoàn kết vì du lịch Miến Điện, vì tương lai Miến Điện.

Tuy chưa đến những thắng cảnh nổi tiếng của Miến Điện như khu vực đền đài Pagan, hay hồ Inle, tôi thấy các chùa chiền ở Yangon đã rất là kỳ vĩ, một tiềm năng du lịch rất lớn.
- Chị Uyển Phương, Saigontourist

Cũng như Vietnam, Miến Điện là xứ sở có một lịch sử lâu đời và cùng trải qua thời thuộc địa cũng như giai đọan đất nước đóng cửa với thế giới bên ngoài. Với diện tích rộng hơn Việt Nam, Miến Điện cũng có nhiều thắng cảnh thiên nhiên như Việt Nam, có thể nước bạn không có kỳ quan thiên nhiên Hạ Long, nhưng bù lại nền văn hóa Phật giáo lâu đời, không trải qua những biến động văn hóa chính trị kiểu đả thực bài phong như Việt nam, các cổ tích đền đài còn rất nhiều, và đó chính là thế mạnh mà Miến Điện hơn hẳn Việt Nam. Ngoài ra, vì du lịch là một ngành dịch vụ liên quan nhiều đến con người, nên cái hiền hòa chân thật của người dân Miến là một tài sản vô giá cho du lịch nước này.

Chị Nguyệt, đến từ Đà Nẵng, sau một lần súyt trễ xe tại Yangon, đã thốt lên về người Miến rằng “kể từ thời điểm đấy, tôi hiểu rằng, mình có thể tin mọi người ở xứ Miến này!"

Tương tự như vậy, chị Như Quỳnh đến từ Nha trang nói "Con người của họ có đạo Phật làm nền tảng, họ rất lành."



Các nhà chuyên nghiệp trong nghề du lịch thì nhận xét về tài nguyên du lịch Miến một cách khác, như anh Long Quân hướng dẫn viên từ sài Gòn:

"Họ có rất nhiều đền đài nổi tiếng, hướng dẫn viên của họ nói tiếng Anh rất tốt và để lại nhiều cảm tình cho du khách."

Lợi thế


Du lịch trên hồ Inle, một thắng cảnh du lịch nổi tiếng của Miến Điện.

Điều anh Quân nói được CNN xác nhận khi đưa ra con số 1931 hướng dẫn viên du lịch nói tiếng Anh thông thạo, như là một phần của di sản thuộc địa từ thời thực dân Anh.

Chị Uyển Phương phụ trách du lịch Quốc tế của Saigontourist nhận xét:



"Tuy chưa đến những thắng cảnh nổi tiếng của Miến Điện như khu vực đền đài Pagan, hay hồ Inle, tôi thấy các chùa chiền ở Yangon đã rất là kỳ vĩ, một tiềm năng du lịch rất lớn."

Ông Pierre Martial, người Pháp, thành viên tổ chức phóng viên không biên giới, nhiều năm quan sát các chuyển biến tại Miến Điện cho biết:

Mỗi tuần chúng tôi đều có tin về ai đó vừa đi Miến Điện về. Miến Điện là một vùng đất chưa được khám phá, thiên nhiên còn nguyên vẹn, đền đài tráng lệ. Còn vấn đề rất quan trọng nữa là người dân xứ này rất thân thiện niềm nở và hiếu khách, người Miến rất tuyệt vời.”

Bức tranh không hòan tòan là màu hồng khi cơ sở hạ tầng của Miến Điện còn kém phát triển, anh Quân nói,

Du lịch Miến mới ở giai đọan đầu nên khách sạn đường sá đều thiếu.

Chị Uyển Phương thì cho rằng Du lịch Miến hiện chưa cạnh tranh được với Thái Lan, hay Vietnam vì còn thiếu nhiều cơ sở hạ tầng quá, nhưng chị cũng cho rằng tương lai không xa đấy là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam.

Ông Martial cũng nói rằng giá phòng khách sạn đắt đỏ vì thiếu thốn.

Đúng là khách sạn ở Miến vẫn chưa so được với Việt Nam nhưng các tay chơi lớn như Mariott hay Oberoi đang kéo nhau vào xứ này.

Chúng ta nhớ lại sự khởi đầu của du lịch VN hơn 20 năm trước. Phải vài năm sau khi VN quyết định mở cửa thì du khách mới có thể xin chiếu khán khi đến sân bay, nay người Miến đã quyết định chuyện đó chỉ vài tháng sau khi cải cách bắt đầu. Du lịch VN thực sự bùng nổ sau thời điểm các bộ phim về VN như Đông Dương, Người tình,…đưa hình ảnh VN ra thế giới, cũng như những chuyến thăm ngọai giao rộn ràng của các nguyên thủ nổi tiếng của Phương tây như ông Tổng thống Pháp Mitterand, Tổng thống Mỹ Clinton,…hay gương mặt quý phái của diễn viên Pháp Catherine Deneuve xuất hiện tại Hạ Long,…Nay chúng ta đã thấy bộ phim The Lady nói về gương mặt khả ái của giải Nobel hòa bình Miến Điện bà Aung San Suuki, và siêu sao Mỹ quốc ông Barack Obama đã đến Yangon….Ông Pierre Martial nói tiếp:

Miến Điện là một vùng đất chưa được khám phá, thiên nhiên còn nguyên vẹn, đền đài tráng lệ. Còn vấn đề rất quan trọng nữa là người dân xứ này rất thân thiện niềm nở và hiếu khách, người Miến rất tuyệt vời.


- Ông Pierre Martial, RSF

Nay du khách đến để xem nền dân chủ tại Miến Điện, người ta còn đến Miến Điện vì Auung San Suuky nữa, đó là gương mặt của quốc gia, người ta đến để có những kỷ niệm mang hình ảnh của bà.”

Du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả, nhưng có lẽ nó cũng để vuột mất nhiều cơ hội như anh Quân nói. Và nay những khó khăn bắt đầu hiện ra. Bảo bối của du lịch Việt Nam là vịnh Hạ Long đang ô nhiễm trầm trọng. Hôm 3/3 báo Thanh Niên đưa tin rằng đang mùa cao điểm du lịch nhưng năm nay khách chỉ bằng 60% - 80% cùng kỳ năm ngoái. Nước bạn đang tiến lên, trong khi chúng ta đang lùi. Cơ sở hạ tầng rồi sẽ được người Miến dựng lên trong vài năm nữa thôi, trên cái nền tảng nhân văn mà họ vẫn duy trì ngàn năm nay, xứ sở chùa vàng sẽ là điểm đến du lịch hấp dẫn, như cô Jan Chun, một nhà khoa học xã hội đang làm việc  ở Việt nam, sau khi đi du lịch xứ Miến đã thốt lên,

Tôi mong chờ ở một chuyến đi bất ngờ, nhưng hơn thế nữa, chuyến đi mang đầy tính tâm linh đối với tôi. Một nơi chốn trong trẻo với những con người thân thiện và nồng ấm.”



Phải chăng chúng ta cũng nên học ở người Miến, mặc dù chúng ta có đi trước họ hai thập kỷ, rằng cái nền tảng nhân văn là quan trọng.

'Trẻ em Syria là các nạn nhân bị lãng quên'

Trẻ em tị nạn Syria chơi với đất sét tại trại tị nạn Al Zaatri trong thành phố Mafraq ở Jordan.

13.03.2013

Một phúc trình mới phổ biến nói rằng gần hai triệu trẻ em Syria cần được cứu trợ nhân đạo, sau hai năm xung đột ảnh hưởng đến điều kiện dinh dưỡng, học hành và vệ sinh của các em.

Phúc trình của nhóm cứu trợ Save the Children phổ biến hôm nay nhấn mạnh đến ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Syria đối với trẻ em mà phúc trình gọi là “các nạn nhân bị lãng quên” trong cuộc chiến.

Phúc trình nói rằng trường học và bệnh viện bị hư hại trong các cuộc giao tranh giữa phe nổi dậy và chính phủ Syria, và rằng “hầu hết mọi gia đình” mà nhóm này tiếp xúc đều nói họ không có điều kiện vệ sinh sạch sẽ.

Phúc trình kêu gọi tất cả các bên trong cuộc xung đột để cho cứu trợ nhân đạo được đưa đến cho những ai đang cần, đồng thời ngưng sử dụng bom đạn trong các khu vực vực cư dân.  

Phúc trình cũng kêu gọi các bên chấm dứt việc sử dụng trẻ em cầm súng, một diễn tiến mà các nhà điều tra của Liên hiệp quốc hồi đầu tuần này nói là cả bên quân đội chính phủ và bên nổi dậy đều đang thực hiện.



LHQ: Vi phạm nhân quyền tại Iran ngày càng tăng

Điều tra viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc Ahmed Shaheed nói ông nhận được nhiều tố cáo bạo hành tại Iran

12.03.2013

GENEVE — Iran chỉ trích một phúc trình nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tố cáo có việc gia tăng tra tấn, xử tử và đàn áp tự do ngôn luận tại Iran.

Điều tra viên đặc biệt Liên Hiệp Quốc Ahmed Shaheed nói ông nhận được nhiều tố cáo bạo hành tại Iran.

Ông nói ông lo ngại về tỉ lệ xử tử tội phạm cao, những tội liên hệ đến ma túy, không phù hợp với những tiên chuẩn quốc tế “về những tội phạm nghiêm trọng nhất.”

Ông Shaheed nói năm ngoái có khoảng 500 vụ xử tử tại Iran, gồm có khoảng 200 vụ hành hình bí mật được các thân nhân trong gia đình, các giới chức trại giam và các thành viên ngành tư pháp công nhận. Ông Shaheed nói:

“Phúc trình hiện nay của tôi cũng đưa ra những điều được xem như những chứng cứ pháp y đáng tin cậy là tra tấn xảy ra tại Iran trên một địa bàn rộng lớn và có hệ thống, và những phương pháp áp dụng đối với các nạn nhân cũng được làm một cách có hệ thống, tương tự như các phương pháp xuất hiện nhiều lần trong những lời làm chứng do các cá nhân tại các thành phố trong nước đưa ra.”

Ông Shaheed nói chính phủ Iran tiếp tục đàn áp các tôn giáo thiểu số. Ông nói 110 tín đồ đạo Baha’i hiện bị giam giữ vì đã bày tỏ tín ngưỡng của họ và có ít nhất 13 tín đồ Cơ Đốc Giáo bị giam trong các trung tâm giam giữ.

Trưởng phái đoàn Iran tại Hội đồng Nhân quyền, ông Ali Ardashir Larijani chỉ trích mạnh mẽ những điều ông Shaheed đưa ra. Ông Larijani gọi phúc trình được soạn thảo dựa trên những cáo buộc vô căn cứ.

Ông nói: “Phúc trình …là sản phẩm của một việc làm bệnh hoạn, không khách quan và không xây dựng do Hoa Kỳ và các đồng minh châu Âu sáng tác ra. Do đó chúng tôi không bao giờ hy vọng nhận được và cứu xét một phúc trình cân bằng, vô tư  từ những chính sách thù nghịch của các quốc gia này.”

Chính phủ Iran từ chối không cho ông Shaheed vào nước này.

Tuy nhiên ông Shaheed công nhận Iran có một số tiến bộ đáng kể trong lãnh vực quyền của phụ nữ. Những quyền này bao gồm tăng tiến sức khỏe, biết đọc biết viết và trong tỷ lệ ghi danh vào các trường sơ cấp và trung cấp.

Tuy nhiên ông Shaheed cho biết những chính sách mới đây cấm phụ nữ theo đuổi một số lãnh vực gíáo dục. Ông nói phụ nữ thường bị giới hạn tự do đi lại và bị ngăn cản không  cho giữ một số chức vụ quyết định trong chính phủ.

“Đa số những người bênh vực nhân quyền, gồm những người bênh vực quyền của phụ nữ, tôn giáo và sắc tộc thiểu số, cũng như những người hoạt động để tăng tiến việc bảo vệ môi trường, công nhân và trẻ em, tiếp tục bị xách nhiễu, bắt bớ, thẩm vấn, và tra tấn và thường xuyên bị truy tố về những tội liên hệ đến an ninh quốc gia được luật qui định rất mơ hồ.”

Ông Shahed là cựu bộ trưởng ngoại giao Maldives, được cử làm quan sát viên về Iran của Liên Hiệp Quốc vào năm 2011.




tải về 1.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương