HưỚng dẫn tính toán xáC ĐỊnh mô HÌnh mưa tưỚi thiết kế



tải về 277.5 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2022
Kích277.5 Kb.
#52664
1   2   3   4
Mo hinh mua tuoi
PP tinh Q va W tieu qua cong vung trieu 1 1, TCVN 4118-2021 Ban Goc 1, Tinh toan che do tuoi 8-2021
STT

Năm

X (mm)

Xi↓ (mm)

Pi (%)

STT

Năm

X (mm)

Xi↓ (mm)

Pi (%)

1

1991

2.229,3

2.698,3

3,23

16

2006

1.993,0

1.704,8

51,61

2

1992

1.539,6

2.541,1

6,45

17

2007

1.620,5

1.683,2

54,84

3

1993

1.591,6

2.324,5

9,68

18

2008

1.299,7

1.673,1

58,06

4

1994

1.186,5

2.321,2

12,90

19

2009

2.250,2

1.637,5

61,29

5

1995

2.324,5

2.250,2

16,13

20

2010

1.856,5

1.620,5

64,52

6

1996

1.172,0

2.231,6

19,35

21

2011

1.704,8

1.591,6

67,74

7

1997

1.069,7

2.229,3

22,58

22

2012

1.754,4

1.579,4

70,97

8

1998

1.743,1

2.034,0

25,81

23

2013

1.683,2

1.539,6

74,19

9

1999

1.450,7

1.995,2

29,03

24

2014

2.698,3

1.508,0

77,42

10

2000

1.508,0

1.993,0

32,26

25

2015

1.995,2

1.450,7

80,65

11

2001

1.433,8

1.986,2

35,48

26

2016

1.637.5

1.433,8

83,87

12

2002

2.541,1

1.985,7

38,71

27

2017

2231,6

1.299,7

87,10

13

2003

2.034,0

1.856,5

41,94

28

2018

1.985,7

1.186,5

90,32

14

2004

1.579,4

1.754,4

45,16

29

2019

2.321,2

1.172,0

93,55

15

2005

1.986,2

1.743,1

48,39

30

2020

1.673,1

1.069,7

96,77

Trong bảng 1 ở trên cho thấy: Năm 2014 có tổng lượng mưa 2.698,3 mm là lớn nhất trong liệt tài liệu 30 năm đo đạc được xếp thứ 1. Năm 1997 có tổng lượng mưa 1.069,7 mm là nhỏ nhất trong liệt tài liệu 30 năm đo đạc được xếp thứ 30….
3) Vẽ đường tần suất kinh nghiệm:
- Chấm các điểm kinh nghiệm Pi ~ Xi ­ đã tính được lên giấy tần suất
- Vẽ đường cong trơn đều đi qua trung tâm các điểm kinh nghiệm.
4) Vẽ đường tần suất lý luận:
Có nhiều phương pháp tính toán vẽ đường tần suất lý luận. Phương pháp đường thích hợp với mô hình phân phối xác suất Pearson III thường được sử dụng nhiều hơn cả. Theo phương pháp này, trước hết coi tổng lượng mưa trung bình năm của đường tần suất lý luận ( lý luận) bằng lượng mưa trung bình năm của đường tần suất kinh nghiệm ( ), hệ số phân tán Cv lý luận bằng Cv kinh nghiệm. Các bước tính toán như sau:
- Tính toán xác định các đặc trưng thống kê sau đây:
+ Lượng mưa bình quân năm : (mm)
+ Hệ số mô đuyn:
+ Hệ số phân tán Cv:

+ Hệ số thiên lệch Cs:
Cs = m.Cv
- Giả thiết hệ số thiên lệch m để tính Cs = m.Cv và lấy trị số Cs tra bảng xác định trị số Φp của hàm mô hình phân phối xác suất Pearson III. Thông thường lần tính đầu tiên giả thiết m = 2, nếu kết quả tính toán chưa phù hợp thì giả thiết lại m.
- Tính toán tung độ Xp đường tần suất lý luận mô hình phân phối xác suất Pearson III:
Xp = (Φp . Cv + 1).
Trong đó:
Xp là tổng lượng mưa năm tương ứng với tần suất P.
Φp là hàm số phụ thuộc vào Cs và P (tra theo bảng tính sẵn).
- Vẽ đường tần suất lý luận: Chấm các điểm quan hệ Xp ~ P lên giấy tần suất và nối các điểm đó lại thành đường tần suất lý luận.
- Kiểm tra sự phù hợp giữa đường tần suất lý luận với đường tần suất kinh nghiệm. Nếu kiểm tra thấy đường tần suất lý luận phù hợp với đường tần suất kinh nghiệm đã vẽ chứng tỏ các thông số thống kê dùng để tính toán và vẽ đường tần suất lý luận là phù hợp. Nếu không phù hợp thì tiếp tục hiệu chỉnh các thông số thống kê , CV, CS nhưng chủ yếu là hiệu chỉnh hệ số thiên lệch m để xác định giá trị Cs của tần suất lý luận cho đến khi thấy phù hợp là được.
CHÚ THÍCH:
- Đường tần suất kinh nghiệm đã vẽ ở bước trên chỉ phản ánh được quy luật phân bố xác suất tổng lượng mưa năm của trạm khí tượng trong phạm vi các giá trị thực đo đã thu thập được.
- Đường tần suất lý luận là một hàm phân bố xác suất toán học mô tả phân bố xác suất của đại lượng ngẫu nhiên nhằm ngoại suy các giá trị nằm ngoài các giá trị thực đo. Tính toán và vẽ đường tần suất lý luận sao cho đường tần suất lý luận tương đối phù hợp (hay gần như trùng khớp) với đường tần suất kinh nghiệm đã vẽ.
- Thông thường có 3 phương pháp chính sau đây để vẽ đường tần suất lý luận:
1) Phương pháp Moment:
Phương pháp moment cho rằng các đặc trưng thống kê , Cv, Cs tính từ chuỗi số liệu thực đo X1,..., Xn bằng các đặc trưng thống kê tương ứng của đường tần suất lý luận. Trước hết giả thiết mô hình xác suất nào đó, kiểm tra sự phù hợp giữa mô hình xác suất giả thiết với chuỗi số liệu thực đo theo phương pháp thống kê.
Phương pháp moment cho kết quả tính toán khách quan. Tuy nhiên khi gặp các điểm đột xuất (điểm kinh nghiệm thực đo nằm ngoài xu thế chung của đường cong, ví dụ xuất hiện trận mưa lịch sử…) sẽ rất khó xử lý và thường cho kết quả thiên nhỏ khi tính toán xác định các số đặc trưng thống kê.
2) Phương pháp 3 điểm:
Lấy 3 điểm trên đường tần suất kinh nghiệm và coi như các điểm này của đường tần suất lý luận trùng với 3 điểm của đường tần suất kinh nghiệm. Từ đó tính ngược lại để xác định các thông số thống kê Cv, Cs.
Phương pháp 3 điểm có ưu điểm là tính toán nhanh, đơn giản. Tuy nhiên, do tính chất của phương pháp là chọn 3 điểm trên đường tần suất kinh nghiệm để tính toán nên độ chính xác còn phụ thuộc vào chủ quan của người vẽ. Phương pháp này hiện nay cũng ít được sử dụng.
3) Phương pháp đường thích hợp:
Phương pháp vẽ đường tần suất lý luận theo các tham số thống kê tính được từ chuỗi số liệu thực đo. Căn cứ vào sự phân tích ảnh hưởng của các tham số thống kê đến dạng đường tần suất để hiệu chỉnh các đặc trưng đó sao cho đường tần suất lý luận phù hợp với các điểm và hình dạng của tần suất kinh nghiệm.
Phương pháp này có ưu điểm là kết quả tính toán tương đối chính xác. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của phương pháp là phải tính toán thử dần các giá trị của các tham số thống kê sao cho đường tần suất lý luận phù hợp với đường tần suất kinh nghiệm. Tuy nhiên nhờ sử dụng công cụ tính toán và vẽ trên máy tính có thể khắc phục được các nhược điểm nêu trên.
Hầu hết các phần mềm vẽ đường tần suất lý luận đang sử dụng hiện nay đều được xây dựng dựa trên nguyên lý của phương pháp đường thích hợp (ví dụ phần mềm FFC 2008). Do vậy dự án có thể lựa chọn phần mềm nói trên để tính toán vẽ đường tần suất lý luận mưa năm. Khi viết thuyết minh tính toán Thủy văn cho một dự án nào đó có thể sử dụng cả đoạn lập luận này (dòng chữ in đậm).
5) Xác định tổng lượng mưa năm thiết kế:
Tra trên đường tần suất lý luận tìm được tổng lượng mưa năm tương ứng với tần suất thiết kế Xp.
CHÚ THÍCH: Tần suất thiết kế mưa tưới theo QCVN 04-05 là 85% đối với công trình từ cấp III đến cấp Đặc biệt, 75% đối với công trình cấp IV.
6) Xác định mô hình mưa năm thiết kế
CHÚ THÍCH: Theo chú thích c) Điều 5.3.1 của QCVN 04-05, mô hình mưa tưới thiết kế được xác định thông qua mô hình mưa điển hình. Mô hình mưa điển hình là mô hình mưa đã xảy ra trong thực tế, có tổng lượng mưa xấp xỉ với tổng lượng mưa thiết kế, có dạng phân phối là phổ biến và thiên về bất lợi. Các bước thực hiện như sau:
- Chọn năm điển hình.
CHÚ THÍCH: Chọn một năm trong liệt tài liệu có tổng lượng mưa năm xấp xỉ Xp đã xác định được ở bước 5 (X85%). Nếu tìm thấy vài năm có Xđh  X85% thì cần phân tích xem dạng phân phối của năm nào trong số mấy chục năm tài liệu đã thu thập được là phổ biến. Ví dụ trong số 30 năm tài liệu đã thu thập được phát hiện thấy các tháng I, II, III là những tháng cần tưới nhiều nhất nhưng tổng lượng mưa của từng tháng này lại rất nhỏ chỉ vài mm, thậm chí không mưa. Đó là dạng phân phối phổ biến. Chọn năm điển hình có dạng phân phối là phổ biến và thiên về bất lợi là năm có lượng mưa các tháng 1, 2, 3 rất nhỏ, có tháng lượng mưa bằng không.
Ví dụ: Sau khi tính toán xác định được lượng mưa năm thiết kế X85% =1.386,9 mm, tìm được những năm sau đây có tổng lượng mưa năm xấp xỉ lượng mưa thiết kế:
- Năm 1999: X = 1.450,7 mm
- Năm 2001: X = 1.433,8 mm
- Năm 2008: X = 1.297,7 mm

tải về 277.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương