HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC



tải về 1.92 Mb.
trang29/32
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.92 Mb.
#35831
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32

Bài đọc thêm:

Nhu cầu giáo dục những sinh viên tàn tật

Sabou SARR

Từ điển Larousse về tâm lý học đã định nghĩa từ nhu cầu là trạng thái của một cá nhân liên quan đến cái cần thiết cho anh ta/cô ta. Tuy nhiên, định nghĩa phổ biến nhất trong văn học mô tả khái niệm nhu cầu là sự khác nhau giữa tình trạng hiện thời, được xem là không thoả mãn hoặc chưa được hoàn thiện, và tình trạng mong muốn được cho là lí tưởng, thoả mãn hoặc hoàn hảo.

Ví dụ: nhu cầu ăn, uống, tiêu khiển, v.v.



Những ý nghĩa khác của thuật ngữ: Có các loại nhu cầu khác nhau là:

  • Những nhu cầu thuộc sinh lý học được xác định bởi điều kiện sống.

  • Những nhu cầu về giáo dục.

  • Những nhu cầu về tâm lý.

  • Những nhu cầu về mặt xã hội.

Những nhu cầu chúng ta vừa nêu là cần thiết và quan trọng sống còn. Những nhu cầu khác liên quan đến sự suy thoái chẳng hạn như sự ngu dốt, sự nghèo đói, v.v được xếp vào loại những nhu cầu thứ yếu.

Trong lĩnh vực giáo dục, các thuật ngữ những nhu cầu cảm thấy những nhu cầu được biểu lộ được dùng để miêu tả những nhu cầu của người học. Bởi vậy, việc đánh giá các nhu cầu là giai đoạn đầu tiên trong quá trình giảng viên chuẩn bị và lập kế hoạch cho một chương trình đào tạo nhằm đạt nhóm mục tiêu đã đề ra.

Nhu cầu của sinh viên còn tuỳ thuộc vào không gian, thời gian và môi trường của họ. Chính vì lí do đó mà việc đánh giá những nhu cầu được xem là một hoạt động thường xuyên và liên tục và hoàn toàn không phải là một hoạt động đơn lẻ chỉ được thực hiện một lần.

Phân loại các nhu cầu

Sinh viên đại học và môi trường đại học ngày nay mang những đặc tính khác hẳn so với những năm 1960 và những năm 1970. Bởi vậy, những nhu cầu của sinh viên trong các trường đại học ở châu Phi đương đại khác với những nhu cầu đó trong kỷ nguyên thuộc địa.

Những nhu cầu này được phân loại theo những thông số sau đây:



  • Bản sắc văn hoá và môi trường.

  • Loại chương trình giảng dạy.

  • Xác định các mục tiêu-nội dung văn hoá-các phương pháp.

  • Cách tiếp cận của người tham gia (Trường đại học/sinh viên).

  • Sự xác định các mục tiêu giáo dục của các cơ quan phối hợp và những nhu cầu xã hội.

Nhu cầu giáo dục đặc biệt liên quan đến loại giáo dục dành cho những người có một vài bất lợi học tập thuộc về mắt, tai, giác quan hoặc các trục trặc khác gây ra do điều kiện sinh đẻ, do các dạng sức khoẻ thể xác và thần kinh khác nhau hoặc do tai nạn. Nhu cầu này cũng bao gồm những người có năng khiếu và tài năng đặc biệt.

Các loại khuyết tật là:



  • Các vấn đề về nghe.

  • Các trục trặc về nhìn.

  • Các tật về nói và trục trặc về giác quan.

  • Sự thiếu chú ý.

  • Sự tách biệt xã hội.

  • Sự hay vắng mặt không rõ lý do.

  • Tính hiếu động thái quá (trường hợp của những người có năng khiếu).

Các giảng viên được phân công giảng dạy những sinh viên có nhu cầu đặc biệt cần phải:

  • kiềm chế một hệ thống giáo dục hạn chế đang ngày càng gia tăng, một hệ thống cho phép và khuyến khích sự cạnh tranh.

  • lưu tâm đến sự tăng lên nhanh chóng về hiểu biết và đổi mới kỹ thuật trong một khung cảnh mà năng lực của giảng viên là yếu tố then chốt cho thành công của giáo dục đại học.

  • chuẩn bị tốt hơn để đáp ứng những thách thức của ngày hôm nay.

  • không ngừng ôn luyện lại các môn học bởi lẽ hiệu quả đồng nghĩa với khả năng.

  • áp dụng và hiểu rõ đủ loại công cụ tự đánh giá.

  • thực hiện và ghi lại các quan sát có mục đích về những biểu hiện của sinh viên trong những tình huống có tổ chức và trong những tình huống ngẫu nhiên.

  • thiết kế, thực hiện và đánh giá các đồ án theo từng chương trình riêng rẽ dựa trên sự quan sátđánh giá.

  • thể hiện khả năng, sự tinh thông trong việc xác định các mục tiêu, đặc tính, định nghĩa được các mục tiêu, phân tích công việc và định dạng chương trình.

  • sử dụng các kỹ năng giáo dục cộng đồng để đặt sinh viên vào các mức trình độ khi nêu ra một đòi hỏi luôn tăng lên đối với tình huống thực tế chứ không phải chỉ trong lớp học.

  • có khả năng làm việc với phụ huynh sinh viên, chẳng hạn trong việc sử dụng nhiều kỹ năng để thực hiện các dịch vụ hướng dẫn và tư vấn cho các nhóm.

  • phát triển các kỹ năng trong việc can thiệp của các chuyên gia cũng như trong việc hiểu biết và thu thập những thông tin có ích cho sinh viên.

  • nói chung, hiểu được chương trình giảng dạy và có năng lực làm việc sẽ cho phép thích nghi cần thiết đối với việc xây dựng và thực hiện chương trình giảng dạy cho những sinh viên tàn tật.

Nâng cao môi trường học tập cho những sinh viên có nhu cầu đặc biệt


Những gợi ý sau đây đối với giảng viên đại học sẽ giúp ích cho việc tạo điều kiện thuận lợi cho học tập của những sinh viên có nhu cầu đặc biệt:

  • Môi trường giáo dục phải có lợi, phù hợp với những nhu cầu đặc biệt của sinh viên tàn tật và với quá trình hoà nhập của họ.

  • Cần thiết phải loại bỏ các rào cản về mặt kiến trúc có thể hạn chế sự đi lại của những sinh viên sử dụng xe lăn.

  • Các mặt phẳng nghiêng: tạo ra những đường dốc thoai thoải trên lối vào các toà nhà để họ đi vào dễ dàng (mở rộng cấu trúc).

  • Huấn luyện cho các sinh viên sử dụng tất cả các thiết bị và phương tiện kỹ thuật tiện ích.

  • Có thể sử dụng không hạn chế các thiết bị trợ giúp nghe nhìn như phim ảnh, máy quay băng, v.v.

  • Đảm bảo rằng các sinh viên được thừa nhận các quyền như nhau trong luật thi cử thông thường: Phần 1 (DUEL), Bằng đại học, Bằng Thạc sĩ và Bằng Tiến sĩ.

  • Nhà trường cần tổ chức các kỳ thi với những điều kiện đặc biệt dành cho những sinh viên tàn tật.

  • Kéo dài thêm thời gian thi: khoảng 1/3 thời gian đã quy định.

  • Các phương tiện kĩ thuật: máy phiên âm sang chữ nổi Bray.

  • Những nội dung văn hoá tương tự những nội dung dành cho sinh viên khoẻ mạnh.

Nguồn trích dẫn:

Sarr, S. (1999). Giáo dục đại học ở châu Phi và những sinh viên có hoàn cảnh học tập đặc biệt. Bài giới thiệu tại Hội thảo khu vực về Hoạt động dạy và học ở đại học, Trường đại học Cocody, 10-14 tháng Năm.


Môi trường ít hạn chế nhất


Giáo dục sinh viên tàn tật trong một môi trường ít hạn chế nhất sẽ tạo ra những hoàn cảnh giáo dục vô hạn, những hoàn cảnh không hề giới hạn sự tham gia và hoà nhập của họ với những sinh viên không bị tàn tật trong xã hội. Giáo dục sinh viên bị tàn tật, bao gồm các hệ thống đã được thể chế hoá và mang tính hoà nhập, cần cung cấp cho mỗi sinh viên một môi trường ít hạn chế nhất dựa trên bản chất của nhu cầu của họ.

Các trường nội trú: Hệ thống này cung cấp các điều kiện ăn ở thuận lợi dành cho những sinh viên tàn tật. Đôi khi, các trường nội trú trở thành nơi vứt rác thải và do vậy, có xu hướng làm giảm tính thể chế của hệ thống.

Sự hội nhập: Điều này liên quan đến thực tế bằng cách những người bị tàn tật được học cùng với những người bạn khoẻ mạnh của họ trong các trường học bình thường. Tên khác dành cho sự hội nhập là sự hoà nhập là (mainstreaming). Cần phải nhận thức rằng, tất cả những người tàn tật không thể hoà nhập một cách có hiệu quả.

Sự bình thường hoá: Các hệ thống thừa nhận những quyền và các cơ hội giống nhau như đã từng có sẵn đối với những người khoẻ mạnh.

Các hoạt động trợ giúp: Để lập chương trình có hiệu quả trong môi trường ít hạn chế nhất, mọi sự giúp đỡ và trợ giúp cần thiết phải được tiến hành để tránh những hạn chế tiếp theo. ở những nơi có các thiết bị cần thiết, chúng phải luôn sẵn sàng giúp đỡ hệ thống.

Sự phục hồi: Đây là cách đưa một người trở lại điều kiện bình thường và vốn có của anh ta/cô ta để có lợi cho bản thân và xã hội bằng các liệu pháp tâm lý, y học, hướng nghiệp và tập luyện chữa bệnh. Bởi lẽ bệnh tật có thể làm cho mỗi cá nhân mất khả năng thực hiện nghề nghiệp của họ, sự hồi phục có kết quả có thể làm thay đổi hoàn cảnh.

Các hoạt động trợ giúp

Kết quả cao nhất, thành quả nỗ lực, tính hiệu lực và tính hiệu quả có thể đạt được thông qua sự phối hợp hành động của các nhà sư phạm chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Sự giúp đỡ của các nhà sư phạm không chuyên này là cần thiết trong giáo dục những người có nhu cầu đặc biệt bởi tính chất liên ngành của nó. Những nhân viên giúp đỡ là những nhà chuyên môn trong lĩnh vực riêng của họ nhưng họ sẽ cung cấp sự giúp đỡ cần thiết nhằm đạt được kết quả tốt nhất trước những mục tiêu đã đề ra trong giáo dục những người có nhu cầu đặc biệt. Không phải riêng các nhà chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp độc quyền nghiên cứu về các khía cạnh sức khoẻ, thể lực, nhận thức, tình cảm, xã hội và tâm lý trong vấn đề giáo dục những người có nhu cầu đặc biệt. Trong giáo dục những người có nhu cầu đặc biệt, đòi hỏi các hoạt động hỗ trợ như:

Những người làm công tác xã hội.

Các bác sĩ.

Các bậc cha mẹ.

Các nhà tâm lí học.

Các bác sĩ chữa bệnh nghề nghiệp.

Các bác sĩ chuyên khoa chữa trị những tật về nói và ngôn ngữ.

Các nhà vật lí trị liệu.

Các thầy thuốc chuyên khoa thần kinh.

Các bác sĩ chuyên khoa mắt.

Các nhà tư vấn hướng dẫn.

Các chuyên gia về chữ nổi Bray.

Những người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu bằng cử chỉ.

Những người đọc giúp người mù.

Tập huấn về tận dụng các cơ hội kiếm việc làm

Chương trình đào tạo đại học dành cho những người có năng khiếu, những người tàn tật và cả những người dạy họ cần biến đổi theo hướng tự làm chủ cũng như làm việc trong mạng lưới tư nhân và công cộng. Có như vậy thì sự đầu tư lớn mới không bị uổng phí. Tóm lại, cần thiết phải:



  • Thành lập một trung tâm sắp xếp việc làm để khảo sát việc làm cho những người tàn tật đã tốt nghiệp và cả những người chưa tốt nghiệp.

  • Trợ cấp các khoản vay lãi xuất thấp cho những người tàn tật đã được đào tạo và có nghề để họ tự làm chủ.

Công nghệ trong giáo dục những người có nhu cầu đặc biệt

Có thể nói không quá rằng, vấn đề nhận thức về vai trò của công nghệ và thông tin trong giáo dục những người tần tật đang ngày càng được nâng cao. Với sự bùng nổ về tri thức và tiến bộ nhanh chóng của công nghệ trong sự phát triển đất nước, những người tàn tật không cảm thấy được ảnh hưởng nhiều. Nói cách khác, những người tàn tật không có được những lợi ích đầy đủ của sự đột phá về thông tin và công nghệ. Công nghệ giáo dục trong giáo dục những người có nhu cầu đặc biệt được phân loại theo sự liên quan đến từng đối tượng tàn tật như sau:



  1. các phương tiện nhìn

  2. các công nghệ nghe

  3. thiết bị nghe - nhìn

  4. thiết bị trợ giúp di chuyển

  5. sách, báo, tạp chí và các ấn phẩm hoặc tài liệu điện tử khác là cần thiết đối với sinh viên để cập nhật kiến thức của họ.

Dành cho những người có tật về thị giác/hoặc người mù

  • Máy chữ Bray, máy sao chép và máy đánh chữ nổi là một vài thiết bị cốt yếu nhất dùng trong giáo dục những người khiếm thị. Các thiết bị đó thuận tiện cho việc sản xuất những cuốn sách chữ Brây, Toán học Brây, mã tốc ký bằng chữ Brây, công thức và phương trình hoá học, mã chữ nổi của tiếng Nigeria, mã máy tính Brây, mã âm nhạc Brây và các cuốn sách biết nói.

  • Bản đồ dùng khứu giác: Nó được thiết kế để chiếu lên màn ảnh cho những người khiếm thị.

  • Optacon: Đây là một thiết bị điện tử có thể biến đổi các ấn phẩm thành những hình ảnh có thể sờ thấy được.

  • Máy tính điện tử: Các thiết bị có thể trợ giúp trong các tính toán toán học và được làm thích ứng để tạo ra tiếng nói hoặc để nói.

  • Bàn tính và các cơ cấu chuyển đổi: Chúng được sử dụng để dạy toán cho những người khiếm thị.

  • Những con chó dẫn đường: Chúng được huấn luyện để dẫn đường cho người mù.

  • Máy tính biết nói: Máy tính tạo ra một màn hiển thị bằng âm thanh.

  • Gậy: Những chiếc gậy gấp lại được và gậy điện tử rất có ích cho việc đi lại.

  • Máy tính biết đọc: Là chiếc máy tính được thiết kế để biến đổi bản in ra thành lời nói khi ta đặt tờ giấy đó lên máy scanner.

  • Máy định dạng bằng nhiệt: Nó được sử dụng để chụp những bản chữ Brây.

  • Băng ghi tiếng: Nó được sử dụng để đọc chính tả hoặc ghi lại bài giảng.

Dành cho những người bị tật về nghe

  • Thiết bị đo sức nghe (Thính lực kế): Đây là một thiết bị dùng để đo mức độ nghe của một người. Nó được chia độ theo tần số và cao độ. Có các loại như Máy chẩn đoán, Máy đo thính lực, Máy đo thính lực xách tay, Máy đo màng nhĩ.

  • Thiết bị trợ thính: Chúng là những thiết bị được thiết kế để trợ giúp việc nghe của một người có tật về nghe.

  • Thiết bị trợ thính cho nhóm người: Chúng được thiết kế cho nhiều người. Nó dùng để dạy nghe và nói.

  • Thiết bị dạy nói: Chúng là những thiết bị âm thanh được dùng để dạy trẻ em nói.

  • Những cuốn sách ngôn ngữ kí hiệu rất quan trọng trong giảng dạy cho những người khiếm thính hoặc bị điếc.

  • Máy tính: Máy tính có khả năng to lớn giúp cho giảng viên trong việc phân phát các chương trình giảng dạy cho sinh viên có nhu cầu giáo dục đặc biệt.

Các chương trình có trợ giúp máy tính có thể giúp sinh viên có nhu cầu đặc biệt và giảm bớt khó khăn cho giảng viên trong truyền đạt kiến thức.

Trợ giúp kĩ thuật cho những người bị tàn tật về thân thể

  • Xe lăn đẩy tay và xe lăn chạy điện: Chúng được dùng cho những sinh viên có sức khoẻ hạn chế về mặt đi lại.

  • Những chiếc gậy gỗ hoặc gậy nhân tạo: Những người già từng dùng nó để chống đỡ cơ thể khi về già.

  • Cái nạng: Nó được làm bằng gỗ và kim loại để hỗ trợ cho việc đi lại.

  • Máy chữ điện: Chúng giúp cho những sinh viên có khó khăn khi viết bằng tay.

Những bất lợi trong học tập và những người có khó khăn lớn về học tập

  • Các thiết bị nghe-nhìn như radio, ti-vi, máy đèn chiếu, máy chiếu ảnh.

  • Máy khuếch đại.

  • Máy tính

  • Các phòng nhỏ có ghế.

Những sinh viên có năng khiếu và có tài

  • Các trò chơi thử kiến thức.

  • Mô phỏng máy tính.

  • Internet.



Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương