HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


Bài 3: Phương pháp chung trong hoạt động hướng dẫn và tư vấn



tải về 1.92 Mb.
trang24/32
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.92 Mb.
#35831
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   32

Bài 3: Phương pháp chung trong hoạt động hướng dẫn và tư vấn


Mục đích

Trong bài này các bạn sẽ:



  1. Xem xét những phương pháp chung trong hoạt động hướng dẫn và tư vấn về học tập, hướng nghiệp và ứng xử xã hội;

  2. Thực hiện các bài tập nhằm hoàn thiện các phương pháp trên.

Phương pháp chung trong hoạt động hướng dẫn và tư vấn về học tập, ứng xử xã hội và nghề nghiệp

Trong các trường đại học, có nhiều mô hình khác nhau về các hoạt động hướng dẫn và tư vấn cho sinh viên trên các mặt học tập, xã hội và nghề nghiệp của họ. Phương pháp được biến tấu từ trường này sang trường khác. Cho đến nay nhiều trường đại học đã có những Trung tâm hướng dẫn và tư vấn phát triển tốt. Đồng thời các cấp Khoa /Bộ môn cũng thực hiện các dịch vụ như thế. Trong những trường đó, có nhiều cố vấn được đào tạo cùng với nhiều người làm công tác quản lý dữ liệu về từng sinh viên. Nhưng mặt khác còn nhiều trường vẫn không có những bộ phận thực hiện chức năng như vậy. Nhiều trường đại học ở châu Phi thuộc khoảng giữa hai cực nói trên. ở một số trường, văn phòng trung tâm không có chi nhánh cấp Khoa/Bộ môn. ở một số trường khác, thậm chí không có văn phòng trung tâm. Khoa/Bộ môn tổ chức các hoạt động hướng dẫn cho sinh viên.

Hình thức phổ biến nhất là có một Phòng hướng dẫn và tư vấn của Trường (đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp). Bộ phận đó chịu trách nhiệm về các vấn đề tư vấn học tập, xã hội và hướng nghiệp cho sinh viên. Trong thời gian tuyển sinh, bộ phận này sẽ phân phát các tờ quảng cáo và thông báo nhằm cung cấp cho người học những thông tin cơ bản về các hoạt động của trường. Công việc đó hy vọng như phân phát tờ bản đồ đường phố đối với các hoạt động của sinh viên. Văn phòng có ít nhất một người tư vấn đã qua đào tạo. Sinh viên có thể trao đổi những vấn đề của mình với người tư vấn trong nhiều giờ.

Cũng có những Uỷ ban Định hướng. Trong tất cả các trường đại học, mọi sự sắp xếp được tiến hành với những sinh viên mới vào, thường là từ trường trung học chuyển lên một loại hình giáo dục cao hơn. Một trong những hoạt động thường thấy là tổ chức Tuần lễ Định hướng Sinh viên Mới. Chương trình tiêu biểu của Tuần lễ này bao gồm các bài giảng, hội nghị chuyên đề, tham quan và các hoạt động xã hội khác. Sinh viên sẽ hiểu biết về cuộc sống trong trường học, về những nội qui của trường, các quyền lợi của sinh viên, các phương pháp và thủ tục dạy và học cũng như các hệ thống đánh giá và phân loại.

Một hình thức nữa là tư vấn không chính thức của các sinh viên lớp trên đối với sinh viên mới. Hoạt động này rất quan trọng trong quá trình nhập học. Có một số yếu tố trong chương trình ẩn của trường mà những sinh viên mới cần phải biết. Những sinh viên các lớp trước có vai trò tốt nhất trong việc truyền bá những nội dung của chương trình giảng dạy đó. Việc đó được tiến hành thông qua các cuộc trao đổi thông tin, các cuộc trò chuyện và hướng dẫn tại hội trường ký túc xá hoặc tại giảng đường. Một vài ví dụ về các thông tin mà sinh viên lớp trước truyền cho sinh viên mới như: Phương pháp để bạn có thể thành công trong lĩnh vực X; Hiểu được cách đối xử của thày giáo Y; và quan điểm của Ban Giám hiệu nhà trường đối với những cách cư xử nào đó của sinh viên.

Bài tập

Hãy nêu ưu nhược điểm của phương pháp hướng dẫn và tư vấn hiện có trong trường bạn.

Nếu bạn được hỏi ý kiến về các lĩnh vực hoạt động thì bạn sẽ liệt kê những lĩnh vực nào và bạn sẽ đề xuất những cải tiến gì?

Hãy phát biểu ý kiến về mô hình Chương trình Định hướng ở trường của bạn. Bạn muốn thấy những thay đổi nào mang lại hiệu quả?

Theo quan điểm của riêng bạn, các chương trình định hướng cho sinh viên mới hàng năm ở trường bạn có hiệu quả như thế nào? Theo bạn thì các nhà tổ chức gặp những vấn đề và những khó khăn gì? Làm thế nào để vượt qua những khó khăn đó?

Bao nhiêu phần trăm sinh viên mới tham dự Chương trình Định hướng?

Bạn sẽ tổ chức chương trình định hướng thế nào cho những sinh viên mới vào trường bạn?

Bài 4: Hướng dẫn và tư vấn trong giảng dạy


Mục tiêu cụ thể

Học xong bài học này, các bạn có khả năng:



    1. Chẩn đoán được những khó khăn trong học tập của sinh viên;

    2. Tiến hành hướng dẫn sinh viên tháo gỡ những khó khăn của họ.

Chẩn đoán những khó khăn về mặt học tập

Nhiều sinh viên bao gồm cả những người được cho là giỏi, thường gặp khó khăn trong việc hiểu một số khái niệm. Đối với sinh viên A, sinh vật học tế bào có thể là dễ nhưng sinh lý học lại là khó. Đối với sinh viên B thì ngược lại trường hợp trên, trong khi sinh viên C có thể thấy cả hai lĩnh vực đó của sinh học đều khó. Khó khăn học tập được thể hiện ở sự trình bày sơ sài các khái niệm và bộc lộ quan niệm sai đối với vấn đề hoặc một chủ đề riêng biệt trong môn học.

Khi sinh viên gặp khó khăn trong việc học một số khái niệm, dẫn đến kết quả thất vọng. Quá trình học tiếp theo cũng có thể bị trở ngại. Bởi vậy cần phát hiện những khó khăn học tập của sinh viên và thông qua một chế độ hướng dẫn mang tính hệ thống, hãy giúp sinh viên vượt qua rào cản do những khái niệm khó đặt ra. Với tư cách một giảng viên, bạn làm thế nào để biết một sinh viên gặp khó khăn trong học tập? Bạn áp dụng biện pháp nào để phát hiện ra những khó khăn trong học tập của sinh viên? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo.

Chẩn đoán trong khi giảng bài

Sử dụng các câu hỏi. Trong giờ học, tình cờ giảng viên đặt ra những câu hỏi có lựa chọn và có kết cấu tốt sẽ phát hiện được những khó khăn của sinh viên trong việc hiểu bài. Ngay cả khi sinh viên không biểu hiện ý định trả lời câu hỏi thì giảng viên vẫn phải đưa ra câu hỏi đối với sinh viên. Những câu trả lời “lưỡng lự” thể hiện sự kém cỏi của họ trong việc tiếp thu khái niệm do giảng viên nêu ra.

Ngoài các câu hỏi vấn đáp, giảng viên cũng cần cho các bài kiểm tra viết. Các câu hỏi được soạn sao cho sẽ bộc lộ những khó khăn học tập của sinh viên. Các phiếu thăm dò cũng được phân phát để hiểu rõ về quan điểm của sinh viên đối với khái niệm.



Sử dụng các bản đồ khái niệm. Hãy yêu cầu sinh viên chuẩn bị các bản đồ khái niệm trên cơ sở bài giảng bạn vừa hoàn thành. Bản đồ đó sẽ cho thấy một đầu mối chi tiết về sự nhận thức sai và các khía cạnh của nhận thức mà sinh viên gặp khó khăn.

Quan sát phản ứng của lớp học. Một nét cau mày trên những khuôn mặt trong giờ học có thể cho thấy rằng có một vài vấn đề trong việc tiếp thu ý chính của bài giảng. Qua cách trả lời và biểu hiện lo âu của sinh viên cũng biết được rằng sinh viên thấy bài học này là dễ hay khó. Việc sử dụng các phương tiện giảng dạy sẵn có, các thiết bị nghe nhìn là phương pháp hữu hiệu để thu hút không khí lớp học và phát hiện ra những khó khăn học tập.

Sự chẩn đoán sau bài giảng

Phân tích bài làm theo đề mục: Trong khi chấm bài kiểm tra của sinh viên, hãy cho điểm và ghi lại theo từng mục. Bạn hãy phân tích bài làm theo từng mục. Hãy tóm tắt những phát hiện của bạn. Bản tóm tắt đó sẽ cho phép đánh giá đúng về sự hiểu biết của sinh viên đối với khái niệm mà mỗi đề mục hướng vào nó. Nếu phân phát phiếu câu hỏi, chúng ta có thể biết được quan điểm của sinh viên trước khái niệm. Thông tin này rất quan trọng bởi vì những thái độ tiêu cực sẽ cản trở việc học tập.

Phỏng vấn theo nhóm hoặc từng sinh viên: Hãy tiến hành phỏng vấn sinh viên theo nhóm rồi sau đó chọn mẫu để phỏng vấn riêng một số sinh viên. áp dụng thủ tục nêu ở mục 6.2.4 để tiến hành phỏng vấn. Mũi đột phá của cuộc phỏng vấn là tìm ra những chỗ nào sinh viên thấy khó khăn về hiểu khái niệm. Các sinh viên cũng cần nhận được lời khuyên như làm thế nào để tháo gỡ những khó khăn.

Phân tích các băng ghi hình/tiếng

Hãy phân tích các băng ghi hình và ghi tiếng bài giảng của bạn. Từ bản ghi đó, hãy lưu ý đến các hoạt động (và không hoạt động) có liên quan đến khó khăn của sinh viên trong việc hiểu khái niệm đã nêu trong bài giảng.



Bài tập

1. Hãy trình bày ba phương pháp giúp bạn phát hiện những khó khăn của sinh viên trong:



  1. Môn học do bạn dạy.

  2. Môn học do một giảng viên khác dạy.

2. Sau khi chấm bài kiểm tra bạn giao cho sinh viên, bạn phát hiện ra rằng không có sinh viên nào đạt điểm yêu cầu.

Phản ứng tức thời của bạn thường là thế nào?

Bạn sẽ làm gì để tìm ra đâu là nguyên nhân của những bài làm yếu kém đó?

Tóm tắt và kết luận

Trong module này, chúng ta đã đề cập và thực hiện các bài tập nhằm nâng cao kỹ năng của giảng viên đại học trong hoạt động hướng dẫn và tư vấn. Các hoạt động này nhằm:



  • Giúp sinh viên điều chỉnh cuộc sống trong trường đại học, cao đẳng, kĩ thuật hoặc chuyên nghiệp.

  • Khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động học đường thích hợp, trên quan điểm nâng cao tính hiệu lực của họ trong các hoạt động cá nhân và xã hội.

  • Thể hiện sự quan tâm và giúp đỡ trong việc lập kế hoạch phát triển về các mặt học tập, nghề nghiệp, cá nhân và ứng xử xã hội của sinh viên.

  • Giúp sinh viên trong việc tự đánh giá, tự hiểu biết và tự định hướng; tạo cho họ khả năng đưa ra các quyết định phù hợp với các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài.

  • Giúp sinh viên phát triển thể lực và những quan điểm cũng như những giá trị tích cực.

  • Giúp sinh viên có được hiểu biết tốt hơn về lĩnh vực nghề nghiệp thông qua việc thu lượm những kỹ năng và quan điểm từ việc tham gia các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp.

  • Khuyến khích sinh viên lập kế hoạch và sử dụng thời gian nhàn rỗi vào các hoạt động hữu ích.

  • Giúp sinh viên hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu, mối quan tâm, giá trị, tiềm năng và giới hạn của mình.

Như chúng ta đã đề cập, chúng ta cần phải lưu ý đến giới hạn của giảng viên. Những trường hợp đặc biệt cần nhờ đến các chuyên gia – những nhà tư vấn hướng dẫn được đào tạo chuyên môn hóa.


Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương