HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


Bài 2: Phương pháp kỹ thuật trong tư vấn và hướng dẫn



tải về 1.92 Mb.
trang23/32
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.92 Mb.
#35831
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   32

Bài 2: Phương pháp kỹ thuật trong tư vấn và hướng dẫn


Mục đích

Sau khi hoàn thành bài này, các bạn có khả năng:

 Tạo ra hoặc làm thích ứng các phương tiện thu thập dữ liệu cho hoạt động hướng dẫn và cố vấn.

 Sử dụng các phương tiện nói trên để thu thập số liệu.

 Xử lí các số liệu đã thu thập được.

 Hướng dẫn phỏng vấn và quan sát theo nhóm và cá nhân.

 Duy trì các ghi chép lặt vặt về sinh viên.

Sử dụng công cụ trong hoạt động hướng dẫn và tư vấn

Chúng ta cần có càng nhiều càng tốt những thông tin từ sinh viên để đạt được kết quả trong hoạt động hướng dẫn và tư vấn. Căn cứ vào phần lớn hoặc toàn bộ thông tin đó mà chúng ta có được cái nhìn toàn diện về vấn đề quan tâm và từ đó đưa ra những hướng dẫn có ý nghĩa. Công cụ để thu thập thông tin được xem là phương tiện. Những công cụ như thế bao gồm các phiếu trắc nghiệm, phiếu điều tra, kiểm kê, hướng dẫn phỏng vấn và sơ đồ quan sát. Cũng giống như cái nhiệt kế cầm tay của các nhà khoa học, ở đây tờ phiếu điều tra cũng được coi là dụng cụ cầm tay của người tư vấn hướng dẫn. Để các số liệu thu thập được có ích thì dụng cụ đó phải hợp lí và tin cậy. Trong chương này, các bạn sẽ học cách tạo ra các dụng cụ để thu thập số liệu và cải tiến các dụng cụ hiện có để dùng cho trường hợp của bạn. Trước hết chúng ta hãy xem một số loại dụng cụ khác nhau.



Các loại dụng cụ

Hiện có một vài hệ thống phân loại dụng cụ. Ví dụ, các dụng cụ có thể được chia nhóm dựa theo:

a) Đo cái gì, thí dụ về nhận thức (trắc nghiệm thành tích); thái độ (thống kê và điều tra về thái độ); kỹ năng vận động (trắc nghiệm kỹ năng thực hành).

b) Đo như thế nào, thí dụ trắc nghiệm công suất và tốc độ.

Để đạt được mục đích của Module này chúng ta sẽ làm theo sơ đồ giới thiệu ở bảng 8.3

Bảng 8.3 Những công cụ dùng cho người tư vấn hướng dẫn


Mục đích

Loại và cách dùng

Đo nhận thức

- Trắc nghiệm tâm lí: thí dụ đo Chỉ số Thông minh (IQ), kiểu nhận thức/sở thích; tự khái niệm, khả năng lập luận và giải quyết vấn đề;

- Trắc nghiệm thành tích: dùng để đo kết quả đạt được trong lĩnh vực nhận thức.



Đo thái độ

Phiếu câu hỏi;

Bản thống kê;

Phiếu lấy ý kiến;

Dùng để đo thái độ, nhận thức và cách cư xử dễ xúc động.



Đo kỹ năng vận động

Các sơ đồ quan sát

Thống kê kỹ năng thực hành

Đo các khía cạnh khác nhau của năng lực thực hành


Phát triển và kiểm tra hiệu lực công cụ

Hình 8.2 chỉ ra các giai đoạn của việc phát triển một công cụ bất kỳ.



Thông số miền

Chuẩn bị tài liệu thiết kế

Viết các câu trắc nghiệm

Kiểm tra hiệu lực và duyệt lại mức đầu tiên

Thử nghiệm

Kết thúc

Thông số miền: đây là chỗ xác định và chỉ rõ cả về thuật ngữ chung và riêng của quan điểm, thái độ hay kỹ năng cần đo.

Chuẩn bị công cụ trắc nghiệm: Đây là giai đoạn quan trọng của việc chuẩn bị lập kế hoạch hoặc thiết kế các khoản mục cho công cụ. Bản kế hoạch bao gồm các thông tin về công cụ thể hiện mục tiêu và nội dung lĩnh vực được cho dưới dạng lưới. Điều đó đảm bảo rằng lĩnh vực đã được bao trùm về độ rộng và độ sâu.

Viết câu trắc nghiệm: Đây là quá trình tạo ra phác thảo đầu tiên về công cụ thông qua việc viết ra các câu thành phần của nó. Cấu trúc của công cụ được bắt đầu hình thành từ giai đoạn này. Đây có lẽ là bước đòi hỏi trí tuệ nhiều nhất trong quá trình phát triển công cụ. Quá trình kết thúc khi hoàn thành việc sắp xếp các câu trắc nghiệm trong bài trắc nghiệm.

Kiểm tra hiệu lực và duyệt lại : Sau khi tạo ra bản thảo đầu tiên về công cụ thì vấn đề tiếp theo là kiểm tra độ hiệu lực đối với giá trị bề ngoài cũng như nội dung. Những nhận xét rút ra từ khâu này sẽ được dùng để sửa lại cấu trúc và các câu trắc nghiệm.

Thử nghiệm: Bản thảo đã sửa sẽ được kiểm tra thí điểm trên tập hợp mẫu theo những chỉ tiêu mà công cụ dự định đo. Sự cải tiến tiếp theo đối với công cụ được tiến hành dựa trên cơ sở các dữ liệu kiểm tra thử.

Kết thúc: Các dữ liệu từ bước kiểm tra thí điểm được sử dụng để cải tiến tiếp công cụ. Đến lúc này, các tiêu chuẩn tin cậy được xác định.

Làm thích ứng công cụ:

Đôi khi, sự cố gắng phát triển và làm cho có hiệu lực một công cụ mới là việc làm vô nghĩa nếu như đã có sẵn các trắc nghiệm chuẩn. Điều này được ví giống như việc phát minh lại cái đã có. Tuy nhiên, cũng có thể các công cụ tiêu chuẩn không thể sử dụng được ở dạng nguyên bản nếu không làm cho nó thích ứng với hoàn cảnh của chúng ta.

Sự thích ứng có thể đạt được với cải thiện trong chừng mực nào đó. Hướng cải tiến thường nhằm vào:


  • Mức độ phù hợp với thiết kế thử

  • Khuynh hướng văn hoá

  • Độ dài.

Sau khi cải tiến, công cụ cần phải được kiểm tra hiệu lực và kiểm tra độ tin cậy giống như đối với công cụ mới.


Hãy phát triển và làm cho có hiệu lực các công cụ sau đây – những công cụ tạo thuận lợi cho bạn trong việc cung cấp dịch vụ hướng dẫn và tư vấn cho sinh viên (xem Module 5 để được trợ giúp thêm):

1. Một bản câu hỏi để thu thập dữ liệu cơ sở liên quan đến nhu cầu tư vấn về học tập, về ứng xử xã hội và về nghề nghiệp của các sinh viên.

2. Một phiếu điều tra để đánh giá thái độ của họ về môn học bạn dạy.

3. Một bài kiểm tra gồm 50 mục trong môn học nhằm phát hiện những khó khăn trong học tập của sinh viên.

4. Làm thích ứng một bản thống kê trắc nghiệm tâm lí tiêu chuẩn hoá, thí dụ để đánh giá chính những khái niệm được sử dụng ở lớp.

5. Tạo cơ hội cho các sinh viên nói về bản thân họ: “hiện tại” và “tương lai” của họ. Hãy lưu ý đến những gì họ tránh nói đến, những gì mà họ nhấn mạnh và hãy liên hệ với những điều hiểu biết trước đây của bạn về mỗi sinh viên. Bạn có thu được sự hiểu biết tốt hơn không? Bạn có còn mơ hồ nữa không?



Thu thập và xử lý dữ liệu

Công cụ có thể được áp dụng cho từng cá nhân hay một nhóm sinh viên. Sau khi áp dụng, các câu trả lời cần cho điểm và ghi lại ở dạng thuận lợi cho việc xử lí. Việc xử lí dữ liệu có thể thực hiện đơn giản bằng tính toán thủ công (sử dụng máy tính cầm tay) tỉ lệ phần trăm và số trung bình và vẽ đồ thị thể hiện sự phân bố điểm. Việc đó cũng có thể thực hiện trên máy vi tính đối với những phân tích phức tạp hơn.

Những số liệu đã xử lí phải được lưu lại dưới dạng nào đó dễ phục hồi khi cần đối với hoạt động hướng dẫn và tư vấn cho cá nhân hoặc nhóm sinh viên.

1. Hãy sử dụng các phiếu câu hỏi bạn đã lập trong 6.4 để đánh giá thái độ của sinh viên đối với môn học của bạn. Hãy cho điểm vào các mục trong phiếu câu hỏi. Nhớ cho điểm âm đối với những điều phủ định. Cộng điểm từng phần của phiếu câu hỏi và cộng điểm của cả công cụ. Tính điểm trung bình cho nhóm. Hãy ghi lại điểm của mỗi sinh viên trong từng phần khác nhau cũng như điểm tổng cộng. Những quyết định tư vấn nào cần được lựa chọn dựa vào đồ thị?

2. Hãy gọi cho từng sinh viên và tìm hiểu thêm về họ dựa trên mục 5 của bài tập 6.3. Chẳng hạn như: “ở lớp em nói rằng em là xyz, nhưng những điều tôi biết về em lại là efg. Em có thể giải thích thế nào? Hoặc em có thể giúp tôi đồng nhất hai quan điểm về em được không?



Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn từng cá nhân

Phỏng vấn là cách tốt nhất để có được những thông tin sâu sắc mà hầu hết các công cụ khác không đạt được. Trong một bầu không khí thoải mái, đối tượng phỏng vấn (người bị phỏng vấn) có thể sẽ cung cấp cho người phỏng vấn khối lượng thông tin lớn. Để không bị chìm ngập trong dòng thác thông tin, chúng ta cần lập kế hoạch một cách hệ thống cho các cuộc phỏng vấn tiếp theo mà chúng ta sẽ thực hiện trong quá trình hướng dẫn và tư vấn.



Lập kế hoạch: Trong quá trình lập kế hoạch và phỏng vấn cần tuân theo các bước sau:

Bước 1

Vạch ra các giai đoạn

Bước 2

Xác định các đặc tính của người được phỏng vấn;

Bố trí chỗ ngồi, ghi hình ghi tiếng;

Tạo lập một bản hướng dẫn phỏng vấn.


Bước 3

Kiểm tra thí điểm công cụ

Bước 4

Hoàn chỉnh bản hướng dẫn phỏng vấn

Thực hiện: Trong khi thực hiện kế hoạch, người phỏng vấn cần phải:

    • Giới thiệu các câu hỏi một cách rõ ràng và đảm bảo chắc chắn người được phỏng vấn hiểu đầy đủ các yêu cầu của câu hỏi.

    • Tránh gò bó cách trả lời.

    • Hoàn thành câu hỏi và các phần trả lời trước khi chuyển sang phần tiếp theo.

    • Chú ý khi các câu trả lời được đưa ra.

Công việc tiếp theo:

  • Lập bản sao cuộc phỏng vấn.

  • Lập các câu hỏi tiếp theo nếu như còn vấn đề cần làm rõ thêm từ người được phỏng vấn.

Đối với các cuộc phỏng vấn theo nhóm, cần phải xác định được những câu trả lời trúng đích. Cần đạt được sự thống nhất trong nhóm trước khi người phỏng vấn ghi lại.

Quan sát theo nhóm và quan sát cá nhân

Quan sát nhằm tạo ra khả năng thu được những dữ liệu mà phương pháp kiểm tra và phỏng vấn không mang lại kết quả. Những khả năng đó bao gồm những cử chỉ và các kiểu giao tiếp không thành lời. Một ánh mắt buồn, một ánh mắt vui, một dáng đi, tỏ vẻ rụt rè trong lớp, hay tỏ vẻ xông xáo là một vài đặc tính của sinh viên có nhu cầu được tư vấn - điều mà một phiếu câu hỏi không thể phát hiện đầy đủ được. Bằng cách quan sát sinh viên, chúng ta cũng có thể ghi lại dưới dạng trực tiếp hoặc đồ thị những thái độ cư xử có thể thấy được về mặt hình thể như vậy.

Việc tạo ra một công cụ quan sát là bước đầu tiên cần thực hiện. Chúng ta phải theo trình tự được nêu trong các bước từ 1 đến 4 ở trang trước. Sau khi thiết lập được công cụ, chúng ta có thể sử dụng nó để thu thập dữ liệu bằng cách quan sát nhóm như một khối thống nhất hoặc để quan sát từng sinh viên riêng biệt theo những vấn đề riêng.

Có hai kiểu quan sát chính. Người quan sát, trong trường hợp này là giảng viên, tham gia vào các hoạt động dành cho sinh viên. Điều này cho phép giảng viên tự đặt mình vào vị trí của sinh viên (để có sự thấu hiểu). Trong trường hợp quan sát gián tiếp, người quan sát nhìn từ xa và ghi lại một cách kín đáo. Đây là cách quan sát phổ biến hơn trong hoạt động hướng dẫn và tư vấn.



Ghi chép

Đó là việc ghi lại nhanh những sự kiện đáng chú ý trong cuộc sống của sinh viên. Những sự kiện có thể được ghi lại bởi giảng viên hoặc bởi sinh viên. Dù bằng cách nào đi nữa, giảng viên cần duy trì sự ghi chép để có được cái nhìn thấu đáo về các cách cư xử của sinh viên. Việc ghi chép này là quan trọng khi giảng viên chuẩn bị phục vụ các nhu cầu tư vấn của sinh viên.



Cố vấn cho sinh viên

Đây là một kế hoạch được tổ chức để thực hiện tư vấn cho sinh viên. Thông thường tập trung vào tư vấn học tập rồi qua đó có thể tiến đến bao gồm tư vấn xã hội nếu các hoạt động xã hội trong cuộc sống sinh viên có ảnh hưởng tiêu cực đến sự học tập.

Ở nhiều trường đại học, kế hoạch này được tổ chức theo cấp khoa. Mỗi giảng viên trong khoa được phân công phụ trách một lớp sinh viên. Các sinh viên định kỳ được gặp gỡ Cố vấn, theo nhóm hoặc gặp riêng. ở những nơi có tổ chức như vậy, họ luôn biết cách đạt được hiệu quả trong việc giúp đỡ sinh viên vượt qua những khó khăn trong học tập.

Việc ghi chép được duy trì bởi Giảng viên/Người tư vấn

Ghi chép về thành tích của sinh viên

Một bản ghi chép đầy đủ kết quả kiểm tra của sinh viên có thể được xem là một công cụ có hiệu quả vì qua đó chúng ta có thể đánh giá được thành tích của một cá nhân so với:



  1. Kết quả của những người khác trong lớp của anh ta;

  2. Kết quả mà anh ta đã đạt được trong quá khứ.

Nhờ điều này chúng ta có thể chẩn đoán được điểm yếu và điểm mạnh của anh ta. Cũng có thể đánh giá sự tiến bộ của mỗi sinh viên, xác định được nhu cầu bồi dưỡng sinh viên kém và qua đó cải thiện được sự tiến bộ chung của toàn thể sinh viên. Ví dụ, nếu một bài kiểm tra Toán được thiết kế tốt sẽ cho những thông tin như đâu là điểm yếu của sinh viên trong những phép tính toán cơ bản.

Ghi chép những thông tin về tính cách

Năng lực và những mối quan tâm của mỗi người là các yếu tố quan trọng ngang nhau trong số những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành đạt của người đó trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, trong đời sống xã hội và trong trường học. Cách duy nhất để đánh giá tính cách của một người là quan sát xem người đó cư xử như thế nào trong các hoàn cảnh khác nhau. Những quan sát như vậy có thể tiến hành trong lớp học, ngoài sân chơi, trong hội họp xã hội, v.v. Khi đó mỗi cá nhân bộc lộ đúng bản thân mình.

Việc ghi lại tính cách phải bao gồm các nhận xét sau đây về các sinh viên:

a) Quan tâm đến người khác, khó gần, lãnh đạm, đáng tin cậy, ít khi quan tâm xã hội hoặc quan tâm sâu sắc.

b) Có trách nhiệm, không đáng tin cậy, có thể tin cậy vài điểm, thường xuyên đáng tin cậy, chu đáo, tỏ ra rất có trách nhiệm.


  1. Kiên định, quá xúc cảm, dễ bị kích động, thường xuyên giữ cân bằng tốt, vô cùng bình tĩnh.

Hồ sơ sức khoẻ

Dù giảng viên đại học không thể có được hồ sơ này nhưng nhất thiết người tư vấn trong trường học phải có một bản ghi chép về sức khoẻ của sinh viên. Việc này phải được cập nhật, đồng thời chỉ rõ loại bệnh tật mà sinh viên đã mắc phải, thời gian ốm và khi nào trong năm. Ngoài ra còn bao gồm các kết luận y học về tai, mắt, răng, các triệu chứng thần kinh hoặc các tật nói. Một bản ghi chép cập nhật tích luỹ về sức khoẻ sẽ giúp người tư vấn học đường giới thiệu từng sinh viên đến các chuyên gia y tế để điều trị vào những thời điểm khác nhau. Điều đó cũng giúp quyết định loại công việc mà sinh viên có thể được phân công. Một nhà nghiên cứu về vấn đề kỷ luật trong nhà trường đã cho rằng sự vi phạm nội quy không quyết định hình thức kỷ luật mà thay vào đó, sự trừng phạt cần tuỳ thuộc vào sức khoẻ của cá nhân người vi phạm. Từ đó rút ra rằng, việc ghi chép cập nhật và chi tiết về tình hình sức khoẻ sẽ giúp nhắc nhở người tư vấn và lãnh đạo nhà trường về sự cần thiết có cách xử lí phù hợp trong đối xử với các em.



Hồ sơ gia đình

Gia đình là một trong những nhân tố chính có ảnh hưởng đến việc giáo dục sinh viên. Một gia đình không ổn định sẽ gây ra sự mất cân bằng về tình cảm của sinh viên. Hồ sơ gia đình bao gồm tên và địa chỉ của cha mẹ, quốc tịch và nghề nghiệp của họ và tình trạng kinh tế – xã hội.

Nếu hồ sơ gia đình được người cố vấn lưu giữ và bảo quản cập nhật thì có thể tìm ra đầu mối của những khó khăn của sinh viên nhằm mục đích giúp họ giảm bớt sự đau khổ của mình. Hiểu rõ về hồ sơ gia đình của sinh viên sẽ tạo thuận lợi cho mối liên hệ tam giác giữa giảng viên, phụ huynh và sinh viên.

Hồ sơ lũy tích

Người cố vấn cần xem xét hồ sơ luỹ tích của mỗi sinh viên để:

a) Giúp người cố vấn làm quen với sinh viên mới nhanh hơn ở học kì đầu của năm học.

b) Giúp những sinh viên không đạt yêu cầu của lớp học có thể đương đầu với những vấn đề của họ. Những sinh viên không đạt yêu cầu và những sinh viên cần học lại đều là những đối tượng cần được giúp đỡ.

c) Phát hiện ra những sinh viên có năng khiếu và những sinh viên có khả năng đặc biệt và giúp đỡ họ bằng cách tìm cho họ những công việc mang tính thử thách và thích hợp.

d) Tìm ra những sinh viên đi học không đều và động viên để họ đi học đều.

e) Nghiên cứu đặc điểm tính cách của những sinh viên có cách cư xử không đúng đắn và gợi ý cho họ học cách cư xử thích hợp.

f) Giúp người cố vấn tìm hiểu những sinh viên cần được sự trợ giúp đặc biệt, chẳng hạn cần được cấp học bổng.

g) Có được hiểu biết cơ bản về những sinh viên trước khi giúp họ lựa chọn ngành học.

h) Nắm được một số thông tin về sinh viên trước khi trao đổi với cha mẹ của sinh viên.

i) Phát hiện những sinh viên có tài năng trong các lĩnh vực đặc biệt như nghệ thuật, âm nhạc, điền kinh hoặc viết văn.


  • Bạn đã có những hồ sơ nào của các sinh viên trong lớp bạn?

  • Bằng cách nào mà bạn có những hồ sơ đó?

  • Những hồ sơ đó có ích thế nào đối với bạn?

  • Những hồ sơ nào bạn muốn có nhưng bạn vẫn chưa có?

  • Tại sao bạn muốn có những hồ sơ đó?

Hãy nhớ lại thời sinh viên của bạn. Có thầy giáo nào của bạn đã từng cho bạn một lời khuyên, một góp ý hay chỉ dẫn nào không? Nếu “có” thì đó là về vấn đề gì? Tại sao ông ta phải làm như vậy? Phản ứng của bạn khi đó như thế nào?

  • Thử tìm xem có sinh viên nào muốn trao đổi với bạn về cuộc sống, học hành, nghề nghiệp hoặc kế hoạch tương lai của họ nhưng lại e ngại hoặc miễn cưỡng không? Có bao nhiêu sinh viên? Tại sao họ lại e ngại hoặc miễn cưỡng? Bạn dự định làm gì sau việc đó?

  • Sau bài kiểm tra ở lớp, bạn có trao đổi với sinh viên về bài làm của họ không?


Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   32




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương