HộI ĐỒng quý chức quý Chức Họ Đạo Ở Việt Nam Tham Gia Vào Thừa Tác Vụ Của Linh Mục


II. Sự Trung kiên với đường lối truyền rao Phúc Âm nguyên thủy



tải về 1.51 Mb.
trang345/349
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích1.51 Mb.
#31911
1   ...   341   342   343   344   345   346   347   348   349
II. Sự Trung kiên với đường lối truyền rao Phúc Âm nguyên thủy
Chúng tôi sẽ còn ngưỡng mộ phương pháp truyền giáo của các nhà thừa sai, đã tạo dựng và khuyến khích sự hợp tác quí báu của người giáo dân với các chủ chăn của họ. Tuy nhiên, sáng kiến này không phải là hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử truyền giáo của Giáo Hội. Nó đã bắt gốc từ Phúc Âm, từ các thơ của thánh Phaolô và từ thời các Giáo Phụ.
Sau khi đã chọn 12 tông đồ, Chúa Giêsu còn chọn thêm 72 môn đệ để sai đi, từng hai người, đến trước những nơi mà Ngài sẽ tới (14). Các Phúc Âm Nhất Lãm cũng kể lại cho chúng ta nhiều sự kiện khác có thể được coi như những dấu chỉ của một sự gắn bó rộng lớn vốn có trong lòng Giáo Hội sơ khai, giữa các phần tử hoạt động. Thánh Luca nói với chúng ta về "Maria Madalena, Gioanna, Suzana và nhiều người nữ khác đã giúp đỡ (các tông đồ) bằng tiền bạc của họ" (Luc, 8.1-3). Thánh Marc nói với chúng ta về "Maria và Saloma đi theo Chúa Giêsu đến xứ Galilée để phụ giúp và chăm sóc Ngài" (Mc 15,40; 11,1).
Rồi đến sách Tông Đồ Công Vụ đem đến cho chúng ta nhiều sự kiện đánh dấu một sự cộng tác đích thực của giáo dân vào sứ vụ tông đồ của hàng giáo phẩm (1). Với G. Bardy chúng ta có thể xác quyết rằng sự cộng tác này thật mạnh mẽ và đích thực. Ông viết : "Các Tông đồ không phải là những người duy nhất rao giảng Tin Mừng. Các ngài được trợ giúp, nếu không nói là được dọn đường trước bởi các tín hữu vô danh" (16); nghĩa là bấy giờ có thể đã có sự liên kết thân tình giữa hàng giáo phẩm và người giáo dân. Tuy nhiên, chính trong các thư của thánh Phaolô mà chúng ta đọc thấy những biểu dương rộng lớn về sự hợp tác trong sứ vụ tông đồ. Thánh Phaolô thường nói đến những người cộng tác với ngài (17). Ngài gọi họ là "những kitô hữu có văn hóa", ngài chuẩn nhận họ như những tông đồ. Họ là những người đầu tiên tiếp nhận danh hiệu 'tông đồ giáo dân' (apôtres laics) (18).
Vào đầu thế kỷ thứ II, sau khi các vị tông đồ cuối cùng đã qua đời, Giáo Hội bắt đầu mang một bản sắc bề ngoài mới mẻ. Hàng giáo phẩm công nhận cho giáo dân có quyền hành xử một vài năng chức trong sứ vụ tông đồ, ngay cả việc rao giảng (19). Hơn nữa, chúng ta đã thấy có những nhà hộ giáo tài ba giữa tầng lớp giáo dân, chẳng hạn thánh Justinô và thánh Origênô. Sẽ quá dài dòng nếu chúng ta liệt kê ra ở đây t ất cả các văn bản của các Giáo Phụ bày tỏ lòng kính trọng và sự hợp tác của người giáo dân đối với hàng giáo sĩ của thời đại (20). Nhưng chúng ta có thể xác quyết rằng, ngay cả trường hợp người giáo dân bị truy nã và chính thức bị lên án, thì việc tổ chức của Giáo Hội vẫn càng ngày càng trở nên hiển hiện ra bên ngoài, và người giáo dân, thuộc mọi tầng lớp, đã đảm nhận phần to lớn nhất trong việc tông đồ" (2).
Phương pháp nầy đã được các nhà thừa sai áp dụng trong tất cả mọi lãnh vực truyền giáo. Vậy, đó là một phương pháp chính thống làm nổi bật vai trò của người giáo dân trong Giáo Hội, đặc biệt trong công tác truyền giáo của họ (22). Linh mục Ricard đã xác quyết mạnh mẽ điều đó với chúng ta khi nói về tầm mức quan trọng của một đội ngũ 'giáo dân ưu tuyển' trong họ đạo: "Một họ đạo sẽ không thể sinh hoạt trôi chảy khi không có một 'đội ngũ giáo dân ưu tuyển'. Người giáo dân có thể đảm nhiệm những vấn đề mà vì hoàn cảnh hay luật lệ không cho phép linh mục quán xuyến. Người giáo dân có thể tự do dấn thân vào những môi trường đóng kín hay hạn chế các linh mục tới. Đồng thời, trong nhiều trường hợp, người giáo dân có thể đóng vai trò trung gian và là mối dây liên lạc giữa các giáo sĩ với tập đoàn giáo dân, giữa giáo quyền với chính quyền. Đội ngũ giáo dân ưu tuyển được coi như những người cố vấn và những người cộng tác với các linh mục trong tinh thần tự do và tuân phục" (23).
Sự cộng tác của những người giáo dân vào công tác truyền bá Phúc Âm của Giáo Hội là một điểm nổi bật trong những huấn dụ của các đức thánh cha gần đây (24) và nhất là trong Công Đồng Vatican II. Không thể nào trưng dẫn hết những huấn dụ của Công Đồng tương quan đến vai trò của người giáo dân trong sứ mệnh truyền giáo của Giáo Hội, và bổn phận giáo dân phải cộng tác với các hàng linh mục, chúng tôi chỉ xin trích dẫn một đoạn ngắn của Công Đồng nhấn mạnh về hai điểm 'cố vấn và hợp tác': "Giáo Hội chưa được thiết lập thực sự, chưa sống đầy đủ, cũng chưa là dấu chỉ tuyệt hảo của Chúa Kitô giữa loài người, nếu chưa có hàng giáo dân đích thực và nếu hàng giáo dân này chưa cùng làm việc với Hàng Giáo Phẩm. Thật vậy, Phúc Âm không thể đi sâu vào tinh thần, đời sống và sinh hoạt của một dân tộc nếu không có sự hiện diện linh hoạt của giáo dân. Do đó, ngay khi thiết lập một Giáo Hội địa phương, phải hết sức chú tâm đến việc đào tạo một hàng giáo dân kitô giáo trưởng thành" (25).
Tổ chức Hội Đồng Quí Chức của họ đạo Việt Nam và sự tham gia của hội đồng vào các thừa tác vụ của linh mục đều gần gũi với giáo huấn của Công Đồng. Những nhà thừa sai ở Việt Nam đa số đã tỏ ra trung thành với phương pháp truyền giáo chính thống mà tác giả là chính Đức Kitô. Chúng ta vui mừng và hãnh diện mà xác quyết điều đó!


tải về 1.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   341   342   343   344   345   346   347   348   349




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương