HỘI ĐỒng nhân dân tỉnh sơn la số: 77/nq-hđnd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Ghi chú: Đối với nguồn viện trợ quốc tế tại mục II-3 được xem xét có thể gia hạn kết thúc các dự án quốc tế



tải về 365.1 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích365.1 Kb.
#4710
1   2   3

Ghi chú: Đối với nguồn viện trợ quốc tế tại mục II-3 được xem xét có thể gia hạn kết thúc các dự án quốc tế.

III. ƯỚC TÍNH SỰ THIẾU HỤT KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

1. Ước tính sự thiếu hụt kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của địa phương trong giai đoạn 2014 - 2020

Như vậy ước tính kinh phí có thể huy động được từ các nguồn trong giai đoạn 2014 - 2020 là 83,835 tỷ đồng, mới chỉ đáp ứng được 17,88% tổng nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời các nguồn kinh phí này đều chưa chắc chắn, ngân sách Nhà nước phụ thuộc vào cân đối thu chi của Chính phủ và chính quyền địa phương, nguồn viện trợ quốc tế cũng có thể bị cắt giảm tùy thuộc vào khả năng huy động của các nhà tài trợ.

2. Nguyên nhân của sự thiếu hụt tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020


2.1. Khủng hoảng kinh tế và hệ quả sụt giảm các nguồn viện trợ quốc tế sau khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình đã ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực.

2.2. Nhu cầu đầu tư chương trình tăng cao do phải mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động để ứng phó với tình hình dịch đang ngày càng lan rộng và có tính chất phức tạp.

Số người phát hiện mới HIV vẫn không ngừng gia tăng trên địa bàn toàn tỉnh, tỷ lệ người nhiễm HIV còn sống chiếm 0,61 % dân số của tỉnh (toàn quốc 0,24%);

Tỷ lệ tử vong do HIV/AIDS giảm do được điều trị tốt.

Số bệnh nhân có nhu cầu được chăm sóc và điều trị thuốc kháng vi rút ngày càng cao, đồng thời điều trị ARV là điều trị suốt đời nên hoạt động phòng, chống HIV/AIDS càng phải mở rộng đến các huyện.

Tốc độ mở rộng nhanh chóng của các chương trình điều trị HIV/AIDS, chương trình Methadone, chương trình phân phát bơm kim tiêm và bao cao su, chương trình truyền thông..., cần phải có một nguồn lực lớn tập trung trong giai đoạn nhất định, trong khi đó các nhà tài trợ có xu hướng cắt giảm kinh phí dẫn đến thiếu hụt kinh phí cho các chương trình.

2.3. Những nguyên nhân khách quan dẫn đến hạn chế các nguồn ngân sách

- Ngân sách Nhà nước Trung ương: Ngân sách Trung ương cấp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hàng năm thông qua chương trình Mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS hàng năm, tuy nhiên đến năm 2014 dòng kinh phí này cấp cho Sơn La giảm 72% so với năm 2013.

- Ngân sách Nhà nước địa phương: Sơn La là một tỉnh miền núi, sự phát triển kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn, do vậy việc đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS chưa nhiều.

Phần III

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP

BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS Ở TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA TỈNH SƠN LA VỀ BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS, GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

1. Bảo đảm đầu tư nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS, khả năng và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó tập trung cho các hoạt động thiết yếu, có hiệu quả cao bao gồm dự phòng và chăm sóc điều trị HIV/AIDS là chủ đạo.

2. Bố trí nguồn ngân sách tỉnh thích hợp nhằm đảm bảo tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hàng năm.

3. Tiếp tục vận động và kêu gọi nguồn viện trợ quốc tế, thu hút các nhà tài trợ mới. Các dự án đang triển khai phải có lộ trình chuyển giao cụ thể và đảm bảo tính bền vững sau khi dự án kết thúc.

4. Đa dạng hóa nguồn kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của xã hội và hệ thống y tế. Chuyển dần nhiệm vụ chăm sóc điều trị bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS từ nguồn lực của các chương trình dự án sang Quỹ bảo hiểm y tế. Áp dụng triển khai các mô hình, dịch vụ các hoạt động theo hướng chi phí thấp hiệu quả cao.

5. Phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành của cấp ủy Đảng, các sở, ban, ngành, chính quyến các cấp và là bổn phận trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng.



II. MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của Kế hoạch hành động của tỉnh thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Tranh thủ nguồn ngân sách Nhà nước từ Trung ương đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tăng dần qua các năm đến năm 2020.

2.2. Tăng cường nguồn lực chi cho phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách địa phương hàng năm, đảm bảo nhu cầu kinh phí ít nhất 30% cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh đến năm 2016 và 50% vào năm 2020.

2.3. Vận động thu hút nguồn viện trợ quốc tế cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đảm bảo 50% của tổng chi phí phòng chống HIV/AIDS vào năm 2015 và 25% vào năm 2020.

2.4. Vận động 30% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong doanh nghiệp vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

2.5. Phấn đấu thực hiện trên 80% số người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế và được chi trả theo quy định vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020.

2.6. Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để tự cân đối thu chi cho các hoạt động của dịch vụ này.

2.7. Đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.

III. ĐỊNH HƯỚNG CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm giải pháp về huy động kinh phí

- Chủ động trong việc lập kế hoạch và phân bổ ngân sách cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh.

- Đưa mục tiêu nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS là một trong những mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tiến tới đưa các hoạt động phòng chống HIV/AIDS thành các hoạt động thường xuyên, liên tục trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Tăng cường tuyên truyền phổ biến, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc.

- Tăng cường chi trả các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đẩy mạnh sự tham gia của bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ được cung cấp.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện bảo hiểm y tế tại địa phương, mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS.

+ Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động và hỗ trợ người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế.

- Đẩy mạnh chương trình điều trị Methadone và tiến tới xã hội hóa theo Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ.

2. Nhóm giải pháp về quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí

- Xây dựng tiêu chí và cơ cấu phân bổ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, ngân sách tỉnh và các nguồn huy động khác phù hợp với các đặc điểm và tình hình dịch, địa lý của địa phương. Tập trung ưu tiên kinh phí phân bổ cho các nhiệm vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS.

- Xây dựng lộ trình tiếp nhận các hoạt động và dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS có hiệu quả sau khi các dự án ngừng hỗ trợ kinh phí.

- Tăng cường vai trò của Ban Chỉ đạo 2968, các sở, ban, ngành đối với việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

- Củng cố, kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS, điều phối có hiệu quả các nguồn kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

- Nghiên cứu, xác định các ưu tiên trong phòng, chống HIV/AIDS để có sự phân bổ kinh phí hợp lý.

- Thực hành tiết kiệm chi tiêu, thường xuyên kiểm tra việc thực hành tiết kiệm chi tiêu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS tạo điều kiện cho người nhiễm HIV được tiếp cận sớm, đặc biệt là chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

- Huy động các tổ chức xã hội, các tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động được.

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các hệ thống thiết chế kinh tế xã hội hiện có, đặc biệt là hệ thống y tế và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, các phong trào, các cuộc vận động quần chúng tại địa phương, đơn vị.

Phần IV

CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU KẾ HOẠCH


1. Mục tiêu 1

Tranh thủ nguồn ngân sách Nhà nước từ Trung ương đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tăng dần qua các năm đến năm 2020.

- Hoạt động 1

Nội dung: Xây dựng kế hoạch hoạt động, dự toán kinh phí công tác phòng, chống HIV/AIDS hàng năm của tỉnh.

Đầu ra: Kế hoạch được phê duyệt

Thời gian hoàn thành: Tháng 12 hàng năm.


Cơ quan, đơn vị đầu mối: Sở Y tế, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sơn La.

- Hoạt động 2

Nội dung: Tổ chức Hội nghị huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS nhằm đối phó với tình hình đại dịch HIV/AIDS tỉnh Sơn La.

Đầu ra: Các hội nghị được tổ chức

Thời gian: Giai đoạn 2014 - 2020

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Ủy ban nhân dân tỉnh.



2. Mục tiêu 2

Tăng cường nguồn lực chi cho phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách tỉnh, đảm bảo nhu cầu kinh phí ít nhất 30% cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh đến năm 2016 và 50% vào năm 2020.

- Hoạt động 3

Nội dung: Xây dựng kế hoạch hoạt động, dự toán kinh phí công tác phòng, chống HIV/AIDS hàng năm của tỉnh. (lồng ghép hoạt động 1).

Đầu ra: Kế hoạch và dự toán kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách tỉnh được phê duyệt.

Thời gian hoàn thành: Tháng 12 hàng năm.


Cơ quan, đơn vị đầu mối: Sở Y tế.

- Hoạt động 4

Nội dung: Tổ chức các hội nghị, hội thảo tổng kết các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hàng năm, đánh giá kết quả thực hiện, xác định nhu cầu, nguồn lực, phương hướng, nhiệm vụ năm tiếp theo.

Đầu ra: Các hội nghị được tổ chức.

Thời gian: Giai đoạn 2014 – 2020.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Sở Y tế.



3. Mục tiêu 3

Vận động thu hút nguồn viện trợ quốc tế cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đảm bảo 50% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020.

- Hoạt động 5

Nội dung: Tổ chức hội nghị huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS nhằm đối phó với tình hình đại dịch HIV/AIDS tỉnh Sơn La (lồng ghép hoạt động 2).

Đầu ra: Các hội nghị được tổ chức.

Thời gian: Giai đoạn 2014 – 2020.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Hoạt động 6

Nội dung: Tổ chức hội nghị, hội thảo đánh giá kết quả hoạt động của các dự án Quốc tế triển khai tại địa bàn tỉnh Sơn La, vận động các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ cho Sơn La.

Đầu ra: Các hội nghị được tổ chức.

Thời gian: Giai đoạn 2014 – 2020.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Ủy ban nhân dân tỉnh.



4. Mục tiêu 4

Vận động 30% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong doanh nghiệp vào năm 2015 và 50% vào năm 2020.

- Hoạt động 7

Nội dung: Tổ chức hội nghị kêu gọi ủng hộ, vào cuộc của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.

Đầu ra: Các hội nghị được tổ chức.

Thời gian: Năm 2014 – 2020.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Sở Y tế.

- Hoạt động 8

Nội dung: Truyền thông về Luật phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị phân biệt đối xử người nhiễm HIV cho cán bộ, công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp.

Đầu ra: Các buổi truyền thông được tổ chức.

Thời gian: Giai đoạn 2014 – 2020.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS.

- Hoạt động 9

Nội dung: Ban hành văn bản chỉ đạo của tỉnh với các doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS hàng năm.

Đầu ra: Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh được ban hành.

Thời gian: Năm 2014.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: UBND tỉnh.

5. Mục tiêu 5

Phấn đấu thực hiện 80% số người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế và được chi trả theo quy định vào năm 2015 và đạt 100% vào năm 2020.

- Hoạt động 10

Nội dung: Tổ chức hội nghị đồng thuận về chi trả bảo hiểm y tế cho bệnh nhân HIV/AIDS.

Đầu ra: Hội nghị được tổ chức.

Thời gian: Năm 2014 - 2015.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Hoạt động 11

Nội dung: Kiến nghị với Trung ương về việc chi trả bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV.

Đầu ra: Văn bản kiến nghị gửi về Trung ương.

Thời gian: Năm 2014 – 2015.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Hoạt động 12

Nội dung: Truyền thông về lợi ích của tham gia bảo hiểm y tế với người nhiễm HIV.

Đầu ra: Các buổi truyền thông được tổ chức, lồng ghép với các buổi truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS, truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Thời gian: Năm 2014 – 2015.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh.

- Hoạt động 13

Nội dung: Tổ chức hội nghị kêu gọi các tổ chức hỗ trợ kinh phí mua BHYT cho người nhiễm HIV là trẻ em, người nghèo...

Đầu ra: Hội nghị được tổ chức.

Thời gian: Năm 2014 – 2015.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Sở Y tế.



6. Mục tiêu 6

Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để tự cân đối thu chi cho các hoạt động của dịch vụ này.

- Hoạt động 14

Nội dung: Kiến nghị HĐND, UBND tỉnh cho phép thu phí một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS không có nguồn ngân sách chi trả.

Đầu ra: Các văn bản của HĐND, UBND tỉnh về thu phí một số dịch vụ: Chăm sóc điều trị, xét nghiệm, Methadone... được ban hành

Thời gian: Năm 2014 – 2015.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: Sở Y tế tham mưu.

7. Mục tiêu 7

Đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.

- Hoạt động 15

Nội dung: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc sử dụng nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Đầu ra: Các cuộc kiểm tra, thanh tra được tổ chức hàng năm.

Thời gian: Năm 2014 – 2020.

Cơ quan, đơn vị đầu mối: UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Y tế.
Phần V

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2014 - 2020
I. TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN: 468,845 tỷ đồng

1. Nguồn ngân sách Nhà nước: 187,538 tỷ đồng

1.1. Ngân sách Trung ương: 93,769 tỷ đồng

1.2. Ngân sách tỉnh: 93,769 tỷ đồng

2. Các nguồn vốn khác: 281,307 tỷ đồng

II. TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHO CÁC HOẠT ĐỘNG THUỘC ĐỀ ÁN: 468,845 tỷ đồng

1. Dự phòng lây nhiễm HIV: 184,204 tỷ đồng.

2. Chăm sóc và điều trị toàn diện HIV/AIDS: 254,049 tỷ đồng.

3. Tăng cường năng lực: 19,726 tỷ đồng.

4. Theo dõi, giám sát và đánh giá: 10,866 tỷ đồng.

Phần VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

I. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP


1. Ban Chỉ đạo 2968 UBND tỉnh

- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch.

- Ban hành hoặc tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản cần thiết để thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát nội dung hoạt động của các huyện, thành phố, các đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch..


2. Sở Y tế


Chủ trì tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Đề án "Bảo đảm tài chính cho các hoạt động, chống HIV/AIDS tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2014 - 2020" chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai kế hoạch. Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Cục Phòng, chống HIV/AIDS tình hình triển khai và kết quả thực hiện kế hoạch.

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ban, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành là thành viên của Ban chỉ đạo 2968 và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Sở Tài chính


Tham mưu về cơ chế, chính sách để tổ chức triển khai Đề án.

Sở Tài chính phối hợp với Sở Y tế thẩm định dự toán, cân đối, đề xuất tổng dự toán ngân sách tỉnh hàng năm cho công tác phòng chống HIV/AIDS trình HĐND theo lộ trình tăng dần qua các năm, để đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020.

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động cho công tác phòng, chống HIV/AIDS theo qui định

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư


Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc lồng ghép các chỉ tiêu phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các ban, ngành, ủy ban nhân dân các cấp.

Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện việc điều phối các nguồn đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

5. Sở Thông tin và truyền thông

Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất về cơ chế, chính sách tài chính, đảm bảo nguồn kinh phí chi cho các cơ quan báo, đài thực hiện kế hoạch truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên phương tiện thông tin đại chúng.

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các ban, ngành liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại các cơ sở; chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí xây dựng kế hoạch chi tiết công tác thông tin, truyền thông HIV/AIDS đảm bảo thường xuyên liên tục.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo


Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch, triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong trường học.

Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu về cơ chế, chính sách tài chính, chi cho phòng, chống HIV/AIDS trong nhà trường.

Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các trường học tuyên truyền giáo dục công tác phòng, chống HIV/AIDS. Phối hợp với Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm y tế các huyện tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp cho cán bộ, giáo viên, học sinh về phòng, chống HIV/AIDS và lễ ra quân truyền thông ngày thế giới phòng, chống HIV hàng năm.

7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội


Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Sở; hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động tại nơi làm việc; chú trọng dự phòng lây nhiễm HIV cho đối tượng là lao động nữ và nhóm lao động di biến động dễ bị tổn thương; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ người nhiễm HIV.

Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội xây dựng các chính sách bảo trợ xã hội đối với người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV, trẻ em và phụ nữ bị ảnh hưởng HIV/AIDS; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách, nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đào tạo nghề và tuyển dụng người lao động bị nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV, vợ hoặc chồng người nhiễm HIV vào làm việc.


8. Bảo hiểm xã hội tỉnh


Chủ trì phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các cơ quan trực thuộc thực hiện chi trả một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS khi có chỉ đạo của cấp trên.

Đẩy mạnh và mở rộng việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đối với người nhiễm HIV thông qua hệ thống bảo hiểm y tế.


9. Các sở, ngành, cơ quan khác của tỉnh


Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS đúng mục đích, có hiệu quả, thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

Ngoài nguồn kinh phí được giao, chủ động huy động nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để bổ sung nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS.

Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo đúng quy định của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người vào kế hoạch công tác, bao gồm cả kế hoạch kinh phí thường xuyên của các sở, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị.

10. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố

Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án " Bảo đảm nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020" trên địa bàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện và mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trình HĐND huyện/thành phố phê duyệt.


Rà soát thống kê các điểm triển khai dự án viện trợ quốc tế, đề xuất cắt giảm các hoạt động không hiệu quả, tập trung cho các hoạt động dự phòng và điều trị HIV/AIDS, đảm bảo duy trì tính bền vững của chương trình.

Chủ động đầu tư, bố trí ngân sách thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của huyện.

Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí có hiệu quả, không để thất thoát, thực hành thanh toán, quyết toán theo quy định và tài chính hiện hành.

11. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong tỉnh


Chủ động triển khai Đề án này theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của mình.

Phối hợp với các ngành có liên quan khác tăng cường huy động các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí tự huy động được.

Triển khai rộng khắp phong trào"Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư". Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng ở các cơ sở.

II. KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KẾ HOẠCH

1. Nguồn kinh phí


Kinh phí thực hiện các hoạt động triển khai thực hiện Kế hoạch này được sử dụng từ nguồn:

- Chương trình Mục tiêu Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS;

- Ngân sách chi thường xuyên của các đơn vị thực hiện;

- Nguồn viện trợ và các nguồn hợp pháp khác.

2. Sử dụng kinh phí

Các đơn vị được phân công lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và dự toán ngân sách cần thiết gửi về Sở Y tế để tổng hợp và phối hợp với Sở Tài chính thống nhất trình UBND tỉnh phê duyệt theo các quy định hiện hành./.





tải về 365.1 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương