Học viện khoa học xã HỘi nguyễn việt dũNG


Em cảm thấy thiếu tự tin  trong việc ĐHNN  9.3  15.7 41.3 22.3 11.3 3.29 1.09  3  ĐTB chung



tải về 0.73 Mb.
Chế độ xem pdf
trang26/52
Chuyển đổi dữ liệu27.01.2024
Kích0.73 Mb.
#56481
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   52
Khó-khăn-tâm-lý-trong-định-hướng-nghề-nghiệp-của-học-sinh-trung-học-phổ-thông-thacsytv

 
17. Em cảm thấy thiếu tự tin 
trong việc ĐHNN 
9.3 
15.7 41.3 22.3 11.3 3.29 1.09 

ĐTB chung 
 
 
 
 
 
2.78 0.45 

* Ghi chú: thấp nhất 1 điểm, cao nhất 5 điểm 
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT 
biểu hiện qua thái độ gồm: Khó khăn tâm lý thể hiện trong thái độ tán thành 


49 
định hướng nghề nghiệp và thái độ của học sinh khi tiếp cận định hướng nghề 
nghiệp. Số liệu được mô tả trong bảng 3.3. 
Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, học sinh gặp tương đối khó khăn về 
thái độ trong định hướng nghề nghiệp. Điều này được phản ánh qua ĐTB là 
2.78- mức tương đối khó khăn. Khi nghiên cứu vấn đề khó khăn tâm lý trong 
định hướng nghề nghiệp của học sinh biểu hiện qua thái độ, chúng tôi tập 
trung nghiên cứu hai vấn đề chính là: Khó khăn tâm lý thể hiện trong thái độ 
tán thành định hướng nghề nghiệp và thái độ của học sinh khi tiếp cận định 
hướng nghề nghiệp. Kết quả cho thấy thái độ tán thành định hướng nghề 
nghiệp các em cũng gặp ít khó khăn hơn và có thái độ tích cực hơn trong vấn 
đề này. Điều đó được thể hiện qua ý kiến: “Em phản đối việc có những tiết 
học ĐHNN” với ĐTB (2.05) thì có tới 65.3% tỷ lệ học sinh cho rằng ý kiến 
này sai và hoàn toàn sai. Hay với ý kiến “Em rất ghét tham gia tiết học 
ĐHNN” cũng có tới 61.7% học sinh cho rằng yếu tố này sai và hoàn toàn sai. 
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận học sinh có thái độ chưa tích cực đối 
với định hướng nghề nghiệp cụ thể như trong ý kiến “Em rất nhiệt tình tham 
gia góp ý, xây dựng bài trong các tiết học định hướng nghề nghiệp” thì có tới 
47,3 % phân vân đó là nửa đúng nửa sai, 33.3% cho là sai và phần lớn là sai. 
Như vậy, phần nhiều học sinh đã có thái độ tán thành việc định hướng nghề 
nghiệp song vẫn còn tồn tại một số lượng học sinh đáng kể có thái độ tiêu cực 
hoặc không thể hiện rõ chính kiến của bản thân về vấn đề này. Chúng tôi thiết 
nghĩ, sự tán thành hay không tán thành chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu định 
hướng nghề nghiệp của cá nhân. Ngoài ra, còn có sự ảnh hưởng không nhỏ từ 
gia đình, nhà trường và xã hội. 
Mặc dù phần nhiều học sinh bộc lộ rõ quan điểm về việc tán thành định 
hướng nghề nghiệp nhưng khi tiếp cận định hướng nghề nghiệp thì các em 
cũng gặp những khó khăn nhất định. Điều đó được thể hiện qua các ý kiến 


50 
sau: Cụ thể: ở ý kiến: “Em rất lo lắng khi phải lựa chọn nghề nghiệp của bản 
thân” có điểm trung bình khá cao (3.37) với 49.0% số học sinh cho rằng điều 
này là đúng và gần như là đúng, 32% số học sinh phân vân điều này là nửa 
đúng nửa sai. Tương tự như vậy, với ý kiến cho rằng “Bản thân khá lo lắng 
không biết sau này có xin được việc đúng nghề mà mình đã lựa chọn không” 
có ĐTB khá cao (3.11), trong đó có tới 42.6% số học sinh được hỏi cho rằng 
điều này đúng hoặc gần như đúng, 27 % phân vân cho rằng điều này là nửa 
đúng nửa sai. Như vậy, căn cứ vào các số liệu nêu trên cho thấy có sự phức 
tạp trong tâm lý của các em đối với vấn đề định hướng nghề nghiệp. Cụ thể là 
nhận thức của các em có thể đi lên nhưng vẫn tồn tại song song đó là những 
xúc cảm gắn liền với sự tiêu cực về định hướng nghề nghiệp cho tương lai. 
Với ý kiến “Em cảm thấy thiếu tự tin trong việc định hướng nghề nghiệp” có 
tới 33.6% học sinh thừa nhận điều này và 41.3% học sinh phân vân nửa đúng 
nửa sai, kết quả này cũng khẳng định thêm về khó khăn của học sinh về thái 
độ tiếp cận với định hướng nghề nghiệp.
Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số 
học sinh qua câu hỏi: “ Em có thấy lo lắng băn khoăn trong định hướng nghề 
nghiệp cho mình không?”. Em Vũ Thị Loan-12A1 trường THPT Lê Quý Đôn 
trả lời: “Với việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân, em cảm thấy rất lo 
lắng và bất an bởi vì hiện nay tình trạng thất nghiệp đang tăng cao, sinh viên 
tốt nghiệp ra trường thất nghiệp hoặc không làm đúng với ngành nghề chiếm 
tỉ lệ vô cùng lớn. Em rất băn khoăn không biết sau khi thi THPT quốc gia nên 
đi làm luôn hay đi học cao đẳng, đại học. Nếu như đi học mà sau này không 
xin được việc thì rất lãng phí thời gian và tiền của của bố mẹ. Điều đó đã tạo 
cho chúng em rất nhiều áp lực, chúng em cảm thấy vô cùng hoang mang và lo 
lắng trong việc định hướng nghề nghiệp’’. 


51 
Từ những phân tích trên cho chúng ta thấy rằng, thái độ của học sinh 
đối với định hướng nghề nghiệp diễn ra khá phức tạp. Biểu hiện ở chỗ, mặc 
dù các em có thái độ tán thành định hướng nghề nghiệp nhưng sự tán thành 
này lại có mâu thuẫn khi một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn còn tồn tại sự e 
dè trong định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Điều này cho thấy, bản thân 
các em ý thức được mình có nhu cầu định hướng nghề nghiệp, các em tán 
thành điều đó, tuy nhiên trong tâm lý của các em vẫn còn gặp rất nhiều những 
khó khăn như lo lắng, bất an, hoang mang không biết định hướng của mình 
sẽ như thế nào. 
Vì vậy, vấn đề đặt ra là các nhà giáo dục cần có sự định hướng, giúp đỡ 
các em điều chỉnh cảm xúc, thay đổi thái độ, vượt qua những tâm lý e ngại 
trên để các em có thể tự tin lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp với 
năng lực của bản thân. Các em cần được trang bị những thông tin về nghề 
nghiệp từ công tác hướng nghiệp của nhà trường, bản thân. Ngoài ra, các em 
cũng cần quan tâm chủ động tìm kiếm thông tin qua các kênh thông tin đại 
chúng để có đủ, chính xác về nghề nghiệp; nhìn nhận đúng về năng lực, sở 
thích của cá nhân liên quan đến nghề nghiệp đó; nhờ sự trợ giúp tư vấn từ 
thầy cô, gia đình, những anh chị đi trước,... Có như vậy, các em mới giảm 
bớt những khó khăn về thái độ của bản thân trong định hướng nghề nghiệp 
tương lai. 
3.1.2.3. Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung 
học phổ thông biểu hiện qua hành vi 
a. Đánh giá chung về khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học 
sinh THPT hiểu hiện qua hành vi
Hành vi chính là “bộ mặt” của con người, thông qua hành vi mà con 
người thể hiện đời sống tâm lý của họ. Trong định hướng nghề nghiệp của 
học sinh THPT cũng vậy thông qua hành vi mà các em thể hiện sự tích cực 


52 
hay không tích cực của mình. Vì vậy, chúng tôi đã khảo sát hành vi của học 
sinh khi tham gia định hướng nghề nghiệp và kết quả thu được như sau:

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương